26142 33150 40247 48712 Bình quân lương thực theo
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỀN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
Câu 1. Chứng minh tính đa đạng về các loại hình giao thông vận tải ở nước ta và ý
nghĩa của chúng trong việc tạo ra các mối liên hệ giữa các vùng trong nước.
Đáp án
- Giao thông vận tải nước ta đa dạng về loại hình. với mạng lưới phát triển khá toàn diện. có cả đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống.
- Ý nghĩa của chúng trong việc tạo ra mối liên hệ giữa các vùng trong cả nước. Các mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. vì thế những nơi gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông vận tải cũng là nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư.
Ngành giao thông vận tải góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế. tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt diễn ra được thuận tiện.
Câu 2. Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ở nước ta.
Đáp án
- Khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng lắm mưa nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, về mùa mưa lũ hoạt động vận tải của ngành ô tô và đường sắt gặp nhiều trở ngại, ở nhiều khúc sông tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn.
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi ảnh hưởng rất lớn đến công tác thiết kế, khai thác các công trình giao thông vận tải, phải xây dựng nhiều con đường đi qua các dèo cao vực sâu, thậm chí phải đào hầm xuyên núi để lưu thông các phương tiện giao thông vận tải.
- Thủy văn nước ta theo mùa và mạng lưới sông ngòi dày đặc phải xây dựng nhiều cầu cống, phà để cho các phương tiện giao thông hoạt động. để khắc phục những điều kiện tự nhiên không thuận lợi này chi phí xây dựng khá lớn đến giá cả phục vụ và sức cạnh tranh của các loại hình giao thông vận tải.
- Ở vung núi điều kiện tự nhiên khó khăn hơn nên sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải cũng hạn chế hơn.
Câu 3. Phân tích ý nghĩa của tuyến quốc lộ 1 và tuyến đường sắt thống nhất.
- Ý nghĩa của tuyến quốc lộ 1 và đường sắt thống nhất.
Chạy suốt từ cửa khẩu Hữu nghị ( Lạng Sơn) đến Năm căn ( Cà mau) dài 2300 km là tuyến đường xương sống của hệ thống giao thông nước ta, nối các vùng kinh tế ( trừ Tây nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Hai tuyến đường này tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân ba miền bắc –trung- nam . Tạo mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các địa phương, thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa cũng cố tính thống nhất của nền kinh tế nước nhà.
Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa phân theo ngành vận tải của nước ta năm 2009 và năm 2012
(Đơn vị: %)
Năm Tổng số Đường sẳt Đường bộ Đường
sông
Đường biển
2009 100 1,2 71,8 19,7 7,8
2012 100 0,8 74,7 18,1 6,4
1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa phân theo các loại hình vận tải của nước ta năm 2009 và năm 2012.
2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải của nước ta năm 2009 và năm 2012.
Đáp án
1. Vẽ biểu đồ.
2Nhận xét.
- Cơ cấu ngành đường sắt giảm - Cơ cấu ngành đường bộ tăng nhanh
- Cơ cấu ngành đường sông giảm - Cơ cấu ngành đường biển giảm
Câu 5. Cho bảng số liệu sau:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2001-2012
( Đơn vị : triệu tấn )
Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài
nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2001 48,1 201,8 2,1
2005 75,9 376,7 7,4
2009 97,8 615,3 2,3
2012 112,3 846,2 2,5
1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình gia tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển của các thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2001-2012 ( lấy năm 2001 là 100%)
2. Nhận xét tình hình gia tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển của các thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2001-2012. Giải thích nguyên nhân.
Đáp án
1. Vẽ biểu đồ. - Xử lý số liệu.
Tình hình gia tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2001-2012 ( Đơn vị : % )
Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài
nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2001 100 100 100
2005 157,8 186,6 352,3
2009 203,3 304,9 109,5
2012 233,5 419,3 119
2. Nhận xét.
- Thành phần kinh tế nhà nước tăng liên tục
- Thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh và liên tục
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không ổn định, giai đoạn 2001-2005 tăng nhanh, giai đoạn 2005-2009 giảm nhanh, giai đoạn 2009-2012 tăng chậm. * Nguyên nhân :
- Kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn. tốc độ tăng nhanh do nhà nước đẩy mạnh cổ phần hóa
- Khu vực nhà nước tăng vì giữ vai trò chủ đạo để giữ ổn định kinh tế - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không ổn định vì hiệu quả không cao
Câu 6. Phân tích điều kiện để phát triển giao thông vận tải đường biển của nước ta.
Giải thích tại sao trong các tuyến đường biển ven bờ, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng- TP Hồ Chí Minh?
Đáp án
- Điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải đường biển.
Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế...
- Tuyến đường biển ven bờ quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng-TP Hồ Chí Minh vì.
+ Đây là tuyến dài 1500km.
+ Hai cảng ngày đảm bảo phần lớn các chuyến hàng đi quốc tế, từ Hải phòng có thể đi Hồng Công, Tôkyô, Manila, Vladivoxtoc. Từ TP Hồ Chí Minh có thể đi Hồng công, Vladivôxtoc, Xingapo, Băng cốc.
+ Từ hai cảng này kết nối với hầu hết các cảng trong nước như Cửa lò, Chân mây.
+ Hai cảng này nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
+Hoạt động hàng hải của hai cảng này cũng sầm uất nhất, đáp ứng nhu cầu của vận tải viễn dương.
Câu 8. Nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc đối với việc phát triển
kinh tế-xã hội của nước ta.
Đáp án
- Vai trò của giao thông vận tải đối với việc phát triển kinh tế -xã hội nước ta. + Cung ứng vật tư, kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất, và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.
+ Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
+ Các mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải.
+ Giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế văn hóa ở những vùng núi xa xôi, cũng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới.
- Vai trò của thông tin liên lạc đối với phát triển kinh tế- xã hội nước ta.
+ Vận chuyển tin tức nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và nước ta với các nước trên thế giới.
+ Góp phần quan trọng làm thay đổi cách tổ chức nền kinh tế, thức đẩy quá trình hội nhập quốc tế, làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình.
Câu 9. Trình bày đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước
ta.
Đáp án
- Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính.
+ Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. 300 bưu cục, 18 nghind điểm phục vụ, 8 nghìn điểm bưu điện văn hóa xã.
+ Phân bố chưa hợp lý, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở địa phương mang tính thủ công, chưa tương xứng với chuẩn quốc tế, thiếu lao động có trình độ cao.
+ Thời gian tới phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để Bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả.
- Đặc điểm nổi bật của ngành Viễn thông.
+ Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kỹ thuật hiện đại.
+ Trước đổi mới mạng lưới và thiết bị viễn thông cũ kĩ, lạc hậu, các dịch vụ nghèo nàn, gần đây mạng kỹ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ phát triển mạnh.
+ Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển. như mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn,
+ Mạng viễn thông Việt nam đã hội nhập được với thế giới qua thông tin vệ tinh và cáp biển.
Câu 10. Cho bảng số liệu sau:
Doanh thu ngành bưu chính và viễn thông ở nước ta giai đoạn 2007-2012
(Đơn vị ; nghìn tỉ đồng) Ngành
Năm
Tổng doanh thu Chia ra
Bưu chính Viễn thông
2007 58,8 1,6 57,2
2009 126,3 3,1 123,2
2011 150,7 5,1 145,6
2012 182,1 5,7 176,4
Nhận xét tình hình phát triển ngành bưu chính và viễn thông ở nước ta giai đoạn 2007-2012. Giải thích nguyên nhân.
Đáp án
- Ngành bưu chính chiếm tỉ trọng nhỏ và tăng châm, năm 2007 chỉ chiếm 2,7 % đến năm 2012 chỉ đạt 3,1%.
- Ngành viễn thông chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối và tăng trưởng cực kỳ nhanh. năm 2007 mới chỉ đạt doanh thu 57,2 nghìn tỉ đông thì đến năm 2012 đã tăng lên 176,4 nghìn tỉ đồng gấp hơn 3 lần.
* Nguyên nhân: Bưu chính:
+ Phân bố chưa hợp lý, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở địa phương mang tính thủ công, chưa tương xứng với chuẩn quốc tế, thiếu lao động có trình độ cao.
Viễn thông:
+ Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kỹ thuật hiện đại.
+ Trước đổi mới mạng lưới và thiết bị viễn thông cũ kĩ, lạc hậu, các dịch vụ nghèo nàn, gần đây mạng kỹ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ phát triển mạnh. + Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển. như mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn,
+ Mạng viễn thông Việt nam đã hội nhập được với thế giới qua thông tin vệ tinh và cáp biển.