1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở hà nội hiện nay

5 479 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 289,78 KB

Nội dung

2.Tình hình nghiên cứu Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển lịch sử, do đó vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề nhân tố con người luôn luôn là đối tượng thu hút s

Trang 1

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở

Hà Nội hiện nay

Đỗ Thị Mây

Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 01

Người hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng Điệp

Năm bảo vệ: 2015

Abstract Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực và

phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển NNL trong ngành du lịch ở Hà Nội nói riêng trong điều kiện hiện nay Luận văn phân tích, đánh giá NNL du lịch; phát hiện ra những bất cập và nguyên nhân của tình hình Trên cơ sở đó, luận văn một số giải pháp nhằm phát triển NNL ở Hà Nội

Keywords Nguồn nhân lực; Du lịch; Hà Nội

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tri thức con người là một nguồn lực không bao giờ cạn và luôn được tái sinh với chất lượng ngày càng cao hơn bất cứ một nguồn lực nào khác Lịch sử phát triển nhân loại đó kiểm nghiệm và

đi đến kết luận: nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất, trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định: Con người luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việc phát huy nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng bậc nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững đối với mỗi quốc gia cũng như đối với mỗi ngành nghề, lĩnh vực

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Chất lượng của hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm năng tài nguyên du lịch, chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch và kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển ngành Du lịch của Nhà nước, tình hình an ninh chính trị của đất nước, mức độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Ngoài ra, với đặc thù của hoạt động du lịch là khách du lịch muốn thụ hưởng các sản phẩm và dịch vụ du lịch thì phải thực hiện chuyến đi đến những điểm cung cấp dịch vụ; quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các dịch vụ du lịch diễn ra đồng thời, thông qua đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp, nên chất lượng của nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch là vấn đề mang tính sống cũn đối với sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia, vùng miền

Phát triển du lịch nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách với những quốc gia có ngành

Du lịch phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện là yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành Du lịch Việt Nam Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta có đội ngũ lao động chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý gồm đông đảo những nhà quản lý, những nhân viên du

Trang 2

lịch lành nghề, những nhà khoa học công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tháo vát

và có trách nhiệm cao Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài quyết định tương lai phát triển của ngành du lịch

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và là một thành phố mới được mở rộng Đây là nơi có rất nhiều khu du lịch nổi tiếng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung Tuy nhiên, ngành du lịch Hà Nội vẫn chưa khai thác và phát huy hết được những tiềm năng vốn có Bên cạnh đó, trong quá trình khai thác các tiềm năng du lịch, cũng như các địa phương khác trên cả nước, ngành du lịch Hà Nội đã tạo nên những ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái, môi trường văn hóa, xã hội Các khu du lịch, trong quá trình khai thác, không được tôn tạo, ngày càng xuống cấp Cách quản lý và cách làm du lịch không mang tính chuyên nghiệp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên của ngành du lịch Hà Nội Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là do đội ngũ những người làm du lịch của Hà Nội còn thiếu và yếu Họ chưa được đào tạo để trở thành những người làm du lịch chuyên nghiệp Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, đồng bộ, theo chiều sâu là yêu cầu khách quan có tính quyết định sự thành bại của việc xây dựng ngành du lịch - ngành được coi là một trong những ngành mũi nhọn thúc đẩy toàn bộ quá trình phát triển ở Hà Nội hiện nay

Vì lí do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2.Tình hình nghiên cứu

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển lịch sử, do đó vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề nhân tố con người luôn luôn là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học Thực tiễn đã chứng minh, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia phụ thuộc vào việc đầu tư khai thác, phát huy có hiệu quả vai trò nhân tố con người

Từ những nghiên cứu chung về con người, các nhà khoa học Xô Viết trước đây đã đi sâu nghiên cứu về nhân tố con người và phát huy vai trò của nhân tố con người Đã có nhiều đề tài về công trình của các nhà khoa học Xô Viết đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân tố con người với các nhân tố kinh tế, vật chất kỹ thuật trong cấu trúc vào những năm 1986 - 1987 Hội nghị khoa học giữa các nhà khoa học Xô Viết và Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào những năm 1988, đã tập trung trao đổi ý kiến và thảo luận quanh vấn đề về con người và phát triển kinh tế - xã hội

Ở nước ta, những nhà khoa học đã có những hoạt động sôi nổi về nghiên cứu vấn đề con người Nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VII, các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về vấn đề nguồn nhân lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết đã thể hiện quan điểm coi con người là nguồn tài nguyên vô giá và sự cần thiết phải đầu tư vào việc bảo toàn, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên này, lấy đó làm đòn bẩy để phát triển kinh tế của đất nước Những bài viết, những công trình khoa học đó được đăng trên các sách báo, tạp chí, đó là những bài viết về: “xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hoá, tiếp tục thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người Việt Nam” của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (đăng trên Tạp chí phát triển giáo dục 4/1998); “Tài nguyên con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Nguyễn Quang Du (thông tin lý luận số 11/1994); “phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm nước ta” (NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1996); “Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực (NXB Giáo dục - 2002); Công trình khoa học cấp nhà nước KX-05 “nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỉ XXI” (11/2003) Đề tài này có những công trình đáng chú ý: “ảnh hưởng của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đến việc nghiên cứu và phát triển con người nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI” của TSKH Lương Việt Hải; “Phát riển nguồn nhân lực Việt Nam đầu thế kỷ XXI” của TS Nguyễn Hữu Dũng; “Một số những thay đổi của quản lý nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong cơ chế thị trường” của TS Vũ Hoàng Ngân

Trang 3

Chất lượng NNL là một đề tài rất rộng, có nhiều khía cạnh khác nhau, vì vậy để tiện theo dõi chúng tôi chia các đề tài đã được nghiên cứu thành các nhóm đề tài:

* Nhóm công trình nghiên cứu lý luận

- GS Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH,

HĐH”

- Công trình: Kinh tế du lịch của Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Cao đẳng Du lịch

Hà Nội

- Robert Lanquar (2005) có công trình: Kinh tế Du lịch - Nhà xuất bản Thế giới, năm 2005 Ngoài ra, căn cứ Pháp lệnh du lịch Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội

xuất bản năm 2006

Những công trình này nghiên cứu và xây dựng khung lý luận về ngành du lịch như: khái niệm, các loại hình du lịch, những nhân tố ảnh hưởng tới ngành du lịch…Đây là nguồn tài liệu cho tác giả tiếp cận, kế thừa những khái niệm về du lịch, về kinh tế du lịch nói chung

* Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn ở các địa phương

- Trần Ngọc Tư: “Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải pháp”, Luận

văn thạc sỹ kinh tế, 2008

- Nguyễn Tuấn Dũng: “Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội hiện nay”,

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 2012

- Nguyễn Thị Hạnh: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội”, Luận văn

thạc sĩ Kinh tế, 2013

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu xác nhận tầm quan trọng của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới; phân tích thực trạng phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực và định hướng phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, hay giải pháp để phát triển du lịch nói chung, một số tác giả bàn đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong một số doanh nghiệp, khách sạn cụ thể Cho đến nay, việc đi sâu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong nghành du lịch ở thành phố Hà Nội chưa có công trình nghiên cứu riêng Vì vậy, những công trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp tác giả luận văn có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, soi rọi giúp tiếp cận, đi sâu nghiên cứu vấn

đề Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay – một chủ đề không hoàn

toàn mới nhưng vẫn luôn mang tính thời sự

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch và phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội, luận văn nhằm hướng tới việc đề ra những giải pháp để phát triển lực lượng này ở Hà Nội trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

- Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội Đối tượng này được nghiên cứu gắn với quá trình phát triển theo những nội dung và tiêu chí nhất định

4.2 Phạm vi

Trang 4

* Phạm vi không gian: Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở địa bàn

Thành phố Hà Nội

* Phạm vi thời gian: từ năm 2008 - nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá

6 Đóng góp mới của luận văn

- Khái quát và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong ngành

du lịch

- Phân tích thực trạng và đưa ra được những kết luận về quá trình phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn 2008 -2013

- Đề xuất được một số quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở Hà Nội trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn

2008 - 2013

Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở Hà Nội trong thời gian tới

References

1 Chi cục Thống kê Hà Nội (2012), Niên giám thống kê Hà Nội, NXB Thống kê

2 Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế chính trị đại cương,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

3 Nguyễn Tuấn Dũng (2012), Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội hiện

nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hậu cần , Bộ Quốc phòng

4 Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

7 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8 Thế Đạt (2003), Du lịch và Du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội

9 Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hoà (2004), Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã

hội, Hà Nội,

10 Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội

11 Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh

12 Nguyễn Thị Hạnh: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội”, Luận văn

thạc sĩ Kinh tế, 2013

13 Đỗ Thị Bích Huệ (2008), Phát triển du lịch thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế

chính trị, Đại học Quốc Gia, Hà Nội

14 Robert Lanquar (2005), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2005

Trang 5

15 Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2005), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh, 2005

16 Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội

17 Ngân hàng Thế giới (2013), Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2012, Báo cáo hàng năm

18 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2007), Phát triển kinh tế du lịch Hải Phòng thời kì hội nhập và

phát triển, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc Gia, Hà Nội

19 Sở du lịch Hà Tây (2000), Hệ thống quy hoạch và dự án phát triển du lịch trên địa bàn

tỉnh Hà Tây 2000 - 2005, Quy hoạch tổng thể giai đoạn 2000- 2005

20 Sở du lịch Hà Tây (2005), Hệ thống quy hoạch và dự án phát triển du lịch trên địa bàn

tỉnh Hà Tây 2005 - 2010, Quy hoạch tổng thể giai đoạn 2005 - 2010

21 Sở Du lịch Hà Nội (2010), Kết quả kinh doanh du lịch Thành phố Hà Nội, Báo cáo năm

2010

22 Sở Du lịch Hà Nội (2011), Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm

2020, Đề án

23 Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Du lịch, tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội

24 Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Kinh tế du lịch, tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà

Nội

25 Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê, Hà Nội

26 Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006), Pháp lệnh du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội

27 Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, Báo cáo

28 Thời báo kinh tế Việt Nam (2013), Kinh tế 2012 - 2013 Việt nam và Thế giới, Niên giám

Website

29

Http://baotintuc.vn/du-lich/tren-2-trieu-luot-khach-quoc-te-den-ha-noi-20141006162716281.htm

30 Http://hanoimoi.com.vn

31

Http://www.vietnamplus.vn/ha-noi-don-luong-khach-quoc-te-ky-luc-nam-2011/122302.vnp

32 Vnexpress.com.vn

33 www.aegis.org

34 www.baomoi.com

35 www.natureexplore.com

36 www.vietnamtourism.gov.vn

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w