người dân
Trong vòng 5 năm trở lại đây, các mô hình chăn nuôi lợn vừa và nhỏ của các hộ gia đình tại xã Hải Lựu đã và đang rất phát triển mang lại nguồn lợi nhuận kinh tế cao, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. Người dân trong xã đang tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi đồng nghĩa với việc đó là những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Tính trên địa bàn xã có khoảng 70% trang trại và gia đình chăn nuôi lợn, gà. Nước thải chăn nuôi chiếm đền 75% lượng nước thải toàn xã. Trong đó nước thải chưa qua xử lí chiếm 65% còn lại là đã qua xử lí bằng công nghệ khí sinh học Biogas, tuy nhiên lượng chất thải qua xử lí cũng ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới môi trường. Tất cả các lượng thải này đều theo các ống dẫn ra cánh đồng, kênh, rạch. Gây ô nhiễm nguồn nước tưới, ảnh hưởng đến các mục đích sử dụng khác của bà con nhân dân.
Nhóm chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn qua phiếu điều tra và đã phát ra 40 phiếu ở xã Hải Lựu về thực trạng nước thải trên địa bàn 5 thôn: Làng Len, Đồng Chổ, Đồng Soi, Thắng Lợi, Lòng Thuyền. Số liệu điều tra được tổng hợp ở bảng 4.1.
Bảng 4.1.Số liệu điều tra ý kiến người dân về nguồn nước thải chăn nuôi tại xã Hải Lựu – Sông Lô – Vĩnh Phúc.
Thôn
Ý kiến của người dân về nguồn nước thải chăn nuôi (tính theo số phiếu) Mức độ gây ô nhiễm Ảnh hưởng sức khỏe Ảnh hưởng đến cây
trồng Sử dụng nguồn nước thải Không ô nhiễm Ô nhiễ m nặng Ô nhiễ m nhẹ Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng nhiều Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng nhiều Không sử dụng Nông nghiệp Sin h hoạt Biogas Lòng Thuyền 2 6 2 2 3 7 1 3 8 1 8 0 1 Đồng Chổ 1 3 7 1 4 4 1 6 4 2 6 0 3 Đồng Soi 1 7 5 1 3 7 0 3 4 2 4 0 2 Thắng Lợi 1 1 5 2 5 3 2 4 7 3 6 0 1 Làng len 2 4 3 1 4 3 1 5 1 3 3 0 5 % 14 42 44 14 38 48 10 42 48 22 54 0 24
Qua ý kiến đánh giá của người dân về tình hình nước thải chăn nuôi tại
5 thôn cũng có sự khác nhau.
- Về mức độ ô nhiễm: 60% người dân thôn Lòng Thuyền được phỏng vấn đánh giá nước thải chăn nuôi ở địa phương có gây ô nhiễm nặng, còn ở thôn Thắng Lợi chỉ có 14,28% cho rằng nước thải chăn nuôi ở đây có gây ô nhiễm môi trường nặng và 71,42% cho rằng nước thải gây ô nhiễm ở mức độ nhẹ.
- Về ảnh hưởng tới sức khỏe của nước thải chăn nuôi, tỉ lệ người dân được phỏng vấn nhận xét nước thải có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người cũng lớn nhất ở thôn Lòng Thuyền với 58,33% còn ở thôn Thắng lợi tỷ lệ này là 30%.
- Về ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi tới cây trồng, tỷ lệ lớn nhất 57,14% người dân thôn Đồng soi được phỏng vấn đưa ra ý kiến nước thải chăn nuôi ở khu vực nghiên cứu ảnh hưởng nhiều đến cây trồng, trong khi đó tỷ lệ người dân nhận xét về mức độ ảnh hưởng của nước thải của thôn Lòng Thuyền là 66,67% cho rằng ảnh hưởng nhiều. Nhưng cũng tỷ lệ này, ở thôn Làng Len chỉ có 14,28%.
- Về việc sử dụng nguồn nước thải: ở địa bàn xã đã có sử dụng phương pháp ủ khí sinh học biogas. Tuy nhiên, do chi phí tốn kém nên kỹ thuật này chưa được áp dụng nhiều. Thôn Làng len có 45,45% người dân cho biết gia đình có sử dụng bể biogas để xử lý nước thải. Ở thôn Lòng Thuyền tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng bể biogas là 10%, tỉ lệ sử dụng nước thải cho hoạt động nông nghiệp là 80%.
Qua kết quả điều tra cho thấy, thực trạng ô nhiễm do nước thải chăn nuôi ở mỗi thôn là khác nhau theo sự đánh giá của người dân. Trong đó cần quan tâm đến vấn đề này tại 2 thôn Lòng Thuyền và thôn Đồng Soi.
Kết quả tổng hợp ý kiến của người dân ở xã Hải Lựu – Sông Lô – Vĩnh Phúc về mức độ ô nhiễm thể hiện qua biểu đồ 4.1
Từ biểu đồ 4.1, ta thấy chỉ có 14% số người được phỏng vấn đánh giá nguồn nước thải chăn nuôi trong xã là không gây ô nhiễm, có 44% cho rằng là ô nhiễm nhẹ, còn lại 42% có ý kiến nguồn nước thải đang bị ô nhiễm nặng.
Điều đáng chú ý là số người dân cho rằng nguồn nước này không gây ô nhiễm phần lớn là chủ một số trang trại và ở một số thôn ít chăn nuôi trong xã. Điều này cho thấy sự ô nhiễm của nguồn nước thải chăn nuôi chưa ảnh hưởng tới toàn xã, tuy nhiên với con số 42% nói rằng nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng cũng là một điều đáng quan tâm.
Kết quả điều tra về ảnh hưởng của nguồn nước thải từ hoạt động chăn nuôi đến sức khỏe theo ý kiến của người dân địa phương được biểu diễn ở biểu đồ 4.2
Nguồn nước thải chăn nuôi khi được thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe người dân trong xã vì nó gây mùi hôi thối khó chịu làm mất mĩ quan. Nghiêm trọng hơn nguồn nước này có thể gây một số bệnh tật cho con người. Qua biểu đồ 4.4 cho thấy khoảng 48% người dân được phỏng vấn nói rằng nguồn nước thải chăn nuôi ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ, 38% nói rằng ít ảnh hưởng và 14% còn lại nói không ảnh hưởng. Người dân đưa ra ý kiến nguồn nước thải này ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của họ và mùi hôi thối rất khó chịu. Còn thực tế thì chưa có số liệu, hiện tượng gì chứng tỏ nguồn nước thải này gây bệnh cho người dân trong xã. Dựa trên kết quả phỏng vấn thì có thể thấy nguồn nước thải này chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.Tuy nhiên vẫn cần những biện pháp khắc phục nhất định để nâng cao chất lượng môi trường sống về lâu dài sẽ không gây ra hậu quả đáng tiếc cho người dân trong xã.
Kết quả điều tra về sự ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến cây trồng của người dân được biểu diễn ở biểu đồ 4.3
Việc xả thải tràn lan nước thải chăn nuôi ra kênh, mương rồi nước thải đi vào đồng ruộng khiến cây trồng của người dân trong xã bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Qua biểu đồ trên cho thấy, tới 47% người dân cho rằng nước thải chăn nuôi ảnh hưởng nhiều đến cây trồng của họ, 41% là ảnh hưởng ít, còn lại 12% cho là không ảnh hưởng. Đa số ý kiến người dân cho rằng không
ảnh hưởng đều là những khu vực ít chăn nuôi và không có nguồn thải nhiều. Như vậy, có tới 88% người được được phỏng vẫn cho rằng nguồn nước thải chăn nuôi ảnh hưởng tới cây trồng. Qua đây cho thấy sự ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi tới đời sống sản xuất của người dân, cần có biện pháp khắc phục chất lượng nước dùng cho tưới tiêu hiện nay.
Kết quả điều tra về việc sử dụng nước thải chăn nuôi vào các mục đích của người dân được biểu diễn ở biểu đồ 4.4
Nhìn vào biểu đồ 4.4 thấy, nguồn nước thải chăn nuôi trên địa bàn xã Hải Lựu được sử dụng chủ yếu vào mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp với 54%, có 24% sử dụng cho hầm biogas để phục phụ chất đốt và thắp sáng, 22% là không sử dụng và không có ai dụng cho mục đích sinh hoạt. Trong sản xuất nông nghiệp, người dân tận dụng nguồn nước thải chăn nuôi để tưới tiêu là chủ yếu. Bên cạnh đó thì lượng chất thải lớn trong các trang trại chăn nuôi dùng để ủ làm phân bón cho cây rất tốt. Điều này cho thấy nước thải chăn nuôi vẫn được sử dụng nhiều và rất có ích đối với hoạt động nông nghiệp của người dân. Do đó cần có những biện pháp xử lí ô nhiễm trước khi thải ra ngoài môi trường để nguồn nước thải sạch hơn và sẽ an toàn với cây trồng hơn.