1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phê bình văn học thế kỷ XX

157 744 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Khái quát các vấn đề phê bình thế kỷ XXThế kỷ XX là thế kỷ của ngữ học và phê bình. Với sự phát triển của ngữ học, phê bình thật sự đã có những bước tiến đáng kể. Người phê bình không chỉ còn giữa địa vị bình văn theo chủ quan cảm nhận mà còn tiến tới sự kiến giải và bình chú cấu trúc ngôn ngữ, tìm hiểu những ý nghiã, những biểu tượng nằm sau ngôn ngữ, tìm hiểu tác dụng của văn thơ trong xã hội và lịch sử, vv... Một mặt khác, văn học hiện đại đã tách rời khuôn khổ cổ điển, nghiã là kể một truyện có đầu có đuôi, mà bước vào những kết hợp hoàn toàn khác: truyện không có chuyện; pha trộn tưởng tượng và thực tế; đảo lộn trật tự thời gian; tìm đến cái phi thực và phi lý; đi vào địa hạt không tưởng... Đứng trước những tác phẩm như thế, phê bình cổ điển đành phải bó tay, một con đường khác mở ra: trong việc khảo sát văn bản, nhà phê bình không chỉ khám phá bản chất văn chương, tư tưởng chứa đựng trong tác phẩm mà còn phải dựng lại cả cái sườn cấu trúc văn chương tư tưởng của tác giả trong suốt hành trình sáng tác.

Thụy Khuê Phê bình văn học thế kỷ XX Chương 1 Những bước tiến của phê bình văn học trong thế kỷ XX Thế kỷ XX là thế kỷ của ngữ học và phê bình. Với sự phát triển của ngữ học, phê bình thật sự đã có những bước tiến đáng kể. Người phê bình không chỉ còn giữa địa vị bình văn theo chủ quan cảm nhận mà còn tiến tới sự kiến giải và bình chú cấu trúc ngôn ngữ, tìm hiểu những ý nghiã, những biểu tượng nằm sau ngôn ngữ, tìm hiểu tác dụng của văn thơ trong xã hội và lịch sử, vv Một mặt khác, văn học hiện đại đã tách rời khuôn khổ cổ điển, nghiã là kể một truyện có đầu có đuôi, mà bước vào những kết hợp hoàn toàn khác: truyện không có chuyện; pha trộn tưởng tượng và thực tế; đảo lộn trật tự thời gian; tìm đến cái phi thực và phi lý; đi vào địa hạt không tưởng Đứng trước những tác phẩm như thế, phê bình cổ điển đành phải bó tay, một con đường khác mở ra: trong việc khảo sát văn bản, nhà phê bình không chỉ khám phá bản chất văn chương, tư tưởng chứa đựng trong tác phẩm mà còn phải dựng lại cả cái sườn cấu trúc văn chương tư tưởng của tác giả trong suốt hành trình sáng tác. Một công việc như thế, trước tiên, đòi hỏi kiến thức về Ngôn ngữ học nói riêng vàKý hiệu học nói chung. Nửa đầu thế kỷ XX, ngôn ngữ học [1] -vượt trên văn phạm [2] truyền thống- được áp dụng vào phê bình, dẫn đến những kết quả bất ngờ. Nửa sau thế kỷ XX, dấu hiệu học hay ký hiệu học [3] mở rộng phạm vi hơn nữa, đưa phê bình vào những vùng đất khác, ngoài ngôn ngữ. Đồng thời, sáng tác cũng mở ra những hướng đi mới, với những khái niệm "tiểu thuyết mới", "tác phẩm mở" nên cần phải có một cách đọc mới. Trong bối cảnh ấy, phê bình giữ được địa vị tương xứng của mình: cách tân và phát triển như một nền văn chương thứ nhì, song song với sáng tác. Curtuis xác định: phê bình là "văn chương của văn chương". Phê bình trở thành một thứ sáng tác "có đối tượng là sáng tác". Văn bản phê bình trở thành một sản phẩm của sáng tạo, không còn tùy thuộc vào sáng tác như một sản phẩm phụ tùng, "ăn theo" nữa. Phê bình từ bỏ lối viết chủ quan, giáo điều, khen chê, tự cho mình cái quyền sinh sát trên một tác phẩm, để có thể vận hành song song với sáng tác, như một nguồn sáng tạo thứ nhì, xuất phát từ văn bản. Nếu sáng tạo khởi đi từ cuộc đời để tiến tới văn bản thì phê bình khởi đi từ tác phẩm để đến với cuộc đời: hai hành trình ngược chiều, nhưng song song và gặp gỡ, và đó là một phép lạ chỉ có thể xẩy ra trong văn chương nghệ thuật. Phê bình trong thế kỷ XX, còn là sự giao thoa giữa những cặp phạm trù: ngữ học và văn chương (trường phái hình thức Nga), bác ngữ học và văn chương (trường phái bác ngữ học Đức); hoặc là sự tổng hợp hai ý thức: ý thức của người viết và ý thức của người đọc (trường phái ý thức của Thụy Sĩ), hoặc là sự gặp gỡ giữa tưởng tượng và văn chương (Bachelard), giữa triết học và văn chương (Blanchot, Sartre), ký hiệu học và văn chương (Eco, Barthes) Công lao khai phá nền phê bình hiện đại trong thế kỷ XX, thuộc về trường phái hình thức Nga, ra đời trước thế chiến thứ nhất, với những tên tuổi như Eikhenbaum, Tynianov, Jakobson, Chklovski, Tomachevski Trường phái này bị nhà cầm quyền Xô Viết chôn vùi, gần nửa thế kỷ sau, khoảng những năm 60, sách của họ mới được dịch và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Cùng xuất thân trong nhóm hình thức, nhưng Bakhtine đứng riêng một cõi, ông cực lực phê bình phương pháp "máy móc" của trường phái hình thức, theo ông, chỉ chú ý đến khía cạnh ngữ học của văn bản mà bỏ quên con người. Bakhtine là người đầu tiên nghiên cứu văn chương nói chung và văn chương tiểu thuyết nói riêng, trên bình diện triết học, dùng hiện tượng luận, đặt nền móng cho nền ký hiệu học. Bakhtine đưa tác giả và môi trường xã hội, vào nghiên cứu phê bình. Ông được định vị như khuôn mặt lớn nhất của phê bình Nga trong thế kỷ XX. Cùng thời điểm ấy, ở Đức, xuất hiện một nhóm các nhà bác ngữ học [4] chuyên về các thứ tiếng có nguồn gốc la tinh [5] với Gundolf, Curtius, Auerbach, Spitzer. Họ chủ trương khảo sát văn chương Âu Châu như một toàn thể duy nhất, khởi đi từ nguồn ngữ tự la tinh. Cùng số phận với những nhà hình thức Nga, những nhà bác ngữ học Đức cũng bị chính quyền Đức Quốc Xã khủng bố. Năm 1933, hầu hết phải chạy sang dạy đại học Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), rồi sang dạy đại học Mỹ. Ảnh hưởng của họ trực tiếp trên trường phái phê bình ý thức ở Genève, và gián tiếp dẫn đến những khái niệm mới như văn học so sánh, liên văn bản được mở rộng trong nửa sau thế kỷ XX. Giữa thế kỷ XX, ở Thụy Sĩ, xuất hiện trường phái phê bình ý thức, với Marcel Raymond, Albert Béguin, Georges Poulet, Jean Rousset và Jean Starobinski. Nhóm này -còn gọi là trường phái Genève- đặc biệt đề cao sự gặp gỡ của hai ý thức: ý thức của người viết và ý thức của người đọc. Lần đầu tiên vai trò của người đọc (và cũng là người phê bình) được đem ra ánh sáng. Trường phái phê bình ý thức giữ vai trò chủ động trong việc phát triển nền "phê bình mới", khi sách của hai trường phái Nga và Đức chưa được dịch sang tiếng Pháp và quảng bá rộng rãi ở Châu Âu. Paul Valéry (1871-1945), nhà văn và nhà phê bình Pháp, thăm thú nhiều lãnh vực văn chương nghệ thuật và ông đã nắm bắt được rường mối liên lạc mật thiết giữa các ngành nghệ thuật với nhau. Sự tìm kiếm của Valéry vừa độc lập, vừa tản mạn, nhưng những khám phá thi học của ông, về âm, về nghiã, có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết của những nhà hình thức Nga. Trong khi mọi người đang đi theo những phương pháp khoa học để phân tích văn bản, thì thập niên 40, ở Pháp, nhà bác học Gaston Bachelard, đưa ra phương pháp "phê bình tưởng tượng". Bachelard khai phá vùng đất của mơ mộng, truy nguyên nguồn cội hành động thi ca với một lối viết đầy thi vị. Ông dùng những phương pháp tế vi, sâu sắc để tìm hiểu văn chương: vật chất hóa tưởng tượng hoặc tưởng tượng hoá vật chất, đào sâu đến tận nguồn của sự sống và sáng tác. Bên cạnh phê bình tưởng tượng của Bachelard, một trường phái phê bình dùng phân tâm học của Freud để phân tích tác phẩm văn học với những tên tuổi như Charles Baudouin, Charles Mauron. Mục đích: phân tâm tác phẩm, phân tâm tác giả. Jean Paul Sartre là người đặt vấn đề: Văn chương là gì? một cách quy mô và triệt để. Trước Sartre, Mallarmé, Proust, Du Bos cũng đã đề cập đến câu hỏi này, nhưng phải đến Sartre vấn đề mới được phân tích một cách cặn kẽ, thấu triệt. Sartre coi văn chương như một hiện tượng và ông dùng hiện tượng luận để khảo sát, mở ra hướng phân tích mới cho phê bình văn học Pháp. Nếu không có J.P. Sartre thì chưa chắc đã có R. Barthes. Maurice Blanchot có lẽ là nhà phê bình sâu sắc nhất của Pháp, nhưng ông ít được thế giới biết đến. Đại học Hoa Kỳ có vẻ chú ý đến những lý thuyết thời trang như Postmoderne (Hậu hiện đại) của François Lyotard, hay Déconstruction (Tái kiến trúc) của Dérrida hơn là những bài triết luận sâu sắc của Maurice Blanchot về con đường hủy diệt của sáng tác, với những câu hỏi vô cùng bất ngờ về tính cách tứ tán, tự sinh, tự triệt của hành động viết. Bakhtine đã khai mở những khái niệm đầu tiên về ký hiệu trong ngôn ngữ tiểu thuyết, nhưng đến nửa sau thế kỷ XX, ngành ký hiệu học mới được phát triển trong phê bình, Roland Barthes, Umberto Éco, trở thành những "chuyên gia" của phương pháp phê bình này. Cuốn Segno (Ký hiệu) của Umberto Eco là một trong những tác phẩm khúc triết, tương đối dễ đọc, về một khái niệm khá rắc rối là ký hiệu học. Tác phẩm nhắm vào ba điểm chính: giải thích khái niệm ký hiệu, trình bày những lý thuyết về ký hiệu học và đề cập đến chỗ đứng của ký hiệu trong lịch sử tư tưởng. Vai trò của người đọc và khái niệm tác phẩm mở là hai đề thuyết quan trọng trong phê bình của Eco. Roland Barthes, tổng hợp những khái niệm ngữ học và ký hiệu học từ đầu thế kỷ XX, đưa vào phê bình, tạo ra một cái nhìn khá toàn diện về các ngành nghệ thuật và ngoài nghệ thuật. Dưới con mắt Barthes, mỗi hệ thống ký hiệu, đều có thể là đối tượng khảo sát của phê bình. Ngoài ngôn ngữ viết, còn có các hệ thống ký hiệu khác như ngôn ngữ máy móc, ngôn ngữ điện ảnh, ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ truyền hình, ngôn ngữ vi tính v.v như vậy, phê bình thực sự đi vào mọi kẽ ngách của đời sống hàng ngày, trở nên một thực thể lưỡng diện: vừa bác học, qua cách phân tích, lý giải, vừa bình dân, vì đối tượng của nó là những sinh hoạt của đời sống. Thập niên 70, vấn đề hậu hiện đại được đặt ra và nhanh chóng trở thành một cái mốt xung quanh lý thuyết hậu hiện đại của J.F. Lyotard. Lý thuyết này phát xuất từ Pháp, được một số đại học du nhập vào Mỹ và được coi như khuynh hướng tân kỳ và sáng giá nhất của văn học hiện đại. Chúng tôi sẽ giải mã lý thuyết của Lyotard trong chương cuối: Hậu hiện đại, thực chất và huyền thoại, chủ đích giúp độc giả phân biệt đâu là những lý thuyết phê bình đích thực, bổ ích cho sự tìm hiểu văn chương, đâu chỉ là ảo giác không tưởng của một thời nhất định. Paris tháng 3/2005- tháng 1/2012 Thụy Khuê [1] Ngữ học tức là khoa học về ngôn ngữ (Linguistique, tiếng Pháp). [2] Văn phạm hay Văn pháp (Grammaire, tiếng Pháp) là sự khảo sát văn pháp của một thứ tiếng. [3] Ký hiệu học hay dấu hiệu học (Sémiologie, tiếng Pháp) là khoa học về các dấu hiệu hay ký hiệu (signe) trong đó có ký hiệu ngôn ngữ. [4] Bác ngữ học (Philologie, tiếng Pháp) là khoa học về văn bản, bao gồm việc nghiên cứu phê bình và tìm hiểu mối liên hệ của nó với nền văn minh, lịch sử và nguồn gốc chữ. [5] Bác ngữ học la tinh (Philologie romane) chuyên khảo sát các thứ tiếng có nguồn gốc từ tiếng La-tinh như tiếng Ý, Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha [1] Nam Sơn xuất bản tại Sài gòn, 1968. Xuân Thu tái bản tại California, 1990. [2] Pierre Belfond, Paris 1987, Pocket tái bản, 1997. © Copyright Thụy Khuê 2005, 2012 Thụy Khuê Phê bình văn học thế kỷ XX Chương 2 Đôi hàng về tiến trình ngôn ngữ học Tiền thân của Ngôn ngữ học (Linguistique) là Văn phạm (Grammaire) do người Hy Lạp khai trương và người Pháp tiếp nối. Thế kỷ 17, các nhà tu dòng Dương thân (Janséniste) ở Port Royal [1] soạn hai cuốn sách cơ bản: 1- Grammaire générale et raisonnée (Văn phạm tổng quát và có suy luận) [2] , tìm cách giải thích (kèm theo những kiến giải lịch sử) và cho thí dụ về sự thành lập một tiếng và cách xây dựng (construction) và ngữ điệu (tournure) của một câu. 2- Logique ou Art de penser (Luận lý hay Nghệ thuật suy tưởng) [3] , áp dụng luận lý học Descartes vào việc phân tích ngôn ngữ. Hai cuốn sách nền tảng này thường được gọi ngắn gọn là Grammaire de Port Royal (Văn Phạm Port Royal) và Logique de Port Royal (Luận lý Port Royal). Về khoa văn phạm này, Ferdinand de Saussure [4] , cha đẻ nền ngữ học hiện đại cho rằng nó chỉ "xây dựng trên luận lý, nhưng hoàn toàn thiếu vắng cái nhìn khoa học và không chú ý gì đến tính chất của tiếng nói; chỉ đưa ra những quy luật phân biệt thế nào là (viết) đúng, thế nào là (viết) sai; do đó nó chỉ là một kỷ luật có tính nguyên tắc, rất xa với sự quan sát thuần túy, vì vậy quan điểm của nó thực sự hẹp hòi" [5] . Thế kỷ 18, theo Saussure, người ta bắt đầu nói đến ngành bác ngữ học. Từ thời cổ đại, tại Alexandrie đã có trường phái bác ngữ học, nhưng ngành này chỉ được định danh trở lại từ năm 1777 [6] như một khoa học khảo sát văn bản, lịch sử văn chương, phong tục và chế độ dựa trên phương pháp phê bình. Bác ngữ học, nếu có chú ý đến ngữ học, cũng chỉ là để so sánh văn bản trong các thời kỳ khác nhau, xác định ngôn ngữ đặc biệt của mỗi nhà văn và giải nghiã những mô thức trong các văn bản cổ xưa hoặc tối nghiã. Công trình của Friedrich Wilhelm Ritschi (1806-1876) viết về Plaute có thể coi là nghiên cứu ngữ học và Ritschi cũng là một trong những người đầu tiên nghiên cứu tiếng La tinh cổ. Nhưng về phương diện này, bác ngữ học cũng chỉ chuyên tâm đến văn bản mà bỏ qua tiếng nói; và hầu như chỉ nghiên cứu mảng ngữ tự cổ La Hy. Nói chung, bác ngữ học thế kỷ 18- 19 chỉ quan tâm đến chữ viết mà bỏ qua lời nói. Giai đoạn thứ ba, theo Saussure, bắt đầu khi người ta thấy có thể so sánh các ngôn ngữ với nhau. Và đó là nguồn gốc của nền bác ngữ học so sánh và văn phạm so sánh. Năm 1816, trong tác phẩm tựa đề Système de la conjugaison du sanscrit (Phép chia động từ trong tiếng phạn) [7] , Franz Bopp [8] nghiên cứu mối liên hệ giữa tiếng phạn với tiếng Nhật Nhĩ Man [9] , tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh. Bopp không phải là người đầu tiên khám phá ra tiếng phạn là tổ tiên của một số thổ ngữ ở châu Âu và châu Á, nhưng ông nhận ra rằng những tương quan giữa các ngôn ngữ có họ hàng với nhau có thể là chất liệu cho một nền khoa học riêng. So sánh tiếng này với tiếng kia, giải nghiã hình thức tiếng nói của dân tộc này bằng hình thức tiếng nói của dân tộc khác, là điều trước ông, chưa ai tìm ra. Bên cạnh Bopp, xuất hiện những nhà ngữ học nổi tiếng: Jacob Grimn [10] xây dựng nền móng nghiên cứu tiếng Nhật Nhĩ Man với cuốn Deutsche grammatik(Văn phạm Nhật Nhĩ Man) in năm 1822; August Friedrich Pott (1802-1887) nghiên cứu ngữ nguyên (étymologie), tức là tìm nguồn gốc của chữ, đã đem lại những kết quả đáng kể cho ngôn ngữ học; Adalbert Kuhn nghiên cứu ngữ học và thần thoại so sánh; ngoài ra còn có những nhà Ấn độ học như Theodor Benfey và Theodor Aufrecht, vv Trong trường phái so sánh có ba người đặc biệt góp phần rất lớn vào vấn đề nghiên cứu so sánh là Muller [11] quảng bá phương pháp so sánh trong những buổi diễn thuyết; Curtius [12] , một trong những người đầu tiên bắc cầu văn phạm so sánh với bác ngữ học cổ điển; và Schleicher [13] , người đầu tiên hệ thống hoá kết quả của những nghiên cứu chi tiết; tác phẩm Yếu lược văn phạm so sánh những tiếng Ấn- Nhật nhĩ man của ông, in năm 1861, hữu ích trong một thời gian dài, phản ánh toàn bộ diện mạo trường phái so sánh và cũng là giai đoạn đầu tiên của nền ngữ học Ấn-Âu. Nhưng trường phái so sánh, vẫn theo phê bình của Saussure, tuy có công khai quang một mảnh đất mầu mỡ mới, nhưng vẫn chưa thành lập được một nền ngữ học có tính khoa học. Vì giới hạn trong biên giới nghiên cứu ngôn ngữ Ấn-Âu, văn phạm so sánh không tự hỏi những đối chiếu ấy có ăn nhập gì với nhau và những điều họ khám phá ra có nghiã lý gì? Bởi chúng hoàn toàn chỉ có tính so sánh mà không mang tính lịch sử. Chỉ từ khoảng 1870, người ta mới bắt đầu đặt câu hỏi: vậy những tính cách thiết yếu của đời sống các ngôn ngữ là gì? Và từ đó người ta mới nhận thấy rằng những điểm tương đồng liên kết các ngôn ngữ lại với nhau chỉ là một trong những cục diện của hiện tượng ngữ học, rằng sự so sánh chỉ là một phương tiện, một phương pháp, để tái thiết những sự kiện đã xẩy ra. Ngữ học đúng nghiã chỉ phát sinh từ sự nghiên cứu những thứ tiếng có nguồn gốc La tinh [14] do Diez mở đầu với cuốn Văn phạm những ngôn ngữ gốc La tinh [15] ,soạn từ 1836-1843, tác phẩm chủ yếu đã đưa ngữ học trở về với mục tiêu đích thực của nó. Sở dĩ những nhà nghiên cứu ngữ học Romane và ngữ học Nhật Nhĩ Man đạt được kết quả khả quan vì họ có lợi thế hơn những nhà nghiên cứu ngữ học Ấn-Âu, nhờ chỗ biết rõ tiếng La tinh và những tiếng phát xuất từ tiếng La tinh và các cách nói của từng miền. Tóm lại, việc nghiên cứu ngôn ngữ Romane (Ý, Pháp, Tây ban Nha, Bồ Đào Nha ) và Nhật Nhĩ Man (Đức, Anh, Hoà Lan, Bắc Âu ) của các trường phái ngữ học thế kỷ 19, đã đưa đến những thành tựu đáng kể và đắc dụng hơn việc việc nghiên cứu ngôn ngữ Ấn-Âu của các trường phái so sánh thế kỷ 18. Cuối thế kỷ XIX, Whitney (1827-1894) nhà ngữ học Mỹ, tác giả cuốn Cuộc sống của ngôn ngữ (1875) kích động một khuynh hướng mới: Tân văn phạm [16] mà những người đầu xướng đều là Đức: K. Brugmann, H. Osthoff, W. Braune, E. Sievers, H. Paul, thuộc nhóm Nhật nhĩ man học; Leskien, nhà Slave học [17] . Tân văn phạm cho rằng trường phái so sánh chỉ trình bầy những trạng thái ngôn ngữ khác nhau mà không giải thích và tìm nguyên nhân. Saussure, ở tuổi 21, viết cuốn Lược trình hệ thống nguyên thủy những nguyên âm Ấn-Âu (Mémoire sur le système primitif des voyelles indo-européennes) 1878, được coi là một thành tựu của trường phái này. Nhờ những nhà Tân văn phạm,người ta không còn coi tiếng nói như một cơ quan tự phát mà là một sản phẩm củatrí tuệ cộng đồng của những nhóm ngôn ngữ. Ngữ học Saussure Saussure xác định: Chất liệu chính của ngữ học là tất cả những cách biểu hiện của ngôn ngữ loài người, từ những dân tộc bán khai đến những quốc gia văn minh, từ thời cổ đại, cổ điển đến lúc suy tàn, và trong mỗi thời kỳ của mỗi tiếng nói, còn phải kể đến, không chỉ ngôn ngữ đúng, "ngôn ngữ đẹp" mà còn phải khảo sát tất cả các cách phát biểu, tức là không chỉ có lời nói mà cả các văn bản viết, chính những văn bản này sẽ cho biết những phương ngữ (idiome) tức là những lối nói của từng địa phương, đã dùng trong quá khứ hoặc trong những vùng xa. Tóm lại, nhà ngữ học có ba nhiệm vụ: 1- Mô tả lịch sử tất cả những tiếng nói [18] có thể biết được, nghiã là mô tả lịch sử những tộc ngữ (familles de langues) và nếu có thể, tái thiết những tiếng nói gốc của mỗi tộc ngữ. 2- Tìm tác dụng thường trực và phổ quát của mỗi thứ tiếng, để đưa ra những quy luật chung, bao trùm lên những trường hợp riêng. 3- Giới hạn và xác định công việc nghiên cứu của mình. Ngôn ngữ học, vì vậy, không những chỉ có ích cho sử học, bác ngữ học, và tất cả những ai phải tiếp cận với vấn đề ngôn ngữ. Hiển nhiên, nó cũng không chỉ là đối tượng của một số người, bởi nó có khả năng đóng góp vào kiến thức đại cương của mọi người, vì ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống. Saussure là người đầu tiên xác định ngôn ngữ như một tổ chức có hệ thống. Louis Hjelmslev [19] là người duy nhất nối tiếp và hoàn tất nền ngữ học Saussure, tạo ra Giải luận học (Glossématique) đào sâu những lập thuyết cơ bản của Saussure, đặc biệt hai chủ đề chính: - Tiếng nói là hình thức không phải là bản chất. - Âm và ý không thể tách rời. Claude Lévi-Strauss (1908-2009), cha đẻ nhân chủng học cấu trúc ở Pháp, sẽ liên kết cấu trúc ngôn ngữ với cấu trúc gia đình và cấu trúc xã hội con người. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhắc lại một số quan điểm lưỡng phân ngữ học của Saussure đã trở thành ngọn đuốc soi sáng cho ngữ học và phê bình văn học trong thế kỷ XX. * Saussure chia ngôn ngữ học làm hai phần: 1- Ngữ định học (Linguistique synchronique) [20] còn gọi là Ngữ học mô tả(Linguistique descritive) hay Ngữ tĩnh học (Linguistique statique): Khảo sát ngôn ngữ trong một giai đoạn ổn định [21] . 2- Ngữ biến học (Linguistique diachronique) còn gọi là Ngữ học so sánh hay Ngữ học đối chiếu (Linguistique comparative) hay Ngữ động học (Linguistique évolutive): Khảo sát sự biến đổi của ngôn ngữ qua các thời đại. Và bản thân sự khảo sát ngôn ngữ cũng chia làm hai phần: 1- Ngôn ngữ chức năng (Linguistique fonctionnelle), tìm hiểu tác dụng của ngôn ngữ. 2- Ngôn ngữ cấu trúc (Linguistique structurale), tìm hiểu cấu trúc của ngôn ngữ. Bốn nguyên tắc trên trở thành nền tảng của nghiên cứu văn học hiện đại. * Phân biệt tiếng nói với lời nói: Nói là một hành động để giao tiếp, Saussure phân biệt: Lời nói (la parole) là hành động cá nhân, diễn tả tư tưởng ý chí và trí thông minh của người nói trong quy ước ngôn ngữ mà y lựa chọn. Tiếng nói (la langue) là hành động cộng đồng. Tiếng nói là một hệ thống ký hiệu [22] để diễn tả tư tưởng, nó có thể so sánh với chữ viết (một hệ thống ký hiệu khác), với hệ thống mẫu tự của người câm và điếc, và với các loại dấu hiệu khác nhưng nó quan trọng hơn cả. Nhiệm vụ của nhà ngữ học là phải xác định xem cái gì đã khiến cho tiếng nói trở thành một hệ thống đặc biệt trong toàn bộ các hệ thống dấu hiệu khác nhau của đời sống con người. Tiếng nói hiện diện trong cộng đồng như một tổng thể các dấu vết của mỗi khối óc cá nhân góp lại, dự trữ như một bộ từ điển được in ra nhiều bản cho mỗi cá nhân một cuốn để dùng. * Phân biệt tiếng nói và chữ viết: [...]... ting Vit, th phỏp ny tng ng vi phộp khuch tỏn hoc tnh lc [22] [23] Poộtique, bn dch ca Michel Magnien, trang 142 â Copyright Thy Khuờ 2005, 2012 Thy Khuờ Phờ bỡnh vn hc th k XX Chng 4 Phờ bỡnh vn hc Nga 1- Trng phỏi Hỡnh thc n u th k XX, phờ bỡnh vn hc vn cũn da trờn nn trit hc duy s, tc l kho sỏt tiu s v tõm lý nh vn, ri dựng tỏc phm chng minh cho tiu s v tõm lý tỏc gi, t nh vn vo nhng khung hin thc,... chc), mt phỏi dch l Reprộsentation (trỡnh by, trỡnh din) Trong Thi hc, Aristote dựng c ba nghió: bt chc, trỡnh by v trỡnh din nhng t trng tõm trờn s bt chc Erich Auerbach, nh phờ bỡnh ln ca c trong th k XX, dựngMimốsis lm tờn b sỏch phờ bỡnh s ca ụng vi tiu : S trỡnh by thc t trong vn chng Tõy phng im u tiờn, Aristote xỏc nh: ngh thut bt ngun t s bt chc T tui th u, con ngi ó bit v thớch bt chc Kh nng... La tinh Signum, ch cỏc hỡnh thỏi din t; chỳng tụi dch l Ký hiu, trong phm vi ng hc v Du hiu, khi mun m rng n cỏc lónh vc ngoi ngụn ng [22] â Copyright Thy Khuờ 2005, 2012 Thy Khuờ Phờ bỡnh vn hc th k XX Chng 3 Thi hc Aristote Aristote sinh nm 384 trc Tõy lch[1] ti Stagire[2], min nam Macộdoine[3]gn nỳi Athos M: Phestias Cha, Nicomaque, l bn v thy thuc ca vua Macộdoine Nm 367, Aristote ri Stagire i... truyn Kiu trong rt nhiu tỏc gi ca ta l nh th Nh nhng bc tin trong ng hc, phờ bỡnh nhn ra s bt cp ca mỡnh v buc phi tỡm nhng hng i mi T s tỡm tũi ny, ny sinh nhng khuynh hng cỏch tõn phờ bỡnh trong th k XX, m trng phỏi hỡnh thc Nga gi vai trũ tiờn phong, loi b nhng yu t "ph cn" nh tiu s, tõm lý, thi i i vo "thc cht" ca vn l ch v nghió ng thi, ng hc cu trỳc thay th vn phm c truyn, tr thnh mt trong nhng... trong "Cõu lc b ngụn ng hc Praha", do nhúm nghiờn cu Nga-Tip thnh lp t 1926, theo tinh thn Cõu lc b Mc T Khoa Mt s khỏc li trong nc, cú ngi b lu y, tỏc phm b ph nhn nh trng hp Bakhtine Phi n gia th k XX, Hoa K v u Chõu mi bit n nhng cụng trỡnh nghiờn cu ca trng phỏi hỡnh thc Nga, nh hai n bn: Victor Erlich in cunRussian Formalism[1] v Tzvetan Todorov thu thp cỏc bi vit chớnh ca trng phỏi hỡnh thc dch... qu tng t Túm li, nhng nh Hỡnh thc gt b quan nim c in v mi tng quan ni dung-hỡnh thc, trong ú hỡnh thc c coi nh cỏi v, cỏi bỡnh, cha ni dung l cht lng Quan nim ny, vn cũn rt sng ng cui th k XIX, u th k XX, thng tỡm thy trong cỏch núi ca cỏc nh tng trng, i loi nh: qua phn hỡnh thc, ngi ta thy cú chuyờn ch mt ni dung th ny Hoc ca tng mt vi loi "hỡnh thc" no ú ó tỏch bit hn vi "ni dung" v.v Vỡ th, nhng... poộtique) in trong "Tuyn tp lý thuyt ngụn ng th", cun 1, Pộtrograd, 1916 [12] [13] Ngh thut nh mt th phỏp in trong Lý thuyt vn chng, trang 75-97 â Copyright Thy Khuờ 2005, 2012 Thy Khuờ Phờ bỡnh vn hc th k XX Chng 5 Trng phỏi hỡnh thc Boris Tomachevski - Vladimir Propp Trng phỏi hỡnh thc Nga, nh ó trỡnh by trong chng 4, gm nhng nh ng hc ó tỡm cỏch khai phỏ ng li nghiờn cu vn chng theo phong cỏch khoa hc,

Ngày đăng: 22/08/2015, 16:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w