Nội dung, chất liệu và hình thức

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thế kỷ XX (Trang 82 - 94)

Phần II: Văn tiểu thuyết.

Phần III: Thời-khơng-gian trong tiểu thuyết.

I- Nội dung, chất liệu và hình thức

Trong phần nghiên cứu đầu, tựa đề: "Vần đề nội dung, chất liệu và hình thức trong tác phẩm văn chương" (Le problème du contenu, du matériau et de la forme dans

l'oeuvre littéraire), viết năm 1924, Bakhtine khảo sát ba vấn đề chính: nội dung, chất liệu và hình thức, trong tác phẩm văn chương.

Phê phán phương pháp nghiên cứu của các tác giả đương thời, đặc biệt trường phái hình thức, Bakhtine cho rằng trường phái này thể hiện cái gọi là mỹ học vật chất(l'esthétique matérielle), nghĩa là họ coi tác phẩm văn chương như một sự pha trộnchất liệu (combinaison de matériaux) (chữ, câu, âm, nhịp, v.v...). Tuy cĩ đề cập đến vấn đề hình thức và nội dung (với ngụ ý hình thức cũng là nội dung) nhưng sự thực, họ chẳng hiểu gì về vấn đề nội dung. Cái nội dung mà họ nĩi đến, chẳng qua cũng nằm trong đống chất liệu mà họ đặt lên làm đối tượng nghiên cứu hàng đầu.

Bakhtine viết: "Trong địa hạt nghệ thuật, người ta thường coi hình thức nghệ thuật như một chất liệu nhất định, một sự pha trộn chất liệu, trong chừng mức nào đĩ, đã được khoa học thực nghiệm và ngữ học xác định và cơng nhận."[3]

Rồi ơng vặn lại: Tại sao lại đặt trọng tâm trên chất liệu? Làm như thế cĩ khác gì cho rằng tất cả mọi hình thức văn chương đều chỉ tĩm gọn trong một mớ chữ, và mớ chữ này được sắp đặt theo những quy luật định trước.

Bakhtine chỉ ra năm yếu tố bất cập trong mỹ học vật chất:

1- Mỹ học vật chất khơng cĩ khả năng xây dựng hình thức nghệ thuật: Bởi nếu chỉ cĩ chất liệu khơng thơi, thì khơng thể làm nên nghệ thuật. Một nhà điêu khắc muốn tạc tượng ư? Nếu chỉ cĩ đất, đá khơng thơi, thì chắc chắn khơng thành tượng. Vậy bức tượng là gì? Nĩ là thành quả nghệ thuật của một con người bằng xương bằng thịt và nĩ hướng về con người bằng xương bằng thịt.

Điều mà các nhà hình thức khơng giải thích được là: hình thức (forme) chịu sự chi phối cơ bản của chủ tâm cảm thức (intention émotionnelle) và chủ tâm ý chí(intention volitive) của nghệ sĩ sáng tạo và cả của người thưởng ngoạn nữa. Hai chủ tâm này, gắn bĩ người viết với người đọc, nghệ sĩ với người xem, hồn tồn nằm ngồi vấn đề chất liệu.

Phương pháp hình thức, theo Bakhtine, với lập luận sơ đẳng và ít nhiều tinh thần hư vơ chủ nghiã[4], đã dùng những chữ như "cảm thấy" một hình thức, "làm" một

tác phẩm nghệ thuật, vv... một cách chung chung, trống nghiã.

Sự thực, khi nhà điêu khắc tạc một bức tượng, tất nhiên họ phải đẽo đá. Nhưng đákhơng mang trong mình chất mỹ học làm nên giá trị tác phẩm, và đá, tự thân, cũng khơng là một hình thức nghệ thuật. Ngồi ra, nhà điêu khắc nếu khơng cĩ dao, kéo, dùi, đục, thì cũng khơng cắt, khơng tạc được hình, nhưng kéo, dùi, khơng mang giá trị nghệ thuật, cũng như cục đá khơng làm nên giá trị nghệ thuật. Vậy hình thức nghệ thuật ở đây chính là hình thức mỹ học cĩ ý nghiã mà nhà điêu khắc hồn tất: đĩ là con người và cơ thể người vừa được tạo nên.

Như thế, chủ tâm cảm thứcchủ tâm ý chí của nhà điêu khắc và cả người thưởng ngoạn, cũng là sợi dây liên lạc kết nối nghệ sĩ với người xem, chính là con người bằng xương bằng thịt và đĩ mới là nội dung đích thực của tác phẩm. Chất liệu chỉ là phụ[5].

2- Điểm thứ hai bất cập, trong lập luận của các nhà hình thức, theo Bakhtine là:

Mỹ học vật chất khơng nhìn rõ sự khác biệt giữa đối tượng mỹ học (objet esthétique) và tác phẩm cụ thể (l'oeuvre matérielle), và luơn luơn lẫn lộn hai thực thể này.

Cái mà Bakhtine gọi là đối tượng mỹ học ở đâychính là nội dung (contenu) tác phẩm. Và theo ơng, để đạt tới sự phân biệt này, nhà mỹ học phải đi ba bước:

Bước đầu: Hiểu được tính độc đáo trong cấu trúc nghệ thuật của đối tượng mỹ học.

Cấu trúc nghệ thuật sẽ được ơng gọi là kiến trúc chủ âm (architectonique).

Tĩm lại: Việc đầu tiên là phải tìm ra kiến trúc chủ âm của tác phẩm.

• Bước thứ nhì: Nhà mỹ học phải quay lại với tác phẩm cụ thể, tìm hiểu và phân tích nĩ trên mọi bình diện. Để làm cơng việc này, anh ta phải trở thành nhà hình học, nhà vật lý học, nhà giải phẫu, nhà ngữ học, nhà sinh lý học (phần nào giống như nghệ sĩ khi sáng tác). Tĩm lại tác phẩm văn chương phải được hiểu một cách tồn diện, dưới mọi khía cạnh, như một hiện tượng ngơn ngữ, qua những quy luật khoa học chi phối chất liệu ngơn ngữ.

lối nghiên cứu của trường phái hình thức, chúng ta vẫn thấy, trong giai đoạn phân tích tác phẩm này, phương pháp nghiên cứu văn bản của trường phái hình thức là nịng cốt. Vậy phương pháp của trường phái hình thức và của Baktine bổ sung cho nhau chứ khơng loại trừ nhau.

• Bước thứ ba: phải chứng minh tác phẩm cụ thể là một biện pháp kỹ thuật của thẩm mỹ học để thực hiện đối tượng nghệ thuật. Muốn làm cơng việc này, nhà mỹ học phải dùng phương pháp chung cục luận (méthode téléogique)[6] để tiến tới kết luận: tổ chức tác phẩm (composition de l'oeuvre) là một cấu trúc đặc thù để hình thành đối tượng nghệ thuật[7].

Trong việc Bakhtine nghiên cứu Rabelais, ta thấy rõ ba giai đoạn này:

a/ Nhận diện nội dung hay đối tượng mỹ học, tức là xác định kiến trúc chủ âm của tác phẩm: Trường hợp Rabelais, kiến trúc chủ âm là nghệ thuật trào tiếu.

b/ Phân tíchtác phẩm Rabelais.

c/ Biện luận chung cục: chứng minh tác phẩm Rabelais thể hiện nghệ thuật trào tiếu.

3- Bakhtine cho rằng mỹ học vật chất luơn luơn nhầm lẫn hình thức kiến trúc chủ âm (formes architectoniques) với hình thức xây dựng tác phẩm (formes compositionnelles).

Đại để như khi nhìn một ngơi nhà, ta nhầm cơng việc của kiến trúc sư với cơng việc của người thợ nề.

Ơng giải thích: Kịch (le drame) là một hình thức xây dựng tác phẩm (đối thoại, nối khớp những hồi đoạn với nhau v.v...), nhưng Bi tính (le tragique) và Hài tính (le comique) là những hình thức kiến trúc chủ âm.

Chính cái bi tính và cái hài tính ấy mới xác định tính chất của kịch, làm cho nĩ trở thành bi kịch hay hài kịch. Nhưng người ta thường nhầm lẫn hai giá trị này. Cũng thế, chất trữ tình (lyrisme), uy-mua, hùng tính... tất cả những hình thức tính, đều nằm trong địa hạt kiến trúc (architecture). Cịn các thể loại như thơ, truyện, truyện ngắn... nằm trong địa hạt xây dựng (composition) tác phẩm.

Đối với Bakhtine, kiến trúc chủ âm chính là nền mĩng của tất cả các ngành nghệ thuật[8].

4- Mỹ học vật chất khơng thể diễn tả được những quan niệm mỹ học ngồi nghệ thuật: như cái đẹp trong thiên nhiên, trong thần thoại, trong nhân sinh quan, v.v[9]...

5- Mỹ học vật chất khơng thể xây dựng lịch sử nghệ thuật: Bởi trong văn hố, nĩ biệt lập khơng những nghệ thuật nĩi chung mà cả các ngành nghệ thuật nĩi riêng, thành những vùng chất liệu khác nhau, cĩ những quy ước nghệ thuật khác nhau; nĩ coi tác phẩm khơng như một tác phẩm sống động, mà như một vật thể (chose), một chất liệu cĩ tổ chức. Vì vậy nĩ chỉ cĩ thể liệt kê những thay đổi trong các thủ pháp kỹ thuật của một ngành nghệ thuật, theo thời gian. Sự thống kê về một kỹ thuật riêng của một ngành nghệ thuật như thế, khơng thể làm nên lịch sử nghệ thuật[10].

Tĩm lại, Bakhtine bác bỏ hầu như tồn diện phương pháp nghiên cứu của trường phái hình thức Nga. Theo ơng, sở dĩ cĩ năm điểm bất cập trên đây, là bởi vì trường phái hình thức đã xây dựng một lý thuyết nghệ thuật độc lập với triết học nghệ thuật. Và ơng nhấn mạnh: chỉ cĩ triết học nghệ thuật mới giúp ta giải thích những vấn đề nghệ thuật tới nơi tới chốn. Nhưng sự phản bác tồn diện mỹ học vật chấtcủa ơng, cịn cĩ một ngụ ý sâu xa hơn: ơng coi mỹ học vật chất, phát xuất từ triết học mác-xít, đã bỏ rơi phần đạo đức, tức lương tri con người trong tác phẩm nghệ thuật, mà theo ơng, đĩ mới là nền mĩng cơ bản của sáng tác.

Đĩ chính là tinh thần khuynh đảo nền mĩng thế giới (cộng sản), khiến ơng bị dập trù suốt đời.

● Nội dung hay đối tượng nghệ thuật

Bakhtine cho rằng khơng thể chỉ chú ý đến dữ kiện, mà bỏ qua những tìm tịi nghiên cứu về mỹ học, bỏ qua triết học. Khơng thể rút gọn hoạt động sáng tạo

trong một số yếu tố chất liệu như ngơn ngữ, mà khơng chú ý đến đời sống xã hội và lịch sử cĩ trước tác phẩm. Khơng thể mổ xẻ chữ nghiã như những xác chết mà khơng xét đến linh hồn của chữ, linh hồn của con người đã tạo dựng nên những câu, những lời đĩ.

Một nền khoa học văn chương nếu chỉ khảo sát chất liệu văn chương, tức là chữ khơng thơi, thì sẽ trở thành khoa ngữ học, và như vậy nĩ bước ra ngồi văn chương.

Một nền mỹ học nếu chỉ khảo sát chất liệu khơng thơi, thì cũng chỉ dẫn đến một thứ mỹ học của khoa học thực nghiệm.

Bakhtine coi nội dung tác phẩm là chính và ơng đặt tên là đối tượng mỹ học.

Theo ơng, đối tượngmỹ học khơng thể chỉ là sự tổng hợp các tính chất của chất liệu (như chữ) mà phải được coi như một thực tế trải nghiệm (réalité empirique) của một hành động sáng tạo cĩ ý thức, khởi đi từ một thái độ nhận thức (attitude cognitive) và một thái độ nhân đức (attitude éthique)[11], bước ra ngồi và lên trên những gì đã cĩ sẵn[12].

Trong trường hợp Rabelais, nghệ thuật trào tiếu -tức là đối tượng mỹ học- bắt nguồn từ một trải nghiệm sống dưới thời Trung cổ mà dân gian đã dùng nghệ thuật trào tiếu trong các lễ hội để chống lại sự sợ hãi, chống lại cường quyền của nhà nước và giáo hội. Bằng một nhận thức tế vi, bằng một đạo đức lạ thường, Rabelais đã vượt lên trên những giá trị nhận thức và đạo đức thường tình để đạt đối tượng mỹ học.

Và từ đây, Bakhtine xuất trình bộ mặt tồn diện của sáng tác, trong đĩ: nhận thứcđạo đức con người là hai yếu tố chính làm nên nội dung tác phẩm, hay đối tượng mỹ học.

Bakhtine viết:

"Thực tế -hiện diện trước khi cĩ hành động nghệ thuật- phải được biết sâu, biết rõ, và lượng giá qua cán cân nhân đức trước khi mang vào tác phẩm, và sẽ trở thành yếu tố thiết yếu xây dựng tác phẩm. Trong nghiã đĩ, chúng ta cĩ thể nĩi: Cuộc đời khơng chỉ nằm ngồi nghệ thuật, mà cịn ở trong nghệ thuật, trong sâu thẳm của nghệ thuật, trọn vẹn, với sức nặng của đạo đức xã hội, chính trị, lý thuyết và nhiều thứ khác nữa."[13]

Trihành, chưa làm thành nghệ thuật. Bởi kiến thức khơng đủ làm nên nghệ thuật và hành động cũng khơng phải là nghệ thuật: một người giầu kiến thức chưa phải là nhà văn. Một người năng động chưa phải là nghệ sĩ.

Chỉ khi tri thứcnhân đức kết hợp trong một hành động sáng tạo, lúc đĩ mới cĩ nghệ thuật, Bakhtine viết:

"Cĩ kiến thức chưa đủ làm nên nội dung tác phẩm, cĩ ý tưởng chưa đủ làm nên tác phẩm. Nội dung tác phẩm khơng chỉ là phạm vi thuần túy kiến thức, tách biệt hẳn với yếu tố đạo đức. Cĩ thể nĩi rằng chính đạo đức con người đã vượt lên trên hết. Bởi tác phẩm nghệ thuật khơng thể hình thành bằng những khái niệm thuần tuý, bằng những phán đốn thuần túy. Bất cứ nội dung nào cũng phải cĩ tương quan với thế giới bên ngồi trong đĩ cĩ con người năng động và phải cĩ liên hệ sâu sắc với lương tri hành động; chỉ con đường đĩ mới dẫn tới nghệ thuật. Sai lầm lớn nhất là coi nội dung như một lý thuyết, một ý tưởng, một tư tưởng"[14].

Ơng giải thích địa vị của tri thứcnhân đức trong tác phẩm nghệ thuật như sau:

"Vì đem nhân đức và tri thức vào đối tượng nên cái đẹp mới cụ thể hố được cái tốt của nĩ: Tuy cái đẹp chẳng tỏ vẻ lựa chọn, phân chia, loại bỏ, đẩy lui, giữ khoảng cách với bất cứ thứ gì, nhưng chỉ cĩ đường nét [nét bút, nét họa] là cĩ chỗ đứng trong nghệ thuật so với chất liệu. Đối với chất liệu, nghệ sĩ tỏ ra khắt khe, tàn nhẫn: nhà thơ loại bỏ thẳng cánh những chữ, những dạng thức, những lối diễn tả khơng thích hợp, chỉ giữ lại rất ít, giống như những mảnh đá vụn bay dưới máy xẻ của nhà điêu khắc; nhưng một mặt, con người nội tâm và mặt kia, con người xương thịt, sẽ được giầu thêm: con người nhân đức được bồi đắp một phẩm chất vững vàng hơn, con người tự nhiên được thêm một khái niệm nhân đức (...)

Cái đẹp cấu tạo ra một hình thức mới, tạm gọi là mối liên hệ nhân đức mới giữa kiến thức và hành động, đối với những gì đã trở thành thực tại: vì thế, trong nghệ thuật, chúng ta thấy lại nhau, chúng ta nhớ lại nhau, trong khi, trong kiến thức suơng và trong hành động suơng, chúng ta khơng thấy gì của nhau, chúng ta khơng tìm thấy gì trong nhau"[15].

Tĩm lại, theo Bakhtine, mỹ học vật chất khơng giải thích được những vấn đề cơ bản của văn chương. Vấn đề cơ bản của văn chương là nhà văn, với tri thức và đạo

đức của mình, khi viết tác phẩm, luơn luơn hướng về con người, hướng về thực tại, hướng về những điều thiết thân trong đời sống, trong xã hội.

Tác phẩm nghệ thuật, vì vậy, nĩ sống động, nĩ cĩ ý nghiã xã hội, chính trị, kinh tế, tơn giáo, trong một thế giới nhiều ý nghiã và sống động.

Vậy muốn tìm hiểu tác phẩm của nhà văn, thì phải tìm hiểu theo hướng đĩ, tức là quay về với xã hội và con người.

Nền khoa học văn chương mà Bakhtine muốn xây dựng phải là một nền khoa học hướng về con người sống trong bối cảnh xã hội, một nền xã hội học văn chương.

● Chất liệu và hình thức

Tiếng nĩi, hiểu theo nghiã ngữ học, chưa phải là đối tượng mỹ học của văn chương. Ví dụ, nếu ta đọc những câu thơ sau đây của Pouhkine trong bài Kỷ niệm:

Chúng sinh ơi khi ngày ồn lặng tiếng,

Trên những chỗ ngồi câm nín khắp thị thành

Bĩng đêm nằm sĩng sượt, nửa trong suốt, trải mình...[16]

Thì những yếu tố xây dựng nên đối tượng mỹ học ở đây là thành phố, là đêm, là những kỷ niệm, những tiếc nuối, vv... chứ khơng phải là những chữ, những âm tố, âm vị, những mệnh đề...

Bakhtine xác định: nhà thơ dùng ngơn ngữ nhưng vượt lên trên giá trị ngữ học của ngơn ngữ, cũng như nhà điêu khắc dùng đá, nhưng vượt lên trên tính chất của đá, hoạ sĩ dùng sơn mầu, nhưng vượt lên trên tính chất của sơn mầu, để diễn tả mộtđối tượng mỹ học siêu hình.

Nĩi rõ hơn: người nghệ sĩ sáng tạo - như nhà thơ, khi làm thơ, dĩ nhiên phải thấu hiểu giá trị ngữ học của chữ, cũng như khi họa sĩ, vẽ, phải biết rõ tính chất sơn màu, nhưng nhờ phép tơi luyện tiềm ẩn nội tại (perfectionnent immanent), người nghệ sĩ đã vượt lên trên các chất liệu.

Sự vượt qua này, là định nghiã chính xác của mối tương quan giữa nghệ sĩ và chất liệu, khơng chỉ cho thơ, mà cho tất cả các nghệ thuật khác[17].

Tĩm lại, theo Bakhtine: Tiếng nĩi, trong nghiã ngữ học, chưa phải là đối tượng mỹ học. Trong thơ cũng như các hoạt động nghệ thuật hay khoa học khác, ngơn ngữ chỉ là một yếu tố kỹ thuật; ngơn ngữ đối với thơ cũng giống như thiên nhiên đối với các nhà sinh vật học, chất liệu đối với nghệ thuật tạo hình...

Nhưng nhà thơ dùng chữ hồn tồn khác: Nhà thơ dùng chữ một cách tồn diện, nghiã là dùng tất cả mọi khía cạnh, tất cả mọi yếu tố của tiếng nĩi, khơng bỏ rơi bất cứ một sắc thái nào.

*

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thế kỷ XX (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)