Roman Jakobson
Roman Jakobson sinh ngày 11/10/1896 tại Moscova, mất ngày 18/7/1882 tại Harvard. Say mê thơ từ rất sớm. Thời cịn sinh viên, năm 1915, ơng đã là một trong những thành viên xây dựng Câu lạc bộ ngữ học Mạc Tư Khoa, rồi câu lạc bộ
ngữ học Pétrograd (1917).
Từ 1920 đến 1939, Jakobson bỏ Nga sang Tiệp Khắc, trở thành một trong những thành viên chính xây dựng nên Câu lạc bộ ngữ học Praha.
Năm 1939, tránh Đức quốc xã, ơng chạy lên Bắc Âu, cộng tác với Câu lạc bộ ngữ học Copenhague (Đan mạch). Năm 1942, ơng sang định cư tại Hoa Kỳ, dạy học ở đại học Columbia, rồi Harvard, và M.I.T (Massachusetts Institute of Technology). Cĩ thể nĩi trước Roman Jakobson (1896-1982), vấn đề nghiên cứu thơ mới chỉ mới chập chững những bước đầu. Sau Jakobson, những vấn đề mấu chốt về cấu trúc thi ca hầu như đều được giải toả. Phương pháp nghiên cứu ngơn ngữ của Jakobson được trình bày trong hai tác phẩm chính: Essais de linguistique générale (Luận về ngơn ngữ học đại cương) và Questions poétiques (Những vấn đề thi học)[1].
*
Luận về ngơn ngữ học đại cươngbao gồm những bài viết từ 1949 đến 1962. Chia làm 4 phần: Những vấn đề đại cương. Âm vị học. Văn phạm. Và Thi học.
Trong phần viết về Những vấn đề đại cương, Jakobson đặt trọng tâm trên một số vấn đề chủ yếu:
1- Ngữ học phải kết nối với các ngành khoa học về nhân chủng, ơng viết:
"Những nhà nhân chủng học khơng ngừng xác nhận, chứng minh rằng ngơn ngữ và văn hố nằm trong nhau, rằng ngơn ngữ phải được nhận thức như một bộ phận của tồn thể đời sống xã hội, rằng ngữ học liên lạc chặt chẽ với nhân chủng học văn hố. Khơng cần nhắc lại là Lévi- Strauss đã minh tỏ vấn đề này"[2].
"Ngơn ngữ là hệ thống ký hiệu quan trọng nhất và là căn bản của tất cả. Ngơn ngữ chính là nền tảng của văn hố. Đối diện với ngơn ngữ, tất cả mọi hệ thống ký hiệu khác đều trở thành phụ tùng, thứ yếu. Phương tiện chính của giao tiếp mang thơng tin, là ngơn ngữ"[3].
Jakobson biện luận cho sự cộng tác giữa ba ngành: nhân chủng học, ngơn ngữ học và các kỹ sư thơng tin, trong việc tìm hiểu ngơn ngữ. Ơng phê bình lối viết dùng
nhiều từ chuyên mơn hoặc tân tạo (néologisme)[4] đến gần như bí hiểm của những nhà ngữ học, và yêu cầu một cách viết sáng sủa với những từ đã cĩ, để độc giả cĩ thể dễ dàng tiếp cận. Nhắc lại kinh nghiệm bản thân, khoảng thời gian ơng nghiên cứu về Âm vị học (Phonologie) ở Praha, ơng cũng đưa ra rất nhiều từ tân tạo, nhưng tình cờ, khi sang Thụy Điển, gặp Collinder, người rất ghét Âm vị học, nhờ ơng viết một cuốn sách cho Hội Ngữ Học Uppsala[5] với lời yêu cầu: "Làm ơn xin đừng cĩ âm vị, âm viếc gì hết!" Lúc đĩ Jakobson đang hồn tất văn bản về vấn đề âm vị học trong ngơn ngữ trẻ con và bệnh cấm khẩu, ơng bèn đọc lại và loại tất cả những từ tân tạo. Collinder đọc xong bảo: "Như thế này thì tuyệt!" Quả nhiên cuốn sách được truyền bá rộng rãi. Jakobson nhận ra rằng: dù trình bầy một vấn đề rất mới, cũng khơng cần phải sáng chế ra những chữ mới, chúng chỉ làm độc giả rối mù khơng cần thiết[6].
2- Vấn đề thứ nhì mà Jakobson đề ra, ở trong bài: Deux aspects du langage et deux types d'aphasies (Hai diện mạo của ngơn ngữ và hai loại bệnh cấm khẩu). Bài này cĩ tiếng vang lớn ở Pháp, đặc biệt ảnh hưởng trong giới phân tâm và nhân chủng qua những cơng trình của Lacan và Lévi-Strauss.
Jakobson sử dụng lại định thức của Saussure: Hành động nĩi dựa trên hai động tác chính: lựa chọn và kết hợp. Tức là, khi muốn nĩi hay viết một câu, thì đương sự trước hết phải lựa chọn từ rồi mới kết hợp các từ ấy lại với nhau theo một trật tự thành một câu phù hợp với ý mình[7].
Jakobson đẩy xa hơn, ơng tìm đến nguồn cội của căn bệnh khơng nĩi được.
Bệnh khơng nĩi được (ấp úng hoặc cấm khẩu), cĩ hai triệu chứng khác nhau: hoặc đương sự khơng chọn được chữ; hoặc cĩ chữ mà khơng xếp thành câu được. Jakobson gọi trạng thái khơng chọn được chữ là bị rối loạn tương quan tương đồng, nghiã là khơng cĩ khả năng: từ một chữ hay một từ, tìm ra được những từ đồng nghiã khác, hoặc những cách nĩi quanh co, cĩ ẩn ý; hoặc dịch từ đĩ ra tiếng nước khác. Người bị rối loạn tương đồng, khơng những mất khả năng biết nhiều thứ tiếng, mà cịn bị giới hạn trong sự sử dụng tiếng mẹ đẻ[8].
Triệu chứng thứ nhì: cĩ chữ mà khơng xếp được thành câu, hay sự rối loạn trong tương quan tiếp cận. Jakobson nhắc lại nhận xét của H. Jackson, từ năm 1864, đã nghiên cứu về vấn đề này: Khơng cần nĩi, ai cũng biết một phát biểu hình thành bằng những tiếng (mot). Nhưng là những tiếng đã được sắp đặt theo một trật tự nào đĩ, bởi nếu chỉ cĩ một chuỗi tiếng đặt cạnh nhau một cách hú họa, thì sẽ
khơng cĩ phát biểu.
Vậy khơng nĩi được, chính là sự mất khả năng xây dựng một mệnh đề. Người bị bệnh này, tức là bệnh nĩi hay viết khơng trúng văn phạm (agrammatisme), thường biến câu nĩi thành một "đống" từ: Trật tự chữ khơng cịn, câu nĩi, câu văn trở thành vơ nghiã, vơ dụng. Sự rối loạn này, Jakobson gọi là rối loạn tương quan tiếp cận, bởi vì người nĩi (hoặc viết) khơng thiết lập được trật tự các chữ để cạnh nhau. Người bị cả hai chứng rối loạn tương đồng và tiếp cận, sẽ đi dần đến tình trạng cấm khẩu.
Áp dụng vào văn chương, Jakobson phân biệt hai tuyến: Tuyến ẩn dụ, dùng biện pháp tương đồng, và là thủ pháp chính của thơ.
Tuyến hốn dụ, hay biện pháp tiếp cận, là đất của văn xuơi. Nghệ thuật văn xuơi dùng thủ pháp hốn dụ để xây dựng câu văn và hình thành cấu trúc truyện.
Aristote đã đưa ra nguyên tắc: Ẩn dụ là một trong những thủ pháp chính của nghệ thuật. Jakobson mở rộng hơn: Ẩn dụ là thủ pháp của thơ và hốn dụ là thủ pháp của văn xuơi.
Tuyến ẩn dụ dựa trên tương quan tương đồng, điển hình là phương pháp của trường phái tượng trưng. Và tuyến hốn dụ dựa trên tương quan tiếp cận, điển hình là phương pháp hiện thực của Tolstoi.
Để độc giả dễ tiếp cận, chúng tơi xin giải thích rõ hơn:
Ẩn dụ (métaphore) là lựa chọn và thay thế một yếu tố bằng một yếu tố tương đồng, như dùng mùa xuân để chỉ tuổi trẻ, dùng hồng hơn để chỉ tuổi già... Phương pháp này nằm trong địa hạt lựa chọn:trước khi nĩi hoặc viết, ta phải chọn những từ thích hợp. Đối với thơ, là phải lựa chọn một hình ảnh nghệ thuật thích hợp.
Hốn dụ (Métonymie) là thay thế một yếu tố bằng một yếu tố khác cĩ liên quankết hợp với nĩ:
- Liên quan đồ vật và chất liệu, như: nĩi mặc lụa, mặc gấm thay vì mặc áo lụa,mặc áo gấm.
- Liên quan bộ phận và tồn thể, như dùng má hồng để chỉ người phụ nữ, dùnglưỡi gỗ để chỉ người khơn khéo.
- Liên quan nhân quả như dùng khĩi lửa để chỉ chiến tranh...
Những liên quan này ràng buộc hốn dụ trong mối tương quan tiếp cận.
Ẩn dụ và hốn dụ đều là thủ pháp thay thế những chữ tầm thường, chữ thơng dụng bằng những chữ lạ, chữ hiếm, với mục đích nâng cao chất lượng ngơn ngữ.
Nhưng cĩ thể nĩi ẩn dụ "tự do" hơn trong việc lựa chọn, nghiã là người ta cĩ thể so sánh tuổi trẻ với tất cả những yếu tố tương đồng khác, những gì mới mọc, mới sinh, xanh tươi, vv... Cịn hốn dụ bị giới hạn trong các mối tương quan kết hợpnhư: chất liệu với đồ vật, bộ phận với tồn thể, nhân với quả, vv..., tức là tự bản thân, hốn dụ đã mang tính chất lơ-gích bên trong, nĩ phản ảnh cấu trúc lơ- gích của câu văn và của tồn diện của tác phẩm.
Jakobson đặc biệt chú ý đến Tolstoi, nhà văn thường dùng biện pháp hốn dụ (lấy một phần để chỉ tồn thể), ví dụ trong màn Anna Karérine tự tử, Tolstoi chiếu ánh sáng nghệ thuật vào cái ví tay của nàng. Biện pháp này cũng là thủ pháp chung của nghệ thuật, được Hitchcock sử dụng thường xuyên trên màn ảnh, và Nhất Linh cơng nhận đã học của Toltoi: Mỗi nhân vật của ơng thường được xác định bằng một chi tiết nhỏ, một lời nĩi, hay một cử chỉ, lập đi lập lại nhiều lần, như một cái tật.
3- Vấn đề thứ ba, Jakobson nêu ra nằm trong bài "Les études typologiques et leur contribution à la linguistique historique comparée" (Những khảo sát đặc tính ngơn ngữ và sự đĩng gĩp của nĩ vào ngữ học lịch sử và ngữ học so sánh), dựa trên hai điểm chính:
- Lịch sử mỗi ngơn ngữ là độc nhất. Cấu trúc mỗi ngơn ngữ cũng là độc nhất. Vậy khĩ cĩ thể nĩi đến một sự khảo sát đặc tính chung của ngơn ngữ, xếp loại và đưa ra những quy tắc hình thái cho một thứ siêu ngơn ngữ (métalangue).
- Phê bình sự khảo sát lịch đại về ngơn ngữ (do Saussure chủ trương), ơng cho rằng: định ngữ học[9] hay sự nghiên cứu ngơn ngữ của một thời, và biến ngữ học[10]hay sự nghiên cứu ngơn ngữ biến chuyển theo thời gian, khơng đưa đến kết quả mong muốn: bởi ngơn ngữ "cổ đại" vẫn cĩ thể sống chung với ngơn ngữ "hiện đại", vậy vấn đề chính là phải nghiên cứu tại sao hai yếu tố xa cách này vẫn chồng chéo lên nhau, để làm sáng tỏ tính chất di động của ngơn ngữ.
4- Vấn đề thứ tư Jakobson đưa ra trong bài Aspects linguistiques de la traduction(Diện mạo ngữ học của dịch thuật). Ơng phân biệt ba thể loại:
- Nội ngơn dịch thuật (la traduction intralinguale), hay dịch trong cùng một ngơn ngữ tức là trình bày các ý nghiã khác nhau của một từ, như trong từ điển, ví dụ:độc thân là sống một mình, khơng lấy vợ, lấy chồng.
- Ngoại ngơn dịch thuật (la traduction interlinguale), tức là dịch từ tiếng nước này sang tiếng nước khác.
- Ký hiệu dịch thuật (La traduction intersémiotique): chuyển thể từ thơ sang hoạ, từ họa sang nhạc...
Loại đầu, bị trở ngại bởi những chữ gọi là đồng nghiã nhiều khi khơng đồng nghiã hẳn. Ví dụ độc thân: là sống một mình, là khơng lấy vợ khơng lấy chồng. Nhưng ngược lại, người khơng lấy vợ, khơng lấy chồng chưa chắc đã sống độc thân, vv... Bởi vì ký hiệu ngơn ngữ chỉ là một cách trình bày thực tại, nĩ khơng bao trùm tất cả thực tại.
Loại hai, tức là dịch từ tiếng nước này sang tiếng nước kia, phải được hiểu làm hai chặng:
Chặng một: giải mã ký hiệu của một ngơn ngữ về một bối cảnh.
Chặng hai: trình bày lại bối cảnh ấy, trong hệ thống ký hiệu của một ngơn ngữ khác.
Nĩi khác đi, phải hiểu cái bối cảnh mà ngơn ngữ văn bản gốc trình bày, rồi dựng lại bối cảnh ấy trong ngơn ngữ dịch.
Việc này gặp nhiều khĩ khăn, ví dụ như chữ fromage trong tiếng Pháp hay nước mắm, trong tiếng Việt, khơng thể dịch được, bởi người chưa hề được nếm các sản phẩm này, thì khơng thể tìm ra một tiếng nào cĩ thể "tương đương" với fromagehay nước mắm, trong nghệ thuật ẩm thực của họ.
Riêng thể loại thứ ba, như chuyển một thơng điệp ngơn ngữ sang thơng điệp hội hoạ, là ít khĩ khăn nhất, vì nĩ đi thẳng từ thơng điệp này sang thơng điệp kia, khơng qua trung gian của ký hiệu ngơn ngữ. Trường hợp các nhà thơ chuyển sang vẽ, các hoạ sĩ viết văn làm thơ... là điển hình của sự "thơng dịch" tư tưởng trực tiếp qua các kênh nghệ thuật khác nhau.
*
Phần quan trọng thứ nhì trong tác phẩm Luận về ngơn ngữ học đại cương là âm vị học, đặc biệt âm vị học chức năng.
Chức năng của âm
Âm vị học là một trong những chủ đề đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu ngơn ngữ nĩi chung và ngơn ngữ thi ca nĩi riêng.
Tại Câu lạc bộ Praha, Jakobson và Troubetzkoy phát triển ngành Âm vị học (phonologie), ngành học cĩ mục đích khảo sát âm thanh và cách phát âm các thứ tiếng; phân biệt trong mỗi tiếng (từ) cĩ một số âm vị (phonème) nhất định.
Vậy âm vị là gì? Âm vị là đơn vị âm thanh nhỏ nhất cĩ tác dụng thay đổi ý nghiã của một tiếng, một từ[11]. Mỗi ngơn ngữ cĩ một số âm vị nhất định[12].
Sự nghiên cứu âm vị dẫn đến sự phân biệt ngơn ngữ thơ và ngơn ngữ hàng ngày: Jakobson xác định và chứng minh rằng: "Mỗi chữ trong thơ đều đã bị biến tính, biến dạng, tức là bị "bĩp méo" đi, so với ngơn ngữ hàng ngày". Làm thơ là tạo ra một cấu trúc ngơn ngữ đặc dị, trái khốy, khác thường. Và chính ở sự khác thường, biến dạng đĩ, nĩ mới gây "bất ngờ". Khái niệm "bất ngờ" của Jakobson, cũng giống như khái niệm "lạ hố" của Chklovski, đều đi từ thi học Aristote.
Nhưng sự khảo sát thơ đi từ âm vị, là một bước tiến mới trong thi học, nĩ bắt buộc nhà nhà phê bình phải trở thành bác sĩ giải phẫu chữ, khơng chỉ dừng lại ở ý thơ, tứ thơ, mà cịn phải "phanh phui" cơ thể của một từ ra từng yếu tố âm nhỏ nhất để xem bên trong nĩ cĩ gì khơng? Trường hợp các âm eo âm oe trong Thu điếu vàThu ẩm của Nguyễn Khuyến là những điển hình; hoặc các âm mõm mịm mom,hịm hom, trong các bài thơ được truyền tụng là của Hồ Xuân Hương, đã cĩ vai trị độc đáo khơng chỉ về âm thanh mà cịn cả về ý nghiã nữa.
Từ nhận định ban đầu của Aristote: nhà thơ phải tìm ra được "các từ lạ" (termes étranges), nghiã là các từ hiếm, hoặc phải tạo ra chữ mới, Jakobson tiến lên bước
nữa: "Hành động thơ là hành động cưỡng bức ngơn ngữ".
Một mặt khác, trong bài "Nguyên tắc gieo vần", ngay từ năm1924, Jackobson đã xác định: "Âm trong thơ khơng chỉ là thứ âm rập khuơn sẵn, (tức là thứ âm nhờ vần mà cĩ)".
Tĩm lại, Jakobson cũng như những thành viên của trường phái hình thức đều chứng minh hoặc nhìn nhận: âm là yếu tố căn bản trong cấu trúc thơ. Và theo Jakobson, nếu nhà thơ hay dùng những chữ đồng nghiã, mà khác âm, là bởi vì họ khơng muốn tìm đến một ý nghĩa mới mà họ chỉ muốn tìm đến một cấu trúc âmmới.
*
Tác phẩm Questions de poétique (Những vấn đề thi học) (Seuil, 1973) được dịch sang tiếng Pháp và in năm 1973, tuyển chọn những bài viết từ 1919 đến 1972. Sau được tuyển lại cịn 8 bài, in trong cuốn Huit questions de poétique (Tám câu hỏi về thi học) (Seuil, 1977).
Ngay từ bài Fragments de la nouvelle poésie russe (Những mảng thơ mới Nga) viết năm 1919, Jakobson đã đưa ra những kiến giải rất mới về thơ.
Trong bài này, ơng đi từ khái niệm của Khlebnikov[13] rằng thơ là thứ "chữ tự thân" (slovo kak takovoe- mot comme tel) hay chữ trong thơ là một thực thể tự nĩ đứng vững riêng một cõi[14].
Khái niệm chữ trong thơ là một thực thể tự thân (autonome) cĩ khả năng đứng vững một mình của Khlebnikov được Jakobson lưu lại và khai triển.
Đối lập ngơn ngữ thơ với ngơn ngữ biểu cảm, Jakobson cho rằng nếu trong ngơn ngữ biểu cảm, tình cảm điểu khiển câu văn, thì đối với thơ, "Thơ, khơng là gì khác ngồi "một phát ngơn nhắm vào cách phát biểu" cĩ nghiã là thơ nhận chỉ thị của những quy luật nội tại của nĩ. Chức năng thơng tin của ngơn ngữ hàng ngày và ngơn ngữ biểu cảm ở đây rút gọn đến cực tiểu. Thơ khơng tha thiết gì đến đối
tượng của phát biểu, giống như câu văn thực tiễn (hay câu văn chủ quan), thờ ơ với âm điệu trong câu[15]". Và ơng viết tiếp:
"Nếu nghệ thuật hội họa là sự tạo hình bằng chất liệu thị giác cĩ giá trị tự tại, nếu âm nhạc là sự tạo âm bằng chất liệu âm thanh cĩ giá trị tư tại, và vũ điệu là sự tạo hình bằng chất liệu cử chỉ cĩ giá trị tự tại, thì thơ là sự tạo thể (mis en forme) bằng chữ cĩ giá trị tự tại, tự tại, tự chủ, như chữ của Khlebnikov.
Thơ là ngơn ngữ trong chức năng thẩm mỹ.
Như thế, đối tượng của văn chương khơng phải là văn chương (la littérature) mà