Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển chính thức đối với tăng trưởng kinh tế và bền vững xã hội ở Việt Nam

MỤC LỤC

Những yếu kém tồn tại

Một là, tăng trưởng chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, với những ngành sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật tư cao, chưa đi mạnh vào chất lượng sản phẩm với phát triển khu vực công nghệ cao; còn phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư công và bảo hộ, bao cấp dưới nhiều hình thức của nhà nước. Thu nhập và đời sống của nhân dân còn khó khăn, nhất là ở vùng nông thôn vùng bị thiên tai; nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội chưa giảm; tai nạn giao thông đã bớt nhưng vẫn chưa vững chắc và còn nhiều bức xúc; trật tự trị an ở một số vùng còn phức tạp; tình hình khiếu kiện vẫn chưa có dấu hiệu giảm….

Khó khăn và thách thức đặt ra trong giai đoạn phát triển tiếp theo

 Khéo tận dụng kết hợp các nhân tố phát triển bên trong với hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thích nghi môi trường kinh tế thế giới mới, tranh thủ tối đa các cơ hội, thuận lợi và hạn chế, khắc phục được tối đa các bất lợi rủi ro trong việc tham gia cạnh tranh toàn cầu và khu vực. Thực hiện quy chế dân chủ và công khai ở cơ sở và các cấp chính quyền; kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước, quy địng roc trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp hành chính, rút ngắn quy trình ra quyết định, khắc phục tòih trạng chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm;.

ODA và sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua

Các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vay của ADB và WB như: Hạ tầng cơ sở nông thôn ( ADB ), hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (WB); khôi phục thuỷ lợi và chống lũ (ADB), bảo v ệ rừng và phát triển nông thôn (WB)…Các khoản viện trợ không hoàn lại được các nhà tài trợ tập trung vào thực hiện các dự án xoá đói giảm nghèo nằm trong khuôn khổ chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính Phủ với mục tiêu đến năm 2010 còn 5% hộ nghèo. Chiến lược quốc gia của ADB tại Việt Nam tập trung vào xây dựng chính sách và phát triển thể chế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển hài hoà và bền vững.

Hình 2.1. Giá trị ODA cam kết cho Việt Nam giai đoạn 1993 – 2005                                                                         Đơn vị: tỷ USD
Hình 2.1. Giá trị ODA cam kết cho Việt Nam giai đoạn 1993 – 2005 Đơn vị: tỷ USD

Thực trạng quản lý Nhà nước về ODA

Sự tiến bộ của Nghị định 17 thông qua việc khắc phục các điểm yếu của các văn bản trước đó và bổ sung các điểm mới phản ánh các nguyên tắc, quan điểm hiện đại trong quản lý và tiếp nhận nguồn vốn này như công khai, minh bạch, tinh thần làm chủ, quan hệ đối tác và hài hoà thủ tục đã đánh dấu một sự phát triển về chất so với các văn bản khung trước đây về việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA. Sau Hội nghị lần thứ nhất về quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA nhằm xác định và tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình dự án ODA tổ chưc tại Ðồ Sơn, Hải Phòng ngày 12-13 tháng 4 năm 2000; tiếp đó ngày 31 tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 2 với nội dung trên đã được tổ chức tại Hà Nội nhằm cập nhật và đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp đã đề ra để cải tiến quá trình thực hiện vốn ODA.

ODA Nhật Bản tại Việt Nam

Thông qua viện trợ không hoàn lại Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quy mô lớn như:Khôi phục bệnh viện chợ Rẫy, xây dựng cảng cá Cát Lở (Vũng Tàu), nâng cấp bệnh viện Bạch Mai, xây dựng hệ thống cấp nước Gia Lâm, xây dựng các cầu giao thông nông thôn, xây dựng hơn 200 trường tiểu học vùng bão, mở rộng hệ thống cấp nước tỉnh Hải Dương, Gia Lâm (Hà Nội), xây dựng hệ thống thuỷ lợi Tân Chi, Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh…Với các dự án hợp tác kỹ thuật, Chính Phủ Nhật Bản hỗ trợ lập các quy hoạch tổng thểphát triển các ngành như điện, giao thông, nghiên cứu khả thi, lập thiết kế chi tiết, khảo sát về môi trường…, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tại Nhật Bản và Việt Nam, cử chuyên gia tư vấn, tình nguyện viên…Trong những năm gần đây, Chính Phủ Nhật Bản chú trọng sử dụng hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ quá trình chuyển đổi nền kinh tế, xây dựng pháp luật, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực thể chế…. Trong số đó có 45,5 tỷ Yên tín dụng bắc cầu để thanh toán nợ cũ (của chính quyền Sài Gòn), phần còn lại để triển khai thực hiện 38 công trình và chương trình phát triển kinh tế lớn của nước ta trong các lĩnh vực: năng lượng (xây dựng các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1, Phả Lại 2, Ô. Môn…), giao thông vận tải (phục hồi và xây dựng cầu trên quốc lộ 1, nâng cấp cảng Hải Phòng, xây dựng cảng nước sâu Cái Lân …), nông nghiệp và phát triển nông thôn (chương trình phục hồi và nâng cấp đường, cơ sở cấp nước và phan phối điện nông thôn;. Ngay từ khi bắt đầu triển khai ODA, trong hoàn cảnh ngành giao thông vận tải theo cách nhìn nhận của các nhà đầu tư nước ngoài là chưa có quy hoạch tổng thể, Nhật Bản thông qua JICA đã hỗ trợ bộ giao thông vận tải lập M/P phát triển giao thông vận tải phía bắc, M/P một số chuyên ngành như đường sắt, phát triển cảng phía Bắc, lập F/S nhiều dự án lớn mà đầu ra là các dự án sử dụng tín dụng JBIC như dự án cải tạo và nâng cấp quốc.

Nhìn chung ODA Nhật Bản là rất kịp thời và hiẹu quả trên nhiều phương diện cho ngành giao thông vận tải: khôi phục, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực..Với lãi suất ưu đãi và cơ chế không ràng buộc, vốn vay ODA Nhật Bản tương đối thích hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thực sự quan trọng góp phần quan trọng trong khôi phục, nâng cấp hệ thống kết cầu hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam. Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình xã hội có ý nghĩa sâu rộng như Chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình nước sạch nông thôn, Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, Chương trình xóa đói giảm nghèo… Nhờ vậy thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng các quốc gia về chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc đều được cải thiện hàng năm từ 0,646 năm 1995 lên 0,691 năm 2003 và 0,701 năm 2005 đứng thứ 112 trong tổng số 177 nước được xếp hạng. Ngoài mục tiêu cung cấp ODA cho các nước nghèo giúp họ phát triển kinh tế - thực chất là để trong tương lai, các nước nghèo sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát trển của chính các nước giàu (cụ thể là biến các nước nghèo thành nơi cung cấp nguyên vật liệu rẻ, nhân công rẻ; tiếp nhận công nghệ và tư bản thừa;. là thị trường tiêu thụ hàng hóa; đón nhận những ngành, những khâu công nghệ ít hàm lượng khoa học, ô nhiễm môi trường…)- thì các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh quốc phòng hoặc theo đuổi mục đích chính trị…Do đó, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).

Hình 2.5. ODA Nhật Bản tại Việt Nam qua các năm
Hình 2.5. ODA Nhật Bản tại Việt Nam qua các năm

Cơ hội và thách thức đối với ODA Việt Nam trong thời gian tới

Với khoảng 80% trong tổng số khối lượng ODA thu hút được là vốn vay việc sử dụng thiếu hiệu quả sẽ làm giảm uy tín của chính phủ Việt Nam trong sự đánh giá của cộng đồng tài chính quốc tế. Đồng nghĩa với việc này là sự thắt chặt các quy định riêng về quản lý của nhà tài trợ sẽ càng làm công tác quản lý của phía Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó cơ chế chính sách của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ khuôn khổ còn nội dụng vẫn chưa hoàn thiện hợp lý.

Văn bản quy định thống nhất về nội dung vẫn chưa được triển khai trong thực tế.