CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy
2.2.1 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhanh Cầu Giấy
Theo quy định của Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh Cầu Giấy, quy trình tín dụng bao gồm sáu bước sau:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
- Khách hàng đi vay cung cấp thông tin cần thiết.
- Cán bộ tín dụng tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
- Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn hai.
Bước 2: Phân tích tín dụng
- Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện.
- Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để đưa ra quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không.
Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng cấp tín dụng.
- Xem xét khả năng vốn và điều kiện thanh toán của chi nhánh
- Quyết định cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng dựa vào kết quả phân tích, thẩm định.
- Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng công chứng, và các loại hợp đồng khác.
Bước 4: Giải ngân
- Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi phát tiền vay.
- Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
- Giám sát các hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, báo cáo tài chính, kiểm tra tính lãi định kỳ, hình thức bảo đảm tiền vay…
- Giám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng bằng cách trực tiếp đến cơ sở sản xuất kinh doanh, nơi ở của khách hàng.
- Tái xét và xếp hạng tín dụng.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
- Thu nợ cả gốc và lãi
- Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản.
2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Cầu Giấy
2.2.2.1 Chỉ tiêu nợ quá hạn
Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh hiện tại được thể hiện qua bảng số liệu:
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn NHĐT&PT-BIDV Cầu Giấy
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ 1452.53 2396.78 3266.37
Nợ quá hạn 10.02 24.45 31.68
Tỷ lệ nợ quá hạn 0.69% 1.02% 0.97%
Qua bảng trên ta thấy rằng mức dư nợ của chi nhánh tăng mạnh trong năm 2010 với tỷ lệ tăng trưởng xấp xỉ 65%, nhưng lại có dấu hiệu giảm trong năm 2011 khi tốc độ này chỉ còn khoảng 36% hay tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2009 – 2011 xấp xỉ 50%/năm. Cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ như vậy kèm theo một tốc độ tăng tương tự của tỷ lệ nợ quá hạn, cụ thể là: năm 2010 dự nợ quá hạn tăng khoảng 144%/năm nhưng lại có dấu hiệu giảm vào năm 2011 khi tỷ lệ này chỉ còn xấp xỉ 30%/năm.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm 2009 -2011
Với một tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm ở một mức thấp như này: năm 2009 là 0.69%, năm 2010 là 1.02%, năm 2011 là 0.97% . Và các mức này xấp xỉ 1% - thấp hơn mức trung bình ngành và ngang bằng với tỷ lệ nợ quá hạn trung bình của cả hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Qua những phân tích trên ta thấy rằng khả năng về tài chính của khách hàng đang ở mức tốt và dấu hiệu rủi ro tín dụng cho chi nhánh ở mức tương đối thấp. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn 2009 – 2011 ở mức tương đối tốt so với trung bình toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng hay toàn hệ thống NHTMCP nói chung nhưng tỷ lệ này tăng lên qua các năm kèm theo đó là nguy cơ tiềm ẩn nhiều hơn các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Như chúng ta đã biết trong giai đoạn này đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu qua đó tác động đáng kể đến các hoạt động kinh doanh – sản xuất các doanh nghiệp trong và ngoài nước dẫn đến các hoạt động huy động vốn, cho vay của ngân hàng bị giảm sút hay cũng như hoạt động thanh toán lãi và gốc không đúng thời hạn của các doanh nghiệp, dân cư,…tăng lên gây ra khó khăn cho cả ngân hàng lẫn bản thân doanh nghiệp ấy. Qua đó ta đánh giá được chất lượng đội ngũ nhân viên thẩm định, đánh giá chất lượng tín dụng hay hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chi nhánh ngày một tăng lên và vững vàng hơn trong giai đoạn khủng hoảng. Nhưng vẫn rất cần trau dồi và hoàn thiện và đưa ra các giải pháp kịp thời để hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp nhất có thể.
Cơ cấu nợ quá hạn phân theo thời gian:
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thời gian cho vay
(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu theo thời gian cho vay Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nợ quá hạn 10.02 24.45 31.68
Nợ ngắn hạn 6.67 19.07 24.99
Nợ trung – dài hạn 3.25 5.38 6.69
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được nợ ngắn hạn và nợ đều tăng nhanh vào năm 2010 so với năm 2009 và có sự tăng chậm lại vào năm 2011 so với năm
2010 về con số tuyệt đối. Cụ thể hơn, xét về nợ ngắn hạn thì năm 2010 tăng khoảng 186% so với năm 2009 và năm 2011 tăng khoảng 31% so với năm 2010, còn về nợ trung – dài hạn thì hai con số này lần lượt khoảng 66% và 24%. Dựa vào phân tích số liệu trên có thể thấy được phần nào sự bất ổn trong việc quản lý phân bổ và thu nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn.
Nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao thể hiện qua biểu đồ
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian
Tỷ trọng nợ ngắn hạn so với nợ quá hạn qua các năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt xấp xỉ 67%, 78% và 79%. Và đồng thời tỷ trọng nợ ngắn hạn so với tổng dư nợ qua các năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là: 0.46%, 0.8% và 0.77%, trong khi đó các con số này lần lượt tỷ trọng nợ trung – dài hạn so với tổng dư nợ là: 0.22%, 0.22% và 0.2%. Nợ quá hạn đã có sự tăng trưởng mạnh về con số tuyệt đối vừa có tỷ trọng ngày càng lớn trong nợ quá hạn trong giai đoạn 2009 – 2011. Nhân tố chính quyết định đẩy tỷ lệ nợ quá hạn lên 1.02% vào năm 2010 đó là tỷ lệ nợ ngắn hạn trong nợ quá hạn (0.8%). Qua việc phân tích đó chi nhánh cần nâng cao chất lượng thẩm định và trình độ chuyên môn của nhân viên và có các biện pháp điều chỉnh trong cơ cấu nợ và quan trọng hơn là giảm tỷ trọng nợ trong dư nợ.
Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
- Theo thành phần kinh tế 10.02 24.45 31.68
+ DNNN 0 0 0
+ DNNQD 4.52 18.97 26.07
+ Dân cư 4.50 5.48 5.61
Trong giai đoạn 2009 – 2011 trên thấy được rằng DNNN không có một khoản nợ quá hạn nào trong nợ quá hạn của toàn chi nhánh, nên có thể khẳng định một phần nào đó về các nghĩa vụ thanh toán của DNNN hay chất lượng trong việc phân bổ vốn, thu hồi, quản lý một cách hiệu quả. Bên cạnh đó đồng thời trong giai đoạn này nợ quá hạn được phân bổ đều cho khối DNNQD và dân cư vào năm 2009, nhưng lại có sự tăng lên rất mạnh trong năm 2010, 2011 của khối DNNQD cụ thể là năm 2010 tăng 319.7 % so với năm 2009 và năm 2011 tăng 37.42% so với năm 2010; nhưng lại có sự ổn định hay chững lại của khối dân cư về nợ quá hạn trong cùng giai đoạn này. Qua phân tích đó có thể thấy rằng đang tồn tại một sự quản lý yếu kém, phân bổ và thu hồi tín dụng không hợp lý và thẩm định chất lượng chưa đạt yêu cầu… của thành phần kinh tế DNNQD. Cho nên cần có các điều chỉnh kịp thời trong các khâu này để hạn chế tới mức tối thiểu về dư nợ quá hạn trên toàn bộ các thành phần kinh tế.
2.2.2.2 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Chi nhánh có vòng quay vốn tín dụng tương đối khả quan:
Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Doanh số thu nợ (tỷ đồng) 2696.69 5512.27 6943 Dư nợ bình quân (tỷ đồng) 1452.53 1924.65 2831.57
Vòng quay vốn tín dụng 1.86 2.86 2.45
Vòng quay tín dụng của chỉ nhánh tăng vọt lên 2.86 năm 2010 với xuất phát từ 1.86 năm 2009 và đến năm 2011 thì vòng quay tín dụng đã giảm nhẹ xuống 2.45 so với mức 2.86 năm 2010. Cụ thể là: năm 2010, có sự đột phá của chỉ tiêu doanh
số thu nợ là tăng 104.4 % so với năm 2009 và đồng thời là sự tăng nhẹ của dư nợ bình quân 32.5 %. Và năm 2011, thì hai con số này lần lượt tăng lên 25.96 % và 47.12 % so với năm 2010, có nghĩa là mẫu số - dư nợ bình quân tăng nhanh hơn so với tử số - doanh số thu nợ.
Biểu đồ 2.5: Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2009 – 2011
Năm 2010 có một sự tăng vọt của chi tiêu vòng quay vốn tín dụng so với năm 2009 cụ thể tăng từ 1.86 năm 2009 lên 2.86 năm 2010 hay có sự tăng lên 53.76
% . Có nghĩa là nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh vào tham gia nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa trong năm 2010 so với năm 2009 hay nói một cách khác thì tình hình quản lý vốn tín dụng tốt hơn và chất lượng tín dụng cao hơn. Nhưng điều này lại xảy ra ngược lại trong năm 2011 so với năm 2010 có nghĩa là tình hình quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng có sự giảm sút và kém đi.
Qua đó, chúng ta nên nhìn nhận một cách tổng quát rằng cùng trong một thời kỳ khủng hoảng của kinh tế trong nước nói riêng và khủng hoảng của toàn cầu nói chung thì chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng lại thể hiện hai bộ mặt trái ngược nhau trong giai đoạn 2009 – 2011. Vì vậy, trước hết chi nhánh phải đúc rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình sau đó mới học hỏi kinh nghiệm từ bên ngoài để cải thiện được mục tiêu quản lý tín dụng và chất lượng tín dụng của bản thân chi nhánh.
2.2.2.3 Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Bảng2.8: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Lãi từ hoạt động tín dụng (Tỷ đồng) 184.43 216.20 263.96 Thu nhập từ hoạt động tín dụng (%) 89.38 88.59 92.80
Như những gì phân tích về nợ quá hạn ở trên có thể nhắc lại răng tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đang ở một mức thấp so với toàn hệ thống ngân hàng trong nước, qua đó đã tác động lớn đến khả năng thu hồi của gốc và lãi của chi nhánh dẫn đến tác động phần nào đến lãi và thu nhập từ hoạt động tín dụng. Trung bình thu nhập từ hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2011 xấp xỉ 90 % và có sự cải thiện trong năm 2011, đó là một con sổ rất cao có nghĩa là những khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn dư ra một mức lãi nhất định hay đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay trong giai đoạn này. Cụ thể của sự ổn định đó là đồng thời mức tăng đều của lãi từ hoạt động tín dụng trong giai đoạn này, cụ thể là năm 2010 tăng 17.22 % so với năm 2009 (từ 184.43 tỷ đồng năm 2009 lên 216.20 tỷ đồng năm 2010) và năm 2011 tăng 22.09 % so với năm 2010 (từ 216.20 tỷ đồng năm 2010 lên 263.96 năm 2011). Qua phân tích trên, chi nhánh đã hoàn thành tương đối tốt về chỉ tiêu này nhưng cần một sự cải thiện tốt hơn trong tương lai hay cũng như mức độ đảm bảo an toàn của nguồn vốn cho vay.
2.2.2.4 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động thì chính bản thân của tỷ số này đã cho biết rằng trong một đồng nguồn vốn huy động được thì dành bao nhiêu đồng cho việc cấp tín dụng. Với những gì chi nhánh BIDV – Cầu Giấy nói riêng hay NHTMCP BIDV làm trong quá khứ với mục tiêu sử dụng vốn hiệu quả, rủi ro thấp nên tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn huy động thấp hơn trung bình của toàn hệ thống trong quá khứ và cả giai đoạn đang xét này. Nhưng lại có một tín hiệu chỉ tiêu này tăng lên theo hàng năm trong giai đoạn 2009 – 2011, cụ thể là: năm 2010 tăng 8.53 % so với năm 2009 (tăng từ 31.88 % năm 2009 lên 34.8 % năm 2010) và năm 2011 tăng 20.69 % so với năm 2010 (tăng từ 34.6 % năm 2010 lên 41.76 % năm 2011). Tăng tỷ lệ tín dụng làm tăng rủi ro cho ngân hàng nhưng cũng đem lại lợi nhuận cao hơn. Mức gia tăng trong năm 2011 là hợp lý và thể hiện sự hỗ trợ của chi nhánh cho doanh nghiệp và người dân mà ở đó các dự án đầu tư gặp khó khăn.
2.2.2.5 Phân tích chỉ tiêu định tính
Cơ sở pháp lý:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Cầu Giấy đã thực hiện đúng các quy định của nhà nước về hoạt động tín dụng như đảm bảo an toàn vốn theo Thông tư 22/2011/TT-NHNN, đảm bảo các tỷ lệ nợ quá hạn, thực hiện phân loại nợ, trích lập đầy đủ dự phòng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN,… Thực hiện tốt nội dung quyết định số 2072/QĐ-TTg, ngày 11/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn; kiểm tra, rà soát tình hình hoạt động và tài sản đảm bảo của các khách hàng thuộc diện hỗ trợ lãi suất tại Chi nhánh và thực hiện các báo cáo về hỗ trợ lãi suất đầy đủ, đúng hạn gửi NHNN và Hội sở chính.
Mức độ tín nhiệm, đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng
Hiện nay, chi nhánh Cầu Giấy đã có được một thương hiệu tương đối vững chắc đối với khách hàng và đồng thời là đối tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực với các công ty, doanh nghiệp nhà nước. Điều này đã khẳng định chỗ đứng của NH ĐT&PT- Cầu Giấy và giúp cho ngân hàng thu hút thêm các khách hàng tiềm năng.
Với khối lượng vốn huy động năm 2010 đạt 7.821 tỷ đồng, ngân hàng luôn luôn đáp ứng được lượng vốn mà khách hàng có nhu cầu vay. Đồng thời, chi nhánh Cầu Giấy cung cấp rất nhiều các sản phẩm tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau
như cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay xuất, nhập khẩu, cho vay dự án, cho vay hỗ trợ lãi suất,…phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng.
NH ĐT&PT-Cầu Giấy với sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu khách hàng đã thu hút không ít đối tác. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên của chi nhánh được đào tạo cả về chất lượng, tác phong và nghiệp vụ đã tạo ra sự hài lòng cho khách hàng.
Cán bộ tín dụng nói riêng và toàn thể cán bộ nhân viên tại chi nhánh Cầu Giấy đều mặc đồng phục, thái độ lịch sự, thân thiện, tạo cảm giác thoải mái với đối tác. Cùng hệ thống công nghệ góp phần cho việc trao đổi, hợp tác được nhanh chóng, thuận tiện đã tạo đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng đến làm việc tại đây. Điều này khiến khách hàng muốn tạo mối quan hệ lâu dài với ngân hàng và gián tiếp giúp cải thiện chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Theo S&P cho biết, đánh giá tín dụng nhà phát hành nợ nội tệ/ngoại tệ mà tổ chức này dành cho BIDV là B+/B năm 2011 phản ánh vị thế kinh doanh mạnh, mức độ rủi ro vừa phải, tình hình nguồn vốn trung bình và mức thanh khoản vừa đủ; và đồng thời đánh giá sức mạnh tín dụng độc lập ở mức điểm ‘b’. Qua đó cho biết mức đánh giá tín nhiệm của BIDV cao hơn một bậc so với đánh giá năng lực tín dụng độc lập.
2.2.3 Đánh giá tổng quát chất lượng tín dụng 2.2.3.1 Những kết quả đạt được
NH ĐT&PT-Việt Nam với sự phát triển trong 13 năm đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình tại thành phố, góp phần không nhỏ giúp hệ thống Ngân hàng tại Hà Nội trở thành một trong những hệ thống ngân hàng hàng đầu của thủ đô. Là chi nhánh cấp một của ngân hàng lâu đời và có mạng lưới hoạt động rộng bậc nhất cả nước, ngân hàng luôn tận dụng được ưu thế và đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng. Nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng phát triển to lớn của các DN ngoài quốc doanh, bám sát chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc phát triển khu vực doanh nghiệp này, cùng với việc tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ đạo từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển-Việt Nam, trong những năm qua, chi nhánh NH ĐT&PT-Cầu Giấy đã chủ động đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay DNNQD một cách hợp lý. Bên cạnh