26142 33150 40247 48712 Bình quân lương thực theo
CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Câu 1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng và
đang có sự chuyển dịch rõ rệt.
Đáp án
Nước ta có 29 ngành công nghiệp, đó là nhóm công nghiệp khai thác có 4 ngành, nhóm công nghiệp chế biến có 23 ngành, nhóm công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước có 2 ngành.
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt. Nhóm công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng chuyển dịch tăng, năm 1996 chiếm 79,9% đến năm 2005 tăng lên 83,2%. Nhóm ngành công nghiệp khai thác giảm, năm 1996 chiếm 13,9% đến năm 2005 giảm xuống còn 11,2%. Nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước cũng chuyển dịch theo hướng giảm, năm 1996 6,2% đến năm 2005 giảm xuống còn 5,6%.
Câu 2. Chứng minh răng: Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt
lãnh thổ. Tại sao có sự phân hóa đó?
- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực.
+ Ở Bắc bộ, Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận mức độ tập trung công nghiệp cao nhất, từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau tỏa đi các hướng dọc theo các hướng giao thông huyết mạch.
+ Nam bộ, hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước, như TP. Hồ Chí Minh, Biên hòa.
+ Dọc duyên hải miền trung, công nghiệp tập trung ở Đà nẵng.
+ Ở khu vực miền núi như Tây Bắc, Tây nguyên, hoạt động công nghiệp hạn chế. Nguyên nhân:
+ Sự phân hóa công nghiệp về mặt lãnh thổ ở nước ta là do kết quả tác động của hàng loạt nhân tố.
Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.
Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, nhất là giao thông vận tải.
Câu 3. Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân hóa
lãnh thổ công nghiệp ở Bắc Bộ. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. Giải thích nguyên nhân.
Đáp án
Câu 4. Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng. Cơ
cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta đang có sự chuyển biến mạnh mẽ . Giải thích nguyên nhân.
Đáp án
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển biến mạnh mẽ.
+ Cơ cấu giá trị công nghiệp khu vực nhà nước giảm nhanh. năm 2000 chiếm 34,2% đến năm 2007 giảm xuống còn 20,0%.
+ Cơ cấu giá trị công nghiệp khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh, năm 2000 chiếm 24,5% đến năm 2007 tăng lên 35,4%.
+ Cơ cấu khu vực có vốn đầu tự nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn và tăng, năm 2000 chiếm 41,3% đến năm 2007 đã tăng lên 44,6%.
Nguyên nhân:
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta có những thay đổi sâu sắc như trên là do kết quả của công cuộc đổi mới. nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. có nhiều thành phần sở hữu, các thành phần kinh tế bình đẳng, hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới.
Với nhiều thành phần tham gia, tiềm năng phát triển công nghiệp sẽ được phát huy.
Câu 5. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta
Đơn vị: %
Nhóm ngành Năm 2005 2007 2009 2012
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
Công nghiệp khai khoáng 11,2 9,7 9,2 8,5 Công nghiệp chế biến và
chế tạo
82,8 85,0 85,3 87,0 Công nghiệp sản xuất, phân
phối điện, khí đốt, nước.
6,0 5,3 5,5 4,5
1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta trong giai đoạn 2005-2012.
2. Nhận xét sự chuyển dịch đó.
Đáp án
2. Nhận xét.
- Cơ cấu công nghiệp khai khoáng có xu hướng giảm
- Cơ cấu công nghiệp chế biến và chế tạo chiếm tỉ lệ lớn và ngày càng tăng. - Cơ cấu công nghiệp phân phối điện, khí đốt, nước chiếm tỉ lệ nhỏ và có xu hướng giảm nhẹ.
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo vùng kinh tế của nước ta năm 2005 và năm 2012. Đơn vị: %
Vùng Năm 2005 2012
Cả nước 100,0 100,0
Trung du và miền núi Bắc Bộ 25,5 5,5
Đồng bằng sông Hồng 4,9 21,3
Bắc Trung Bộ 2,6 2,2
Duyên hải Nam Trung Bộ 7,3 5,0
Tây nguyên 0,7 0,8
Đông Nam Bộ 46,2 52,2
Đồng bằng sông Cửu Long 9,6 9,9
Không xác định 3,2 3,1
1. Xếp thứ tự từ cao đến thấp về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ năm 2005 và năm 2012.
2. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2005 và năm 2012.
3. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta giai đoạn 2005-2012. Giải thích nguyên nhân.
Đáp án
1. Xếp thứ tự từ cao đến thấp về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ năm 2005 và năm 2012.
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo vùng kinh tế của nước ta năm 2005 và năm 2012. Đơn vị: %
Vùng Năm 2005 Thứ
tự
2012
Cả nước 100,0 100,0
Trung du và miền núi Bắc Bộ 25,5 2 5,5 4
Đồng bằng sông Hồng 4,9 5 21,3 2
Bắc Trung Bộ 2,6 7 2,2 7
Duyên hải Nam Trung Bộ 7,3 4 5,0 5
Tây nguyên 0,7 8 0,8 8
Đông Nam Bộ 46,2 1 52,2 1
Đồng bằng sông Cửu Long 9,6 3 9,9 3
Không xác định 3,2 6 3,1 6
2.Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2005 và năm 2012
Trung du và MN Bắc bộ. Đồng bằng Sông Hồng Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam trung bộ Tây nguyên
Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu long Không xác định
3. Nhận xét.
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch.
Các vùng có chuyển dịch tăng là: Đồng bằng Sông Hồng, Tây nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Các vùng có chuyển dịch giảm là: Trung du và miền núi Bắc bộ, Bắc trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,
Vị trí thứ tự từ cao xuống thấp cũng thay đổi năm 2005 Trung du và miền núi Bắc bộ xếp thứ 2 đến năm 2012 xếp xuống thứ 4, Đồng bằng Sông Hồng năm 2005 xếp thứ 5 đến năm 2012 tăng lên vị trí thứ 2.