trả lời câu hỏi địa lý 12 (tài liệu ôn thi thpt quốc gia môn địa lý)

111 9.2K 19
trả lời câu hỏi địa lý 12 (tài liệu ôn thi thpt quốc gia môn địa lý)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trả lời câu hỏi địa lý 12 (tài liệu ôn thi thpt quốc gia môn địa lý), trả lời các câu hỏi trong sgk theo bài học rất hay và bổ ích cho học sinh tham khảo trong các kì thi, kiểm tra và học tập trong nhà trường

Chủ đề 1: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Nội dung 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Nêu giới hạn và ý nghĩa vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên Biển Đông. Đáp án - Đặc điểm vị trí địa lý nước ta Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Hệ tọa độ địa lý trên đất liền. + Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 o 23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. + Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 o 34’B tại xã Đất mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Tây ở vĩ độ 102 o 09’ Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông ở kinh độ 109 o 24’ Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Trên biển hệ tọa độ địa lý nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6 o 50’B và từ khoảng kinh độ 101 o Đ đến trên 117 o 20’Đ tại Biển Đông. Như vậy Việt nam vừa gắn với lục địa Á-Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông và thông ra Thái Bình Dương, kinh tuyến 105 o Đ chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7. - Giới hạn và ý nghĩa vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên Biển Đông. + Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982. Câu 2: Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta đối với tự nhiên. Đáp án Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo hình thành các vùng tự nhiên khác nhau. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hàng năm. Câu 3. Trình bày các bộ phận của vùng biển nước ta. Ý nghĩa của thềm lục địa nước ta trên biển đông. Đáp án 1 - Các bộ phận của vùng biển nước ta. Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Thềm lục địa và ý nghĩa. Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt nam. Câu 4. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới đất liền giữa nước ta với Trung Quốc. Vì sao vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn phải đề cao ? Đáp án - Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới đất liền giữa nước ta với Trung Quốc + Cửa khẩu Móng Cái- Quảng Ninh + Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn + Cửa khẩu Tà Lùng- Cao Bằng + Cửa khẩu Trà Lĩnh- Cao Bằng + Cửa khẩu Thanh Thủy-Hà Giang + Cửa khẩu Lào Cai- Lào Cai - Vì sao vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn phải đề cao ? Vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng là bất khả xâm phạm Nước ta có vị trí chiến lược quan trọng nên nhiều thế lực bên ngoài nhòm ngó và luôn có âm mưu xâm chiếm nước ta. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta có được hôm nay là phải trả bằng xương máu của biết bao thế hệ cha anh. Chúng ta phải đề cao cảnh giác để tổ quốc không bị bất ngờ trong mọi tình huống. chúng ta phải đề cao để chiến đấu và chiến thắng mọi kẽ thù dù chúng ở đâu, chúng mạnh thế nào. Chúng ta phải đề cao vì “ Không có gì quí hơn độc lập tự do” chủ quyền và toàn ven lãnh thổ bị xâm phạm là chúng ta đang mất độc lập, đang mất tự do. Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề khó và đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo lâu dài nên kể cả trong thời bình chúng ta vẫn phải đề cao mới có thể bảo vệ thành công chủ quyền và toàn ven lãnh thổ quốc gia. Câu 5. Chứng minh rằng vị trí địa lý nước ta có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh – quốc phòng. Đáp án - Về kinh tế. Việt nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng; là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho nươc Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan, và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc. 2 Vị trí địa lý thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế , các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. - Về văn hóa –xã hội. Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Về an ninh, quốc phòng. Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Câu 6. Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học hãy: - Trình bày tọa độ địa lý nước ta. - Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với khí hậu nước ta. Đáp án - Hệ tọa độ địa lý trên đất liền. + Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 o 23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. + Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 o 34’B tại xã Đất mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Tây ở vĩ độ 102 o 09’ Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông ở kinh độ 109 o 24’ Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Trên biển hệ tọa độ địa lý nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6 o 50’B và từ khoảng kinh độ 101 o Đ đến trên 117 o 20’Đ tại Biển Đông. - Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với khí hậu nước ta. Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới là do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, lãnh thổ nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do có góc nhập xạ lớn, trong một năm nơi nào trên đất nước ta cũng có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. Tính chất ẩm là do tác động của các khối khí đi qua biển ( trong đó có biển Đông ) hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão. Tính chất gió mùa là do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm, mặt khác khí hậu Việt nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa chính, gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa lấn át tín phong vì thế tín phong hoạt động riêng rẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió. 3 Nội dung 2. Đặc điểm chung của tự nhiên ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI Câu 1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta. Đáp án Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chiếm ¼ diện tích; địa hình đồng bằng và đồi núi thấp ( dưới 1000m ) chiếm tới 85% diện tích, địa hình núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích cả nước. Cấu trúc địa hình khá đa dạng . + Địa hình có cấu trúc cổ được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nâm và phân hóa đa dạng. + Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính: Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung - Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình xâm thực mạnh ở miền núi, trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá , có hiện tượng đất trượt đá lỡ, hang động cacxtơ . ở đồng bằng và hạ lưu sông thì bồi tụ nhanh. - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người, từ miền núi đến đồng bằng địa hình nước ta đều được con người tác động mạnh mẽ để sản xuất nông nghiệp công nghiệp và cư trú và đã hình thành những địa hình đặc trưng do con người tạo ra và phục vụ cuộc sống của xã hội Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế -xã hội của vùng núi Đông Bắc. Đáp án 4 - Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng, với 4 cánh cung núi lớn, Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. chụm lại ở Tam đảo. mở ra về phía bắc và phía đông. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông cầu, sông thương, sông lục nam. Hướng nghiêng chung tây bắc-đông nam. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Những đỉnh cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông chảy. Giáp biên giới Việt – Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao bằng, trung tâm là vùng núi thấp 500-600m. - Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế -xã hội của vùng núi Đông Bắc. + Thế mạnh: Là nơi tập trung nhiều loại khoáng sản, là nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. như Sắt, manggan, vàng + Rừng và đất trồng tạo cơ sở để phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài, động thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. + Nguồn thủy năng, các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện rất lớn. như thủy điện Tuyên quang, nậm mu. + Tiềm năng du lịch. Khí hậu có sự phân hóa, phong cảnh đa dạng nên nhiều vùng núi đã trở thành các điểm nghỉ mát du lịch nổi tiếng. như Tam đảo, động Tam Thanh + Hạn chế: Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông , cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. + Nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất. + Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất + Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. + Vùng núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và thường khan hiếm nước vào mùa khô. Câu 3. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc. Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi Tây bắc Đáp án Vùng núi Tây Bắc, nằm giữa sông Hồng và sông Cả. Có địa hình cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam. Phía đông là đãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Phanxipăng 3143m, phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong thổ đến Mộc châu Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng, sông Đà, sông Mã, sông Chu. - Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế -xã hội của vùng núi Tây Bắc. + Thế mạnh: Là nơi tập trung nhiều loại khoáng sản, là nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. như đồng, sắt, vàng + Rừng và đất trồng tạo cơ sở để phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài, động thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. + Nguồn thủy năng, các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện rất lớn. như thủy điện Sơn la, Hòa Bình. 5 + Tiềm năng du lịch. Khí hậu có sự phân hóa, phong cảnh đa dạng nên nhiều vùng núi đã trở thành các điểm nghỉ mát du lịch nổi tiếng. như Sapa, Mộc châu + Hạn chế: Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông , cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. + Nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất. + Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất + Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. + Vùng núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và thường khan hiếm nước vào mùa khô. Câu 4. Bằng kiến thức đã học, hãy trình bày sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Đáp án - Vùng núi Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam. - Trường Sơn Băc hẹp ngang, cao ở hai đầu và thấp ở giữa - Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên được nâng cao đồ sộ nghiêng dần về phía đông. - Phía đông của Trường Sơn Nam sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biên. - Phía tây của Trường Sơn Nam là các bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng Câu 5. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, địa hình và đất đai ? Đáp án - Giống nhau: Là đồng bằng châu thổ sông, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. Địa hình thương đối bằng phẳng và bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô. - Khác nhau: Độ cao trung bình: Đồng bằng Sông Hồng có độ cao trung bình cao hơn đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn ngập nước thường xuyên, trong khi diện tích này ở đồng bằng Sông Hồng nhỏ hơn nhiều. Địa hình đồng bằng Sông Hồng bị chia cắt bởi hệ thống đê và phần lớn không chịu tác động bồi đắp của các hệ thống sông, chịu tác động mạnh mẽ của con người và các hoạt động kinh tế. Địa hình đồng bằng sông Cửu Long bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kệnh rạch chằng chịt; về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn , nước triều lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn. Câu 6. Nêu đặc điểm của dải đồng bằng miền trung . Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội của dải đồng bằng ven biển miền trung. Đáp án - Nêu đặc điểm của dải đồng bằng miền trung 6 Dải đồng bằng ven biển miền trung có tổng diện tích khoảng 15000 km 2 . Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng này nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ có vài đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn như: đồng bằng Thanh hóa của hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghệ an ( sông cả) Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng. - Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội của dải đồng bằng ven biển miền trung. - Các thế mạnh: + Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản như gạo. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thủy sản, khoáng sản, và lâm sản. + Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. - Hạn chế: + Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán thường xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Câu 7. Chứng minh rằng địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Đáp án - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi : Trên các sường dốc mất lớp phủ thực vât, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở. Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình Cacxttơ với các hang động suối cạn, thung khô. các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miển đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía Tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét. Có thể nói, quá trình xâm thực bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt nam hiện tại. Câu 8. Tại sao nói trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò chủ yếu nhất đối với sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta ? Đáp án - Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng chủ yếu là do địa hình. + Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 dải rõ rệt. đó là dải vùng biển và thềm lục địa, dải đồng bằng ven biển, dải vùng đồi núi + Từ Bắc vào Nam thiên nhiên nước ta phân hóa thành hai phần. Phần lãnh thổ phía Bắc từ dãy Bạch mã trở ra, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Phần lãnh thổ phía nam từ dãy Bạch Mã trở vào thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. 7 + Từ thấp lên cao thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 đai cao, đó là đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, và đai ôn đới gió mùa trên núi. Câu 9. Những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Đáp án - Các thế mạnh: + Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, niken, crôm, vàng, vonfram và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như booxxit, apatit, đá vôi, vật liệu xây dựng. Đố là nhiên liệu, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. + Rừng và đất trồng : Tạo cơ sở phát triển nền lâm- nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động thực vật, trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc, Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể nuôi trồng được các loài động thực vật cạn nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực. + Nguồn thủy năng: Các con sông ở miêng núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn. + Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng nhất là du lịch sinh thái. - Các mặt hạn chế: Ở nhiều vung núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẽm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưu nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất.Tại các đứt gảy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư. 8 THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN Câu 1. Trình bày khái quát về biển Đông. Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta. Đáp án - Trình bày khái quát về biển Đông Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km 2 lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. Biển đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn ( nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu) và sinh vật biển. Các đặc điểm trên của Biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liền và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển. - Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta. Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn. Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của biển Đông đến địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. Đáp án - Ảnh hưởng của biển Đông đến địa hình vùng ven biển nước ta Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông , các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn sán hô - Ảnh hưởng của biển Đông đến các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mĩ. Tuy vậy hiện nay rừng ngập mặn đã bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và do cháy rừng Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú. Câu 3. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về nguồn tài nguyên khoáng sản và hải sản ở vùng biển nước ta. Đáp án - Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác la Nam Côn Sơn và Cửu Long ; các bể dầu khí Thổ chu – Mã lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ nhưng cũng có trữ lượng đáng kể; ngoài ra còn có nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò. Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan là nguyên liệu quý cho 9 ngành công nghiệp. Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển. - Tài nguyên hải sản: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao nhất là ở vùng ven bờ. trong Biển Đông có trên 2000 loài cá hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loại sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi , Biển Đông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Câu 4. Thiên tai ở vùng biển nước ta ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế- xã hội ?. Đáp án - Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông. trong đó có 3- 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta. Bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh vẫn thường xuyên xảy ra hằng năm làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta. - Sạt lỡ bờ biển: Hiện tượng sạt lỡ bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ. - Ở vùng ven biển miền trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai. - Sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta. Câu 5. Trình bày vai trò của biển Đông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Đáp án - Về kinh tế. Việt nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng; là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho nươc Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan, và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế , các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Biển Đông có thể tạo công ăn việc làm cho nhiều ngư dân, phát triển nhiều ngành công nghiệp và du lịch biển, giao thông vận tải biển, cảng biển. - Về văn hóa –xã hội. Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi nước ta hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới, Biển Đông 10 [...]... sông ở đây cũng lớn và có dòng chảy theo hướng tây bắc – đông nam như sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Mã Địa hình miền trung ngắn dốc nên ở đây cũng chỉ có những dòng sông ngắn như sông Cả, sông Gianh, sông Thu bồn, sông Trà khúc, sông Đà rằng Địa hình Tây nguyên nghiên về hướng tây nên các con sông ở đây cũng chảy theo hướng tây như sông Đắc Krông, sông Ea sup, sông ya hleo, sông Krông Bơlan Địa. .. dạng sinh học cao Câu 7 So sánh đặc điểm sông ngòi giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Đáp án Giống nhau: Hướng sông là tây bắc –đông nam Khác nhau: Mạng lưới sông ngòi ở Đông bắc dày đặc, chủ yếu là sông ngắn và nhỏ như sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam sông chảy Mạng lưới sông ở Tây bắc thưa hơn nhưng lại là sông dài và to như sông Đà Ở Đông bắc một số sông có hướng vòng... 60,0 2 012 88.7 28,2 60,5 a Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình gia tăng dân số, dân số thanh thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 1990-2 012 ( lấy năm 1990=100%) b Nhận xét tình hình gia tăng dân số, dân số thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 1990-2 012 Cho biết nguyên nhân Đáp án 1 Vẽ biểu đồ: - Xử lý số liệu: Tình hình gia tăng dân số, dân số thành thị và nông thôn ở nước ta giai... núi nước ta Câu 9 Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học hãy phân tích tác động của địa hình đối với sông ngòi ở nước ta 14 Đáp án Địa hình vùng Đông Bắc có 4 cánh cung tụ lại ở Tam đảo nên khu vực này có 4 dòng sông chảy theo mạch núi là sông Kinh thầy, sông Lục nam, sông Thương, sông Cầu Địa hình vùng núi Tây bắc có các dãy núi cao các mạch núi sâu chạy theo hướng tây bắc – đông nam nên... là 2,1%, tỉ lệ thi u việc làm là 8,1% Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3, ở nông thôn là 1,1, tỉ lệ thi u việc làm ở thành thị là 4,5, ở nông thôn là 9,3% Câu 5 Cho bảng số liệu sau: Tỉ lệ thất nghiệp ở một số vùng của nước ta, giai đoạn 2005-2 012 Đơn vị (%) Vùng Năm 2005 2 012 Cả nước 5,33 3,21 Đồng bằng sông Hồng 5,61 3,49 Tây nguyên 4,23 1,89 Đông Nam Bộ 5,62 3,24 Đồng bằng sông cửu Long... động của địa hình đến sông ngòi nước ta Đáp án Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi theo hướng tây bắc đông nam nên các sông của nước ta cũng theo hướng tây bắc đông nam Địa hình nước ta nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam nên các sông của nước ta cũng chảy nghiêng theo hướng tây bắc đông nam Địa hình ở miền trung ngắn và dốc nên các dòng sông ở miền trung cũng ngắn và dốc Địa hình vùng đông bắc là... 77,6 18,7 58,9 27 2005 2 012 82,3 88,7 22,3 28,2 60,0 60,5 a Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 1990-2 012 b Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số của nước ta trong giai đoạn 1990-2 012 và giải thích nguyên nhân Đáp án a Vẽ biểu đồ miền - Xử lý số liệu: Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn: Đơn vị: ( %) Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 1990 100 19,3 80,7 1995... nhập cho dân cư + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thu hút dân cư và để đô thi hóa phát triển theo đúng quy luật + Đảm bảo an ninh trật tự xã hội + Đảm bảo môi trường Câu 4 Cho bảng số liệu sau: Đáp án Tổng số dân, dân số thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 1990-2 012 Đơn vị ( triệu người) Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 1990 66.0 12, 8 53,2 1995 71.9 14,9 57,0... bằng sông Hồng 122 5 người/ Km2, Tây Bắc 69 người/ Km2 ) Sự phân bố dân cư chưa hợp lý còn thể hiện giữa thành thị và nông thôn, Năm 2005 dân thành thị là 26,9% trong khi đó dân nông thôn chiếm tới 73,1% Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên, vì vậy việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thi t Câu 4 Cho bảng số liệu. .. nước ta giai đoạn 1990-2 012 Đơn vị ( %) Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 1990 100 100 100 1995 109 116 107 2000 118 146 111 2005 124 174 113 32 2 012 134 220 114 - Vẽ biểu đồ: 1 Nhận xét - Tổng số dân nước ta tăng liên tục - Dân số thành thi tăng nhanh - Dân nông thôn ổn định, và tăng rất chậm 33 Chủ đề 3 ĐỊA LÝ KINH TẾ Nội dung 1 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Câu 1.Trình bày sự chuyển . sông Cả, sông Gianh, sông Thu bồn, sông Trà khúc, sông Đà rằng Địa hình Tây nguyên nghiên về hướng tây nên các con sông ở đây cũng chảy theo hướng tây như sông Đắc Krông, sông Ea sup, sông ya. đặc, chủ yếu là sông ngắn và nhỏ như sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. sông chảy. Mạng lưới sông ở Tây bắc thưa hơn nhưng lại là sông dài và to như sông Đà Ở Đông bắc một số sông có hướng vòng. không theo công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982. Câu 2: Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta đối với tự nhiên. Đáp án Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thi n

Ngày đăng: 21/08/2015, 23:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan