Bài nghiên cứu khoa học của sinh viên về vấn đề xử lí nước thải chăn nuôi tại xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc bằng thực vật thủy sinh. Đã xuất sắc vượt qua hơn 150 đề tài khác để đạt giải nhì cấp Trường.
ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng môi trường sống nói chung, môi trường nước nói riêng đang được cả thế giới quan tâm. Trong hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững (Johannesburg, 2002), nước đã được xếp là tài nguyên quan trọng thứ 2 sau tài nguyên con người, là yếu tố không thể thiếu được cho mọi hoạt động sống trên trái đất. Tuy nhiên, song song với lượng nước được sử dụng thì lượng nước thải ra cũng đang là vấn đề nan giải của Việt Nam nói riêng và trên toàn Thế giới nói chung. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển, trong đó chăn nuôi là một lĩnh vực quan trọng. Nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hằng ngày, mà còn là thu nhập của hàng triệu người dân hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực, vấn đề môi trường do ngành chăn nuôi gây ra đang được dư luận và các nhà làm công tác môi trường quan tâm. Trên Thế giới môi trường chăn nuôi đã được đánh giá một cách khá toàn diện, một trong số đó là nghiên cứu về xử lý nước thải chăn nuôi. Tại Việt Nam, phần nào đã nhìn thấy được tác hại về môi trường do chăn nuôi gây ra xong gần như chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về quản lý và xử lý nước thải chăn nuôi. Khi lượng chất thải do chăn nuôi đưa vào môi trường thì ngày càng nhiều, đe dọa đến chất lượng môi trường đất, nước, không khí xung quanh. Đang là một vấn đề đáng báo động. Xã Hải Lựu - Sông Lô - Vĩnh Phúc là một xã có hoạt động chăn nuôi phát triển rất mạnh với một số loại hình chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò, và chăn nuôi trâu. Hiện nay toàn xã có khoảng 28000 con gà, 6250 con lợn, và đàn trâu bò hiện có 1720 con. Nó đem lại cho người dân trong xã những lời ích đáng kể về mặt kinh tế, tạo công ăn việc làm cho phần lớn nông dân của xã, Tuy nhiên, vấn đề nhức nhối hiện nay đối với toàn xã là nguồn nước thải từ các hoạt động chăn nuôi này chưa được xử lý một cách triệt để. Nước thải chăn nuôi được thải tự do ra các con sông hồ trong xã gây nên mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống của người 1 dân trong xã và các khu vực lân cận. Trong xã hiện có nhiều gia đình sử dụng bình Biogas để xử lý nước thải chăn nuôi nhưng chi phí xây dựng còn khá cao, đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khi sử dụng, do vậy các hộ chăn nuôi áp dụng chưa thực sự tốt kéo theo lượng nước thải do chăn nuôi chưa được sử lí triệt để. Xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh đã được ứng dụng khá phổ biến để xử lý nước thải của một số ngành nghề khác nhau. Phương pháp này đã thể hiện được ưu điểm nổi bật như chi phí thấp, dễ áp dụng trong khi đó hiệu quả xử lý tương đối cao, phù hợp với khu vực nông thôn nơi có hoạt động chăn nuôi đang phát triển. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi tại xã Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh Phúc bằng cây rau Dừa nước (Ludwigia adscendens (L.) Hara) trong điều kiện phòng thí nghiệm” nhằm nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của cây rau dừa nước đồng thời đánh giá thực trạng nước thải chăn nuôi của xã. Dựa trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của loài cây này. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về nước thải chăn nuôi Ở nước ta nước thải chăn nuôi đang trở thành một vấn nạn. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn, vài tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí. Do vậy mà việc xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được quan tâm hơn bởi các cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng và của chính những người chăn nuôi. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt các biến thể virus từ các bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh có thể lây lan đến con người. 1.1.1. Nguồn phát thải ô nhiễm Chất thải sinh ra do hoạt động chăn nuôi bao gồm ở dạng rắn, lỏng như: phân, thức ăn rơi vãi, nước tiểu, nước rửa chuồng, … và khí thải chăn nuôi thải ra. Mặt khác, khối lượng chất thải sinh ra từ vật nuôi phụ thuộc vào chủng loại, giống, giai đoạn sinh trưởng, chế độ dinh dưỡng và phương thức vệ sinh chuồng trại. 1.1.2. Thành phần chất thải chăn nuôi 1.1.2.1. Chất thải rắn Phân Phân là chất thải rắn do vật nuôi bài tiết ra mỗi ngày, ở dạng rắn hoặc lỏng. Thành phần phân chủ yếu gồm nước (56 – 83%) và các chất dinh dưỡng N, P, K dưới dạng các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Tuỳ vào độ tuổi, chế độ dinh dưỡng mà số lượng, thành phần của phân khác nhau. Ngoài ra, trong phân cũng như phân gia súc còn chứa rất nhiều virus, ấu trùng, trứng giun sán… có hại cho sức khoẻ của con người và gia súc. Các loại này có thể tồn 3 tại vài ngày đến vài tháng trong phân, trong nước thải và trong đất.[1] Xác gia súc Chúng có đặt tính phân huỷ sinh học, bốc mùi hôi thối lan nhanh trong không khí và cũng như tác nhân truyền bệnh cho người và vật nuôi. Do đó, chuồng trại nơi có vật nuôi chết cần phải vệ sinh và khử trùng. Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y Các vật dụng, chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ như bao bì, kim tiêm, thuốc thú y, … cũng là một nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm môi trường. Thức ăn thừa, các chất thải khác Trong những trường hợp chăn nuôi dùng ổ lót như rơm rạ, vải, … sau một thời gian sử dụng phải bỏ đi vì những chất thải này có thể mang theo phân, nước tiểu và vi sinh vật gây bệnh. Thức ăn thừa từ chăn nuôi cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường vì hầu hết đều là chất hữu cơ dễ phân huỷ như cám , ngũ cốc, tôm, … và trong tự nhiên những chất này bị phân huỷ sinh ra mùi khó chịu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 1.1.2.2. Nước thải Nước tiểu Nước tiểu có thành phần chủ yếu là nước (chiếm trên 90% tổng khối lượng nước tiểu), ngoài ra còn có một lượng lớn Nitơ (chủ yếu dưới dạng Urê) và photpho. Và khi nước tiểu được động vật bài tiết ra ngoài, trong điều kiện có oxy ở môi trường , chúng dễ dàng phân huỷ tạo thành ammoniac gây mùi khó chịu. Thành phần nước tiểu thay đổi tuỳ thuộc vào loại gia súc, tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu.[1] Nước rửa chuồng và tắm gia súc Đây là một nguồn ô nhiễm rất nặng, chứa các hữu cơ, vô cơ có trong phân, nước tiểu và thức ăn, … tuỳ vào cách thức vệ sinh chuồng trại cũng như độ tuổi và chế độ ăn của heo mà mức độ ô nhiễm của nước thải khác nhau. Nước thải chăn nuôi không chứa các chất độc hại như nước thải công nghiệp (acid, kiềm, kim loại nặng, chất oxy hoá, …) nhưng chứa rất nhiều 4 loại ấu trùng, vi trùng, trứng giun sán có trong phân. 1.1.2.3. Khí thải Các khí thải ra trong chuồng nuôi, tại các bãi, hầm chứa chất thải như NH 3 , H 2 S, CH 4 , CO 2 , … là sản phẩm của quá trình phân huỷ kị khí và hiếu khí các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân và nước tiểu).[2] Nồng độ các khí này khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, …) và cách thức thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải. 1.1.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường Với những tính chất đã mô tả như trên, chất thải chăn nuôi nếu không được xử lý trước khi thải vào môi trường sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, nhất là trong trường hợp chăn nuôi ở quy mô lớn. Chất thải chăn nuôi sẽ đe dọa đến cả môi trường đất, nước và không khí. 1.1.3.1. Ô nhiễm môi trường nước Chất thải chăn nuôi không được xứ lý hay xử lý không triệt để và được thải vào các ao, hồ, sông, rạch,… sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Bởi nó chứa nhiều chất hữu cơ, khi thải vào môi trường nước, các vi sinh vật hiếu khí phải sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ các chất này, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước, dẫn đến suy giảm chất lượng nước. Mặt khác chất thải chăn nuôi chứa nhiều chất dinh dưỡng nên chúng gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá gây ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật trong môi trường tiếp nhận. Bên cạnh đó, nước là môi trường thích hợp cho các loài sinh vật gây bệnh tồn tại trong phân phát triển. Không những thế chất thải sẽ thấm xuống đất, đi vào nước ngầm làm ô nhiễm môi trường nước ngầm, nhất là các giếng mạch nông gần chuồng gia súc hay hố chứa chất thải mà không có hệ thống thoát nước an toàn. 1.1.3.2. Ô nhiễm môi trường không khí Môi trường không khí ở khu vực chuồng trại và xung quanh cơ sở chăn nuôi luôn có mùi rất đặc trưng và đây sẽ là một tác nhân ô nhiễm rất khó 5 chịu nếu không có biện pháp quản lý đúng cách. Các khí gây mùi chủ yếu từ quá trình phân huỷ yếm khí chất thải chăn nuôi như NH 3 , H 2 S, … trong thành phần khí thải ra từ chăn nuôi còn có chứa một lượng đáng kể CO 2 và CH 4 . Tất cả các khí này tồn tại trong môi trường không khí của khu vực chăn nuôi tạo nên một mùi đặc trưng hôi thối rất khó chịu, ở nồng độ cao chúng có thể gây ngạt, kích thích niêm mạc mắt và mũi, gây choáng váng nhức đầu, gây nổ,… 1.1.3.3. Ô nhiễm môi trường đất Trong chất thải chăn nuôi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như nitơ, photpho. Nếu thải vào đất không hợp lý hoặc sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng, cây sử dụng không hết sẽ có tác dụng ngược lại. + Phú dưỡng hoá đất: lượng chất hữu cơ dư thừa sẽ làm cho đất bão hoà và quá bão hoà dinh dưỡng, gây mất cân bằng sinh thái và thoái hoá đất. Đây là một trong những nguyên nhân gây chết cây dẫn đến giảm năng suất và san lượng cây trồng. Ngoài ra, khi trong đất dư thừa chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng rửa trôi và thấm làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. + Vi sinh vật và mầm bệnh: phân và nước tiểu của gia súc có chứa rất nhiều loại vi trùng, trứng giun sán … gây bệnh cho người và vật nuôi. Các tác nhân gây bệnh này có thể tồn tại rất lâu trong đất nên chúng có nguy cơ phát tán vào không khí, nước ngầm, nước mặt theo chuỗi thức ăn để gây bệnh. 1.2. Tổng quan về thực vật thủy sinh Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã có nhiều biện pháp xử lý những nguồn nước bị ô nhiễm. Trong đó nổi bật là công nghệ xử lý nước bằng thực vật. Công nghệ này đã được nhiều nơi áp dụng và bước đầu thu được những kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về công nghệ xử lý ô nhiễm bằng thực vật. Trong một số tài liệu, các nhà khoa học đã bước đầu đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này. Theo quan điểm của một tác gải trình bày trên website Arabidopsis.info công nghệ xử lý ô nhiễm bằng thực vật là việc tận dụng quá trình sinh trưởng 6 của chúng để làm giảm và/hoặc loại bỏ chất ô nhiễm có trong đất, nước, trầm tích và không khí bị ô nhiễm. Theo Salt và cộng sự, công nghệ xử lý ô nhiễm bằng thực vật được hiểu là việc sử dụng các lài thực vật để loại bỏ chất ô nhiễm tỏng môi trường hoặc làm cho các chất ô nhiễm đó ít độc hơn ( I.D.pulford và C.Wastson). Theo từ điển bách khoa toàn thư, xử lý ô nhiễm bằng thực vật được hiểu là biện pháp xử lý các vấn đề môi trường thông qua việc sử dụng các loài thực vật. Mặc dù cách diễn đạt của các quan điểm này khác nhau nhưng chúng ta có thể hiểu công nghệ xử lý ô nhiễm bằng thực vật là việc sử dụng các loài thực vật thích hợp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. 1.2.1. Vai trò của thực vật thủy sinh Thực vật thủy sinh là các loài sinh trưởng trong môi trường nước. Nó có thể gây nên một số bất lợi cho con người do việc phát triển nhanh và phân bố của chúng. Tuy nhiên, trong việc xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải ô nhiễm N, P thì nó lại có vai trò quan trọng mà chúng ta cần quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn để vận dụng khả năng này của chúng một cách hiệu quả nhất. [3] Trong quá trình xử lý nước thải có trồng các thực vật thủy sinh thì những thực vật này sẽ làm giảm hàm lượng chất ô nhiễm thông qua các tác động trực tiếp hay tác động gián tiếp. Tác động trực tiếp của các thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải là khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ môi trường để cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng, từ đó làm giảm các chất ô nhiễm trong nước. Trong xử lý nước thải người ta sử dụng thực vật trôi nổi do có bộ rễ phát triển rộng trong nước có khả năng hấp thụ các chất lơ lửng trên bề mặt bộ rễ làm giảm độ đục, TSS, qua đó cũng làm giảm BOD. Tác động giản tiếp của nó là: thực vật thủy sinh giống như một nơi trú ngụ của các VSV. Rễ càng dài, càng rộng và xốp thì VSV cư trú càng nhiều. Đây sẽ là nơi cho các VSV sinh trưởng và phát triển. Đồng thời cũng bảo vệ 7 chúng khỏi những tác động có từ các bức xạ mặt trời. Các thực vật sinh mọc đứng trong nước có tác dụng làm giảm tốc độ của nước, tạo điều kiện cho các chất lơ lửng lắng xuống đáy, làm tăng thời gian tiếp xúc của các chất trong nước với các VSV và bề mặt thực vật. Do đó sẽ làm tăng hiệu quả xử lý. Ngoài ra, thực vật thủy sinh còn có khả năng hấp thụ O 2 từ những bộ phận phía trên và vận chuyển qua các mô khí quyển qua các mô khí xuống bộ phận phía dưới. Do vậy mà ngay phía dưới rễ cây, DO trong nước cao hơn ở ngoài rễ cây, tạo điều kiện cho các VSV hiếu khí sống bám trên rễ cây oxi hóa các chất hữu cơ NO 3 - , NH 4 + và làm tăng quá trình phản ứng Nitrat hóa. Điều này cũng có nghĩa cây nào rễ chùm thì khả năng xử lý càng tốt vì VSV hiếu khí bám trên đó càng nhiều.[3] Nhờ khả năng xử lý đáng kể hàm lượng các chất TSS, BOD, N, P và một số kim loại nặng nên ngoài việc tận dụng các vùng đất tự nhiên với hệ thực vật sẵn có, người ta còn xây dựng vùng đất ngập nước với việc lựa chọn một số loài thực vật có khả năng hấp thụ cao các chất ô nhiễm vào xử lý nhiều loại nước thải khác nhau như: nước thải sinh hoạt, nước thải giết mổ gia súc, nước rỉ rác…. Ngoài việc sử dụng các thực vật trong xử lý nước thải còn giảm nguy cơ xói mòn do giảm tác động của gió, sóng và nước chảy, góp phần cải thiện chất lượng môi trường thêm trong lành, tạo môi trường sống cho các động vật lưỡng cư, chim nước, cá nước…. Đặc biệt, khi ngân sách nhà nước dành cho môi trường còn hạn hẹp, áp dụng các phương pháp xử lý nước thải khác tuy hiệu quả nhưng chi phí cao thì đây là một giải pháp hết sức tiết kiệm, đơn giản và có ý nghĩa sinh thái cao. 1.2.2. Phân loại các nhóm thực vật thủy sinh Các loại thực vật thuỷ sinh tuy không đa dạng bằng các loài phát triển trên cạn, nhưng thực vật thuỷ sinh cũng phát triển phong phú ở nhiều nơi trên trái đất đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nóng ẩm nhưng vùng xích đạo, cận xích đạo. 8 Thực vật thuỷ sinh được sử dụng để xử lý nước ô nhiễm có thể chia làm 3 loại: nhóm thực vật ngập nước, nhóm thực vật trôi nổi và nhóm thực vật nửa ngập nước. 1.2.2.1. Nhóm thực vật thuỷ sinh ngập nước Là những thực vật sống trong lòng nước (phát triển dưới mặt nước). Chúng tiến hành quang hợp hay các quá trình trao đổi chất hoàn toàn trong nước. 1.2.2.2. Nhóm thực vật trôi nổi Thực vật trôi nổi phát triển rất nhiều ở các nước trong vùng nhiệt đới. Các loài thực vật này phát triển trên bề mặt nước, bao gồm hai phần, phần lá và thân mềm nổi trên bề mặt nước. Phần dưới nước là rễ, rễ các loài thực vật này là rễ chùm. Chúng phát triển trong lòng môi trường nước, nhận các chất dinh dưỡng trong nước và chuyển lên lá, thực hiên các quá trình quang hợp. Các loài thực vật trôi nổi phát triển và sinh sản rất mạnh, chúng có thể gây ra những vấn nạn sinh khối. Nhóm thực vật này bao gồm ba loài sau: bèo lục bình (water hyacinth), bèo tấm (duck week), rau diếp nước(water lettuce). Khi thực vật loại này chuyển động sẽ kéo theo rễ chúng quét trong lòng nước, các chất dinh dưỡng sẽ thường xuyên tiếp xúc với rễ và được hấp thụ qua rễ. Mặc khác, rễ của chúng như những giá thể tuyệt vời để VSV bám vào đó, phân huỷ hay tiến hành quá trình vô cơ hoá các chất hữu cơ trong nước thải. So với thực vật ngập nước, thực vật trôi nổi có khả năng xử lý các chất ô nhiễm rất cao. 1.2.2.3. Nhóm thực vật nửa ngập nước Đây là loài thực vật có rễ bám vào đất và một phần thân ngập trong nước. Một phần thân và toàn bộ lá của chúng lại nhô hẳn trên bề mặt nước. Phần rễ bám vào đất ngập trong nước, nhận các chất dinh dưỡng có trong đất, chuyển chúng lên lá trên mặt nước để tiến hành quá trình quang hợp. Các loài thân cỏ thuộc nhóm này bao gồm: cỏ đuôi mèo (cattails), sậy (reed), cỏ lõi bấc (bulrush). 9 1.2.3. Ảnh hưởng của N, P tới sự sinh trưởng và phát triển của thực vật 1.2.3.1. Ảnh hưởng của N Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. Thực vật rất nhạy cảm với N. - Thiếu N: cây sinh trưởng kém, chlorphyll không được tổng hợp đầy đủ, lá vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, sút giảm hoạt động quang hợp và tích lũy, đồng thơi giảm năng suất. Rễ kém phát triển nên chịu hạn kém, thân non mềm dễ đổ, rễ thối làm mất khả năng chống úng. - Thừa N: điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sinh trưởng, khả năng phát triển của thực vật. Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng nhanh nhưng mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ đổ, suy giảm năng suất. 1.2.3.2. Ảnh hưởng của P - Thiếu P: điều này sẽ làm giảm tốc độ hấp thụ O 2 , làm biến đổi hoạt tính enzyme tham gia vào quá trình hô hấp. Ngoài ra, còn gia tăng quá trình phân giải các chất hữu cơ chứa P, polisacarit, quá trình tổng hợp protein và nucleic tự do bị ức chế. Lá cây trở nên xanh lục xen lẫn các màu vàng tía hay màu đồng thau. Phiến lá trở nên hẹp và lá bé. Cây ngừng sinh trưởng, quá trình phát triển chậm lại. Vào giai đoạn nảy mầm, cây rất nhạy cảm với sự thiếu P. - Thừa P: Gây nên hiện tượng thiếu một số nguyên tố vi lượng, đặc biệt rõ nhất là Zn. 1.2.4. Ưu và nhược điểm của phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh Nước thải có lượng COD, BOD 5 cao và chứa nhiều kim loại nặng, các chất độc hại không thể áp dụng thực vật thủy sinh để xử lý các loại nước thải có hàm lượng COD, BOD 5 thấp và không chứa các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến sinh lý thực vật. Thực vật thủy sinh đã được sử dụng nhiều trong xử lý nước thải ở nhiều nước. Sau một thời gian sử dụng thực vật thủy sinh vào quá trình xử lý nước thải, các nhà khoa học rút ra được những ưu điểm và 10 [...]... nhau và so sánh với tiêu chuẩn của nhà nước quy định về nước thải trước khi được xả thải ra ngoài môi trường để biết mức độ ô nhiễm của nguồn nước tại địa điểm nghiên cứu và biết được khả năng xử lý nước thải của cây rau Dừa nước - Công thức tính hiệu suất quá trình: H(%) = (trước xử lý – sau xử lý) * 100/ (trước xử lý) - Do không có quy chuẩn về nước thải chăn nuôi nên đề tài đã sử dụng bộ quy chuẩn... sinh” đã xác định được khả năng làm sạch nước thải của loài cây này Qua nhiều nghiên cứu và tìm hiều thì cây RDN có khả năng xử lý nước thải rất tốt Hiện nay, ở xã Hải Lựu chưa có hộ gia đình nào áp dụng mô hình xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây RDN Qua quan sát và điều tra ban đầu, tại khu vực này rất nhiều RDN Nghiên cứu về khả năng xử lý nước thải chăn nuôi tại xã Hải Lựu của cấy RDN với mong muốn... sởi, mụn nhọt.[4] • Làm thức ăn nuôi lợn, phân ủ chuồng 1.3.2 Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải bằng cây RDN Việc sử dụng RDN để xử lý nước thải chưa được sử dụng nhiều vì nó chưa phổ biến nhưng hiệu quả xử lý nước thải của RDN rất hiệu quả Khi được áp dụng rộng rãi sẽ tạo cảnh quan môi trường đẹp mắt Chúng có khả năng xử lý các chất hữu cơ nên ứng dụng xử lý nước thải chứa nhiều chất hữu cơ Hiện... Chi phí xử lý nước thải thấp, đơn giản, dễ áp dụng trong khi hiệu quả lại - tương đối cao; Thích hợp cho xử lý nước thải chăn nuôi với lưu lượng lớn và ô nhiễm chủ - yếu là chất hữu cơ; Xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh còn tạo ra những giá trị cảnh quan - đẹp trong khu vực; Ngoài chức năng chính xử lý nước thải ô nhiễm, một số loài thực vật thủy sinh còn được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi; ... cứu Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dụng sau: - Thực trạng môi trường nước thải chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu - Khả năng xử lý nước thải chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu của cây Rau dừa nước - Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu 15 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp đánh giá nhanh môi trường có sự... loài cây này làm giá bám cho vi khuẩn phát triển, lọc và hấp thụ các loại chất thải rắn, giảm hiện tượng tảo nở hoa trên các ao nước thải khi được trồng thí điểm tại các ao nuôi Thí nghiệm “So sánh hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng rau Dừa (Jussiaea repens) và rau Muống (Ipomoea aquatic Forrsk)” năm 2007 được thực hiện tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang nhằm đánh giá khả năng xử lý nước thải bằng. .. nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về khả năng năng xử lý nước thải 12 của loài cây này Đề tài “Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý – hóa sinh và khả năng xử lý nước thải lò mổ của rau Dừa nước (Jussiaea repens L)” của Võ Thị Mai Hương, Trần Thanh Tùng, Trường ĐH khoa học, ĐH Huế, năm 2008 cho thấy hiệu quả xử lý nước thải của RDN rất cao Cụ thể là hiệu quả xử lý COD là 89,12%; BOD5 là 61,27%; N tổng là 96,82%;... sát khả năng hấp thụ kim loại chì (Pb) tỏng nước thải bằng cây rau Dừa nước của Hồ Thị Hồng Phúc, năm 2009 Thí nghiệm dùng RDN để xử lý nước thải chăn nuôi của Vũ Thụy Quang, sinh viên ngành Môi trường, trường ĐH Cần Thơ Cây RDN có sự tăng trưởng mạnh khi sống trong nước thải đậm đặc, than và lá cùng với màu sắc có màu xanh đậm hơn so với cây trồng trong nước sạch Các kết quả cho thấy nồng độc các... nghiệm + Đề xuất phương án sử dụng cây Rau dừa nước để xử lí nước thải chăn nuôi tai khu vực nghiên cứu 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là các nguồn nước thải chủ yếu là nước thải chăn nuôi tại khu vực xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm vi nghiên cứu: đề tài khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nước thải thông qua các chỉ tiêu hóa – lý sau: pH, độ đục, TSS, COD,... xã Kết quả điều tra về sự ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến cây trồng của người dân được biểu diễn ở biểu đồ 4.3 Việc xả thải tràn lan nước thải chăn nuôi ra kênh, mương rồi nước thải đi vào đồng ruộng khiến cây trồng của người dân trong xã bị ảnh hưởng không hề nhỏ Qua biểu đồ trên cho thấy, tới 47% người dân cho rằng nước thải chăn nuôi ảnh hưởng nhiều đến cây trồng của họ, 41% là ảnh hưởng ít,