Phê bình văn học Nga 1 Trường phái Hình thức

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thế kỷ XX (Trang 26 - 32)

1- Trường phái Hình thức

Đến đầu thế kỷ XX, phê bình văn học vẫn cịn dựa trên nền triết học duy sử, tức là khảo sát tiểu sử và tâm lý nhà văn, rồi dùng tác phẩm để chứng minh cho tiểu sử và tâm lý tác giả, đặt nhà văn vào những khung hiện thực, lãng mạn... cĩ sẵn, với những kiến giải mơ hồ; ví dụ: tác giả này viết cuốn sách này trong một hồn cảnh như thế nào và từ đĩ rút ra kết luận: tác phẩm "nĩi lên" những sự kiện này, biến cố kia trong đời sống của mình, cách phê bình Nguyễn Du và truyện Kiều trong rất nhiều tác giả của ta là như thế.

Nhờ những bước tiến trong ngữ học, phê bình nhận ra sự bất cập của mình và buộc phải tìm những hướng đi mới. Từ sự tìm tịi này, nẩy sinh những khuynh hướng cách tân phê bình trong thế kỷ XX, mà trường phái hình thức Nga giữ vai trị tiên phong, loại bỏ những yếu tố "phụ cận" như tiểu sử, tâm lý, thời đại... để đi vào "thực chất" của vấn đề là chữnghiã. Đồng thời, ngữ học cấu trúc thay thế văn phạm cổ truyền, trở thành một trong những lợi khí cột trụ của nghiên cứu văn học.

Những khám phá của trường phái hình thức Nga bị chơn vùi trong gần 40 năm, nhưng khi thế giới đào ra, những thành quả ấy chẳng những khơng lỗi thời mà vẫn cịn giữ nguyên giá trị cơ bản cho việc khảo sát văn chương nghệ thuật.

Trường phái Hình thức Nga quy tụ một số nhà ngữ học, trong vịng 10 năm (từ 1915-1925), đã xây dựng những viên gạch đầu tiên cho nền phê bình hiện đại: Boris Eichenbaum (1886-1959), Iouri Tynianov (1894-1943), Roman Jakobson (1895-1983), Viktor Chklovski (1893- 1984) và Boris Tomachevski (1890-1957).

Theo Roman Jakobson, mùa đơng 1914-1915, dưới sự bảo trợ của viện hàn lâm khoa học Nga, một số sinh viên dựng nên "Câu lạc bộ ngơn ngữ học Mạc Tư Khoa" với mục đích "thúc đẩy sự phát triển ngành ngữ học và thi học (poétique)" cịn phơi thai lúc bấy giờ. Năm sau, 1916, một nhĩm nghiên cứu sinh ở Pétrograd (Saint- Pétresbourg), tổ chức in tuyển tập đầu tiên về lý thuyết ngơn ngữ thi ca, và đầu năm 1917, "Hội nghiên cứu ngơn ngữ thơ" ra đời -gọi tắt là Opọaz- cộng tác chặt chẽ với Câu lạc bộ ngơn ngữ học Mạc Tư Khoa.

Hai nhĩm này, cổ động việc nghiên cứu thi học, chủ trương cách tân tồn diện ngành phê bình và nghiên cứu văn học Nga, hoạt động đến năm 1930, thì bị chính quyền Xơ Viết khủng bố: 1932, Trung ương đảng ra nghị quyết giải tán tất cả các tổ chức văn nghệ, nhưng hoạt động cách tân đã bị dập tắt từ trước, một số chạy ra nước ngồi. Jakobson sang Tiệp Khắc từ 1920, tiếp tục cơng việc nghiên cứu trong "Câu lạc bộ ngơn ngữ học Praha", do nhĩm nghiên cứu Nga-Tiệp thành lập từ 1926, theo tinh thần Câu lạc bộ Mạc Tư Khoa. Một số khác ở lại trong nước, cĩ người bị lưu đầy, tác phẩm bị phủ nhận như trường hợp Bakhtine.

Phải đến giữa thế kỷ XX, Hoa Kỳ và Âu Châu mới biết đến những cơng trình nghiên cứu của trường phái hình thức Nga, nhờ hai ấn bản: Victor Erlich in cuốnRussian Formalism[1]và Tzvetan Todorov thu thập các bài viết chính của trường phái hình thức dịch sang tiếng Pháp với tựa đề Théorie de la littérature[2]. Hai cuốn sách này sẽ là nền tảng cho sự phát triển trường phái hình thức Nga trên thế giới. Đồng thời, tác phẩm của Propp và Jakobson, được Lévi-Strauss giới thiệu, và đến năm 1963, cuốn Essais delinguistique générale (Luận về ngơn ngữ học đại cương), tác phẩmđầu tiên của Jakobson được dịch sang tiếng Pháp.

Về cái tên "Trường phái Hình thức"

Chữ Hình thức, rút ra từ cụm từ phương pháp hình thức (méthode formelle) mà Câu lạc bộ Mạc Tư Khoa xác định là một cố gắng để khoa học hĩa việc nghiên cứu văn học. Những người chống lại trường phái này gọi họ một cách mỉa mai là những nhà hình thức. Về sau cái tên "trường phái hình thức" được cả hai bên chống và theo chấp nhận.

Vậy cần phải hiểu: "phương pháp hình thức" là gì?

Trong bài tổng quan về phương pháp này mang tên Lý thuyết của "phương pháp hình thức[3], Boris Eichenbaum giải nghiã ngay ở dịng đầu: "Cái gọi là "phương pháp hình thức" khơng phải là hệ quả của việc thiết lập một hệ thống "phương pháp luận" đặc biệt, mà là những cố gắng để tạo ra một khoa học cụ thể và độc lập. Nguời ta thường gán cho khái niệm "phương pháp" những chiều kích quá đáng, đâm ra tối nghĩa. Đối với chúng tơi, những "nhà hình thức", chúng tơi khơng coi "phương pháp" là vấn đề chủ chốt trong nghiên cứu văn học. Vấn đề chủ chốt ở đây là văn chương, văn chương như một đối tượng khảo sát"[4].

Eichenbaum viết tiếp: "Những chữ "phương pháp hình thức" liên hệ chặt chẽ với khuynh hướng này, phải được hiểu đĩ là tên gọi quy ước, cĩ tính cách lịch trình, và khơng nên dựa vào chúng để tìm một định nghiã chính xác. Vấn đề nịng cốt mà trường phái hình thức đưa ra, khơng phải là một lý thuyết về mỹ học, cũng khơng phải là một phương pháp luận, tiêu biểu cho một hệ thống khoa học nhất định. Chúng tơi chỉ muốn sáng tạo ra một khoa học văn chương độc lập, mà đối tượng là những giá trị đích thực của chất liệu văn chương"[5].

Roman Jakobson, khoanh vịng và xác định đối tượng của "khoa học văn chương" một cách chặt chẽ hơn: "Đối tượng của khoa học văn chương khơng phải là văn chương mà là tính văn chương (la littérarité), tức là, cái, làm cho một tác phẩm trở thành tác phẩm văn chương"[6].

Nền "khoa học văn chương" này khơng dựa vào những yếu tố truyền thống như triết học, tâm lý, sử học, xã hội học... mà dựa vào ngữ học.

Eichenbaum viết: "Trong khi những nhà nghiên cứu truyền thống hướng về văn học sử hay xã hội sử, những nhà hình thức hướng về ngữ học, coi nĩ như một khoa thi học, tuy nhiên (trong khi làm việc), họ vẫn cĩ thể dựa trên những nguyên tắc khác, với những mục đích khác"[7].

Như vậy, trường phái Hình thức đã tuyên bố đoạn tuyệt với phương pháp nghiên cứu văn học theo con đường xã hội và lịch sử, và chọn con đường ngữ học để phân tích văn bản, và chỉ chuyên chú đến chữ nghĩa trong văn bản mà thơi. Nguyên tắc này sẽ mở đầu cho nền phê bình văn học hiện đại. Và nền thi học hay thi pháp học(poétique) do Aristote chủ xướng, dường như đã bị lãng quên trong nhiều thế kỷ, nay mạnh mẽ xuất hiện trở lại trong ngơn từ.

Đến đây, cần phải phân biệt hai khái niệm thi học khác nhau: thi học của những nhà Hình thức Nga và thi học của những nhà Ký hiệu học sau này như Eco, Barthes.

Umberto Eco giải thích: "Phải hiểu thi học như thế nào? Trào lưu đi từ những nhà hình thức Nga đến những nhà cấu trúc học ở Praha và ở Pháp, đều coi thi học là việc nghiên cứu tác phẩm văn chương, duy nhất dưới gĩc độ cấu trúc ngữ học nội tại. Cịn chúng tơi (tức là những nhà ký hiệu học), chúng tơi dùng chữ thi học trong nghĩa gần với cổ điển hơn: khơng phải là một hệ thống quy luật gắt gao (như thi pháp học) mà là kế hoạch thao tác mà nghệ sĩ lựa chọn mỗi lần sáng tác, nĩ cĩ thể tiềm ẩn hoặc lộ rõ trong tác phẩm"[8].

Tĩm lại, các nhà Hình thức và các nhà cấu trúc coi thi học là khoa học khảo sát văn bản thuần tuý dưới gĩc độ ngữ nghiã, cịn những nhà Ký hiệu học coi thi học là sự tìm hiểu quá trình thao tác của nghệ sĩ, tiềm ẩn hoặc lộ rõ trong tác phẩm, nĩi khác đi, là tồn bộ hệ thống dấu hiệu (bao gồm bối cảnh, cách cấu tạo, cách viết, giọng điệu...) mà tác giả lựa chọn cho mỗi tác phẩm. Quan điểm của các nhà ký hiệu gần gũi quan điểm của trường phái bác ngữ học Đức.

Chúng ta vừa giải thích xong chữ phương pháp, cịn lại chữ hình thức[9].

Hình thức là gì? Tại sao những người chống trường phái Hình thức lại gọi những người trong nhĩm này là "các nhà Hình thức" và tại sao chính họ cũng lại tự nhận mình là những "nhà Hình thức"? Là bởi vì hai bên cĩ hai quan niệm về hình thức khác nhau:

Phái chống, dựa trên quan niệm cổ điển: phân biệt ranh giới giữa nội dunghình thức.

Trong khi những nhà Hình thức Nga dựa trên quan niệm mới: hình thức và nội dung là một tồn thể khơng thể tách rời, như định thức của Saussure: âmýkhơng thể tách rời[10]. Paul Valéry, khi khảo sát thơ, cũng đi đến kết quả tương tự.

Tĩm lại, những nhà Hình thức gạt bỏ quan niệm cổ điển về mối tương quan nội dung-hình thức, trong đĩ hình thức được coi như cái vỏ, cái bình, chứa nội dung là

chất lỏng. Quan niệm này, vẫn cịn rất sống động cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thường tìm thấy trong cách nĩi của các nhà tượng trưng, đại loại như: qua phần hình thức, người ta thấy cĩ chuyên chở một nội dung thế này... Hoặc ca tụng một vài loại "hình thức" nào đĩ đã tách biệt hẳn với "nội dung" v.v... Vì thế, những người chống trường phái hình thức, gọi những thành viên của trường phái này làcác nhà hình thức với ý mỉa mai: họ chỉ biết cĩ hình thức (bề ngồi) mà khơng biết đến nội dung.

Cịn những nhà Hình thức cũng nhận mình là trường phái hình thức vì đối với họ, hình thức chính là nội dung và ngược lại. Eichenbaum khẳng định: "Khái niệm hình thức từ nay, đã cĩ một ý nghiã mới, nĩ khơng cịn là cái vỏ, là cái bình đựng nội dung nữa mà là một tồn bộ năng động và cụ thể cĩ nội dung của nĩ, mà khơng cần một quan hệ hỗ tương kiểu bình và nước"[11].

Kết luận: Trường phái Hình thức đưa ra hai cách tân quan trọng:

- Đoạn tuyệt với lối phê bình dựa trên tiểu sử tác giả, để phê bình văn bản, khảo sáttính văn chương trong văn bản.

- Hình thức và nội dung của một tác phẩm là một tồn thể gắn liền, khơng tách rời ra được.

Con đường nghiên cứu của trường phái Hình thức

Boris Eichenbaum tĩm tắt những nét phát triển chính của trường phái Hình thức trong vịng 10 năm từ 1915 đến 1925 như sau:

1- Từ việc đối chiếu giản lược ban đầu giữa ngơn ngữ hàng ngày và ngơn ngữ thơ, chúng tơi tìm cách phân biệt những chức năng khác nhau trong ngơn ngữ hàng ngày (L. Yakoubinski), định phạm vi của ngơn ngữ thơ và ngơn ngữ biểu cảm (R.

Jakobson).

Tiếp theo đĩ, chúng tơi nghiên cứu diễn văn (tức là những phát biểu miệng) mà theo ý chúng tơi là thứ ngơn ngữ hàng ngày gần với văn chương nhất, nhưng lại cĩ những chức năng khác. Việc nghiên cứu này dẫn đến việc tìm hiểu những phép tu từ trong thi học.

2- Trình bày các khái niệm chính trong văn chương: hình thức (trong nghiã mới),thủ pháp (procédé), và chức năng (fonction).

3- Đối chiếu âm tiết (rythme) với vần điệu (mètre). Xác định âm mới là yếu tố xây dựng câu thơ (chứ khơng phải vần). Thơ là hình thức đặc biệt của văn bản nĩi (thơ được viết ra để đọc, để ngâm), cĩ cấu trúc ngữ học riêng, về mặt cú pháp, từ vựng và ngữ nghĩa.

4- Nếu chủ đề (của bài thơ) là một kiến trúc, thì chất liệu (matière, được dùng trong nghiã lời và chữ) là yếu tố tác động xây dựng kiến trúc.

5- Xác định bản chất của thủ pháp trên những chất liệu khác nhau. Phân biệt những thủ pháp (văn chương) khác nhau tùy theo chức năng. Tiến tới việc tìm hiểu sự tiến hố của các hình thứcvăn chương tức là tới địa hạt nghiên cứu văn học sử hay biến ngữ học.

Tĩm lại, lịch trình của trường phái hình thức cĩ thể chia làm ba chặng chính: - Đối lập và phân biệt ngơn ngữ thơ và và ngơn ngữ hàng ngày.

- Nghiên cứu âm thanh và vần điệu trong thơ. Thành lập một lý thuyết về thi ca. - Tìm hiểu thủ pháp thi ca. Nghiên cứu các thủ pháp khác trong văn chương: như thủ pháp truyện ngắn, thủ pháp cổ tích, thủ pháp tiểu thuyết, tiến đến nghiên cứu văn học sử.

1-Xác định giá trị tự thân của ngơn ngữ thơ

Yakoubinski là người đầu tiên đặt vần đề đối chiếu ngơn ngữ thơ và ngơn ngữ hàng ngày. Trong bài viết, tựa đề Âm thanh trong ngơn ngữ thơ[12], ơng đề nghị: Những hiện tượng ngơn ngữ phải được xắp xếp theo chủ đích của nĩ: nĩi (hay viết) để làm gì? Nếu người nĩi chỉ muốn truyền đạt thơng tin, thì lời nĩi đĩ thuộc địa hạt ngơn ngữ thực dụng, "tiêu dùng", phần hình thức hay âm thanh của nĩ, khơng cĩ giá trị tự thân (autonome); vì lời nĩi chỉ là phương tiện để chuyển tải thơng tin, cho nên "dùng xong" ta cĩ thể "bỏ". Ở những hệ thống ngơn ngữ khác (như thơ) mục đích thực dụng mờ đi, nhưng "nĩi" hay "ngâm" xong, lời thơ vẫn cịn "tồn tại", bởi chính câu thơ cĩ giá trị tự thân của nĩ.

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thế kỷ XX (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)