Nhu cầu oxi hóa học (COD)

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây rau dừa nước (Trang 45 - 48)

Kết quả phân tích thông số COD trong các mẫu nước nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.9 và thể hiện qua biểu đồ 4.9

Bảng 4.9. Kết quả phân tích COD trong các mẫu nước nghiên cứu

Mẫu

COD của nước thải ở các lần nghiên cứu (mg/l) Lần 1 (sau 0 ngày) Lần 2 (sau 20 ngày) Lần 3 (sau 42 ngày) Lần 4 (sau 63 ngày)

COD H (%) COD H (%) COD H (%)

Mẫu 0 3456 288 91,67 288 91,67 288 91,67

Mẫu 1 3456 288 91,67 672 80,56 192 94,44

Mẫu 2 3456 192 94,44 192 94,44 192 94,44

Mẫu 3 3456 288 91,67 96 97,22 96 97,22

Cmax 135 135 - 135 - 135 -

Biểu đồ 4.9. Sự thay đổi COD trong các mẫu nước thải ở các lần làm phân tích

Thông qua các số liệu ở bảng biểu 4.9 và biểu đồ 4.9 cho thấy, giá trị thông số COD của nước thải giảm mạnh sau khi xử lý bằng rau Dừa nước.

Sau 63 ngày nghiên cứu, giá trị COD giảm mạnh. Và chỉ có duy nhất mẫu 3 có sinh khối rau lớn nhất (600g), giá trị chỉ tiêu COD nhỏ hơn TC cho phép 1,41 lần sau khi xử lý bằng RDN, hiệu suất xử lý rất cao 97,22 %. Sự giảm nhanh COD có thể do lá và thân rau Dừa nước đã che phủ, ngăn không cho ánh sáng mặt trời xuống lớp nước phía dưới, vì vậy tảo không có đủ thức ăn và ánh sáng để phát triển, sinh khối tăng chậm dẫn đến lượng COD giảm mạnh. Điều này chứng tỏ, với khối lượng sinh khối rau càng lớn khả năng xử lý COD trong nước thải chăn nuôi càng cao.

Kết quả phân tích cũng cho thấy RDN có khả năng xử lý tốt chỉ tiêu

COD trong thời gian 63 ngày với tỉ lệ sinh khối rau là 600g/20 lít nước thải.

4.3.6. Hàm lượng NH4+

Kết quả phân tích hàm lượng NH4+ trong các mẫu nước nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.10 và thể hiện qua biểu đồ 4.10

Bảng 4.10. Kết quả phân tích hàm lượng NH4+ trong các mẫu nước nghiên cứu

Mẫu

Hàm lượng NH4+ ở lần nghiên cứu (mg/l) Lần 1 (sau 0 ngày) Lần 2 (sau 20 ngày) Lần 3 (sau 42 ngày) Lần 4 (sau 63 ngày) NH4+ H (%) NH4+ H (%) NH4+ H (%) Mẫu 0 172,6 44,44 74,25 23,65 86,29 6,098 96,47 Mẫu 1 172,6 98,64 42,85 59,15 65,72 2,276 98,68 Mẫu 2 172,6 110,8 35,77 6,35 96,32 3,281 98,1 Mẫu 3 172,6 108 37,44 55,6 67,78 3,46 98 Cmax 9 9 - 9 - 9 -

Biểu đồ 4.10. Sự thay đổi hàm lượng NH4+ trong các mẫu nước thải ở các lần làm phân tích

Nhìn vào bảng biểu và biểu đồ về sự thay đổi hàm lượng NH4+ qua các đợt nghiên cứu, nhận thấy rằng:

Sau 20 ngày đầu, hàm lượng NH4+ giảm không đáng kể, thậm chí vẫn vượt mức TC cho phép, hệ số pha loãng khi phân tích mẫu F = 100. Tuy nhiên sau 42 ngày, số lố liệu đã thay đổi rõ rệt. Rõ nhất là mẫu 2, hàm lượng amoni của nước thải chăn nuôi đã đạt TC cho phép nhỏ hơn 52,59 lần so với

mẫu nước thải ban đầu sau khi được xử lý bằng RDN, với F = 50 và thu được hiệu suất xử lý đạt 96,32 %. Lần phân tích cuối cùng sau 63 ngày nghiên cứu, chỉ tiêu hàm lượng NH4+ ở tất cả các mẫu nước thải đều giảm đến dưới TC cho phép với hệ số pha loãng giảm xuống F = 5. Trong đó mẫu 1 với tỉ lệ sinh khối RDN là 200g/20l, có hiệu suất xử lý cao nhất.

Như vậy rõ ràng RDN có khả năng xử lý tốt vấn đề về NH4+ của nước thải chăn nuôi. Theo kết quả nghiên cứu thu được ở trên thì với tỉ lệ sinh khối cây 200g/20l, thời gian xử lý trong 63 ngày đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây rau dừa nước (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w