Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD)

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây rau dừa nước (Trang 44 - 45)

Kết quả phân tích thông số BOD5 trong các mẫu nước nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.8 và thể hiện qua biểu đồ 4.8

Bảng 4.8. Kết quả phân tích BOD5 trong các mẫu nước nghiên cứu

Mẫu

BOD5 của nước thải ở các lần nghiên cứu (mg/l) Lần 1 (sau 0 ngày) Lần 2 (sau 20 ngày) Lần 3 (sau 42 ngày) Lần 4 (sau 63 ngày) BOD5 H (%) BOD5 H (%) BOD5 H (%)

Mẫu 0 248 18 92,74 13 94,76 24 90,32

Mẫu 1 248 96 61,29 18,5 92,54 13,5 94,56

Mẫu 2 248 49 80,24 15,5 93,75 14 94,35

Mẫu 3 248 32 87,1 32,5 86,9 41,5 83,27

Biểu đồ 4.8. Sự thay đổi BOD5 trong các mẫu nước thải ở các lần làm phân tích

Trong thời gian nghiên cứu, giá trị BOD5 đã có sự thay đổi rõ rệt.

Ở lần phân tích mẫu nước thải ban đầu chưa qua xử lý bằng RDN, giá trị BOD5 của cả 4 mẫu nước là 248 mg/l vượt quá tiêu chuẩn 5,5 lần. Chứng tỏ nguồn nước thải tại khu vực chăn nuôi đang bị ô nhiễm. Lần phân tích thứ nhất và thứ 2, giá trị thông số BOD5 của các mẫu nước thải giảm mạnh. Đến lần phân tích thứ 3 sau 62 ngày nghiên cứu, duy nhất có hiệu suất xử lý BOD5

của mẫu 3 giảm xuống. Tuy nhiên giá trị BOD5 vẫn nằm dưới đường biểu diễn Cmax. Nhìn vào số liệu trong bảng 4.8 cho hiệu suất xử lý BOD5 ở mẫu 1 có xu hướng tăng lên so với các mẫu còn lại.

Điều này chứng tỏ RDN xử lý tốt chỉ tiêu BOD5 trong khoảng thời gian 63 ngày với tỉ lệ sinh khối cây 200g/20l nước thải chăn nuôi. Nếu trong khoảng thời gian ngắn, thì sử dụng RDN với sinh khối lớn là hợp lý nhưng lưu ý không sử dụng RDN để xử lý trong thời gian dài tác dụng sẽ ngược lại. Như vậy, hiệu quả xử lí BOD5 phụ thuộc cả sinh khối của cây RDN và thời gian xử lý.

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây rau dừa nước (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w