Trong các mô hình kinh tế hiện đại hay cũng như các mô hình kinh tế cổ điển đang được áp dụng phổ biến hiện nay, ngành Ngân hàng luôn luôn là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống kinh tế - xã hội . Nó là đòn bẩy hỗ trợ cho sự phát triển của tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực hoạt động tài chính của mình, tín dụng là nghiệp vụ cơ bản nhất đối với các NHTMCP nói riêng, toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Nó là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế và đồng thời thực hiện luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, tạo tính hiệu quả tối đa về mặt tài chính đối với nền kinh tế và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh những mặt về lợi ích đó song hành với nó thì các khoản cho vay luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể lường trước được. Vì vậy việc kiểm soát chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các ngân hàng. Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với việc Việt Nam gia nhập WTO, khối thương mại ASEAN,... vì vậy, Việt Nam chịu tác động rất nhiều từ các nền kinh tế trong khu vực hay trên các nền kinh tế lớn trên thế giới, điển hình là Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc là các quốc gia chiếm tỷ trọng thương mại lớn về nhiều ngành sản xuất trong nước. Trong giai đoạn vài năm trở lại đây, trước tình hình khó khăn của kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, ngành Ngân hàng cũng chịu nhiều tác động. Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang lâm vào tình trạng bấp bênh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy đã từng bước vượt quá khó khăn để khẳng định vị trí của mình trong địa bàn khu vực hay cũng như trên toàn hệ thống. Để làm được điều đó, BIDV - Cầu Giấy cần phải nỗ lực không ngừng trong những nghiệp vụ được coi là trọng yếu của mình. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh tiền tệ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, chi nhánh cần phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn, vừa hiệu quả. Trong bối cảnh các doanh nghiệp khách hàng của BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy đều gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình, việc hoàn thành đúng nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng cũng là một việc rất khó, nâng cao chất lượng cho vay không chỉ là mong muốn của riêng BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy mà còn là mục tiêu của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Trước tình hình ấy, trong thời gian có cơ hội được thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy” cho chuyên đề thực tập của mình với mong muốn áp dụng những kiến thức đã học của mình nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Việt Thủy Sinh viên thực hiện : Hoàng Giang Lớp chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp A Mã sinh viên : CQ 511075 Khóa : 51 Hệ : Chính Quy Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thủy HÀ NỘI, 2013 SV: Hoàng Giang Lớp: TCDN A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thủy MỤC LỤC Theo điều kiện đảm bảo 7 Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại: 7 Theo đồng tiền được sử dụng trong cho vay 8 Theo đối tượng tín dụng 8 Ngoài ra tín dụng còn được phân chia theo các cách sau 8 SV: Hoàng Giang Lớp: TCDN A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thủy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam PGD : Phòng giao dịch DNNN : Doanh nghiệp nhà nước CBTD : Cán bộ tín dụng RRTD : Rủi ro tín dụng DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh NQH : Nợ quá hạn NHĐT&PTVN : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam DPRR : Dự phòng rủi ro TCTD : Tổ chức tín dụng QHKH : Quan hệ khách hàng SV: Hoàng Giang Lớp: TCDN A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thủy DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHTMCP ĐT&PT-Cầu Giấy Error: Reference source not found Bảng 2.2: Dư nợ cho vay các trong giai đoạn 2009 – 2011 . Error: Reference source not found Bảng 2.3: Dư nợ cho vay phân loại theo thành phần kinh tế năm 2011. Error: Reference source not found Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn NHĐT&PT-BIDV Cầu Giấy Error: Reference source not found Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thời gian cho vay Error: Reference source not found Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế Error: Reference source not found Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng Error: Reference source not found Bảng 2.8: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng Error: Reference source not found BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung hạn 2009 – 2011 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm 2009 -2011 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian Error: Reference source not found Biểu đồ 2.5: Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2009 – 2011 Error: Reference source not found SV: Hoàng Giang Lớp: TCDN A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thủy Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động Error: Reference source not found SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy Error: Reference source not found SV: Hoàng Giang Lớp: TCDN A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thủy LỜI MỞ ĐẦU Trong các mô hình kinh tế hiện đại hay cũng như các mô hình kinh tế cổ điển đang được áp dụng phổ biến hiện nay, ngành Ngân hàng luôn luôn là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống kinh tế - xã hội . Nó là đòn bẩy hỗ trợ cho sự phát triển của tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực hoạt động tài chính của mình, tín dụng là nghiệp vụ cơ bản nhất đối với các NHTMCP nói riêng, toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Nó là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế và đồng thời thực hiện luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, tạo tính hiệu quả tối đa về mặt tài chính đối với nền kinh tế và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh những mặt về lợi ích đó song hành với nó thì các khoản cho vay luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể lường trước được. Vì vậy việc kiểm soát chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các ngân hàng. Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với việc Việt Nam gia nhập WTO, khối thương mại ASEAN, vì vậy, Việt Nam chịu tác động rất nhiều từ các nền kinh tế trong khu vực hay trên các nền kinh tế lớn trên thế giới, điển hình là Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc là các quốc gia chiếm tỷ trọng thương mại lớn về nhiều ngành sản xuất trong nước. Trong giai đoạn vài năm trở lại đây, trước tình hình khó khăn của kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, ngành Ngân hàng cũng chịu nhiều tác động. Trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang lâm vào tình trạng bấp bênh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy đã từng bước vượt quá khó khăn để khẳng định vị trí của mình trong địa bàn khu vực hay cũng như trên toàn hệ thống. Để làm được điều đó, BIDV - Cầu Giấy cần phải nỗ lực không ngừng trong những nghiệp vụ được coi là trọng yếu của mình. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh tiền tệ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, chi nhánh cần phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn, vừa hiệu quả. Trong bối cảnh các doanh nghiệp khách hàng của BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy đều gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình, việc hoàn thành đúng nghĩa SV: Hoàng Giang Lớp: TCDN A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thủy vụ trả nợ đối với Ngân hàng cũng là một việc rất khó, nâng cao chất lượng cho vay không chỉ là mong muốn của riêng BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy mà còn là mục tiêu của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Trước tình hình ấy, trong thời gian có cơ hội được thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy” cho chuyên đề thực tập của mình với mong muốn áp dụng những kiến thức đã học của mình nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Chuyên đề thực tập em gồm: Về kết cấu chuyên đề, ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung của đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy Em xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị trong phòng quan hệ khách hàng của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại chi nhánh. Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Lê Việt Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết này cũng như các thầy cô trong viện ngân hàng – tài chính đã dày công đào tạo, bồi dưỡng, trang bị cho em những kiến thức bổ ích để có thể vững vàng bước vào cuộc sống. SV: Hoàng Giang Lớp: TCDN A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thủy CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại 1.1.1 Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian quan trọng bậc nhất đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính của một quốc gia nói riêng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống tài chính, các ngân hàng đã phát triển theo những định hướng riêng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ riêng dẫn tới hình thành các loại hình ngân hàng khác nhau đóng vai trò khác nhau trong nền kinh tế như: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng hợp tác xã, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng liên doanh, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, … Trong đó, Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Theo Đạo luật ngân hàng Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc duối các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Và ra đời sau nhiều năm sau đó một định nghĩa khác được đưa ra trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 là : “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” trong đó “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp dịch vụ, cung ứng các dịch vụ qua tài khoản”. 1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Nhận tiền gửi Ngân hàng nhận tiền gửi của các cá nhân, của các tổ chức kinh tế và Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có SV: Hoàng Giang Lớp: TCDN A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thủy nhu cầu sử dụng là đến rút tiền ở Ngân hàng. Hoạt động tín dụng Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Theo thống kê, thì khoảng 65 – 75% thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động này. Thành công hay thất bại của một ngân hàng tùy thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng. Phân loại có thể bằng nhiều cách như sau: theo mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc, phương thức hoàn trả,… Hoạt động tài trợ Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ: Do nhu cầu chi tiêu lớn của chính phủ và thường là cấp bách trong khi thu không đủ chi hoặc thu chưa đủ thì chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của Ngân hàng. Phương thức được sử dụng nhiều nhất là Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mua bán tín phiếu, trái phiếu hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ có gái cho Chính phủ. Tài trợ cho nền kinh tế: Tùy theo nhu cầu và loại hình kinh doanh mà Ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng theo các phương thức khác nhau trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện vay vốn do Ngân hàng đưa ra ví dụ: Cho vay, cho thuê tài chính, góp vốn đầu tư, mua nợ,… Kinh doanh ngoại tệ Đây là hình thức mà Ngân hàng dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua các hoạt động mua bán. Dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác của Ngân hàng Dịch vụ thanh toán bao gồm: Dịch vụ thanh toán trực tuyến, dịch vụ bao thanh toán, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ thanh toán quốc tế,… Các dịch vụ khác bao gồm: Dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư, dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ đại lý, 1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng (Credit) được xuất phát từ tiếng Latinh là “credo” tức là tin tưởng, tín nhiệm. Trong thực tế hoạt động tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà mỗi cách hiểu có một nội dung riêng. Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện SV: Hoàng Giang Lớp: TCDN A 4 [...]... trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở chia tách từ Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu riêng và bảng cân đối kế toán, thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Hình thức sở hữu: Ngân hàng thương mại cổ phần Cơ quan chủ quản: Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại. .. Chính phủ: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thuộc hệ thống NHNN Việt Nam Năm 1991, chi nhánh đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ Liêm, sau đó đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy thuộc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng trong giai đoạn này là cho vay, cấp phát, quản lý vốn đầu tư và xây dựng... trưởng và phát triển Để đánh giá hoạt động tín dụng của một Ngân hàng thương mại có tốt hay không, cần xem xét chất lượng tín dụng 1.2 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Quan niệm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại Hiện tại chưa có một khái niệm chính thức về chất lượng tín dụng Tín dụng có thể coi là một dịch vụ của ngân hàng Do đó để đưa ra một khái niệm về chất lượng tín dụng. .. tốt nghiệp GVHD: TS Lê Việt Thủy CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cầu Giấy 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Tên giao dịch quốc tế : Bank for investment and development of Viet Nam Tên gọi tắt : BIDV... dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại thường bao gồm các nội dung sau: - Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng, bao gồm các đặc điểm của một danh mục tín dụng xét theo các tiêu chí như: các loại tín dụng, những kỳ hạn tín dụng, giá trị tín dụng, chất lượng tín dụng, ... 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam a Lịch sử hình thành: - Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam b Nhiệm vụ: Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp... có thể sử dụng dịch vụ tốt nhất, đặc biệt là việc tư vấn để có thể sử dụng dòng tiền hiệu quả Đối với ngân hàng Chất lượng tín dụng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Chất lượng tín dụng bao gồm hai yếu tố: mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại Nó là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đảm... cho ngân hàng Đối với nền kinh tế Chất lượng tín dụng phải đảm bảo tính phù hợp trong cơ cấu đầu tư quốc gia, tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng, các ngành trong nền kinh tế Chất lượng tín dụng phải góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, tạo công ăn việc làm cho người lao động nâng cao đời sống nhân dân 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại Chất. .. hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng Về mặt quản lý quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng, đồng thời làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục cấp tín dụng Về cơ bản quy trình tín dụng của các ngân hàng thương mại thường gồm các bước... giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (196 5-1 975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (19751989) và thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (1990 - nay) 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Cầu Giấy Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập theo quyết định số . 1: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy Chương 3: Giải pháp nâng cao. QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY Giáo viên. Việt Thủy CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại 1.1.1 Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm ngân