CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hỗ trợ chi nhánh Cầu Giấy mở rộng địa bàn phát triển, xây dựng thêm phòng giao dịch trong địa bàn. Cung cấp cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ về con người để chi nhánh có khả năng phát triển mạng lưới của mình, tăng cường hoạt động và mở rộng khách hàng.
Bổ sung những tiêu chuẩn chung trong hệ thống ngân hàng phù hợp hơn về mặt nhân sự như sự thống nhất tiêu chuẩn cán bộ tín dụng, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý,… để hình ảnh ngân hàng được đồng nhất, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng đến với hệ thống NHĐT&PT Việt Nam.
Tổ chức thêm các buổi trao đổi kinh nghiệm trong hệ thống ngân hàng, mở các lớp đào tạo cán bộ, chia sẻ thông tin trong cùng hệ thống để các chi nhánh cập nhật thông tin một cách nhanh nhạy nhất và thuận lợi trong hoạt động.
Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả hơn, có sự phân bổ lại yêu cầu công việc cho các phòng ban một cách hợp lý, thực hiện đúng chuyên môn của mình, tăng cường việc tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn của các CBTD của ngân hàng. Quy định rừ trỏch nhiệm và quyền hạn đối với mỗi cỏn bộ tớn dụng trong việc thực hiện
nghiệp vụ tớn dụng, chế độ thường phạt rừ ràng …sẽ gúp phần khụng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3.3.2.1 Nâng cao chất lượng thông tin
Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cho vay nói riêng là thiếu thông tin cần thiết, chính xác từ phía khách hàng, từ thị trường và dự án. Vì vậy, muốn hoạt động của các NHTM đạt hiệu quả cao thì NHNN cần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung Tâm thông tin tín dụng tại NHNN để có thể cung cấp những thông số chính xác nhất, mới nhất về các doanh nghiệp, các biến động trên thị trường và các thông tin có liên quan đến dự án, thông tín tài chính.
3.3.2.2 Về mức lãi suất
NHNN nên áp dụng hai mức lãi suất khác nhau cho NQH phân theo nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sẽ là không công bằng nếu doanh nghiệp phải trả mức lãi suất cao gấp gần 1,5 lần nếu nguyên nhân gây nợ quá hạn là sự thay đổi của cơ chế chính sách của nhà nước, hay do những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên.
Cơ chế điều hành lãi suất cần phải có sự điều chỉnh quyết liệt và cứng rắn.
Cần chấn chỉnh sự hoạt động của những ngân hàng yếu kém làm xáo trộn thị trường vốn cả nước. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
3.3.3 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Nhà nước cần xây dựng và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Ngân hàng hoạt động, có một hành lang pháp lý thông thoáng nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho cả nhà đầu tư trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Do tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhanh, nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường thực sự cần có sự điều chỉnh của pháp lý lành mạnh cho sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc đòi hỏi một hệ thống pháp luật đồng bộ làm chỗ dựa pháp lý cho ngân hàng, cho doanh nghiệp là rất cần thiết. Hơn nữa, hệ thống pháp luật của nước ta còn chưa ổn định, hay bị sửa đổi, đặc biệt là Luật Doanh Nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai… khiến cho các giấy tờ
cú liờn quan như Giấy phộp kinh doanh, Giấy sở hữu nhà đất… khụng rừ ràng, gõy khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình xem xét các dự án để có thể cho vay.
Riêng đối với lĩnh vực Ngân hàng, hai bộ Luật Ngân hàng (Luật NHNN và Luật các TCTD) là cơ sở pháp lý quan trọng để Ngân hàng cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau cần ban hành các quy chế có tính mềm dẻo hơn nhằm kích thích cán bộ tín dụng có thể mở rộng đối tượng khách hàng cho vay.
Chính phủ cần phải ổn định môi trường vĩ mô, xác định chiến lược phát triển kinh tế, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có cơ hội mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng về tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ cho dân cư.
Nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, từ đó kích cầu tiêu dùng trong dân cư.
Như vậy hoạt động cho vay của Ngân hàng được mở rộng và chất lượng cho vay được nâng cao.
- Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc
Để giúp các Ngân hàng xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của khách hàng được chính xác, báo cáo tài chính của khách hàng cần phải phản ánh đúng tình hình thực tế; đồng thời, việc thu thập thông tin của Ngân hàng cũng phải tiến hành thuận lợi và chính xác. Muốn vậy, Nhà nước cần sớm ban hành quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Qua đó, tăng cường hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo chuẩn mực của công tác hạch toán kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Ngân hàng có những kết luận chính xác về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hoạt động chấn chỉnh công tác kiểm toán phải đi đôi với nâng cao hoạt động kiểm toán. Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán và làm cơ sở cho việc thẩm định tín dụng, trước mắt cần có sự thống nhất giữa các cơ quan kiểm toán Việt Nam.