KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây rau dừa nước (Trang 54 - 55)

Đồng, mương, kênh, rạchnhiễm nước thải chăn nuôi nhưng cần lựa chọn điều kiện tối ưu về thời gian

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đi đến một số kết luận sau đây: 1. Xã Hải Lựu – Sông Lô – Vĩnh phúc có khoảng 70% trang trại và gia đình

chăn nuôi lợn, gà. Nước thải chăn nuôi chiếm đền 75% lượng nước thải toàn xã. Trong đó nước thải chưa qua xử lí chiếm 65% còn lại là đã qua xử lí bằng công nghệ khí sinh học Biogas, tuy nhiên lượng chất thải qua xử lí cũng ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới môi trường.

2. Theo đánh giá của người dân, nước thải chăn nuôi tại xã Hải Lựu hiện đang gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, cây trồng và vật nuôi. Trong đó có 42% người dân được phỏng vấn đưa ra ý kiến nước thải chăn nuôi ở đây gây ô nhiễm nặng, 48% cho rằng nước thải chăn nuôi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người, 47% đánh giá nước thải chăn nuôi ảnh hưởng nhiều đến cây trồng, và 54% trong tổng số nguời dân được phỏng vấn cho biết nước thải chăn nuôi tại đây được sử dụng cho hoạt động nông nghiệp. Từ đó, nhận thấy nước thải chăn nuôi ở xã Hải Lựu đang bị ô nhiễm và cần được xử lý.

3. Nước thải chăn nuôi ở xã Hải Lựu bị ô nhiễm thể hiện qua các thông số: COD vượt tiêu chuẩn 25,6 lần, BOD5 vượt 5,51 lần, NH4+ vượt 19,18 lần, PO43-

vượt 24,11 lần. TSS cũng vượt tiêu chuẩn 7,3 lần. Chỉ có chỉ tiêu pH vẫn nằm trong mức tiêu chuẩn cho phép.

4. Cây RDN đã xử lý nước thải chăn nuôi khá tốt. RDN xử lý tốt nhất chỉ tiêu NH4+

trong 63 ngày nghiên cứu với tỉ lệ sinh khối rau 600g/20l nước thải chăn nuôi. Qua 2 tháng nghiên cứu, hiệu suất xử lý chỉ tiêu BOD5 là 96,56%; chỉ tiêu COD là 94,44%; chỉ tiêu PO43- là 84,029% nhưng hàm lượng chỉ tiêu này vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Trong thời gian xử lý nước thải chăn nuôi bằng RDN, thông số pH vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Các thông số còn lại như TSS, độ đục hiệu suất xử lý thấp khi thời gian xử lý dài ngày.

5. Để xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây rau Dừa nước có hiệu quả, trước khi xử lý nước thải chăn nuôi bằng RDN phải cho qua bể lắng với thời gian đề xuất là từ 10 ngày đến 20 ngày để lắng một số tạp chất xuống đáy và tận dụng

khả năng tự xử lý của nước thải sẽ làm tăng hiệu quả xử lý. Sau đó nên áp dụng xử lý trong khoảng 20 ngày với tỉ lệ sinh khối cây 2– 3kg/1m3 nước thải. 6. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích, đề tài đã đề xuất biện pháp về công nghệ và chính sách tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi của câu RDN.

5.2. Tồn tại

Do trình độ chuyên môn, thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài của nhóm còn những tồn tại sau:

- Các thông số để sử dụng đánh giá hiệu quả xử lý của cây rau Dừa nước còn chưa thật đầy đủ. Để đánh giá được một cách toàn diện khả năng xử lý nước thải chăn nuôi của cây RDN cần xác định thêm một số chỉ tiêu môi trường như Coliform tổng số.

- Thời gian vận chuyển mẫu thí nghiệm từ khu vực về phòng thí nghiệm còn gây ra những sai số trong quá trình phân tích

- Số lượng trong bố trí thí nghiệm chưa nhiều.

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây rau dừa nước (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w