Báo cáo thực tập: Tác động và hạn chế của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với Việt Nam
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt NamMỤC LỤCThực hiện . 9 Hộp 1. Jamaica và giấc mơ ngành công nghiệp sữa . 58 Nguồn: vtv.org.vn . 58 Nghiên cứu của ngân hàng thế giới về hiệu quả của viện trợ và Việt Nam . 92 1 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt NamMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiKể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới kinh tế toàn diện trong thời gian qua đã mang lại cho Việt Nam những kết quả tích cực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, mở rộng cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đạt được những thành tựu này là do Chính Phủ Việt Nam đã huy động và sử dụng đúng đắn mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế.Với quan điểm xem “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước”, Chính Phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc thu hút các nguồn ngoại lực để bổ sung nguồn tích luỹ trong nước. Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Việc khai thông trở lại quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế năm 1993, đã trở thành mốc đánh dấu sự xuất hiện trở lại của ODA tại Việt Nam. Trong suốt 12 năm qua, ODA cam kết cho Việt Nam của các nhà tài trợ song phương và đa phương thông qua các chương trình dự án đã đạt trên 30 tỷ USD, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và đã có những tác động to lớn và quan trọng đối với kinh tế cũng như đồi sống nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, ODA cũng có những hạn chế nhất định mà nguyên nhân có thể do các mục đích khác nhau từ phía các nhà tài trợ hoặc từ phía Việt Nam. Chính vì vậy việc tổng hợp và đánh giá đúng về những tác động cũng như hạn chế của ODA đối với Việt Nam trong thời gian qua trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả ODA trong thời gian tới là hết sức cần thiết và cấp bách.2 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt NamXuất phát từ thực tế đó, “Tác động và hạn chế của ODA đối với Việt Nam ” đã được chọn nghiên cứu.2. Mục đích nghiên cứu Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay Đánh giá những tác động và hạn chế của ODA đối với Việt Nam Đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong giai đoạn tới.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuNhững ảnh hưởng của ODA trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1993 – 2005.4. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: thống kê toán, phân tích tổng hợp, phân tích hệ thống, so sánh…5. Đóng góp của công trình Phân tích tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay rút ra những thành tựu, yếu kém và những khó khăn đặt ra trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Phân tích thực trạng ODA ở Việt Nam hiện nay, minh hoạ cụ thể bằng ODA của Nhật Bản; đánh giá một cách hệ thống những tác động và hạn chế của ODA đối với Việt Nam trên cả phương diện chính sách lẫn thực thi. Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong thời gian tới.6. Kết cấu của công trìnhTên đề tài: “Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với Việt Nam”.3 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt NamKết cấu của công trình ngoài phần mở đầu, phụ lục, kết luận và các nội dung khác, nội dung chính gồm 3 chương:Chương I: Tổng quan về kinh tế Việt Nam trong thời gian quaChương II: Tác động và hạn chế của ODA đối với Việt Nam Chương III: Nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong thời gian tới4 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt NamCHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUAVới mục tiêu tổng quát: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá; nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; mở rộng kinh tế đối ngoại; tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người; tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.” Trong 12 năm qua tình hình trong nước và thế giới có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với nhiều khó khăn, thách thức lớn, Việt Nam đã kiên trì đường lối đởi mới; chủ động sáng tạo phát huy những thành quả đã đạt được; vượt qua nhiều khó khăn thách thức, duy trì tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế; có những chuyển biến tích cực về các mặt xã hội, hoạt động ngoại giao, quốc phòng an ninh…1.1. Những thành tựu đạt được1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Sau một số năm giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực và khó khăn nội tại nền kinh tế, từ năm 2000, nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày càng phục hồi duy trì được khả năng tăng trưởng cao. Kinh tế phát triển theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước; GDP bình quân 5 năm 2001-2005, cao hơn mức tăng trưởng bình quân 5 năm trước, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp đạt 3,4%/năm, công nghiệp và xây dựng đạt 10,2%/năm và các ngành dịch vụ đạt 6,9%/năm. Đây là cố gắng rất lớn cũng 5 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Namlà mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực trong cùng thời kỳ.Năm 2005, tổng GDP đạt trên 50 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt khoảng 600 USD.1.1.2 Tình hình các ngành kinh tế1.1.2.1. Nông nghiệpTrong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu sản xuất, sản phẩm.Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt bình quân khoàng 5,1% / năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra giá trị tăng thêm bình quân khoảng 3,4%/năm.Ngành trồng trọt đã từng bước gắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hoá. Chăn nuôi có bước phát triển khá; giá trị sản phẩm chăn nuôi đã chiếm khoảng 20,2% giá trị sản xuất nông nghiệp thuần. Thuỷ sản phát triển toàn diện cả về đánh bắt và nuôi trồng chiếm 21,3% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành. Lâm nghiệp đã chuyển hướng từ lâm nghiệp nhà nước thuần tuý sang lâm nghiệp xã hội có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, do đó đã có sự phục hồi và phát triển vốn rừng; độ che phủ rừng từ 33,7% năm 2000 ước tăng lên 39,5% năm 2005.Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Trong 5 năm 2001-2005 tỷ trọng công nghiệp trong kinh tế nông thôn tăng hơn 6 điểm %; tỷ trọng dịch vụ tăng thêm khoảng 4 điểm % trong khi tỷ trọng nông, lâm ngư nghiệp giảm hơn 10 điểm %.Các mô hình làm ăn giỏi ngày càng nhiều; phong trào chuyển đổi mùa vụ thay đổi cơ cấu cây trồng tăng thu nhập trên 1ha đất canh tác đã thu hút phần lớn các hộ nông dân tham gia. Chương trình hỗ trợ hạ tầng làng nghề, xây dựng chợ nông thôn, phát triển hạ tầng khu công nghiệp nhỏ và vừa đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đồng thời tăng sức mua của dân cư và xoá đói giảm nghèo của nông thôn.6 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt NamNhiều làng nghề được khôi phục. Cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là đường giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước, trường học, bệnh xá, chợ . . . được chú ý đầu tư. Thu nhập của nông dân nhiều vùng đã tăng lên do sản lượng hàng hoá tăng và giá cả nhiều sản phẩm chủ yếu được cải thiện. Cơ cấu thu nhập dân cư ở nông thôn đã có những thay đổi, đặc biệt là thu nhập từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã chiếm đến 10% và thu nhập từ các ngành dịch vụ nông thôn chiếm gấn 15% . đời sống nhân dân nhiều vùng nông thôn đã được cải thiện đáng kể.1.1.2.2. Công nghiệpCông nghiệp đã có bước tiến khá rõ nét trong việc cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kỹ thuật cao; tạo cơ sở ban đầu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, gắn sản xuất với thị trường, sản phẩm tiêu thụ khá.Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm 2001-2005 là 15,4% cao hơn 2,3% so với kế hoạch đề ra; giá trị tăng thêm toàn ngành tăng bình quân khoảng 10%/năm. Sản xuất công nghiệp của các thành phần được phát triển khá. Sự tham gia của các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư có mức độ thu nhập khác nhau.Khối lượng sản xuất nhiều sản phẩm chủ yếu tăng cao và tiêu thụ tốt trên thị trường trong nước và nước ngoài như: than đá, xi măng, thép xây dựng, sản phẩm công nghiệp chế biến, hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã được chuyển dịch một bước. Các ngành công nghiệp chế tác đã được sắp xếp lại cùng với việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu.7 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam1.1.2.3. Dịch vụCác ngành dịch vụ có bước dịch chuyển tích cực, theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng nbình quân hàng năm khoảng 7,5% xấp xỉ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.Ngành thương mại hoạt động sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá và vật tư trong cả nước và trong từng vùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ bình quân 5 năm 2001-2005 tăng khoảng 13%/năm. Ngành du lịch có bước phát triển khá nhanh và toàn diện. Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân với nhiều loại phương tiện đa dạng và phương thức thuận tiện; chất lượng dịch vụ được nâng lên. Dịch vụ Bưu chính viễn thông phát triển nhanh; mạng lưới về cơ bản đã được hiện đại hoá; chất lượng dịch vụ được cải thiện trong khi giá liên tục giảm dần; cuối năm 2005 cơ bản đạt cùng mặt bằng với các nước trong khu vực và phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trong toàn quốc. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp luật, tin học, kỹ thuật, y tế giáo dục, thể dục thể thao . . . đều có bước phát triển khá và tiến bộ cơ bản so với thời kỳ trước.8 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt NamBảng 1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế 2001-2005Chỉ tiêuĐơn vịtínhChỉ tiêukế hoạchThực hiện(1) Tốc độ tăng trưởng GDP % 7,5 7,4(2) Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp% 4,8 5,1(3) Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp% 13,1 15,4(4) Tốc độ tăng các ngành dịch vụ % 7,5 7,5(5) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu % 14÷16 14,5(6) Cơ cấu ngành kinh tế % 100 100- Nông lâm, ngư nghiệp % 21÷22 19-Công nghiệp và xây dựng % 38÷39 42-Dịch vụ % 41÷42 39(7) Tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đến năm 2005% 35,9 36,5Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư1.1.3. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóaCác ngành sản xuất, dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP liên tục giảm (mục tiêu là 20-21%), tỷ trọng công nghiệp và xây dựng liên tục tăng (mục tiêu là 38-39%); Tỷ trọng các ngành dịch vụ giảm một chút ở mức 39% (mục tiêu là 41-42%) giảm so với năm 1995 do tốc độ tăng trưởng thấp hơn tăng trưởng kinh tế (xem phụ lục).Trong từng ngành kinh tế kỹ thuật, đã có sự sắp xếp, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trong các khâu sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại sản xuất theo hướng hiệu quả gắn với thị trường, phát huy được những lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm.Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm ngư nghiệp đã giảm từ 80,1% năm 2000 xuống còn 75% năm 2005; tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng từ 9 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam15,6% lên 21%; riêng trong ngành nông nghiệp thuần tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 16,5% lên 19,3%.Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã chuyển dịch một bước. Các ngành công nghiệp chế tác đã được sắp xếp lại cùng với việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Các ngành công nghiệp khác như sửa chữa và chế tạo các sản phẩm cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng đã có bước đổi mới về công nghệ và phát triển khá. Tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng nhanh trong khi công nghiệp sản xuất điện gas, nước và công nghiệp khai thác vẫn giữ được vị trí quan trọng, tác động tích cực đối với các hoạt động kinh tế xã hội.Cơ cấu các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Đặc biệt một số ngành dịch vụ có tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất cao như ngân hàng, bảo hiểm . đã phát triển khá nhanh.Cơ cấu vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, đô thị, địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền đang phát huy lợi thế trong phát triển. Vai trò kinh tế vùng đã được coi trọng; sự đóng góp vào tăng trưởng chung của mỗi vùng đã có nhiều cải thiện. Nhiều khu kinh tế mới đang từng bước được hình thành, tạo ra những thay đổi đáng kể về cơ cấu kinh tế tại các vùng tương ứng. Các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp và nhiều vùng sản xuất chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi ở một số vùng kinh tế lớn đang phát huy tác dụng,lôi kéo các vùng khác cùng phát triẻn.Các thành phần kinh tế đều có sự phát triển. Khu vực kinh tế nhà nước đã tiến hành sắp xếp lại và đổi mới theo Nghị quyết TW3 khoá IX, kinh tế tập thể, tư nhân và các thành phần kinh tế khác đang được phát huy tiềm năng. Nhờ có các cơ chế, chính sách khuyến khích ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, liên tục cao hơn khu vực kinh tế nhà nước.10 [...]... cấp thoát nước và phát triển hạ tầng nông thôn, bưu chính viễn thông, tỷ trọng của các dự án phát triển hạ tầng kinh tế đạt 81,06% So với các nhà tài trợ khác ở Việt Nam, tỷ trọng viện trợ phát triển giành cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế của Nhật Bản là cao nhất 34 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam Bảng 2.3 Cơ cấu ODA Nhật Bản giành cho Việt Nam giai đoạn... triển bền vững WB ưu tiên hỗ trợ cho Việt Nam trong các lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo, phát triển nguốn nhân lực, phát triển bền vững moi trường xã hội, tài chính khu vực tư nhân và hạ tầng cơ sở 24 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam Hình 2.4 Cơ cấu ngành được tài trợ bằng ODA của WB Phát triển con người 7% Quản lý kinh tế 20% Nông nghiệp và phát triển nông thôn 40% Cơ... lý phù hợp, Chính phủ Việt Nam chứng tỏ được 25 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam vai trò quan lý nhà nước của mình trước cộng đồng các nhà tài trợ Ðiều này được thể hiện ở chỗ: 2.2.1 Về môi trường pháp lý Trong thời gian qua, bắt đầu từ năm 1993, nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam, Chính phủ đã... hiện được mục tiêu chung; cải thiện và 29 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam nâng cao hiệu quả và chất lượng sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đấu tranh chống lại đói nghèo ở Việt Nam 2.3 ODA Nhật Bản tại Việt Nam 2.3.1 Tổng quan về ODA Nhật Bản tại Việt Nam Kể từ khi nối lại quan hệ viện trợ cho Việt Nam vào năm 1992 cho tới nay, ngay cả... các nhà tài trợ hàng đầu tiếp tục là EU với 936,2 triệu USD; Nhật Bản 17 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam với 835.6 tri ệu USD; WB với 750 triệu USD; ADB với 539 triệu USD; Pháp với 397,7 triệu USD Đặc biệt Trung Quốc cũng cam kết tài trợ cho Việt Nam 200 triệu USD và đây là lần đầu tiên nước này công bố mức cam kết viện trợ cho Việt Nam một cách chính thức Trong... hình thu hút ODA 2.1.1.1 Tình hình vận động ODA Trong thời gian qua Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế 16 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nguồn vốn ODA đã đóng góp vai trò hết sức quan trọng, giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, giảm bớt tỷ lệ nghèo đói và cải thiện đời sống trên khắp đất nước... ngành này so với tỷ lệ giải ngân chung vẫn còn thấp 20 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam Nông nghiệp và phát triển nông thôn Gắn trực tiếp với mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, nông nghiệp là lĩnh vực nhận được rất nhiều sự quan t âm Tỷ lệ giải ngân của các dự án lĩnh vực nông nghiệp khá cao, gần 80% so với số vốn... (86,8%), chiếm khoảng 40% tổng khối lượng ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết Cảng biển Cái Lân - một công trình quan trọng được tài trợ bằng ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam Đối với viện trợ không hoàn lại, số liệu cam kết chính là số liệu giải ngân Đối với 31 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam phần vốn vay ưu đãi, tỷ lệ giải ngân hàng năm trên tổng mức... tình nguyện viên…Trong những năm gần đây, Chính Phủ Nhật Bản chú trọng sử dụng hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ quá trình chuyển đổi nền kinh tế, xây dựng pháp luật, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực thể chế 32 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam Hình 2.5 ODA Nhật Bản tại Việt Nam qua các năm Đơn vị: triệu USD 1 200 974 1 000 803 800 521 586 1 7 80 365 Cam... trường, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển hài hoà và bền vững 23 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam Hình 2.3 Cơ cấu ngành được tài trợ bằng ODA của ADB Tài chính 9% Giao thông vận tải và truyền thông 19% Nông nghiệp và phát triển nông thôn 39% Cơ sở hạ tầng 33% Nguồn: Số liệu tổng hợp Mức giải ngân của ADB tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm cuối thế kỷ trước, . và hạn chế của Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với Việt Nam .3 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt NamKết cấu của công. thiết và cấp bách.2 Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt NamXuất phát từ thực tế đó, Tác động và hạn chế của ODA đối với Việt