Là vùng chè lớn nhất cả nước với các giống chè ngon nổi tiếng ở Phú thọ, Thá

Một phần của tài liệu trả lời câu hỏi địa lý 12 (tài liệu ôn thi thpt quốc gia môn địa lý) (Trang 85)

nguyên, Yên bái, Hà giang.

- Ở vùng núi giáp biên giới như Cao bằng, Lạng sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý như tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả.. Các cây ăn quả như Mận, đào lê.

+ Ở Sa pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn. Nhưng khó khăn gặp phải là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, và tình trạng thiếu nước về mùa đông, mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản, nguyên liệu cây công nghiệp chưa xứng tầm với thế mạnh của vùng.

- Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

Câu 6. Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng chè lớn nhất cả nước ?

Hãy đề xuất một số giải pháp để tiếp tục nâng cao năng suất và sản lượng chè ở vùng này.

Đáp án

- Trung du miền núi Bắc bộ là vùng chè lớn nhất cả nước vì. + Đây là vùng có diện tích đất feralit lớn.

+ Nhân dận có kinh nghiệm trong việc chinh phục tự nhiên + Cơ sở vật chất ngày càng nhiều tiến bộ.

+ Trung du và miền núi Bắc bộ có vị trí địa lí đặc biệt, có đường biên giới dài giáp với Trung quốc và Lào , giáp biển, giáp vùng đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

+ Là vùng sở hữu nhiều giống chè ngon nổi tiếng với năng xuất cao.

Câu 7. Cho bảng số liệu sau:

Số lượng đàn Trâu, bò, lợn của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2012

(Đơn vị: triệu con)

Vùng Vật nuôi Trâu Lợn

Trung du và miền núi Bắc Bộ 1,5 0,9 6,7

Cả nước 2,6 5,2 26,5

1. Hãy nhận xét về vai trò của Trung du và miền núi Bắc Bộ trong việc phát triển chăn nuôi trâu, bò và lợn.

2. Điều kiện phát triển đàn trâu, bò, lợn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đáp án

1. Nhận xét.

Đàn trâu có hơn 1,5 triệu con, chiếm 57% đàn trâu cả nước, trâu cung cấp sức kéo, thịt, phân bón nhâh dân, đàn bò hơn 900 nghìn con, chiếm 16% đàn bò cả nước ( năm 2012). bò cung cấp sữa, thịt, sức kéo cho nhân dân . Lợn 6,7 triệu con chiếm 25% đàn lợn cả nước, lợn cung cấp thịt cho nhân dân.

Đàn trâu, bò, lợn chiếm tỉ lệ khá lớn so với cả nước, đặc biệt là đàn trâu. 2. Điều kiện phát triển đàn trâu, bò,lợn.

Trung du và miền núi Bắc bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700m. Các đồn cỏ tuy không lớn nhưng có thể chăn nuôi trâu, bò, ngựa,dê.

Trâu khỏe hơn bò, ưu ẩm chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.

Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc châu ( Sơn la) Trâu, bò, thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu.

Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi đã giúp tăng nhanh đàn lợn trong vùng.

Câu 8. Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học:

- Xác định quy mô cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp Thái nguyên, Hạ long, Cẩm phả.

- Nguyên nhân hình thành cơ cấu công nghiệp của các trung tâm công nghiệp trên.

Đáp án

- Thái Nguyên :

+ Quy mô :là trung tâm công nghiệp quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng.

+ Cơ cấu ngành gồm : Luyện kim đen, Luyện kim màu, Cơ khí, Sản xuất vật liệu xây dựng.

- Cẩm Phả :

+ Quy mô : là trung tâm công nghiệp quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng. + Cơ cấu ngành gồm: Đóng tàu, khai thác than đá

- Hạ Long :

+ Quy mô: là trung tâm công nghiệp quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.

+ Cơ cấu ngành gồm: Đóng tàu, Cơ khí, khai thác than đá, Chế biến nông sản. * Nguyên nhân hình thành cơ cấu ngành:

- Do tác động của nhân tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là chính. Ví dụ : Thái Nguyên có mỏ sắt nên có cơ cấu ngành là Luyện kim đen và Luyện kim màu. Quảng Ninh có than đá nên có cơ cấu ngành là khai thác than đá.

Nội dung 2. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Câu 1. Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh của

vùng Đồng bằng Sông Hồng. Phân tích ý nghĩa vị trí địa lý của vùng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội.

Đáp án

- Các tỉnh của vùng đồng bằng Sông Hồng: Hà Nội, Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà nam, Nam Định, Ninh Bình. - Ý nghĩa của vị trí địa lý của vùng.

Có vị trí thuận lợi , nhiều tỉnh của vùng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.

Câu 2. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng?

Đáp án

- Cùng với công cuộc đổi mới diễn ra trên phạm vi cả nước, thì Đồng bằng Sông Hồng cũng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở Đồng bằng Sông Hồng. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II và khu vực III. Chuyển dịch trên cơ sở đảo bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. - Đồng bằng Sông Hồng là vùng có dân số đông, mật độ dân số 1225 người/km2

phát triển việc làm trở thành một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng Sông Hồng vì vậy cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo ra nhiều việc làm.

Câu 3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng diễn ra

như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai.

Đáp án

- Năm 2010 tỉ trọng của khu vực I là 20% khu vực II là 34% và lhu vực III là 46%. Xu hướng chung là tiép tục giảm khi vực I tăng tỉ trọng của khu vực II và III. Đây là sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên còn chậm.

- Trong những năm tới trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

- Khu vực I giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

- Khu vực II tăng các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng

- Khu vực II tăng tỉ trọng ngành du lịch

Câu 4. Hãy phân tích những cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng

bằng Sông Hồng.

Đáp án

- Dân cư đông nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ, nên có khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt nhất cả nước, mạng lưới giao thông phát triển , khả năng cung cấp điện nước đảm bảo là cơ sở để phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến.

- Thị trường rộng lớn lịch sử khai thác lâu đời là sơ sở để phát triển dịch vụ - Biển có điều kiện để nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản phát triển giao thông

vận tải du lịch biển

- Dân số qua đông nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm cho người lao động

- Một số tài nguyên bị khai thác quá mức nên chuyển dịch để giảm áp lực khai thác nhất là tài nguyên đất, nước.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

Câu 5. Dựa vào bảng số liệu sau:

Diện tích và dân số các vùng nước ta năm 2013

Vùng Diện tích (km2) Dân số ( nghìn người) Trung du và miền núi Bắc Bộ 101377 12686

Đồng bằng Sông Hồng 14957 19254

Bắc Trung Bộ 51459 10298

Duyên hải Nam Trung Bộ 44376 9065

Tây nguyên 54641 5460

Đông Nam Bộ 23591 15460

Đồng bằng sông Cửu Long 40572 17479

1. Chứng minh Đồng bằng Sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước.

2. Giải thích tại sao dân cư lại tập trung đông đúc ở Đồng bằng Sông Hồng.

Đáp án

1. Chứng minh Đồng bằng Sông Hồng là nơi dân cư đông đúc nhất cả nước.

Bảng diện tích và dân số và mật độ dân sô các vùng nước ta năm 2013

Vùng Diện tích (km2) Dân số ( nghìn người) Mật độ dân số ( Người/km2 Trung du và miền núi Bắc Bộ 101377 12686 125 Đồng bằng Sông Hồng 14957 19254 1287

Bắc Trung Bộ 51459 10298 200

Duyên hải Nam Trung Bộ 44376 9065 204

Tây nguyên 54641 5460 99

Đông Nam Bộ 23591 15460 655

Đồng bằng sông Cửu Long 40572 17479 430

- Mật độ dân số của Đồng bằng Sông Hồng đứng đầu cả nước với 1287 người / km2, đứng thứ 2 là Đông Nam Bộ 665 người/km2.

2. Nguyên nhân:

- Diện tích của Đồng bằng sông Hồng ít nhất so với các vùng khác trong cả nước, đứng thứ 7/7 vùng. nhưng dân số lại nhiều nhất so với các vùng trong cả nước, với 19257 nghìn người.

- Đồng bằng Sông Hồng có nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thuận lợi nên dân cư tập trung sinh sống đông.

- Đồng bằng Sông Hồng có thành phố Hà Nội là thủ đô của đất nước, một trung tâm kinh tế chính trị hàng đầu cả nước nên có sức hút đối với dân cư.

Câu 6. Tại sao việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở vùng

Đồng bằng Sông Hồng?

Đáp án

- Đồng bằng Sông Hồng là vùng có dân số đông, mật độ dân số 1225 người/km2 gấp 4,8 lần mật độ trung bình cả nước . Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển việc làm trở thành một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng Sông Hồng vì vậy cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo ra nhiều việc làm.

- Diện tích của Đồng bằng sông Hồng ít nhất so với các vùng khác trong cả nước, đứng thứ 7/7 vùng. nhưng dân số lại nhiều nhất so với các vùng trong cả nước, với 19257 nghìn người.

Câu 7. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng Sông Hồng.

Đơn vị: %

Ngành Năm 1990 1995 2000 2005 2010

Nông –lâm – ngư nghiệp 45,6 32,6 29,1 25,1 20,0 Công nghiệp-xây dựng 22,7 25,4 27,5 29,9 34,0

Dịch vụ 31,7 42,0 43,4 45,0 46,0

1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 1990-2010.

2. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét và giải thích.

Đáp án

Nội dung 3. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ

Câu 1. Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học , hãy kể tên các tỉnh vùng

Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Phân tích ý nghĩa vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế của vùng.

Đáp án

- Các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

- Ý nghĩa vị trí địa lý.

Phía bắc giáp Đồng bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ nên Bắc Trung Bộ có vị trí như cầu nối các tỉnh miền Bắc với các tỉnh miền Nam.; phía Đông giáp biển Đông giàu tiềm năng, tạo điều kiện để giao lưu và phát triển các ngành kinh tế biển; phía tây giáp Lào qua các cửa khẩu dễ dàng giao lưu với nước bạn. Với đặc điểm vị trí trên giúp cho các vùng phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ trong và ngoài nước.

Câu 2. Phân tích các điều kiện để hình thành cơ cấu kinh tế nông –lâm –ngư nghiệp ở

Bắc Trung Bộ.

Đáp án

- Diện tích rừng của toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước, Độ che phủ rừng là 47,8% ( năm 2006) chỉ đứng sau Tây nguyên. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý ( táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa..) nhiều lâm sản chim thú có giá trị,

Hiện nay rừng giàu tập trung ở vùng giáp biên giới Việt – Lào, nhiều nhất là Nghệ an, Thanh Hóa. Quảng Bình.

Hàng loạt lâm trường hoạt động chăm lo việc khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng.

- Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc,

Với diện tích đất Badan tuy không lớn nhưng khá màu mỡ, có thể trồng cây công nghiệp lâu năm như Cà phê, Cao su, Hồ tiêu.

Ở các đồng bằng lớn là đất cát pha thuận lợi phát triển các cây công nghiệp hàng năm như Lac, mía, thuốc lá. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.

- Các tỉnh ở Bắc Trung Bộ đều có khả năng phát triển nghề cá. Hiên nay việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.

Câu 3. Tại sao nói việc phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm-ngư nghiệp sẽ góp phần

phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ.

Đáp án

- Ở Bắc Trung Bộ vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng, vì nó không chỉ tạo ra cơ cấu ngành, mà còn tạo thế liên hoàn bền vững trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

- Chỉ có hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp thì Bắc Trung Bộ mới khai thác hết tiềm năng của vùng, tận dụng được lợi thế nội sinh của vùng, từ đó phát triển một cách bền vững nền kinh tế, ít phụ thuộc vào bên ngoài.

Câu 4. Trình bày tóm tắt việc hình thành cơ cấu nông-lâm –ngư nghiệp theo lãnh thổ

ở vùng Bắc Trung Bộ.

Đáp án

- Việc hình thành cơ cấu lâm nghiệp.

Diện tích rừng của vùng là 2,46 triệu ha, trong đó rừng trồng chiếm 34%, rừng phòng hộ 50%, rừng đặc dụng 16%. Hàng loạt lâm trường hoạt động chăm lo việc khai thác đi đôi với tu bổ bảo vệ rừng.

- Việc hình thành cơ cấu nông nghiệp.

Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc. Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con, đàn bò có khoảng 1,1 triệu con.

Vùng đất badan tuy không lớn nhưng khá màu mỡ, Bắc trung bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như Cà phê ở Nghệ an, Quảng trị, Cao su, Hồ tiêu ở Quảng bình, Quảng trị, Chè ở tây Nghệ an.

Ở các đồng bằng lớn là đất cát pha thuận lợi phát triển các cây công nghiệp hàng năm như Lạc, mía, thuốc lá. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh. Bình quân lương thực đầu người vì vậy đã tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 348kg/người.

- Việc hình thành cơ cấu ngư nghiệp.

Tuy không có bãi cá lớn, nổi tiến nhưng các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có khả năng

Một phần của tài liệu trả lời câu hỏi địa lý 12 (tài liệu ôn thi thpt quốc gia môn địa lý) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w