Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại ngày càng xâm nhập sâu sắc hơn vào mọi hoạt động của nền kinh tế, trở thành một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, là “cầu nối” giữa người có vốn và người cần vốn và giữ vai trò bà đỡ của mọi nền kinh tế. Tín dụng là hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thế nên việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vừa là mục tiêu, là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển của mỗi NHTM. Trong số các hoạt động của tín dụng thì hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tới hơn 67% trong bảng tổng kết tài sản của các NHTM, tuy nhiên tỷ lệ này ở Việt Nam cao hơn nhiều, có thể lên đến từ 80 – 85% và đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.. Do vậy, việc đưa ra giải pháp, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng là việc góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM.
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 2
1.1.1 Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 2
1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 5
1.2 Chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng 12
1.2.1.Khái niệm về chất lượng tín dụng 12
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 13
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 16
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK THÀNH PHỐ SƠN LA 25
2.1 Giới thiệu chung về Agribank thành phố Sơn La 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank thành phố Sơn La 25
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Agirbank Sơn La 26
1.2.3 Mô hình tổ chức của Agribank thành phố Sơn La 27
2.2 Hoạt động tín dụng của Agribank thành phố Sơn La 30
2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank thành phố Sơn La 34
2.4 Đánh giá chung về chất lượng tín dụng tại Agribank thành phố Sơn La 39
2.4.1 Những kết quả đạt được 39
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 41
Trang 2CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI AGRIBANK THÀNH PHỐ SƠN LA 44
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng của Agribank thành phố Sơn La 44
3.1.1 Về công tác nguồn vốn 44
3.1.2 Về công tác tín dụng 45
3.1.3 Các công tác khác 46
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 47
3.2.1.Giải pháp trực tiếp 47
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ 56
3.3 Một số kiến nghị 57
3.3.1 Đối với ngân hàng Nhà Nước 57
3.3.2 Đối với Agribank Việt Nam 59
KẾT LUẬN 60
Trang 38 TGKBNN Tiền gửi kho bạc nhà nước
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Tổng hợp hoạt động tín dụng năm 2013 của Agribank TP Sơn La 32
Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn của Agribank thành phố Sơn La 34
Bảng 2.3: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ của Agribank TP Sơn La 35
Bảng 2.4 : Tình hình dư nợ của các phòng giao dịch 36
Bảng 2.5 : Tình hình nợ xấu của các phòng giao dịch 37
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ phân theo nhóm nợ 38
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với quátrình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, cùng với sự phát triển củanền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại ngày càng xâm nhập sâu sắchơn vào mọi hoạt động của nền kinh tế, trở thành một trung gian tài chính quan
trọng bậc nhất, là “cầu nối” giữa người có vốn và người cần vốn và giữ vai trò
"bà đỡ" của mọi nền kinh tế
Tín dụng là hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,thế nên việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vừa là mục tiêu,
là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển của mỗi NHTM Trong số cáchoạt động của tín dụng thì hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tới hơn 67%trong bảng tổng kết tài sản của các NHTM, tuy nhiên tỷ lệ này ở Việt Nam caohơn nhiều, có thể lên đến từ 80 – 85% và đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi
ro nhất Do vậy, việc đưa ra giải pháp, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng làviệc góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác nâng cao chất lượng tíndụng nên theo sự chỉ đạo của Agribank Tỉnh Sơn La chi nhánh Agribank thànhphố Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp thực tế phù hợp với tình hình hiện tại củachi nhánh để góp phần giảm thiểu rủi ro trong tín dụng, mở rộng hoạt động kinhdoanh cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn Đây
là một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của bất
kỳ một ngân hàng nào Vì vậy em chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank thành phố Sơn La ” Để làm chuyên đề thực tập Bài viết của em
Trang 6CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại, người ta thườngphải dựa vào tính chất, mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôikhi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động
Theo một số chuyên gia về ngân hàng trên thế giới thì ngân hàng trong
nền kinh tế trên thị trường được quan niệm là “Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, tuân thủ theo pháp luật theo đuổi mục tiêu lợi nhuận”
Theo các SGK thường định nghĩa: “NHTM là tổ chức tài chính mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là huy động vốn, cho vay và làm các dịch
Như vậy,qua một số khái niệm về NHTM, ta có thể hiểu NHTM là mộtloại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh tín dụng với mục đích thulợi nhuận, và nó có những đặc trưng như sau:
-Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép nhận ký thác của côngchúng với trách nhiệm hoàn trả
-Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng ký thác của
Trang 7công chúng để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác.
Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ở nước ta các loại hình Ngânhàng thương mại được hoạt phép hoạt động theo luật tổ chức tín dụng bao gồm:Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàngchính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác
1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
a Huy động vốn
Đây là hoạt động đầu tiên, căn bản đặt nền tảng cho toàn bộ hoạt độngcủa ngân hàng, để bắt đầu hoạt động của Ngân hàng chủ Ngân hàng phải có mộtlượng vốn nhất định:
Nguồn vốn tự có: Để bắt đầu hoạt động, chủ ngân hàng phải có một lượngvốn nhất định Theo nghị định 10/2011/NĐ-CP quy định vốn pháp định thành lậpNHTM nhà nước và NHTM cổ phần là 3.000 tỷ đồng Nguồn hình thành vànghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tùy thuộc vào loại hình sở hữu,năng lực tài chính của ngân hàng Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăngvốn của chủ theo nhiều phương thức như: nguồn từ lợi nhuận, nguồn vổ sung từphát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín củangân hàng ngày càng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh ,
mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và các tổ chức dân cư,mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Do đó các NHTM phải căn cứ vào chiến lược,mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương Từ đó đưa ra các loạihình huy động vốn phù hợp nhất là các nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứngnhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
b Hoạt động đầu tư và sử dụng vốn
Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ sửdụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyếtđịnh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Do vậy ngân hàng cầnphải nghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất
Một là, ngân hàng tiến hành cho vay:
Trang 8Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM Theo thống kê, nhìnchung thì khoảng 60%- 75% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt động cho vay.Thành công hay thất bại của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kếhoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngânhàng Các loại cho vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mục đích, hìnhthức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả
Hai là, tiến hành đầu tư:
Đi đôi với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện của hàng loạt những
nhu cầu khác nhau Với tư cách là một chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ,đòi hỏi Ngân hàng phải luôn nắm bắt được thông tin, đa dạng các nghiệp vụ đểcung cấp đầy đủ kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế Ngoài hình thức phổ biến làcho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tư Có 2 hình thức chủ yếu mà cácngân hàng thương mại có thể tiến hành là:
Đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn vàocác doanh nghiệp, các công ty khác
Đầu tư vào trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh củangân hàng
Ba là, nghiệp vụ ngân quỹ:
Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng mà các chủ thể khi tham gia tiếnhành sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, đằng sau mục tiêu quan trọng đó là hàngloạt các nhân tố cần quan tâm Một trong những nhân tố đó là tính an toàn Nghềngân hàng là một nghề kinh doanh đầy mạo hiểm, trong hoạt động của mình,ngân hàng không thể bỏ qua sự “an toàn” Vì vậy, ngoài việc cho vay và đầu tư
để thu được lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng một phần nguồn vốn huyđộng được để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy định
về dự trữ bắt buộc do Trung ương đề ra
Các hoạt động sử dụng vốn khác không trực tiếp mang lại lợi nhuận kinhdoanh cho ngân hàng nhưng gián tiếp mang lại cho khách hàng lợi nhuận
c Các dịch vụ tài chính khác
Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế Một trong nhữnglợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá
Trang 9và dịch vụ Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngânhàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc,
uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ …cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kếtnối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Mặt khác, các ngân hàng
thương mại còn tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát,
uỷ thác giải ngân và thu hộ…
Như vậy, các nghiệp vụ trên nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàngtồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắtnhư hiện nay Vì các nghiệp vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên tácđộng qua lại với nhau Nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới quyết định sử dụngvốn, ngược lại nhu cầu sử dụng vốn ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu của nguồnvốn huy động Các nghiệp vụ trung gian tạo thêm thu nhập cho ngân hàng nhưngmục đích chính là thu hút khách hàng, qua đó tạo điều kiện cho việc huy động và
sử dụng vốn có hiệu quả
1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng được coi là mối quan hệ vay - mượn lẫn nhau giữa người chovay và người đi vay trong điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời giannhất định Hay nói một cách khác: Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánhmối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay một tổ chức nhường quyền sửdụng một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay một tổ chức khácvới những ràng buộc nhất định về thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vaymượn và thu hồi
1.1.2.2 Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là ngườitrung gian điều hoà quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, hoạt động tíndụng đã thông dòng cho vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn
Trang 10Ngân hàng ra đời gắn liền với sự vận động trong quá trình sản xuất và lưuthông hàng hoá Nền sản xuất hàng hoá phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy hànghoá - tiền tệ ngày càng sâu sắc, phức tạp và bao trùm lên mọi sinh hoạt kinh tế xãhội Mặt khác, chính sản xuất và lưu thông hàng hoá ra đời và được mở rộng xãkéo theo sự vận động vốn và là nền tảng tạo nên những tổ chức kinh doanh tiền
tệ đầu tiên mang những đặc trưng của một ngân hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng ra đời đã biến các phương tiện tiền tệ tạmthời nhàn rỗi trong xã hội thành những phương tiện hoạt động kinh doanh có hiệuquả, động viên nhanh chóng nguồn vật tư, lao động và các nguồn lực sẵn có khácđưa vào sản xuất, phục vụ và thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá đẩy nhanhquá trình tái sản xuất mở rộng Mặt khác việc cung ứng vốn một cách kịp thờicủa tín dụng ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động, vốn cố địnhcủa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục tránhtình trạng ứ tắc, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn để ứngdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và táisản xuất mở rộng từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triênr nhanh chóng
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế
độ hoạch toán kinh tế
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức ngânhàng huy động vốn của doanh nghiệp khi họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họcần vốn để bổ xung cho sản xuất kinh doanh Khi sử dụng vốn vay của ngânhàng, doanh nghiệp phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả
nợ vay đúng hạn cả gốc và lãi Do đó thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm mọibiện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn để tạođiều kiện nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp Muốn vậy các doanh nghiệpphải tự vươn lên thông qua các hoạt động của mình, một trong những hoạt độngkhá quan trọng là hạch toán kinh tế
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tếđối ngoại
Ngày nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn gắn quan hệkinh tế với thị trường thế giới, nền kinh tế “đóng” tự cung tự cấp trước đây nay
Trang 11đã nhường chỗ cho nền kinh tế “mở” phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với cácnước trên thế giới.
Một quốc gia được gọi là phát triển thì trước hết phải có một nền kinh tếchính trị ổn định, có vị thế trên thị trường quốc tế, có một lượng vốn lớn trong đóvốn dự trữ ngoại tệ là rất quan trọng Tín dụng ngân hàng trở thành một trongnhững phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau bằng các hoạt động tíndụng quốc tế như các hình thức tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức cánhân với chính phủ, giữa các cá nhân với cá nhân Sự phát triển ngày càng tăngtrong hoạt động ngoại thương và số thành viên tham dự hoạt động ngaỳ càng lớnlàm cho nhu cầu về hoạt động tài chính càng trở nên cần thiết Vì vậy việc tạođiều kiện thuận lợi về tài chính là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả bên cạnhcác yếu tố cạnh tranh khác như giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thươngmại đã vượt ra khỏi phạm vi của một nước ra phạm vi của thế giới có tác dụngthúc đẩy nền sản xuất mang tính quốc tế hoá, hình thành thị trường khu vực vàthị trường thế giới, tạo ra bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác và cạnhtranh giữa các nước với nhau Như vậy các hình thực thanh toán cũng sẽ đa dạnghơn như thanh toán qua mạng SWIFT, thanh toán LC mỗi hình thực thanh toánđòi hỏi hình thức tín dụng phù hợp và đảm bảo cho nó an toàn và hiệu quả Chấtlượng của hoạt động tín dụng ngoại thương là cơ sở để tạo lòng tin cho bạn hàngtrong thương mại, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông hàng hoá, thắng trongcạnh tranh về thanh toán sẽ dẫn tới thắng lợi của mọi cạnh tranh khác trọng hoạtđộng ngoại thương
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường
được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ chonhu cầu sinh hoạt của cá nhân
Trang 12Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, được cung cấp
để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựngcác công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh
Tín dụng dài hạn: là loại có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được
sử dụng để cung cấp vốn cho XDCB, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn
Tín dụng trung hạn và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định vàmột phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất
Căn cứ vào đối tượng tín dụng : Tín dụng được chia thành hai loại
là tín dụng vốn cố định và tín dụng vốn lưu động.
Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành
TSCĐ Loại này được đầu tư để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mởrộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới Thời hạn cho vay làtrung hạn và dài hạn
Tín dụng vốn lưu động : là loại vốn tín dụng được sử dụng để hình thành
vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, muanguyên vật liệu cho sản xuất Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng đểcho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời Loại tín dụng này thườngđược chia ra các loại : cho vay dự trữ hang hóa; cho vay chi phí sản xuất và chovay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng được chia làm hai loại
là tín dụng tiêu dùng và tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng: Như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hoá bền chắc và
cả những nhu cầu hàng ngày Tín dụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hìnhthức bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hoá
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại cấp phát tín dụng cho
các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hoá vàlưu thông hàng hoá
Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng : Tín dụng được chia thành các loại là tín dụng thương mại, tín dụng Nhà nước và tín dụng ngân hàng.
Trang 13Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp
được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá Mua bán chịu hàng hoá
là hình thức tín dụng, vì: Người bán chuyển giao cho người mua để sử dụngvốn tạm thời trong một thời gian nhất định Đến thời hạn được thoả thuận,người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãisuất Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là giấy
nợ một dạng đặc biệt của khế ước dân sự xác định trái quyền cho người bán vànghĩa vụ phải thanh toán nợ của người mua Giấy nợ trong quan hệ tín dụngthương mại được gọi là kỳ phiếu thương mại (thương phiếu), với 2 loại: hốiphiếu và lệnh phiếu Hối phiếu là một thương phiếu do chủ nợ lập ra để ralệnh cho người thiếu nợ trả một số tiền nhất định cho người hưởng thụ khimón nợ đáo hạn Người hưởng thụ có thể là người phát hành, cũng có thể làthứ ba Lệnh phiếu là một thương phiếu do người thiếu nợ lập ra để cam kếttrả một số tiền nợ nhất định khi đến hạn cho chủ nợ
Tín dụng nhà nước : là quan hệ tín dụng trong đó nhà nước đóng vai trò
là người đi vay Nhà nước huy động vốn bằng cách phát hành các loại tín phiếu,trái phiếu qua đó để có thể thu hút một lượng lớn tiền mặt trong lưu thông nhằmkiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường Đây cũng là cơ sở quan trọng đểhình thành nên thị trường tài chính Tín dụng nhà nước ra đời nhằm thỏa mãnnhững nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu khôngđáp ứng nổi các khoản phải chi; mặt khác tín dụng nhà nước cũng để tài trợ chocác ngành kinh tế yếu kém, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế kémphát triển
Tín dụng ngân hàng : là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, tổ chức tín
dụng khác với các tổ chức, cá nhân Ngân hàng thực hiện vai trò vừa là người đivay vừa là người cho vay và được thể hiện chủ yếu thông qua hình thức tiền tệ
Các hình thức cho vay chủ yếu như là : Cho vay thương mại, cho vay tiêudùng, cho vay thế chấp và đầu tư chứng khoán và có mối quan hệ chặt chẽ, bổsung với tín dụng thương mại
Trang 141.1.2.4 Các biện pháp quản lý tín dụng ngân hàng
Thông thường, các Ngân hàng thương mại quản lý hoạt động tín dụngthông qua các biện pháp sau: phân loại tín dụng, nguyên tắc tín dụng, quy trìnhquản lý tín dụng, phân tích tín dụng, quản lý cơ cấu tài sản nợ - có
o Phân loại tín dụng:
Phân loại tín dụng nhằm giám sát và kiểm tra những khoản nợ hiện cótheo các mức độ khác nhau, xác định chất lượng và mức độ rủi ro của nhữngkhoản nợ, từ đó có chế độ quản lý thích hợp đối với từng khoản cho vay Cónhiều tiêu thức phân loại tín dụng, nhưng để phục vụ trực tiếp cho việc quản
lý, người ta thường phân loại nợ theo các tiêu thức: theo thời hạn cho vay,theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, theo kỳ hạn nợ, theo tính chất đảm bảocủa tài sản thế chấp
Phân loại theo thời hạn cho vay : có 3 loại: tín dụng ngắn hạn, tín dụng
trung hạn và dài hạn, tuỳ theo quan niệm và điều kiện quản lý cụ thể của từngnước trong việc huy động vốn mà quy định các loại tín dụng có khác nhau Thông thường, tín dụng có liên quan đến việc bổ sung vốn phục vụ cho việc muasắm tài sản lưu động còn tín dụng trung và dài hạn có liên quan đến lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuấtkinh doanh trong các doanh nghiệp Phân loại theo thời hạn, tính chất của cáckhoản vay tạo điều kiện cho việc xây dựng chính sách tín dụng, kế hoạch hóanguồn vốn huy động và cho vay phù hợp với từng giai đoạn cụ thể
Phân loại theo kỳ hạn nợ : Căn cứ vào thời hạn trả nợ đã thỏa thuận trong
hợp đồng vay vốn và khả năng thanh toán thực tế của bên vay vốn,
Nợ chưa đến hạn : Là nợ chưa đến thời hạn thanh toán, khoản nợ này có
thể thu hồi được nhưng cũng có khả năng rủi ro Làm tốt khâu này sẽ tạo điều
kiện cho việc hoàn thành chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng.
Nợ đến hạn : Là khoản nợ đến hạn phải thanh toán, để đánh giá một khoản
tín dụng đã cung cấp và có ảnh hưởng đến tình hình tài chính và khả năng thanhtoán của NHTM
Nợ quá hạn : Là khoản nợ mà vì lý do nào đó mà đến thời hạn nhưng chưa
thanh toán được, dẫn đến nợ quá hạn càng lớn, mức độ rủi ro thiếu thanh khoảnngày càng cao
Trang 15o Nguyên tắc tín dụng:
Nguyên tắc tín dụng là kim chỉ nam cho việc điều hành tín dụng, đó cũng
là chuẩn mực và thước đo để các cán bộ thừa hành và thực hiện nhiệm vụ mộtcách tốt nhất Thông thường, nguyên tắc tín dụng phải phải đảm bảo nội dung cơbản là phải giải quyết hợp lý giữa 3 lợi ích: lợi ích của Nhà nước, của khách hàng
và của ngân hàng, đồng thời phải hạn chế tới mức tối đa rủi ro tín dụng vì sự tồntại và phát triển của ngân hàng
o Quy trình quản lý tín dụng :
Chính sách tín dụng : Chính sách tín dụng của ngân hàng do Hội đồng
quản trị hay ban lãnh đạo của NHTM vạch ra để thực hiện mục tiêu kinh doanhcủa ngân hang
Quy định về cho vay vốn : Giới hạn về địa lý, lĩnh vực chuyên môn trong
tín dụng; thể thức cho vay; giới hạn kỳ hạn nợ; tiêu chuẩn đánh giá để tín toáncho vay…
Thực hiện quy trình tín dụng với chính sách đúng đắn, các quy định rõrang, tổ chức quản lý có khoa học và sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quảgiữa các bộ phận có liên quan tới chất lượng tín dụng trong mối quan hệ hợptác,thồng nhất giữa ban lãnh đạo ngân hàng với toàn thể nhân viên thì sẽ đemlại hiệu quả tốt
o Phân tích tín dụng :
Là phân tích rủi ro có liên quan đến việc cho vay khách hang, nhằm thiếtlập hệ thống phòng ngừa rủi ro tín dụng trước khi quyết định cho vay, cũng nhưtrong quá trình quản lý tiền vay Qua đó có thể giúp ngân hàng đưa ra những biệnpháp quản lý phù hợp nhằm đảm bảo an toàn tín dụng
o Quản lý tài sản nợ- tài sản có :
Quản lý tài sản nợ : Tìm cách thu hút nhanh chóng các khoản tiền tệ trên
thị trường với chi phí ít nhất để tạo điều kiện tăng cường khả năng thanh toán và
mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động tín dụng trong giới hạn cho phép
Quản lý tài sản có : Với mục tiêu hàng đầu là đảm bảo đáp ứng kịp thời
mọi nhu cầu về tiền với chi phí hợp lý, nhu cầu tiền được thỏa mãn bằng cáckhoản tiền đến hạn, bán tài sản có hoặc tang them nguồn tiền gửi, hoặc bổ sung
Trang 16vốn từ thị trường tiền tệ Để thực hiện mục tiêu này các NHTM thường sử dụngbiện pháp : chấp hành các tỷ lệ an toàn; đảm bảo giá trị tài sản có lớn hơn cáckhoản nợ phải thanh toán; đảm bảo mức độ rủi ro trong giới hạn nhất định; thựchiện đa dạng hóa các tài sản có; quản lý trạng thái lỏng của tài sản và giữ ở mứchợp lý; sắp xếp hợp lý tài sản có theo thứ tự ưu tiên.
1.2 Chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1.Khái niệm về chất lượng tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một loại hàng hoá nào sản xuất racũng phải là những hàng hoá mang tính cạnh tranh Điều đó có nghĩa là mọi loạihàng hoá sản xuất ra đều phải có chất lượng Chất lượng của bất kỳ một loại hànghoá nào cũng đều được thể hiện bằng giá trị sử dụng của nó Muốn tạo ra đượcnhững loại hàng hoá mang giá trị sử dụng cao thì đòi hỏi người sản xuất ra chúngphải trả lời được 3 câu hỏi quan trọng Đó là: sản xuất ra cái gì? Sản xuất cho ai
và sản xuất như thế nào? các nhà kinh tế đã nhận xét rằng: "Chất lượng là sự phùhợp mục đích của người sản xuất và người sử dụng về một loại hàng hoá nào đó"hay "Chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầukhách hàng"
Từ những nhận xét như vậy, có thể quan niệm chất lượng tín dụng ngân hàng
là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển ngânhàng và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội
Để có chất lượng tín dụng cao, cần phải có sự quản lý chất lượng đồng bộ.Đây là một cách quản lý mới không chỉ đảm bảo chất lượng tín dụng mà còn cảitiến tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ ngân hàng nhằm ngày càng thoả mãnđầy đủ yêu cầu của khách hàng trong mọi công đoạn Để làm được điều này mỗithành viên trong ngân hàng thương mại cần phải hiểu và thực hiện tốt quy trìnhquản lý chất lượng tín dụng
Như vậy, là chất lượng tín dụng ngân hàng là một khái niệm hoàn toàntương đối, nó vừa cụ thể (thể hiện qua chỉ tiêu có thể tính toán được: kết quả kinhdoanh của ngân hàng, nợ quá hạn ) vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thuhút khách hàng, tác động đến nền kinh tế qua các ảnh hưởng xuôi và ngược ).Chất lượng tín dụng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan (khả năng,
Trang 17trình độ quản lý của cán bộ tín dụng) và khách quan (sự thay đổi trong môitrường kinh doanh, xu hướng phát triển nền kinh tế, sự thay đổi giá cả thịtrường)
Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được nhiềukhách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn trong tín dụng cao, chiphí thấp
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghicủa ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện sứcmạnh của một ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh để tồn tại
Như vậy chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối rộng Để cóchất lượng tín dụng thì trong hoạt động tín dụng phải thực hiện có hiệu quả
và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín Cụ thểhơn, chất lượng tín dụng là kết quả đạt được với hiệu quả và độ tin cậy tronghoạt động tín dụng
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM Do đó, đo lườngchất lượng tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh của NHTM Tuỳ theo mục đích phân tích mà người ta đưa
ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữachúng có mối liên hệ mật thiết với nhau Trong phạm vi bảng báo cáo tổng hợpkết quả hoạt động kinh doanh, ta có thể áp dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tìnhhình chất lượng tín dụng của ngân hàng
a Doanh số cho vay
Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng với nền kinh tế, làchỉ tiêu phản ánh chính xác tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một khoảngthời gian Do đó, nếu kết hợp doanh số cho vay của các thời kỳ liên tiếp thì có
thể thấy được xu hướng hoạt động tín dụng của NHTM
b Tổng dư nợ
Nó phản ánh khối lượng tiền cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhấtđịnh Tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở được mạnglưới khách hàng, hoạt động tín dụng yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng chưa
Trang 18tốt tuy nhiên chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng tốt bởi lẽ khingân hàng cho vay vượt quá mức giới hạn cũng là lúc ngân hàng bắt đầu chấpnhận những rủi ro tín dụng Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng đồngthời cũng phản ánh uy tín của ngân hàng Khi so sánh tổng dư nợ của ngân hàngvới thị phần tín dụng của ngân hàng sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngânhàng là cao hay thấp.
c Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ củaNHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm, đây
là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM Tỷ lệ nợquá hạn thấp cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng có độ an toàncao, tức là mức độ rủi ro thấp Để đánh giá chính xác hơn thì người ta chia tỷ lệ
nợ quá hạnthành hai loại : tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi và tỷ lệ nợ quáhạn không có khả năng thu hồi, và việc xác định được chính xác tỷ lệ phần trămcủa 2 loại chỉ tiêu này người ta mới có thể đánh giá được chất lượng tín dụng củangân hàng
d Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyếtđịnh sô 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng nhànước Việt Nam thì “ Trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày quy định này cóhiệu lực, tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để
hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vihoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng ”
Cụ thể quyết định 493 cũng quy định việc phân loại nợ đối với các tổ chức tíndụng như sau :
- Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn ) bao gồm : các hoản nợ được các tổ chức tín
dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
Trang 19- Nhóm 2(Nợ cần chú ý ) bao gồm : Các khoản nợ được tổ chức tín dụng
đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệukhách hàng suy giảm khả năng trả nợ
- Nhóm 3(Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm : Các khoản nợ được các tổ chức
tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn.Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thấtmột phần nợ gốc và lãi
- Nhóm 4(Nợ nghi ngờ ) bao gồm : Các khoản nợ được tổ chức tín đánh giá
là có khả năng tổn thất cao
- Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn ) bao gồm : Các khoản nợ được tổ chức
tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn
Trong đó các khoản nợ từ nhóm 3 trở lên được xem là các khoản nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ
1.2.3.5 Thu nhập từ hoạt động cho vay
Hoạt động tín dụng tuy chứa nhiều rủi ro nhưng là hoạt động mang lại thunhập chính cho ngân hàng Do vậy, chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực
sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng Thunhập từ hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo khả năng sinh lời của ngânhàng do hoạt động tín dụng mang lại Chính vì vậy, ngoài việc giảm tỷ lệ nợ quáhạn, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng còn phải tang được thu nhập từ hoạt động cho vay
1.2.3.6 Hiệu suất sử dụng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn cho vay trong tổng nguồn vốn huy động
Nó xem xét, đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng về vốncủa bản thân ngân hàng cũng như nền kinh tế hay chưa
Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động
Tỷ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100% Thông thường vàokhoảng trên 80% là tốt, còn nếu dưới hoặc trên mức đó, thậm chí xấp xỉ 100% cóthể sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới ngân hàng Lúc đó tính thanh khoản của ngânhàng sẽ bị đe dọa do khối lượng dự trữ không được đảm bảo
Trang 201.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng theo đúng nghĩa của nó chính là vốn vay của ngânhàng được khách hàng sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ để cóthể tạo ra một số tiền lớn hơn vừa để hoàn trả ngân hàng cả gốc lẫn lãi,trang trảicác chi phí khác và lợi nhuận Trong một quá trình luân chuyển vốn như vậyngân hàng nhận được vốn và một phần lợi nhuận từ vốn đó còn khách hàng thìđạt hiệu qủa trong kinh doanh Như vậy, có thể nói chất lượng tín dụng phải đượcđảm bảo từ hai phía ngân hàng và khách hàng.trong hoạt động của mình ngânhàng cũng như khách hàng luôn phải chịu tác động trực tiếp của rất nhiều nhân tố
cả trực tiếp lẫn gián tiếp mà chỉ một trong số đó có thể ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng tín dụng của ngân hàng
1.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài
Như chúng ta đều biết, tín dụng ngân hàng là một trong những yếu tố hếtsức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại vàđối với toàn bộ nền kinh tế Để quản lý chất lượng tín dụng có hiệu quả và đồng
bộ đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải hiểu rất rõ các tác nhân bên ngoài gâynên các ảnh hưởng Có thể chia các ảnh hưởng thành nhóm các yếu tố:kinh tế, xãhội, pháp lý
a.Nhóm các nhân tố kinh tế:
Khái quát chung nhất thì nếu một nền kinh tế ổn định thì sẽ tạo điều kiệnlưu thông hàng hoá và các vòng quay tiền tệ cũng trôi chảy và làm cho hoạt độngtín dụng thuận lợi Nền kinh tế ổn định là một nền kinh tế tạo được mọi điều kiệncho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh mà không bị ảnh hưởng của các yếu
tố lạm phát, khủng hoảng làm cho quá trình thực hiện tín dụng của các ngân hàngthương mại và các kế hoạch trả nợ vay ngắn hạn của các doanh nghiệp bị xáotrộn Trong trường hợp này chất lượng tín dụng chỉ còn chủ yếu phụ thuộc vàokhả năng quản lý của bản thân các ngân hàng thương mại
Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng Trongthời kỳ nền kinh tế đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng
sẽ gặp nhiều khó khăn trên tất cả các mặt Nhu cầu vốn tín dụng sẽ giảm trongthời kỳ này, nếu tín dụng đã được thực hiện thì cũng khó có thể sử dụng hiệu quả
Trang 21hoặc trả nợ ngân hàng Tuy nhiên, trong thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế, nhucầu vốn tín dụng tăng lên, rủi ro tín dụng giảm, thì hoạt động tín dụng của cácngân hàng thương mại sẽ thuận lợi hơn Nhưng cũng không loại trừ trừng hợp dochạy đua trong sản xuất kinh doanh, nạn đầu cơ tích trữ, làm nhu cầu vốn tíndụng lên quá cao và quá nhiều khoản tín dụng được thực hiện mà rất ít có khảnăng hoàn trả khi các phương án sản xuất kinh doanh không có kế hoạch dẫn đếnsuy thoái và khủng hoảng kinh tế.
Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận đạt được củadoanh nghiệp sản suất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũngảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng ngắn hạn Như Mác nói: " lợi tứcchỉ là một phần lợi nhuận mà nhà tư bản công nghiệp trả cho nhà tư bản kinhdoanh tiền tệ mà giới hạn tối đa của lơi tức là bản thân lợi nhuận" (Tư bản quyển
3 - tập 2 NXB Sự Thật - 1962) Như vậy, mức lợi tức của các ngân hàng thươngmại thu được từ hoạt động tín dụng sẽ bị giới hạn bởi mức lợi nhuận đạt đượccuả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi sử dụng nguồn vốn vay của ngânhàng Vì vậy, với một mức lãi suất cao hơn mức lợi nhuận mà các doanh nghiệpvay vốn ngân hàng thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanhnghiệp này sẽ không có khả năng trả nợ, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái sảnxuất giản đơn và tía sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tếnói chung Hoạt động tín dụng lúc này không còn là đòn bảy để thúc đẩy sản xuấtkinh doanh phát triển và theo đó chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng
Hoạt động tín dụng là hoạt động cho vay với mọi nhu cầu vốn Như vậy,chất lượng tín dụng còn phụ thuộc quan trọng nhất là yếu tố chất lượng kháchhàng Tín dụng là chiếc cầu nối giữa các ngành sản xuất và kinh doanh dịch vụvới nhau nhưng đặc biệt nó lại là hoạt động "sản xuất kinh doanh" của các ngânhàng thương mại Do vậy, mọi dấu hiệu tốt hay xấu trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp đều có ảnh hưởng tương ứng tới hoạt động tíndụng thông qua việc tác động dây chuyền theo các mối quan hệ tín dụng Với cácdoanh nghiệp làm ăn có lãi, có xu thế phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thịtrường và quan hệ tín dụng tốt (vay và trả sòng phẳng) thì mọi hoạt động tín dụngcủa ngân hàng sẽ thông suốt, nguồn vốn được quay vòng thường xuyên Ngược
Trang 22lại, các ngân hàng thương mại với các chính sách tín dụng phù hợp, phương phápphân tích kinh tế doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở tương thích với đặcđiểm hoạt động tín dụng sẽ tìm được khách hàng tốt để huy động và cho vay,thấy được sự hợp lý giữa nguồn vốn huy động được với việc đáp ứng nhu cầuvốn vay của khách hàng
b Nhóm các nhân tố xã hội:
Các yếu tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng là các nhân
tố trực tiếp tham gia quan hệ tín dụng Đó là người gửi tiền, người vay tiền, ngânhàng thương mại
Tín dụng có nghĩa là sự vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin, sự tín nhiệm.Điều đó có nghĩa là quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu củakhách hàng, khả năng của ngân hàng và sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng vàkhách hàng Vì vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào cả 3 yếu tố: khách hàng,ngân hàng, sự tín nhiệm Trong đó sự tín nhiệm là chiếc cầu nối mối quan hệgiữa khách hàng và ngân hàng: sự tín nhiệm của ngân hàng càng cao thì thu hútkhách hàng càng lớn và cũng như vậy với một khách hàng có sự tín nhiệm củangân hàng sẽ dễ dàng được vay vốn của ngân hàng thường xuyên, có thể cònđược hưởng một mức lãi suất ưu đãi hơn các đối tượng khác Như vậy, tín dụng
là tiền đề để không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng
Ngân hàng: là chủ thể đại diện cho bên cầu về huy động vốn đồng thờicũng là người cung cấp tín dụng Quy mô và phạm vi hoạt động phụ thuộc rất lớnvào nguồn vốn tự có của ngân hàng thương mại, khả năng huy động vốn cũngnhư uy tín và trình độ quản lý của ngân hàng, ngoài ra còn phụ thuộc vào trình độ
kỹ thuật nghiệp vụ, mạng lưới hoạt động khả năng tạo tiền của các ngân hàngthương mại và việc sử dụng các công cụ tiền tệ của ngân hàng Nhà nước
Khách hàng: là chủ thể đại diện cho bên cung về nguồn vốn tín dụng,đồng thời cũng là đại diện cho bên có nhu cầu vay vốn Với tư cách là ngườicung cấp nguồn vốn tín dụng , họ mong muốn nhận được từ ngân hàng mộtkhoản lãi tiền gửi hay những dịch vụ thanh toán thuận tiện Sự tín nhiệm củakhách hàng đối với ngân hàng sẽ làm tăng thêm tính ổn định của nguồn vốn huyđộng để đáp ứng nhu cầu của người vay Đối với người vay, họ đến với ngânhàng với mong muốn nhu cầu vay của mình được đáp ứng để có được một khoản
Trang 23tín dụng sử dụng trong mục đích sản xuất kinh doanh của mình với sự xác định
rõ ràng khối lượng tiền vay, thời hạn vay và lãi suất Nếu nhu cầu của kháchhàng được chấp nhận trong một thái độ niềm nở và thủ tục đơn giản thì chắc chắn
sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng đượcthuận lợi, chất lượng tín dụng được bảo đảm
Bên cạnh đó là các biến động kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước trongkhu vực cũng như trên thế giới cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắnhạn Trong tình hình hiện tại bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng đều đặtmình trong hợp tác toàn diện với các nước khác nhau trên thế giới, các quan hệkinh tế, xã hội được mở rộng, theo đó là loại hình doanh nghiệp đa quốc gia cũngngày càng tăng về số lượng và quy mô hoạt động Vì vậy, mọi sự biến động vềkinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ngoài cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hìnhkinh tế, chính trị, xã hội trong nước vàcũng ảnh hưởng đến chất lương tín dụngngắn hạn Có thể dễ dàng nhận ra rằng, do cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khuvực mà các mặt hàng xuất khẩu của ta đi các nước liên tiếp bị hạ giá để cạnhtranh, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn làm hàng xuấtkhẩu đã bị động trong kế hoạch trả nợ vốn các ngân hàng thương mại dẫn đếnchất lượng tín dụng bị suy giảm Ngoài ra, chất lượng tín dụng còn phụ thuộcvào nhiều yếu tố môi trường như thời tiết, dịch bệnh cũng như các biện pháptích cực bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
Ngoài những yếu tố nêu trên, còn phải kể đến một số yếu tố ảnh hưởngđến chất lượng tín dụng như: đạo dức xã hội có liên quan đến rủi ro tín dụngtrong trường hợp lợi dụng lòng tin để lừa đảo, hoặc do điều kiện sống còn khókhăn hay trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết dẫn đến chưa hiểu đúng bảnchất hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng,làm ăn kém hiệu quả, nhiều khi không phát huy tốt chức năng của các phươngtiện tín dụng ngắn hạn
c Nhóm các nhân tố pháp lý
Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy
đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấphành luật và trình độ dân trí trong lĩnh vực này
Trang 24Thực tiễn kinh tế thị trường qua hàng ngàn năm đã đủ cơ sở kết luận rằng:pháp luật đã trở thành bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước Không có pháp luật hay pháp luật không phù hợpvới những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trongnền kinh tế thị trường không thể trôi chảy được Với vai trò đảm bảo cho việcchuyển nền kinh tế thị trường tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thịtrường văn minh, pháp luật có một nhiệm vụ hết sức to lớn trong việc tạo ra mộtmôi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận tiện và đạthiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp, khiếu nại xảy ra Do
đó, yếu tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàngthương mại nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng Chỉ có trong điều kiệncác chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ chấp hành pháp luật một cáchnghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới mang lại hiệu quả, lợi ích cho cả 2 bên
và chất lượng tín dụng mới được bảo đảm
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nhằm:
Hợp pháp hoá các hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng hoạtđộng theo đúng pháp luật;tạo môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định để hoạtđộng tín dụng có hiệu quả, an toàn
Xã hội hoá hoạt động ngân hàng, biến ngân hàng thương mại thành ngườibạn cho mọi tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo điều kiệncho ngân hàng thương mại có thế mạnh riêng trong cạnh tranh
Hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập, lợi nhuận từ hoạt độngtín dụng của các ngân hàng thương mại
1.2.3.2 Các nhân tố bên trong
Các yếu tố bên trong thường liên quan đến sự phấn đấu của bản thân ngânhàng trên tất cả các mặt của hoạt động tín dụng như việc xây dựng chiến lược,sách lược trong quá trình phát triển, các chính sách tín dụng, xây dựng cơ cấu tổchức ngân hàng nói chung và quản lý hoạt động tín dụng nói riêng, công tác kiểmtra, kiểm soát và thiết lập hệ thống thông tin Vì vậy, các yếu tố bên trongthường có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng ngắn hạn Ta có thểnghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng qua một số yếu tố sau:
Trang 25o Công tác tổ chức của ngân hàng:
Tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách có khoa học, bảo đảm sự phốihợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban trong từng ngân hàng, trong toàn
bộ hệ thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác như tàichính, pháp lý sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, quản
lý sát sao các khoản huy động vốn cũng như các khoản vốn cho vay Tổ chứcngân hàng theo nguyên tắc tập trung có phân cấp là một khâu quan trọng trongquá trình quản lý chất lượng tín dụng đồng bộ, góp phần thực hiện chính sáchtiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ
o Chất lượng nhân sự ngân hàng:
Con người là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sự thành bạitrong quản lý vốn tín dụng cũng như trong hoạt động của ngân hàng, xã hội ngàycàng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để đối phó kịp thời, cóhiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng Việc tuyển chọnnhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và chuyên môn giỏi sẽ giúp cho ngân hàngngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện một chu trình khépkín của một khoản tín dụng
o Thông tin tín dụng:
Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng tíndụng Nhờ có thông tin tín dụng , người quản lý có thể đưa ra các quyết định cầnthiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay Thông tintín dụng có thể lấy được từ các nguồn sẵn có từ ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thôngtin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của các cán bộ tín dụng ), từ các nguồncủa khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ, các dự án sản xuất kinh doanh), từcác cơ quan chuyên thông tin tín dụng trong và ngoài nước, từ các bộ, các ngànhchủ quản Số lượng và chất lượng thông tin thu nhận được có liên quan đến việccho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay Số lượng, chất lượng của thôngtin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhậnđịnh tình hình thị trường, khách hàng để đưa ra những quyết định phù hợp Vìvậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì khả năngphòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngày càng lớn, chất lượng tín dụngngày càng cao
Trang 26o Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng là quỹ đạo quyết định đến hoạt động tín dụng của cácngân hàng thương mại, nó quyết định thành công hay thất bại của một ngân hàng.Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến vớingân hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tánrủi ro, tuân thủ pháp luật, theo các đường lối, chính sách của Nhà nước và đảmbảo công bằng xã hội Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng tuỳ thuộcvào việc xây dựng chính sách của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không.Bất cứ một ngân hàng thương mại nào muốn có chất lượng tín dụng đều phải cómột chính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với bản thân ngân hàng mình
o Quy trình tín dụng:
Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quátrình cho vay, thu nợ nhằm bảo đảm an toàn nguồn vốn tín dụng Nó được bắtđầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khithu hồi được nợ Chất lượng tín dụng có bảo đảm hay không tuỳ thuộc vào việcthực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữacác bước trong quy trình tín dụng
Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay là hết sức quan trọng, là
cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay Trong bước này, chất lượngtín dụng tuỳ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng được vay vốncũng như quy định điều kiện và thủ tục vay ở từng ngân hàng thương mại
Kiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm được diễn biến của khoảnvay đã cung cấp để có thể điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết, sớm thấy đượcnguyên nhân và ngăn ngừa rủi ro có thể xẩy ra Việc lựa chọn và áp dụng có hiệuquả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệucho chất lượng tín dụng ngắn hạn
Thu nợ và thanh lý là khâu có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của ngân hàngthương mại Sự nhạy bén của ngân hàng thương mại trong việc phát hiện kịp thờinhững bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng các biện pháp xử lý chính xác,đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác động tích cựcđối với chất lượng tín dụng ngắn hạn
Trang 27Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điềukiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, theo đúng kế hoạch đãđịnh mà nhờ đó bảo đảm được chất lượng tín dụng ngắn hạn
o Kiểm soát nội bộ:
Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có được các thông tin
về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanhđang xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng các mục tiêu đã định
Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoảnvay (thẩm quyền về điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền cho vay, hồ sơ,thủ tục cho vay )
Kiểm tra định kỳ do kiểm soát viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trườnghợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm soát kế toán cả các nghiệp
vụ cho vay
Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhâncác sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tácnội bộ để có các biện pháp khắc phục kịp thời
Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần phải có cơ cấu tổ chứchợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởngphạt nghiêm minh
o Quản lý rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra khi một khách hàng không đápứng đựoc nghĩa vụ trả nợ theo những điều khoản đã thoả thuận và rủi ro là chủyếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong thực tế, rủi ro tín dụngbiểu hiện dưới các dạng như:
Do khách hàng làm ăn thua lỗ, khó khăn về tài chính và khả năng thanh toán.Cho vay có tài sản thế chấp nhưng khi thanh toán nợ giá trị tài sản không
đủ trả nợ tiền vay,
Do ngân hàng cho vay tập trung vào một hay một nhóm khách hàng cùngngành kinh doanh hay một lĩnh vực kinh tế mà những biến động bất lợi đối vớingành, lĩnh vực kinh tế này làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, gây khó khăntrong việc trả nợ ngân hàng, do sự biến động về lãi suất hoặc do ngân hàng
Trang 28không thực hiện đúng các quy định về giới hạn an toàn trong hoạt động tíndụng
Rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân, nhưng khái quát lại, nguyên nhânchính là việc thực hiện quy trình quản lý tín dụng của ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng tín dụng và tỷ lệnghịch với chất lượng tín dụng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuchuyển của vốn tín dụng, những vấn đề an toàn trong kinh doanh và từ đó ảnhhưởng tới khả năng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng
Quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện dựa trên cơ sở chính sách, thể lệchcho vay và chế độ thông tin quản lý theo các tiêu chuẩn quản lý tín dụng
Căn cứ vào quá trình chu nhuyển vốn tín dụng, quản lý rủi ro tín dụnggồm 4 giai đoạn:
Quá trình thẩm định: Đây là giai đoạn khởi đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng
đối với việc đảm bảo an toàn của vốn vay, mức độ an toàn của giai đoạn này phụthuộc nhiều vào việc xem xét, lập hồ sơ vay vốn, đánh giá tài sản thế chấp, tìnhtrạng khách hàng để đánh giá khả năng hoàn trả của khách hàng và quyết định chovay Việc thẩm định thường tập trung vào khả năng tài chính của khách hàng, Đốivới các khoản vay có tài san thé chấp, việc thẩm định cần chú trọng trong việc đánhgía tài sản, xác định mức độ hoàn hảo của tài sản thế chấp cũn như mức độ rủi rocủa tài sản này và tình thế hiện tại của người đem thế chấp
Giám sát khách hàng cho vay: Theo dõi rủi ro có thể xảy ra đối với các
khoản tiền vay Yêu cầu của giai đoạn này là cán bộ tín dụng phải theo dõi, giámsát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng, phát hiện và xử lý kịpthời những khoản nợ có vấn đề, những khoản nợ có nhiều khả năng không thuhồi đựoc Đây là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo an toàn vốn vay
Thu hồi nợ: Đây là điều kiện để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng
của ngân hàng thương mại Việc thu hồi nợ có thể diễn ra theo đúng các kỳ hạn
nợ đã quy định, cũng có thể thu trước hạn nếu các khoản nợ phát hiện có vấn đề,nhiều khả năng đưa đến tổn thất, gây mất vốn cho ngân hàng Vấn đề là các ngânhàng cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên để xử lý có hiệu quả các khoản nợ khiphát hiện có vấn đề
Trang 29CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK THÀNH PHỐ SƠN LA
2.1 Giới thiệu chung về Agribank thành phố Sơn La
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank thành phố Sơn La
Sau 26 năm kể từ ngày thành lập (26/03/1988) Agribank Việt Nam đãkhông ngừng phát triển và trở thành một định chế tài chính lớn nhất Việt Nam
Vị thế dẫn đầu của Agribank được khẳng định trên nhiều phương diện: vốn, tàisản, đội ngũ cán bộ công nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng kháchhàng Ngoài việc thực hiện những chức năng của một Ngân hàng thương mại,Agribank được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nôngthôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiệnthành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Vì vậy, nhận thấy tiềm năng phát triển tại thị trường thành phố Sơn Lacùng với nhu cầu vốn vay ở đây rất cao Cho nên ban lãnh đạo Agribank ViệtNam đã ra quyết định thành lập chi nhánh Agribank thành phố Sơn La và đượcchính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 01 tháng 07 năm 2004
Chi nhánh có trụ sở chính tại số 09 đường Tô Hiệu, thành phố Sơn La,tỉnh Sơn La và 4 phòng giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn thành phố.Phạm vi hoạt động chủ yếu là trên địa bàn thành phố Sơn La
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa - hiệnđại hóa nông thôn, trong những năm qua Agribank thành phố Sơn La luôn đóngvai trò chủ đạo trong hoạt động đầu tư tín dụng Vượt qua khó khăn thách thứcthuở ban đầu, đóng góp của Agribank thành phố Sơn La trong thời gian qua thậtđáng trân trọng Trong năm tới, ngân hàng tiếp tục đổi mới và phục vụ ngày càngtốt hơn cho phát triển nông thôn và hội nhập quốc tế
Trang 302.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Agirbank Sơn La
2.1.2.1 Chức năng
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, Agribank thành phố Sơn Latrực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank
Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Huy động vốn:
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chứctín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và đồngngoại tệ
Tiền gửi là một trong những nguồn thu quan trọng, ngân hàng mở dịch vụnhận tiền gửi của người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn Khách hàng sẽnhận được một khoản tiền lãi với lãi suất theo quy định tùy thuộc vào từng hìnhthức và thời hạn của các khoản tiền gửi của khách hàng
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá trịkhác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theoquy định của Agribank
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán:
Ngân hàng mở tài khoản cho khách hàng bằng nhiều hình thức tùy theolựa chọn của mình khách hàng có thể sử dụng thanh toán bằng tiền mặt hoặcthanh toán không dùng tiền mặt Việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện
Trang 31 Bảo lãnh:
Ngân hàng có thể đứng ra bảo lãnh cho khách hàng về khả năng thanhtoán, nếu khách gàng mất khả năng thanh toán ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụthanh toán đối với đối tác của họ
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ đại lý: Bán bảo hiểm Abic…
Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật.
1.2.3 Mô hình tổ chức của Agribank thành phố Sơn La
Tổng số cán bộ của chi nhánh thành phố tính đến ngày nay là 50 cán bộnhân viên, được bố trí tại Agribank thành phố và 4 phòng giao dịch trực thuộc,theo sơ đồ như sau:
(Nguồn:trích từ mô hình quản lý, tổ chức của Agribank thành phố Sơn La)
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:
Giám đốc chi nhánh Agribank thành phố Sơn La:
Agribank thành phố Sơn La
Trung tâm
PGD Quyết Thắng
PGD
Ân Sinh
Ban giám đốc
Phòng kế toán
ngân quỹ
Phòng kế hoạch kinh doanh
Trang 32Là đại diện pháp nhân của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam, trực tiếpđiều hành và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Chủ tịch hội đồng quản trị Agribank ViệtNam Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị mình phụ tráchtrước pháp luật, cấp ủy chính quyền địa phương và giám đốc Agribank Tỉnh Sơn
La Trực tiếp chỉ đạo một số mặt nghiệp vụ đồng thời phân công và ủy quyền đốivới các phó giám đốc chỉ đạo các nghiệp vụ khác
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn.Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo địnhhướng kinh doanh của Agribank Việt Nam
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kếhoạch đến các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với cácphòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh tháng, quý, năm
Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lí rủi ro tín dụng.Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại kháchhàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mởrộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu
và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông, tiêu dùng
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng
Thẩm định và để xuất cho vay đối với các doanh nghiệp
Thẩm định các dự án, hoàn thiện các hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theophân cấp ủy quyền