VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

Một phần của tài liệu trả lời câu hỏi địa lý 12 (tài liệu ôn thi thpt quốc gia môn địa lý) (Trang 50)

26142 33150 40247 48712 Bình quân lương thực theo

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

Câu 1. Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những điều

kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở nước ta.

Đáp án

- Thuận lợi:

+ Tự nhiên, bờ biển dài, nguồn lợi hải sản phong phú, có 4 ngư trường trọng điểm. dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng nhập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, có nhiều sông, suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

+ Kinh tế- xã hội: Lao động có kinh nghiệm, các phương tiện đánh bắt, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn, các dịch vụ thủy sản phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, đổi mới về chính sách của nhà nước...

- Khó khăn: Bão, gió mùa đông bắc, phương tiện đánh bắt, hệ thống cảng cá, cơ sở chế biến thủy sản chậm đổi mới, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.

Câu 2. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta

Đáp án

- Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá. Sản lượng thủy sản năm 2005 là hơn 3,4 triêu tấn, sản lượngt thủy sản bình quân đầu người hiện nay là khoảng 42kg/năm. Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trong ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.

- Tình hình khai thác thủy sản:

Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn, gấp 2,7 lần năm 1990, trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn. Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ, và nam bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên giang, Bà rịa-Vũng tàu, Bình thuận và Cà mau. Riêng 4 tỉnh này chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác của cả nước.

- Tình hình nuôi trồng thủy sản:

Hiện nay nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triênr mạnh. Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất, nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc trăng, Bến tre, Trà Vinh và Kiên giang.

Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng. Tỉnh An giang nổi tiếng về nuôi cá tra, ba sa trong lồng bè trên sông Tiền, sông Hậu, với sản lượng cá nuôi là 179 nghìn tấn năm 2005.

Câu 3. Giải thích tại sao trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ

trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản?

Đáp án

Trong những năm qua cơ cấu giá trị ngành thủy sản, ngành nuôi trồng ngày càng

tăng, năm 2000 ngành nuôi trồng chiếm 26%, năm 2005 tăng lên 43% và năm 2007 tăng lên 50,6 %.

Nguyên nhân :

- Điều kiện tự nhiên : Dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn, đó là khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Nước ta có nhiều sông, suối, kệnh rạch, ao hồ, các ô trũng ở đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

Nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, Hoạt động nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản. Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều, trong những năm gần đây, Các mặt hàng thủy sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Những đổi mới trong chính sách của nhà nước đã và đang có tác động tích cực đến sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

Câu 4. Trình bày thực trạng trồng rừng ở nước ta . Lấy ví dụ chứng minh ý nghĩa

kinh tế và sinh thái của rừng.

Đáp án

Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, ( mỡ, bồ đề, nứa ) rững gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa... rừng phòng hộ. Hằng năm cả nước trông trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung, tuy nhiên mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây nguyên.

Ý nghĩa kinh tế của rừng: Ví dụ . Rừng cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sông như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu giấy, thực phẩm đặc sản, cac dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người.

Ý nghĩa sinh thái của rừng: Ví dụ. Rừng điều hòa lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của trái đất, góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ trái đất, chống xói mòn, cung cấp nguồn gen quý giá.

Câu 5. Cho bảng số liệu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng thủy sản phân theo khai thác và nuôi trồng của nước ta các năm 2000 và 2012

Đơn vị : Nghìn tấn

Ngành Năm 2000 2012

Nuôi trồng 589,6 3115,3

Khai thác 1660,9 2705,4

1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo khai thác và nuôi trồng của nước ta năm 2000 và 2012.

2. Nhận xét sự thay đổi về sản lượng, cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo khai thác và nuôi trồng của nước ta từ năm 2000 đến 2012. Giải thích nguyên nhân.

Đáp án

1. Vẽ biểu đồ. - Xử lý số liệu.

Cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo khai thác và nuôi trồng của nước ta các năm 2000 và 2012

Đơn vị : % Ngành Năm 2000 2012 Nuôi trồng 26 54 Khai thác 74 46 Tổng số 100 100 - Vẽ biểu đồ. Nuôi trồng Khai thác

Biểu đồ cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo khai thác và nuôi trồng

2. Nhận xét

- Sản lượng khai thác tăng

- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh

- Cơ cấu sản lượng nuôi trồng tăng nhanh, năm 2000 là 26% năm 2012 tăng lên 54 %. Ngược lại cơ cấu ngành khai thác giảm từ 74% năm 2000 xuống còn 46 % năm 2012.

* Nguyên nhân: sự thay đổi sản lượng và cơ cấu sản lượng đánh bắt, nuôi trồng là .

- Điều kiện tự nhiên : Dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn, đó là khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Nước ta có nhiều sông, suối, kệnh rạch, ao hồ, các ô trũng ở đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

Nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, Hoạt động nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản. Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều, trong những năm gần đây, Các mặt hàng thủy sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Những đổi mới trong chính sách của nhà nước đã và đang có tác động tích cực đến sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

Câu 6.Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản ( giá thực tế) của nước ta qua các năm

Năm Sản lượng ( Triệu tấn) Giá trị sản xuất ( Nghìn tỉ đồng) 1996 1,7 16,1 1999 2,0 20,7 2003 2,8 43,5 2007 4,2 89,7 2009 4,8 122,7 2012 5,8 224,3

1. Vẽ biểu đồ kết hợp ( cột và đường ) thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạng 1996-2012.

2. Nhận xét tình hình sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 1996-2012

Đáp án

Sản lượng Giá trị sản xuất

2. Nhận xét:

Sản lượng thủy sản tăng liên tục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị sản xuất tăng nhanh, đặc biệt là giai đoạn 2009-2012

Câu 7. Cho bảng số liệu sau:+

Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta

Đơn vị : Tỉ đồng Năm Giá trị sản xuất Chia ra Trồng và nuôi rừng Khai thác lâm sản Dịch vụ và hoạt động khác 2000 7674,0 1132,0 6235,0 307,0 2005 9940,0 1423,0 7938,0 579,0 2009 16105,8 2287,0 12916,9 901,9 2012 26800,4 2764,7 22611,1 1424,6

1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta giai đoạn 2000-2012.

2. Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta giai đoạn 2000-2012

Đáp án

1. Vẽ biểu đồ. - Xử lý số liệu:

Bảng cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta

Đơn vị: %

Năm Giá trị sản

xuất

Chia ra

nuôi rừng lâm sản hoạt động khác 2000 100, 14,7 81,3 4,0 2005 100 14,3 79,9 5,8 2009 100 14,2 80,2 5,6 2012 100 10,3 84,4 5,3 - Vẽ biểu đồ. 2.Nhận xét:

- Cơ cấu trồng và nuôi trồng có xu hướng giảm

- Cơ cấu khai thác lâm sản chiếm phần lớn và có xu hướng tăng - Cơ cấu dịch vụ và hoạt động khác ổn định

Câu 8. Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét về sự phân

hóa giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh, thành phố nước ta.

Đáp án

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh, thành phố nước ta không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, giá trị lâm nghiệp cao ở các tỉnh miền núi như Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc trung Bộ, Tây nguyên, Đông Nam Bộ.

- Giá trị lâm nghiệp thấp ở các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam trung Bộ.

Một phần của tài liệu trả lời câu hỏi địa lý 12 (tài liệu ôn thi thpt quốc gia môn địa lý) (Trang 50)