Hàm lượng PO43-

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây rau dừa nước (Trang 48 - 50)

Kết quả phân tích Hàm lượng PO43-trong các mẫu nước nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.11 và thể hiện qua biểu đồ 4.11

Bảng 4.11. Kết quả phân tích Hàm lượng PO43-trong các mẫu nước nghiên cứu

Mẫu

Hàm lượng PO43- ở các lần nghiên cứu (mg/l) Lần 1 (sau 0 ngày) Lần 2 (sau 20 ngày) Lần 3 (sau 42 ngày) Lần 4 (sau 63 ngày) PO43- H (%) PO43- H (%) PO43- H (%) Mẫu 0 130,2 71,05 45,437 63,19 51,469 19,79 84,803 Mẫu 1 130,2 67,82 47,912 73,36 43,658 22 83,101 Mẫu 2 130,2 62,89 51,701 58,26 55,259 20,8 84,029 Mẫu 3 130,2 73,46 43,581 75,48 42,034 23,31 82,096 Cmax 5,4 5,4 5,4 5,4

Biểu đồ 4.11. Sự thay đổi Hàm lượng PO43-trong các mẫu nước thải ở các lần làm phân tích

Từ kết quả thu được cho thấy hàm lượng PO43- trong nước thải chăn nuôi đã giảm sau khi qua xử lý bằng RDN.

Sau 43 ngày, hàm lượng PO43-trong nước thải giảm không đáng kể. Đến lần phân tích cuối cùng, giá trị này giảm đi rõ rệt. Qua bảng 4.12 và biểu đồ 4.11, nhìn thấy mẫu 2 có khả năng xử lý chỉ tiêu PO43- tốt nhất trong tổng thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên tất cả các giá trị đều chưa đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép.

So sánh các hiệu suất xử lý chỉ tiêu PO43-, chứng tỏ đối với chỉ tiêu hàm lượng PO43- thì RDN xử lý khá tốt với tỉ lệ sinh khối rau 400g/20l và trong thời gian 63 ngày.

Nhận xét chung:

Sau hơn 2 tháng theo dõi và phân tích các thông số về chất lượng nước thải tại khu vực nghiên cứu đã đánh giá được khả năng xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây RDN hiệu quả. Tuy nhiên đối với mỗi thông số khả năng xử lý là khác nhau. Cụ thể:

RDN có khả năng xử lý tốt nhất chỉ tiêu NH4+ (đối với mẫu thí nghiệm 2). Trong thời gian xử lý chỉ tiêu pH vẫn nằm trong khoảng giới hạn cho phép. Còn lại các chỉ tiêu: độ đục, TSS, COD, BOD5, PO43- khả năng xử lý phụ thuộc nhiều vào thời gian và sinh khối RDN.

Bảng 4.12. Điều kiện thời gian và sinh khối RDN tốt nhất để xử lý tốt các chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi

STT Chỉ tiêu Thời gian xử lý (ngày) Sinh khối cây RDN (g) Hiệu suất xử lý (%) Tiêu chuẩn 1 Độ đục 42 200 97,41 Đạt 2 TSS 20 200 - 400 - 600 84,77 Không đạt 3 COD 63 600 94,44 Đạt 4 BOD5 63 200 94,56 Đạt 5 NH4+ 63 200 98,68 Đạt 6 PO43- 63 400 84,029 Chưa đạt

Số liệu thống kê ở bảng biểu 4.12 cho thấy, trong các công thức thí nghiệm thì hiệu quả xử lý của RDN tốt nhất với tỉ lệ sinh khối rau là 200g/20l nước thải chăn nuôi.

Thông số đạt mức tiêu chuẩn sau khi được xử lý bằng RDN chiếm trên 70% tổng thông số nghiên cứu.

Tất cả đều chứng tỏ khả năng xử lý nước thải chăn nuôi của cây RDN là hiệu quả.

Trong các mẫu nghiên cứu, mẫu đối chứng (M0) cũng có khả năng tự xử lý các thông số môi trường đã khảo sát. Do vậy, trong phương án sử dụng cây rau dừa nước để xử lý ô nhiễm nước, cần tận dụng khả năng tự xử lý này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng cây RDN trong xử lý nước thải chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây rau dừa nước (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w