Nguồn nhân lực trong ngành thủy sản ở Việt Nam Nguyễn Văn Hiền Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Phạm Tất Thắng Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trình bày thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của ngành thủy sản. Nêu những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở ngành thủy sản trong thời gian qua. Đưa ra một số phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ngành thủy sản như: xây dựng mới và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý, tạo nhiều việc làm mới để tận dụng lao động, hình thành và phát triển thị trường lao động, tăng cường vai trò của Nhà nước, của ngành và chính quyền các địa phương đối với việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Keywords: Lực lượng lao động; Nguồn nhân lực; Thủy sản; Việt Nam Content 1.lý do chọn đề tài. Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .Đây là vấn đề có ý nghĩa, tác dụng to lớn và toàn diện nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước tiến kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực và thế giới, song cũng không kém phần khó khăn phức tạp. Để sự nghiệp CNH, HĐH thành công, một vấn đề hết sức quan trọng là phải phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như vốn, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học và công nghệ.Trong đó nguồn lực con người giữ vị trí then chốt và vai trò đặc biệt quyết định nhất. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy đầu tư cho phát triển NNL được coi là “Chìa khoá” của tăng trưởng và phát triển.Vận dụng lý luận vào điều kiện cụ thể nước ta, Đảng Cộng Sản Việt Nam cho rằng : “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH,HĐH mà còn là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh bền vững”(17,tr.108-109). Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: Phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao, đến năm 2010 tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội”(NXB Chính trị quốc gia-Tr 215). Giải quyết vấn đề NNL trong quá trình CNH,HĐH bao gồm nhiều nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ đào tạo và sử dụng NNL Nhiệm vụ này vừa là nhiệm vụ chung của cả nước, vừa là nhiệm vụ của mỗi ngành . Cũng như các ngành khác,ngành thủy sản trong thời gian qua đã và đang có những cố gắng giải quyết vấn đề đào tạo và sử dụng NNLvà đã thu được kết quả nhất định .Song cho đến nay về cơ cấu ;chất lượng đào tạo và sử dụng NNL chưa đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH .Tình trạng vừa thừa vừa thiếu NNL trong sử dụng luôn xảy ra . Để góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận , thực tiễn và tìm những lời giải khoa học đối với việc đào tạo ,sử dụng NNL phục vụ tốt quá trình CNH,HĐH ở ngành thủy sản .Tôi chọn đề tài : “Nguồn nhân lực trong ngành thủy sản ở Việt nam”. nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế . 2.Tình hình nghiên cứu. Vấn đề NNL đối với CNH,HĐH cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học ,nhiều cuốn sách,bài báo nghiên cứuvàđăng tải ,dưới đây là một số công trình tiêu biểu: - Tạp chí lý luận chính trị của Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã giành một chuyên mục: “Nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cho những bài viết về vấn đề này như bài: Vài suy nghĩ về chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa ,hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Nguyễn Văn Thụy,bài:” Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hóa ,hiện đại hóa” của tác giả Nguyễn Đình Hòa. - Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn ,NXB Chính trị quốc gia ,Hà Nội ,năm1996. - Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá của Phan Xuân Dũng ,Tạp chí Cộng sản ,tháng 9/1997. - Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa của giáo sư Tiến sĩ Phạm Minh Hạc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội ,năm1996. - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng ,Tạp chí Lý luận chính trị , tháng 8/2002. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước của tác giả Mai Quốc Chánh ,NXB Chính trị quốc gia ,Hà Nội ,năm1999. - Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa.NXB Sự thật ,Hà Nội , năm1991. Tuy nhiên,do nội hàm của vấn đề quá rộng và phức tạp nên chưa thể coi những công trình nghiên cứu nói trên là đầy đủ và hoàn thiện,các giải pháp đưa ra còn rất chung chưa thể coi là hoàn toàn thích hợp khi vận dụng ở ngành thủy sản. .Xung quanh vấn đề đào tạovàsử dụng NNL ở ngành thủy sản tuy đã được nghiên cứu và được thể hiện trong một số công trình và bài báo nhưng chưa nhiều và chưa nghiên cứu một cách hệ thống, đầyđủ với tư cách như một đề tài mang tính độc lập . 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. * Mục đích của luận văn: Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH,HĐH đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản thúc đẩy việc đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH,HĐH trong thời gian tới ở ngành Thủy sản. * Nhiệm vụ của luận văn: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về NNL, đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH,HĐH. - Phân tích thực trạng đào tạo và sử dụng NNL ở ngành Thủy sản thời gian qua . - Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản thúc đẩy việc đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH,HĐH thời gian tới ở ngành Thủy sản. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu : Luận văn lấy việc đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH,HĐH làm đối tượng nghiên cứu . * Phạm vi nghiên cứu : Lấy ngành Thủy sản làm không gian nghiên cứu và giới hạn về thời gian khảo sát từ năm 1996 đến nay . Các giải pháp đề cập trong luận văn là những giải pháp cơ bản nhìn từ góc độ kinh tế chính trị . 5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . * Cơ sở lý luận : Lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ,quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và các lý thuyết kinh tế hiện đại về NNL ,về đào tạo và sử dụng NNL. * Phương pháp nghiên cứu : Tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng việc sử dụng phương pháp biện chứng duy vật ,phương pháp trừu tượng hoá ,phương pháp tổng hợp và phân tích . Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thống kê, định lượng, so sánh…. 6.Đóng góp và ý nghĩa của luận văn. * Đóng góp của luận văn: - Góp phần làm rõ thêm những cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đào tạo và sử dụng NNL trong quá trinh CNH ,HĐH . - Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH,HĐH ở ngành Thủy sản . *ý nghĩa của luận văn : - Kết quả của luận văn góp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định sự phát triển NNL trong quá trình CNH,HĐHcủa ngànhThủy sản . - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn kinh tế chính trị trong các trường đại học và cao đẳng của ngành thuỷ sản . 7.Kết cấu của luận văn . Ngoài phần mở đầu,kết luận và danh mục tài liệu tham khảo , luận văn gồm 3 chương 7 tiết . Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước . Chương 2:Thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở ngànhThủy sản . Chương 3:Phương hướng và giải pháp cơ bản thúc đẩy việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá thời gian tới ở ngành Thủy sản. References 1.Aivin Toffer ( năm 1992). “ Thăng trầm quyền lực” .NXB Thụng tin lý luận, Hà nội. 2.Mai quốc Chỏnh ( năm 1999), “ Nõng cao chất lượng nguồn nhõn lực đỏp ứng yờu cầu CNH,HĐH đất nước”, NXB Chớnh trị quốc gia, Hà nội. 3.Nguyễn Trọng Chuẩn (Năm 1996), “Nguồn nhõn lực trong qua trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hoỏ”. NXB Chớnh trị quốc gia Hà nội . 4.Nguyễn Trọng Chuẩn (Năm 2002) , “Cụng nghiờp húa hiện đại hoỏ Việt nam lý luận và thực tiễn”,NXB Chinh trị quốc gia Hà nội. 5.Vũ Huy Chương (Năm 2002), “Vấn đề đào tạo nguồn nhõn lực tiến hành cụng nghiệp húa ,hiện đại hoỏ”,NXB Chớnh trị quốc gia,Hà nội. 6.Nguyễn Hữu Dũng (Năm 2002), “ Phỏt triển nguồn nhõn lực chất lượng cao trong sự nghiệp cụng nghiệp húa và hội nhập kinh tế quốc tế “,Tạp chớ Lý luận chinh trị. 7.Niờn giỏn thống kờ thuỷ sản. 8. Nguyễn Hữu Dũng (Năm 2003), “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt nam”,NXB Lao động xó hội. 9.Đảng cộng sản Việt Nam (Năm 1986), “Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI”,NXB Chớnh trị quốc gia,Hà nội. 10.Đảng cộng sản Việt Nam (Năm 1990) , “Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII”,NXB Chớnh trị quốc gia,Hà nội. 11.Đảng cộng sản Việt Nam(Năm 1991), “Cương lĩnh xõy dựng đất nước trong thời kỳ quỏ độ lờn chủ nghĩa xó hội”,NXB sự thật Hà nội. 12.Đảng cộng sản Việt Nam (Năm 1996), “Văn kiện Đại hội Đảng lần thứVIII”,NXB Chớnh trị quốc gia Hà nội. 13.Đảng cộng sản Việt Nam (Năm 1997), “Văn kiện hội nghị lần thứ II,Ban chấp hành trung ương khoỏVIII”,NXB Chớnh trị quốc gia Hà nội. 14.Đảng cộng sản Việt Nam (Năm 1998) , “Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương khoỏVIII”,NXBChớnh trị quốc gia,Hà nội. 15.Đảng cộng sản Việt Nam (Năm 2001) “Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX”,NXB Chớnh trị quốc gia,Hà nội. 16.Đảng cộng sản Việt Nam(2002), “Nghị quyết hội nghị trung ương 6 khoỏ IX”,NXBChớnh trị quốc gia Hà nội. 17.Đảng cộng sản Việt Nam (Năm 2003), “Nghị quyết hội nghị trung ương 9 khoỏI X”,NXB Chớnh trị quốc gia,Hà nội. 20.Đảng bộ thuỷ sản (Năm 2000),Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ IX. 21. Tống Văn Đường (Năm 1995), “Đổi mới cơ chế chớnh sỏch quản lý lao động,tiền lương nền kinh tế thị trương Việt nam”,NXB Chớnh trị quốc gia,hà nội. 22.Nguyễn Minh Đường(Năm 1996), “Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhõn lực trong điều kiện mới”, Đề tài KX-07,Hà nội. 23.Phạm Minh Hạc và cỏc tỏc giả (Năm 1996), “Vấn đề con người trong sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ,hiện đại hoỏ”,NXBChớnh trị quốc gia,Hà nội. 24.Phạm Minh Hạc(Năm 1996), “Phỏt triển giỏo dục,phỏt triển con người phục vụ phỏt triển kinh tế -xó hộ”. Trần Đỡnh Hoan-Lờ Mạnh Khoa (Năm 1991) “Sử dụng nguồn nhõn lực và giải quyết việc làm ở Việt nam”,NXB sự thật Hà nội. 25.Kinh tế chớnh trị Mỏc-Lờnin (Năm 2002)NXB Chớnh trị quốc gia Hà nội. 26. Lờ Ái Lõm (Năm 2003), “Phỏt triển nguồn nhõn lực thụng qua giỏo dục đào tạo kinh nghiệm đụng nam ỏ”,NXB khoa học xó hội,Hà nội. 27.V.I.Lờnin (Năm 1997),Toàn tập,tập 38,tập41,NXB tiến bộ Mỏcxcva,tr364-365. 28.Hồ Chớ Minh (Năm 1995),toàn tập,tập5,NXB Chớnh trị quốc gia Hà nội. 29.Đỗ Mười (Năm 1996),”Phỏt rriển giỏo dục đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ hiện đại hoỏ đất nước”,NXB giỏo dục,Hà nội. 30.Mỏc-Ăngghen(Năm 1995),toàn tập,tập4,NXB Chớnh trị quốc gia Hà nội tr 438-474. 31.Phan Thanh Phố (Thỏng1/1994) “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự gắn bú với sự phõn cụng lao động xó hội”,tạp chớ lao động xó hội,tr17-18. 32.Phan Thanh Phố ( Thỏng5/2001) “Phỏt triển nguồn nhõn lực theo hướng kinh tế trớ thức”,Tạp chớ kinh tế phỏt triển, tr15. 33.Nguyễn Duy Quý (Năm 1998), “Phỏt triển con người,tạo nguồn nhõn lực cho cụng nghiệp hoỏ hiện đại hoỏ ở nước ta”,tạp chớ cộng sản(19)tr 24 34.Vụ tổ chứ cỏn bộ đào tạo( Năm 2007) “Quy hoạch phỏt triển màng lưới trương ngành thuỷ sản”. 35.Vụ kế hoạch- tài chớnh (Năm 2007) bỏo cỏo thống kờ. 36.lờ Hữu Tăng (Năm 1997), “Về động lực phỏt triển kinh tế-xó hội”,NXB Khoa học xó hội nhõn văn,hà nội. 37.lờ Thị Thơm (Năm 2003), “Hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta và giải phỏp nõng cao”,Tạp trớ lý luận chớnh trị (3) trang 59-64. 38.Trần Văn Tựng và Lờ Ái lõm (Năm1996), “Phỏt triển nguồn nhõn lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt nam”, NXB Chớnh trị quốc gia,Hà nội 39.Quy hoạc tổng hợp phỏt triển kinh tế xó hội ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng năm 2020. 40.Nghiờm Đỡnh Vỳ (Năm 2002), “Phỏt triển giỏo dục và đào tạo nhõn tài”,NXB Chớnh trị quốc gia Hà nội. 41.Viện thụng tin (Năm 1995), “Con người và nguồn nhõn lực cho sự phỏt triển”,NXB khoa học xó hội ,Hà nội. 42.Hồ Trọng Diện(Năm 2003), “Nõng cao chất lượng nguồn nhõn lực đẩy mạnh cụng nghiệp hoỏ hiện đại hoỏ đất nước”,Tạp trớ lý luận chớnh trị,(1) tr.49-53. 43.Hà Yờn (Năm 2004), “Xuất khẩu lao động-một thỏch thức lớn cho khỏt vọng vươn tới thị trường lao động quốc tế”.tạp trớ lao động và cụng đoàn(305),tr25-41. . nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của ngành thủy sản. Nêu những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở ngành thủy sản trong thời gian qua. Đưa ra một số phương. trò của Nhà nước, của ngành và chính quyền các địa phương đối với việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Keywords: Lực lượng lao động; Nguồn nhân lực; Thủy sản; Việt Nam Content 1.lý. dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước . Chương 2:Thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở ngànhThủy sản