Phát triển và quảng bá thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam trên báo điện tử hiện nay Lê Hà Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 01 Người hướng dẫn: TS. Đỗ Chí Nghĩa Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Báo chí học; Báo điện tử; Thương hiệu giáo dục; Đại học Việt Nam Content 1. Lý do chọn đề tài Có lẽ chưa bao giờ thuật ngữ TH được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và được nhiều người quan tâm như hiện nay. TH đã trở thành vấn đề quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp, khách hàng, mà còn đối với cả các cơ quan quản lý nhà nước. Trên thế giới, các doanh nghiệp đã nhận thức được giá trị của TH cũng như hoạt động xây dựng và quảng bá TH trên các phương tiện TT đại chúng. Ở Việt Nam vào thời gian gần đây, khi nền kinh tế hoạt động theo nguyên tắc thị trường, sự cạnh tranh về hàng hoá trở nên gay gắt và hoạt động quan hệ công chúng đang ngày càng phát triển thì vấn đề xây dựng quảng bá TH doanh nghiệp trên các phương tiện TT cũng được chú trọng nhiều hơn. Giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng không còn là một tháp ngà học thuật nằm ở thượng tầng kiến trúc xã hội, mà đã trở thành một ngành dịch vụ, đáp ứng quyền có học vấn sau phổ thông với chất lượng cao của người học, quyền có được nguồn nhân lực chất lượng cao của các tổ chức doanh nghiệp, và cao hơn nữa là phải xem như lĩnh vực đầu tư có tầm quan trọng từ nhà nước, từ xã hội, từ gia đình và người học, vì sự phát triển của đất nước trong tương lai. GDĐH vì thế cũng phải hoạt động theo quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó nổi trội nhất là quy luật cung - cầu. Muốn bán được nhiều sản phẩm – dịch vụ, muốn sản phẩm – dịch vụ của mình tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu của lực lượng tiêu dùng mục tiêu thì doanh nghiệp phải có thương hiệu, để làm nổi trội mình, phân biệt mình với rất rất nhiều những loại sản phẩm – dịch vụ khác trên thị trường. Như vậy, khi GDĐH cũng là một dịch vụ xã hội, dù rằng nó là một dịch vụ đặc biệt, thì việc xây dựng và phát triển, quảng bá TH để khẳng định đẳng cấp, vị trí, uy tín và tình cảm trong lòng người sử dụng là một việc cần thiết. Với những đơn vị lớn, bộ phận TT luôn được coi trọng, bởi TT là mang diện mạo đơn vị quảng bá ra bên ngoài và đầu tư TT chính là một trong những cách phát triển TH. Nếu biết tận dụng tối đa vai trò của nó, doanh nghiệp có thể vừa “đóng đinh” sản phẩm của mình trong đầu người tiêu dùng vừa nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thương trường. Trên thế giới, việc phát triển và quảng bá TH là một phần công việc thường xuyên trong lãnh đạo và quản lý các trường ĐH tại các quốc gia tiên tiến. Trong những năm gần đây, các trường ĐH trên khắp thế giới đã đầu tư rất mạnh vào các hoạt động TT để tạo dựng hình ảnh TH trong cộng đồng. Sự đầu tư vào việc xây dựng danh tiếng nổi trội tạo điều kiện cho Trường tuyển được những sinh viên và giảng viên tốt nhất, giữ được các giảng viên và cán bộ giỏi, thu học phí cao hơn, mở rộng hợp tác đào tạo quốc tế với các trường ĐH trên thế giới và giảm thiểu khả năng lâm vào khủng hoảng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do quan điểm bao cấp và tình trạng thiếu cạnh tranh trong GDĐH do cầu vượt xa cung nên vấn đề THGDĐH chưa được quan tâm đúng mức, chưa định vị được TH ở trong nước cũng như trên đấu trường quốc tế. Điều này là một nghịch lý đối với bề dày thành tích của sinh viên Việt Nam trong các cuộc thi khu vực và thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc xây dựng TH trong GDĐH ngày càng trở lên cấp bách và trở thành áp lực cần thiết đối hệ thống giáo dục nước ta. Trong tương lai, để có thể tạo ra được TH của một trường ĐH trong quá trình toàn cầu hóa, đòi hỏi GDĐH cần phải hội nhập đầy đủ với giáo dục của thế giới với tốc độ khẩn trương và sát thực tiễn. Xây dựng TH ĐH là tạo dựng danh tiếng thông qua các hoạt động liên quan đến củng cố và phát triển chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ nghiên cứu khoa học và chất lượng các dịch vụ “chất xám” khác. Trong tương lai, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các trường có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các trường ĐH do nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Để có năng lực cạnh tranh mạnh trong bối cảnh hiện nay, vấn đề đặt ra cho các trường ĐH là: Làm thế nào quảng bá và phát huy được danh tiếng và uy tín? Có thể thấy, hoạt động TT có một vị trí, vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong xu thế phát triển xã hội ngày nay. Ngay cả trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, các trường ĐH ngày càng nhận ra tầm quan trọng của TT trong việc kết nối với xã hội, với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, các đối tác và cả với người học. Một đơn vị mạnh, có cơ sở vật chất tốt, hoạt động hiệu quả, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị mà không kết nối được ra bên ngoài, không quảng bá rộng rãi thì sẽ không phát huy được thế mạnh của mình, không thu hút được các nguồn lực phục vụ phát triển. BC với đặc trưng là phương tiện thông tin đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, tận dụng những ưu thế của mình để trở thành phương tiện hữu hiệu nhất hiện nay trong việc đưa tin xây dựng và phát triển, quảng bá doanh nghiệp. BC không những có vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị- văn hoá – xã hội của đất nước mà nó còn có vai trò vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế, giáo dục. BC chính là cầu nối quan trọng giữa các trường ĐH với người sử dụng dịch vụ. Mối quan hệ giữa BC với các trường ĐH không phải là mối quan hệ một chiều mà là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, BĐT - loại hình BC năng động với rất nhiều thế mạnh vượt trội đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đông đảo công chúng. Với sự đa dạng, phong phú, cập nhật trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, công nghệ… các báo điện tử đã thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Sự phát triển mạnh mẽ trên đã góp phần tạo nên một thị trường BC đa dạng, mới mẻ. Với sức lan tỏa nhanh của BĐT, mọi thông tin từ các ngõ ngách đời sống, xã hội đều được truyền tải tới bạn đọc, cập nhật từng giây, từng phút; hơn thế nữa tính tương tác giữa BC và độc giả được nâng cao mạnh mẽ. Chính nhờ những ưu điểm đó, BĐT đã góp phần nâng cao hiệu quả TT quảng bá và phát triển THGDĐH Việt Nam một cách sâu rộng. Có thể nói, thông tin từ BC luôn có tính hai mặt, nếu như đó là sự phản ánh trung thực, tích cực thì nó sẽ có tác dụng hữu hiệu, thúc đẩy sự phát triển THcủa đơn vị. Ngược lại, nếu những thông tin thiếu căn cứ, phản ánh không khách quan thì sẽ làm tổn hại đến hình ảnh, uy tín của Trường ĐH, thậm chí kìm hãm sự phát triển. Vì vậy, GDĐH Việt Nam rất cần có sự hỗ trợ thông tin từ BC cũng như BĐT với những hình thức thể hiện khách quan, phản ánh chính xác sự việc. Cũng như vậy, các Trường ĐH cần chủ động hợp tác trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho BC tác nghiệp, đây vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mỗi trường, cũng như góp phần vào việc xây dựng nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện hơn. Lựa chọn đề tài: “Phát triển và quảng bá THGDĐH Việt Nam trên BĐT hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi mong muốn chỉ ra cho độc giả nhận thấy được mối liên hệ biện chứng chặt chẽ giữa loại hình BĐT và THGDĐH Việt Nam; những vai trò, tác dụng của BĐT đối với việc phát triển và thúc đẩy hoạt động quảng bá TH các trường ĐH ngày càng lớn mạnh hơn, đồng thời những mặt còn tồn tại của thông tin báo mạng gây bất lợi cho TH GDĐH và hướng khắc phục những tồn tại đó, đề xuất giải pháp nâng cao để hoàn thiện vai trò của BĐT trong việc TT phát triển, quáng bá TH GDĐH Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc phát triển TH đã có từ rất lâu ở các nước phương Tây, tuy nhiên ở Việt Nam đây vẫn được coi là một hoạt động mới và chỉ thực sự được chú trọng trong khoảng 5 năm trở lại đây. Phát triển và quảng bá TH trong GDĐH hiện không còn là vấn ðề mới, nhiều học giả cho rằng các trýờng ÐH quốc tế hình thành ngay từ thời trung cổ ở Châu Âu, thu hút sinh viên, giảng viên từ các quốc gia khắp thế giới. Ở Hoa Kỳ nhiều trường ĐH tham gia các hoạt động quốc tế từ khi mới thành lập. Ví dụ như Viện ĐH Nam California thành lập năm 1880, sau 2 năm đã đón nhận những sinh viên quốc tế đầu tiên đến từ Nhật Bản, các hoạt động quốc tế là những chiến lược xây dựng TH nhằm tăng doanh thu và số lượng sinh viên đăng ký. Xây dựng, phát triển và quảng bá TH là một phần công việc thường xuyên trong lãnh đạo và quản lý trường ĐH tại các nước tiên tiến trên thế giới. Chỉ cần gõ cụm từ “university brand building” (xây dựng TH ĐH) vào công cụ tìm kiếm google, ta sẽ ngay lập tức nhận được kết quả là xấp xỉ 2 triệu đường dẫn trong vòng 25 giây. Từ các đường dẫn này có thể vào được các trang web nêu kế hoạch phát triển TH của các trường ĐH, trong đó có nhiều trường mà TH đã được khẳng định như ĐH Hawaii của Mỹ hoặc ĐH Ottawa của Canada. Có thể nói các trường ĐH trên thế giới hiện nay đang ráo riết chạy đua trong việc quảng bá TH thông qua nhiều hình thức, mà BĐT chính là một phương tiện mang lại nhiều hiệu quả.Từ đó, có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do đặc thù của những quan niệm về kinh tế - giáo dục đào tạo, chưa có nhiều trường ĐH thực hiện một cách chuyên nghiệp việc làm này, cũng chưa thực sự có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề quảng bá, phát triển TH trên BĐT. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa, các ĐH đã bắt đầu quan tâm đến TH của mình. Trong hoạt động nghiên cứu về BC, hoạt động TT quan hệ công chúng và GDĐG, cho đến nay, có thể kể đến một số đề tài, nghiên cứu đi trước có liên quan đến vấn đề phát triển và quảng bá TH GDĐH, đó là: - Đề tài nghiên cứu “Xây dựng và phát triển TH của các trường ĐH ở Việt Nam” - Đây là đề tài có hướng nghiên cứu gần nhất với đề tài người viết lựa chọn thực hiện. Tác giả đã nghiên cứu và rút ra các lý thuyết về TH GDĐH, sự cần thiết phải xây dựng TH GDĐH ở Việt Nam, thực trạng cũng như giải pháp nhằm xây dựng và duy trì TH đó. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ tập trung vào việc hình thành, xây dựng và phát triển TH GDĐH ở Việt Nam một cách cơ bản, chung chung chứ chưa thực sự đi sâu vào yếu tố TT phát triển và quảng bá TH GDĐH trên các loại hình BC, đặc biệt là BĐT. Hơn nữa, đối tượng được lựa chọn nghiên cứu cũng khác nhau và chưa chuyên biệt. - “Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của ĐH Quốc gia Hà Nội” - Nguyễn Thị Kim Lương, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN); Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục, năm 2012. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của việc phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của ĐH, nghiên cứu thực trạng việc phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN, tập trung phân tích mặt mạnh, mặt yếu trong công tác TT, phát triển TH và quảng bá hình ảnh tại ĐHQGHN cũng như có đề xuất một số giải pháp để phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN. Mặc dù vậy, luận văn chỉ mới tập trung vào một trường ĐH cụ thể duy nhất và đề cập đến biện pháp cơ bản để phát huy danh tiếng, hình ảnh của đơn vị đó mà chưa chú trọng đến mối liên hệ tương tác giữa BC TT, BĐT và TH của GDĐH Việt Nam hiện nay. - Ngoài ra, người viết có tham khảo một số bài viết khác được đăng thông qua mạng Internet có liên quan đến việc xây dựng, phát triển, quảng bá THGDĐH như: + Quảng bá thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục đại học: Lý thuyết và mô hình nghiên cứu – ThS. Nguyễn Trần Sỹ và ThS. Nguyễn Thúy Phương: Bài báo trình bày lý thuyết cơ bản về thương hiệu và quảng bá thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh và lĩnh vực giáo dục đại học. Từ đó xây dựng mô hình quảng bá thương hiệu của trường đại học. Mô hình này đã đưa ra bốn cách thức để quảng bá thương hiệu là quảng cáo, hoạt động tư vấn tuyển sinh, quảng bá trong quá trình sinh viên học tập tại trường và truyền miệng. Bốn cách thức này sẽ tác động đến nhận thức của sinh viên về hình ảnh và danh tiếng của trường đại học. Hình ảnh và danh tiếng của trường đại học sẽ tác động đến lòng trung thành của sinh viên. Trong bối cảnh ở VN hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các trường đại học ngày một gia tăng nhưng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về quảng bá thương hiệu trường đại học, bài báo này sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. + “Thực tiễn xây dựng TH tại trường ĐH Dân lập Hải Phòng” - GS.TS.NGƯT. Trần Hữu Nghị - Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng sáng lập - Hiệu trưởng Trường ĐHDL Hải Phòng: xuất phát từ suy nghĩ không ngừng phát triển thương hiệu của một trường đại học ngoài công lập và thực tiễn xây dựng thương hiệu tại trường ĐH Dân lập Hải Phòng. Bài viết thể hiện quan điểm xây dựng thương hiệu là vấn đề cần thiết, mang ý nghĩa sống còn đối với các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, dựa trên việc kế thừa các kiến thức lý luận của thế giới về thương hiệu đại học, bài viết còn phân tích thương hiệu đại học gắn với các nhân tố cụ thể, đưa ra các bước xây dựng thương hiệu đại học Dân lập Hải Phòng và đánh giá kết quả thực hiện. Đây có thể được xem là mô hình xây dựng thương hiệu giáo dục đại học mang tính thực tế cao tại Việt Nam, tuy chưa đề cập đến các bước để phát triển, quảng bá thương hiệu giáo dục đại học, nhưng bài viết là cơ sở lý luận quý giá để người viết tham khảo. + Xây dựng TH cho giáo dục - Từ đâu? tại địa chỉ http://tamnhuhanh.com + “PR trong trường ĐH” trên website của Trường ĐH Đại Nam http://www.dnu.edu.vn vào tháng 10 năm 2010. + “Hình ảnh TH trường ĐH dưới mắt sinh viên: Kinh nghiệm từ ĐHQG – HCM” tại địa chỉ http://ncgdvn.blogspot.comvào tháng 7 năm 2009 + “Xây dựng TH cho các trường ĐH, Cao đẳng” tại địa chỉhttp://m.go.vn ngày 3 tháng 4 năm 2012. + “Giáo dục là dịch vụ - Một quan điểm mang tính thời đại” – Nhà báo Trường Giang tại địa chỉ http://www.itaexpress.com.vn + “Làm THĐH được không” – Lương Gia Minh, tại địa chỉ http://www.sggp.org.vn ngày 1 tháng 11 năm 2007 Đây là cơ sở để người viết tham khảo và soi chiều vào nghiên cứu của mình, cũng như có thể học hỏi những thao tác nghiên cứu để hỗ trợ cho công trình của mình thêm sâu và đầy đủ khi có sự so sánh đối chiếu. Như vậy, đề tài xây dựng, phát triển TH ở các trường ĐH là một vấn đề không xa lạ và cũng là nguồn đề tài lớn đối với BC trong công cuộc đổi mới và thời buổi cơ chế thị trường nhưng cho đến nay, chưa có một khóa luận hay luận văn, luận án nào đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ chặt chẽ, vai trò, tầm quan trọng của BC, đặc biệt là BĐT đối với việc phát triển, quảng bá TH GDĐH Việt Nam. Từ quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và kế thừa những thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu trước đây, tôi tập trung thể hiện đề tài “Phát triển và quảng bá THGDĐH Việt Nam trên BĐT hiện nay”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn trước hết tổng hợp và phân tích cơ sở khoa học về vấn đề TH GDĐH, vai trò của BĐT trong TT phát triển và quảng bá TH GDĐH, khảo sát làm rõ thực trạng việc phát triển và quảng bá TH của GDĐH Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một giải pháp góp phần duy trì, phát triển, nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh TH của các trường ĐH ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung đưa ra những kiến thức cơ bản nhất, khái quát nhất về vấn đề TH và hoạt động TT phát triển và quảng bá TH GDĐH Việt Nam trên loại hình BĐT hiện nay. Qua khảo sát nhiều tài liệu, tác phẩm trên những trang BĐT liên quan mật thiết đến Giáo dục: dantri.com, giaoduc.net.vn, gdtd.vn, tienphong.vn nhằm mang lại một cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của BĐT đối với việc phát triển và quảng bá TH của các trường ĐH ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp hợp lí. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những lý thuyết, quan điểm, tài liệu, tác phẩm về THGDĐH và mối quan hệ giữa BĐT và phát triển, quảng bá THGDĐH ở Việt Nam nhằm đúc kết vai t của BĐT đối với hoạt động xây dựng và bảo vệ THGDĐH. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn khảo sát 4 trang BĐT với những thông tin về giáo dục cập nhật phong phú, đầy đủ nhất trong thời gian năm 2013 và đầu năm 2014: - Báo Giáo dục và Thời đại Online, thuộc chủ quản Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam: www.gdtd.vn - Báo Giáo dục Việt Nam, thuộc chủ quản Hiệp hội các Trường ĐH, Cao đẳng ngoài công lập Việt Nam: www.giaoduc.net.vn - Báo điện tử Dân trí, thuộc chủ quản TW Hội Khuyến học Việt Nam: www.dantri.com.vn - Báo Tiền Phong Online, Cơ quan TW của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: www.tienphong.vn Ngoài ra, luận văn còn có sự mở rộng so sánh, đối chiếu với nhiều trang BĐT trong và ngoài nước khác để tập trung làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa BĐT với việc TT phát triển và quảng bá THGDĐH Việt Nam. 5. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Về cơ sở lý luận, luận văn tổng hợp tất cả các quan điểm liên quan đến đề tài từ các tài liệu khoa học, sách báo, tạp chí trên cơ sở các lý thuyết liên ngành về thương hiệu, TT, quan hệ công chúng, quản trị và văn hóa. Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mac – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu đề tài này và các đề tài có liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để có những kết luận chính xác và khách quan, người viết đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: quan sát, phân tích, tổng hợp thống kê, so sánh, phỏng vấn sâu Cụ thể: - Phương pháp quan sát: đươ ̣ c du ̀ ng đê ̉ kha ̉ o sa ́ t thư ̣ c tế về các đối tượng tham gia tổ chức và cách thức xây dựng, sản xuất các tác phẩm BC hiện nay, đặc biệt chú trọng sâu đến thể loại BĐT, trang tin tức điện tử. - Phương pháp phân tích định tính: Thông qua việc đọc và nghiên cứu các lý thuyết, nghiên cứu, quan điểm của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới về vấn đề THGDĐH. Chọn lọc, đọc và phân tích nội dung, hình thức thể hiện các bài báo viết về lĩnh vực giáo dục đại học, quảng bá THGDĐH trên 4 trang BĐT lớn tại Việt Nam. Đồng thời, so sánh, đánh giá ưu điểm, hạn chế của chuyên mục giáo dục trên các trang BĐT với nhau và với các BĐT, trang tin tức điện tử khác. Các phỏng vấn đánh giá chuyên sâu của các chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục, TT, Quan hệ công chúng; phỏng vấn nhóm tới các vấn đề trong phạm vi khảo sát. Các câu hỏi phỏng vấn nhóm sẽ được thực hiện đối với công chúng thuộc nhiều lứa tuổi, tầng lớp và giới tính khác nhau để đưa ra kết luận là căn cứ xác đáng cho nhận định về hiệu quả của việc phát triển và quảng bá THGDĐH ở Việt Nam trên BĐT. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông qua việc lập bảng hỏi và khảo sát đối tượng là các học sinh cấp 3, sinh viên theo học tại các trường Đại học trong phạm vi khu vực thủ đô Hà Nội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Về mặt lý luận, luận văn “ Phát triển và quảng bá THGDĐH Việt Nam trên BĐT hiện nay” sẽ hệ thống hóa, cung cấp một số vấn đề lý luận về TH và phát triển, quảng bá THGDĐH Việt Nam hiện nay trên BĐT. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua nghiên cứu thực tiễn trên BĐT về vấn đề phát triển và quảng bá THGDĐH, luận văn mang đến một cái nhìn sâu hơn về vai trò của BĐT đối với việc phát triển và quảng bá TH của các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, các trường ĐH có thể nhận thức và vạch ra hướng đi đúng trong việc lựa chọn phương thức để xây dựng, phát triển và quảng bá TH cho đơn vị của mình. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu bổ ích cho giảng viên, sinh viên ngành BĐT, Quan hệ công chúng và các ngành thuộc khối kinh tế, quản trị doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu cũng đóng góp giá trị cho sự phát triển của các Trường ĐH ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển và quảng bá THGDĐH Việt Nam trên BĐT hiện nay. Chương 2: Thực trạng phát triển và quảng bá THGDĐH Việt Nam trên BĐT hiện nay. Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển và quảng bá THGDĐH Việt Nam trên BĐT hiện nay. References A. Tài liệu Tiếng Việt 1. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, “Cơ sở lý luận BC TT”, Nxb ĐH quốc gia Hà Nội, 2004. 2. Tập thể tác giả khoa BC, Trường ĐH KHXH & NV, Thể loại BC, NXB ĐH Quốc gia TP. HCM, 2005. 3. Đinh Văn Hường, Về cơ chế người phát ngôn BC, Tạp chí Người làm báo số tháng 9/2002. 4. Đinh Văn Hường và tập thể tác giả, BC: Những vấn đề lí luận và thực tiễn (5 tập), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994, 1996, 1997, 2001, 2005. 5. Đinh Văn Hường và tập thể tác giả, Nghề báo, NXB Kim Đồng, 2006. 6. Nguyễn Uyển, Xử lý thông tin – việc của nhà báo, Nxb Văn hoá, thông tin, Hà Nội, 2001. 7. Phân viện BC và Tuyên truyền - Cơ sở lý luận BC, NXB Văn hoá -Thông tin, 1999. 8. Tạ Ngọc Tấn, TT đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 9. Trần Quang, Các thể loại BC chính luận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 10. TS Lê Thanh Bình, “Quản lý và phát triển BC xuất bản”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. 11. TS Phạm Thắng, TS Hoàng Hải (Chủ biên), “Vai trò của BC trong phát triển doanh nghiệp”, NXB Lao động, Hà Nội, 2005. 12. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ BC, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội, 2001. 13. Vũ Quang Hào, BC và đào tạo BC Thuỵ Điển, Hà Nội, 2004. 14. Arnold Hoffmann, Karel Stokan, I.U. Marusac, Cách viết một bài báo, Tài liệu tham khảo nghiệp vụ TTXVN, Hà Nội, 1987. 15. Claudia Mast, TT đại chúng - những kiến thức cơ bản, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2003. 16. Grabennhicốp - BC trong nền kinh tế thị trường, NXB Thông tấn, 2003 17. Thom Braun (2004), Triết lý Xây dựng và Phát triển thương hiệu. Nhà Xuất bản Thống kê. 18. Lê Anh Cường (2004), Tạo dựng và quản trị TH– Danh tiếng và lợi nhuận. Nhà Xuất bản Lao động - Xã hội. 19. MBA. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây dựng THmạnh. Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải. 20. James R. Gregory (2004). Xây dựng THmạnh và thành công. Nhà Xuất bản Thống kê. 21. Ths. Nguyễn Quốc Khánh (2009), Ý tưởng chiến lược và hiệu quả của quảng cáo. Nhà Xuất bản Công an Nhân dân. 22. Max Lenderman (2011), Thế giới mới làm thương hiệu. Nhà Xuất bản Trẻ. 23. PGS. TS. Vũ Chí Lộc, Ths. Lê Thị Thu Hà (2007), Xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhà Xuất bản Lao động - Xã hội. 24. Richard Moore (2009), Đầu tư cho chiến lược thương hiệu. Nhà Xuất bản Văn hoá - Thông tin. 25. Patricia F.Nicolino (2009), Quản trị Thương hiệu. Nhà Xuất bản Lao động - Xã hội. 26. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật GDĐH. Luật số: 08/2012/QH13. 27. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung (2012), TH với nhà quản lý. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia. 28. PGS.TS Đinh Thúy Hằng, 2007, PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, NXB Lao động xã hội. 29. PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), 2010, Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động và Xã hội. 30. PGS.TS Lưu Văn Nghiêm, 2011, Quảng trị Quan hệ công chúng, NXB ĐH Kinh tế quốc dân 31. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường ĐH (ban hành kèm Quyết định số 65/2007/QĐ – BGDĐT ngày 1/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo). 32. GS.TS.NGƯT. Trần Hữu Nghị và TS. Trần Thị Mai, Thực tiễn xây dựng TH tại trường ĐH dân lập Hải Phòng. 33. Nguyễn Thị Kim Lương (2012), Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của ĐH Quốc gia Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) 34. Xuân Trung, Phó TT Nguyễn Thiện Nhân: Phải coi dạy học như làm dịch vụ, fpt.edu.vn, 01/11/2011 35. D.Hằng, Xây dựng thương hiệu đại học là cấp thiết”, nld.com.vn, 11/08/2009 36. TS. Nguyễn Kim Dung, Vài suy nghĩ về GDĐH trong thời đại mới, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐHSP TP.HCM 37. Báo Giáo dục và Thời đại Online www.gdtd.vn 38. Báo Giáo dục Việt Nam www.giaoduc.net.vn 39. Báo điện tử Dân trí www.dantri.com.vn 40. Báo Tiền Phong Online www.tienphong.vn 41. http://baodientu.chinhphu.vn 42. http://dddn.com.vn 43. http://idia.net 44. http://tuoitre.vn 45. http://vnu.edu.vn 46. http://www.baomoi.com 47. http://www.dnu.edu.vn 48. http://www.htu/edu.vn 49. http://www. neu.edu.vn 50. http://www.rmit.edu.vn 51. http://www.saokim.com.vn28 52. www.moet.gov.vn B. Tài liệu Tiếng Anh 53. David Aaker (1996), Building Strong Brands, Free Press. 54. Kenvine Lane Keller (2003), Strategic Brand Management, Prentice Hall. 55. Paul Tempral (2000), Branding in Asia; John Wiley & Sons (ASIA) Pte Ltd. 56. Scott M. David (2000), Brand Asset Management, Jossey-Bass. 57. Tom Duncan & Sandra Moriarty (1997), Driving Brand Value; McGraw - Hill. 58. Hanover Research (2010), Best Practices in Institutional Positioning 59. McNally & Speak(2011), Beneke 60. Bulotaite(2008), Chapleo 61. Computer Arts, UK (17/3/2008),Profile: Interbrand 62. Mourad et al, 2010 63. Landrum et al, 1998 64. Browne et al, 1998 65. Licata và Maxham, 1998 66. Gatfield, 1998 67. Adler, 1998