NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Bàn về lĩnh vực, tư tưởng, đạo lý, lối sống có ý nghĩa quan trong đối với con người, cuộc sống.. Ví dụ: ốm đau, tai nan, c
Trang 1TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN NGỮ VĂN PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
Trang 2MỤC LỤC
- Khái quát chung về văn nghị luận xã hội
- Hướng dẫn cách làm một bài văn nghị luận xã hội
- Những bài văn nghị luận xã hội mẫu hay
Trang 3KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
Nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn 12 yêu cầu học sinh bộc lộ tưduy, quan điểm, chính kiến của mình về những vấn đề mà lứa tuổi sắp bước vào đờicác em quan tâm và cần quan tâm Đó là vấn đề tư tưởng, lối sông, đạo lý và đặc biệt
là các hiện tượng xảy ra trong xã hội thời hiện tại.Do đó học sinh phải biết quan tâm
và tỏ thái độ trước các vấn đề xã hội, vấn đề lối sông và lý tưởng của thanh niên trong
xã hội hiện nay
1 Yêu cầu đối với học sinh:
Có khả năng độc lập, có kiến thức về đời sống, dám trình bàychính kiến của mình
Cần huy động các nguồn kiến thức từ sách vở, đời sống, trảinghiệm bản thân…
2 Các dạng đề: (có 3 dạng đề).
Nghị luận về tư tưởng đạo lý
Nghị luận về hiện tượng đời sống
Nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Bàn về lĩnh vực, tư tưởng, đạo lý, lối
sống có ý nghĩa quan trong đối với con
người, cuộc sống
Hiểu rộng hơn là bàn về:
Những truyền thống tốt đẹp trong lối
sống con người Việt Nam
Tư tưởng con người
Mối quan hệ giữa con người trong xã
hội
Bàn về hiện tượng có ý nghĩa đốivới xã hội đáng khen, đáng chê hayđáng suy nghĩ
Bàn những vấn đề bức xúc đangđặt ra trong đời sống hiện tại
Trang 4tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, hòa nhã, khiêm tốn, thóiích kỷ, bao hoa, vụ lợi ); về quan hệ gia đình( tình mẫu tử, anh em ); về quan hệ xãhội ( tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn ); về cách ứng xử, hành động mỗi ngườitrong cuộc sống
1.2 Các thao tác thường sử dụng
Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luân
1.3 Cách làm bài
Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đếnvấn đề bàn luận
Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí
1.4 Dàn ý chung cho bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Giải thích tư tưởng đạo lý đề cho
Đặt câu hỏi: Thế nào? Tại sao?
Lật đi lật lại vấn đề tư tưởng
Tại sao đúng, tại sao sai? Đúng, sai chổ nào?
Rút ra bài học cho bản thân
Giải thích
Phân tích
Chứng minh (Chọn cácnhà khoa học, bậc danhnhân…)
Bình luận
KẾT BÀI
Khẳng định ý kiến bản thân vềvấn đề đó
Ý nghĩa vấn đề đối với conngười, cuộc sống
Viết một đoạn văn
1.5 Yêu cầu hành văn
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, bố cục rõ ràng
Trang 5- Có thể dùng biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng cần phải phùhợp
Đề 2: Trước lúc ra làm trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Nguyễn Bá
Thanh dặn dò lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng: “Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng”.Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) để bày tỏ suy nghĩ gì về lờidặn dò đó
Đề 3: Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người
trong cuộc sống hôm nay.
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình vềvấn đề trên
Trang 6Giới thiệu và giải thích vấn đề:
- Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không mong
muốn trong cuộc sống Ví dụ: ốm đau, tai nan, chiến tranh, xung đột,…
- Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm
hồn, tình cảm của mình và của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bảnlĩnh trong cuộc sống
=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhậnthức cảu con người
Phân tích, bình luận ý kiến:
- Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống
- Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thất đượctình cảm của tập thể và cả dân tộc
- Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ đượctầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình
- Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịchcảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trongcông việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng
Bài học nhận thức và hành động:
- tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh
- sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với
cả cộng đồng
Đề 2:
Nêu vấn đề cần nghị luận
Giải thích:
- Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc
mạnh mẽ Hướng tới khát vọng là hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và chocộng đồng
Trang 7- Tham vọng là lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt xa khả năng thực tế
của con người, khó có thể đạt được Tham vọng đôi khi chỉ gắn với dục vọng cánhân
* Về thực chất, lời dặn dò của Bí thư Nguyễn Bá Thanh khẳng định giá trị củakhát vọng hướng đến cái chung, phê phán những tham vọng chỉ đem tới cái riêng chomỗi con người
Phân tích, đánh giá:
Phân tích ý nghĩa việc sống có khát vọng:
- Khát vọng là một biểu hiện tâm lí mang tính tích cực, tốt đẹp của con người.Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ chobản thân người đó mà còn cho những người xung quanh trong tương lai, thúc đẩy sự
phát triển của xã hội, đất nước; ( dẫn chứng thực tế)
- Người có khát vọng là người nhận thức đúng đắn bản thân mình là ai, mình cóthể làm gì cho mình và cho mọi người Họ có trái tim say mê lý tưởng, có đầu óc tỉnhtáo, nhận thức đúng, sai, lợi, hại Họ có thể điều chỉnh và làm chủ bản thân mình Vì
thế, họ tránh được rủi ro trong cuộc sống;; ( dẫn chứng thực tế)
- Khát vọng có thể thành hiện thực, có thể không Khát vọng đem đến niềm tin,
niềm lạc quan cho con người, tạo sức mạnh tinh thần để họ vượt qua thử thách.; ( dẫn chứng thực tế)
Phân tích tác hại việc sống trong tham vọng:
- Tham vọng là hiện tượng tâm lý ít nhiều mang sắc thái tiêu cực Khi đó, conngười quá ham muốn đạt điều gì đó lớn lao cho riêng mình Tham vọng xuất phát từ
sự ích kỉ, từ lòng tham Người có tham vọng chỉ muốn lợi cho bản thân, đôi khikhông quan tâm lợi ích của người khác Khi bị tham vọng làm mờ mắt, con người có
thể làm hại người khác để đạt mục đích đề ra;( dẫn chứng thực tế)
- Tham vọng xuát hiện khi con người không còn nhận thức đúng đắn về bảnthân, mong ước những điều xa tầm xa với, ngoài khả năng của mình Người có thamvọng sẽ bất chấp đúng sai, luật pháp, tình người để thực hiện bằng được ý muốn của
mình Vì thế, họ sẽ lãnh hậu quả khó lường;( dẫn chứng thực tế)
Trang 8- Khi không thực hiện được tham vọng, con người dễ rơi vào tâm lý xấu, bi
quan, chán chường, thù ghét.( dẫn chứng thực tế)
- Phê phán những người sống không có khát vọng, làm cho cuộc sống trở nên vô
nghĩa, sống thừa; bị tham vọng làm cho mờ mắt, dễ đưa đến con d9u77o2ng tội lỗi, viphạm pháp luật và đạo đức
Bài học nhận thức và hành động.
- Nhận thức: phải hiểu ý nghĩa của khát vọng và hậu quả của tham vọng;
- Hành động: Có ý thức nỗ lực vươn lên, biết tỉnh táo để điều chỉnh hành vi saitrái Biết đấu tranh với chính mình, biến tham vọng ích kỉ thành khát vọng cao đẹp
Đề 3
Nêu vấn đề cần nghị luận
Giải thích: Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá nhân
trong không gian cũng như trong thời gian, cụ thể là trong môi trường và lĩnh vựchoạt động riêng của mình Ở các thời đại và xã hội khác nhau, việc tự khẳng địnhmình của con người vươn theo những tiêu chuẩn và lí tưởng không giống nhau
Phân tích, đánnh giá
Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình mang một ý nghĩa đặc biệt, khi
sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hoá conngười, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời Sự
bi quan trước nhiều chiều hướng phát triển đa tạp của cuộc sống, sự suy giảm lòng tinvào lí tưởng dẫn đường cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến ý thức khẳngđịnh mình của mỗi cá nhân có những biểu hiện lệch lạc
Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm chấtxứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình tham gia, cóthể khiến cộng đồng phải tôn trọng Tất cả, trước hết và chủ yếu, phải phụ thuộc vàochính năng lực của mình Bởi thế, rèn luyện năng lực, bồi đắp năng lực cá nhân làcon đường tự khẳng định mình phù hợp và đúng đắn Mọi sự chủ quan, ngộ nhận,thiếu căn cứ không phải là sự tự khẳng định mình đúng nghĩa
Bàn bạc mở rộng: Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự
phát triển bền vững của cuộc sống, của xã hội Sự khẳng định mình bước đầu không
Trang 9nhất thiết phải gắn liền với những kế hoạch đầy tham vọng Nó có thể được bắt đầu từnhững việc làm nhỏ trên tinh thần trung thực, trọng thực chất và hiệu quả.
Đề 4
Nêu vấn đề cần nghị luận.
Giải thích: “hoà”: khoan hoà, hoà thuận, hoà hoãn; không tranh chấp, không
xích mích
“lí”: lẽ phải, lí lẽ; nguyên tắc ứng xử giữa người với người được xác định từ
truyền thống, phong tục, đặc biệt là được quy định bằng hệ thống pháp luật nhất định
“tình”: tình cảm, tình nghĩa giữa người với người trong cuộc sống.
Cả hai quan niệm: coi trọng vai trò của tình nghĩa, sự hoà thuận trong đời sống
Bình luận - Mặt tích cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà
thuận:
+ Tạo nên môi trường sống hoà thuận, giàu tình cảm, tình nghĩa, thân thiện giữangười với người
+ Tạo nên những quan hệ tốt đẹp, bền vững
- Mặt tiêu cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận:
+ Dễ khiến con người trở nên nhu nhược, thậm chí là hèn nhát
+ Dễ dẫn đến việc vi phạm các quy định của pháp luật
(Học sinh cần lấy dẫn chứng minh hoạ cho các ý trong quá trình bàn luận)
Trình bày quan niệm sống của mình
- Từ nhận thức về mặt tích cực và hạn chế của lối sống coi trọng tình nghĩa và
sự hoà thuận của cha ông, thí sinh cần bày tỏ quan điểm sống của chính mình và đề rađược phương hướng để thực hiện quan điểm sống ấy
- Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sống của mình nhưng cần có thái độchân thành, đúng mực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội
Đề 5
Giới thiệu ý kiến của đề bài: biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng xấu hổcòn quan trọng hơn
- Giải thích :
Trang 10+ Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
+ Xấu hổ : cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trướcngười khác
+ Ý kiến : thể hiện quan điểm của người phát biểu về quan hệ của tự hàovới xấu hổ : tự hào thì cần thiết, xấu hổ quan trọng hơn
+ Biết xấu hổ còn quan trọng hơn :
Biết xấu hổ, người ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái
Biết xấu hổ, người ta dễ nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏicủa bản thân
Biết xấu hổ, người ta dễ có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm,
- Phê phán : Trong thực tế, có những người không biết tự hào, cũng
chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức,thiếu kỹ năng sống
- Bình luận : Tự hào, tự trọng (mà biết xấu hổ là một biểu hiện của nó)
là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có, trong đó cần nhận thức tự hào làcần thiết nhưng tự trọng thì quan trọng hơn
- Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng :
+ Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống
+ Cần có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân
Trang 11+ Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năngsống cần thiết để sống tốt.
II NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ( 5 tiết )
1 Lí thuyết
1.1 Khái niệm
Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là lấy một hiện tượng xảy
ra trong đời sống để bàn bạc như: vấn đề tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị
ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanhniên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gươngngười tốt việc tốt… Từ những hiện tượng đó người viết tìm ra ý nghĩa xã hội về tưtưởng đạo đức mà bàn bạc đánh giá
1.2 Các thao tác thường sử dụng
Giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận
1.3 Cách làm bài
Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, tốt – xấu, lợi – hại
Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xãhội đó
Rút ra bài học ý nghĩa, liên hệ bản thân
1.4 Dàn ý chung cho bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
MỞ
BÀI
Dẫn dắt vấn đề
Nêu vấn đề
Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu
Viết một đoạn văn
Trang 12Đề 2: Anh ( chị ) suy nghĩ gì về hiện tượng “ nghiện” karaoke và intơnet trong
nhiều bạn trẻ hiện nay?
Đề 3: Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ
nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương
để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp
Anh (chị ) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó
Đề 4: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “ nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
c Hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài văn nghị luận ngắn ( không quá 400 từ)
d GV nhận xét, đánh giá ( về nội dung, về diễn đạt, dùng từ, đặt câu…)
3 Phần gợi ý nội dung các đề bài
Đề 1
1 Tìm hiểu đề
Trang 13- Thể loại: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nội dung kiến thức: Sự hiểu biết và kiến thức đời sống, xã hội
- Thao tác: Phân tích, so sánh, bác bỏ
2 Lập dàn ý
a Mở bài
- Khẳng định thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm chung của toàn xã hội
- Tuổi trẻ học đường trực tiếp góp sức và có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tainạn giao thông
b Thân bài
- Tại sao phảo thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông? (Góp phần giữ gìn trật
tự xã hội, nếp sống văn minh, lịch sự, giảm thiểu tai nạn không đáng có )
- Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra trầm trọng ở nước ta, đe dọa đến tínhmạng, tài sản, và sự phát triển của đất nước
- Tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả tai hại, tác động xấu đến nhiều mặttrong cuộc sống (suy sụp tinh thần, để lại di chứng, gánh nặng cho gia đình, xã hội,tàn tật suốt đời, gây nỗi ám ảnh về tinh thần )
- Giảm thiểu tai nạn giao thông là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn
xã hội
- Nguyên nhân của tai nạn giao thông: Phóng nhanh, vượt ẩu, uống rượu, sayxỉn, không tham gia và thực hiện đúng nội qui, qui định an toàn giao thông, kém hiểubiết về an toàn giao thông
- Tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như thế nào?( Nguyên túc thực hiện an toàn giao thông, tham gia các cuộc vận động tuyên truyền
về an toàn giao thông )
c Kết luận
- Đánh giá ý nghĩa của việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
- Khẳng định việc thực hiện tốt an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào?
Trang 14- Liên hệ bản thân
Đề 2
- Thế nào là " nghiện"?
+ Ham hố, say mê, điên cuồng, không có không chịu được
+ Quên thời gian, công việc, học tập
+ Bằng mọi giá thảo mãn được nhu cầu
+ Sẵn sàng vứt bỏ tất cả, hủy hoại nhân cách
- Mặt tích cực của việc "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét?
+ Giải trí, giao lưu, gần gũi, thân thiện
+ Khai thác thông tin, phục vụ học tập, công tác
- Mặt tiêu cực của việc "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét?
+ Dùng vào mục đích xấu, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, nhâncách pháp luật: nghiện hút, trộm cắp, cướp của, giết người,
+ Hủy hoại nhân cách, xa lánh mọi người, sống ích kỷ
+ Tốn kém tiền của, ảnh hưởng lớn đến người thân trong gia đình
- Làm thế nào để dùng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét bổ ích và thiết thực?
+ Biết giới hạn, điểm dừng, dùng vào mục đích chính đáng: Học tập, nghiêncứu,
+ Thời đại CNTT phát triển, mỗi chúng ta phải biết tiếp cận có mục đích, có vănhóa, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ
- Tuổi trẻ hiện nay nên sử dụng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét như thế nào cho đúng vàphù hợp với lửa tuổi, tâm lí, trình độ
- Suy nghĩ và hành động, bài học liên hệ bản thân
Đề 3
- Thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn vềnhững mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sốnglành mạnh, tốt đẹp là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái
Trang 15- Để làm được việc đó đòi hỏi có lòng kiên nhẫn vị tha, đức hi sinh của nhữngtấm lòng vàng.
- Những đứa trẻ cơ nhỡ, lang thang có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, thường có tâmtrạng mặc cảm Vì vậy thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thànhphố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rènluyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm đòi hỏi khéo léo, tế nhị, cótình yêu thương và sự hi sinh rất lớn
- Cần phê phán thái độ ngược đãi trẻ em, thói thờ ơ ghẻ lạnh, vô cảm, vô tráchnhiệm đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội
- Khẳng định đây là một nghĩa cử cao đẹp, truyền thống đạo lí "thương ngườinhư thể thương thân" , lá lành đùm lá rách của người Việt Nam
- Lấy ví dụ minh họa ( những câu ca dao, tục ngữ, dẫn chứng thực tế ) bằngnhững hoạt động từ thiện mà em biết, hoặc đã tham gia trong trường, lớp, khu dân cư,hoặc trong cuộc sống, xã hội hàng ngày
- Đánh giá liên hệ bản thân
- Đề xuất ý kiến
Đề 4
- Giới thiệu chung về nền giáo dục hiện nay để thấy được lý do mà Bộ giáo dụcđưa ra cuộc vận động "hai không"
- Mục đích cuộc vận động là: Dạy thật, học thật, chất lượng thật Hướng tới một
nền giáo dục sạch trong toàn quốc.
- Cần chỉ rõ ý nghĩa và nội dung hai vấn đề:
+ Nói không với tiêu cực trong thi cử.
+ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục.
- Hiểu bệnh tiêu cực trong thi cử là gì?
( Chạy điểm, chạy trường, chạy lên lớp, chạy chuyển lớp, chuyển trường ; quaycóp, gà bài để được điểm cao )
- Hiểu bệnh thành tích trong giáo dục là gì?
Trang 16( Chạy theo thành tích ảo, số liệu báo cáo thì cao nhưng thực chất thì rỗng tếch,thích được khen thưởng, lấy lòng cấp trên )
- Nói không với tiêu cực trong thi cử là thế nào? Tại sao phải nói không?
- Nói không với bệnh thành tích là thế nào? Tại sao phải nói không?
- Để hướng tới một nền giáo dục sạch thì bản thân có suy nghĩ và hành động
như thế nào?
- Đánh giá tính đúng đắn và sự cần thiết của cuộc vận động hai không.
- Bày tỏ quan điểm bản thân: Đánh giá tính thời sự của cuộc vận động này tronggiai đoạn và tình hình hiện nay( phù hợp hay không phù hợp? cần thiết hay không cầnthiết? thực hiện ở mức độ nào? )
- Hướng phấn đấu và học tập của bản thân
III NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC.
1 Kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm 1.1 Tìm hiểu chung
a Đối tượng
- Là một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong TPVH-Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong chương trìnhhoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa đượchọc
Trang 17tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy Tác phẩm nào cũng có một ýnghĩa xã hội nhất định Điều quan trọng là vấn đề xã hội đó có mang tính thời sự, tínhgiáo dục sâu sắc, có phù hợp với tâm lí tuổi trẻ học đường hay không.
c Đặc điểm
Bài viết cho dạng đề này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:
- Phần 1: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩavấn đề
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉcần phân tích qua vấn đề đó đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm + Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc - hiểu, phân tích vănbản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai
- Phần 2 (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩmvăn học (câu chuyện) Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắtđầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suy nghĩ của bản thânmình về vấn đề ấy
- Yêu cầu nội dung (đối tượng): Xác định vấn đề cần nghị luận
- Yêu cầu thao tác lập luận
- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng
Trang 18nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa vấn đề (câu chuyện)
- Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó
- Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư
tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể)
- Giải thích vấn đề (nếu cần thiết)
- Phân tích - chứng minh:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư
tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống ; dùng thực tế xã hội
để chứng minh Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó
- Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+ Đánh giá:
Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí)
Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?
(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩatích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận )
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
- Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì
có ý nghĩa?
- Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực
c Kết bài:
Trang 19Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.
2 Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm
Đề số 1: Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh/chị
hãy phát biểu suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình
Gợi ý:* Yêu cầu về kĩ năng
- Biết làm văn nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học
- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi các loại, chữ viết rõ nét, sạch đẹp
* Yêu cầu về kiến thức
Huy động kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng với những trải nghiệm của bản thân để làm rõ vấn đề
Tìm hiểu đề
- Yêu cầu nội dung: Từ vấn đề người chồng đánh vợ trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bàn luận về nạn bạo hành gia đình
- Yêu cầu thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
- Phạm bi tư liệu: Thực tế xã hội
Lập dàn ýa Mở bài:
- Khái quát thực trạng nạn bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay
- Dẫn dắt vào tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
b Thân bài:
* Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội
- Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội: Sau khi chụp được bức ảnh "đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh" phóng viên Phùng lại chứng kiến cảnh người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách dã man, độc ác Từ hành động vũ phu đó của người đàn ông hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta suy nghĩ nhiều về hiện tượng bạohành gia đình
- Tóm tắt cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
Trang 20+ Nhìn thấy mẹ bị đánh, thằng Phác - đứa con trai đã lao thẳng vào đánh bố Hành động thô bạo của hai cha con, người mẹ vô cùng thất vọng Đó chính là hành động bạo lực.
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận
- Giải thích vấn đề bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình là hiện tượng hành động trấn áp người khác bằng lời nói, hành động, là sự khống chế, đàn áp về cả tinh thần
và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau của những thành viên trong gia đình
+ Hậu quả của bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu quả đáng thương, con mất mẹ, cháu mất ông bà, cha mẹ con cái từ nhau gây ra biết bao tệ nạn
xã hội
+ Nguyên nhân: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh hàng chài vì phải lo toan, bươn chải gánh nặng gia đình, vì đói vì nghèo mà đánh đập vợ con để giải tỏa tâm hồn
Thực tế xã hội phức tạp hơn: Đó là do cái nghèo, cái khổ của cuộc sống xô bồ của
xã hội, do ý thức, đạo đức biến chất tha hóa của một bộ phận người trong xã hội.+ Giải pháp: Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần có sự kết hợp của các cơ quan
Trang 21đoàn thể, các tổ chức trong xã hội Đảng và nhà nước cần có biện pháp tích cực như tuyền truyên vận động mọi người giáo dục mỗi công dân về hạnh phúc gia đình Phảitrừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi bạo lực gia đình.
Đưa ra những chính sách bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
- Cần thẳng thắn lên án hành động bạo lực gia đình như nhân vật Phùng, Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
- Hãy sống chan hòa, đầm ấm để không có bạo hành gia đình
c Kết bài: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm
Đề số 2:Trong Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003, Cô- phi
An- nan viết: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ.Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”
(Ngữ văn 12 tập I - NXB Giáo dục 2008 - trang 83)
Anh chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Gợi ý: Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm được kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý Biết cách viết một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
- Nhận diện được vấn đề đặt ra trong tác phẩm Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
* Yêu cầu về kiến thức:
Huy động kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng với những trải nghiệm của bản thân để làm rõ vấn đề
Tìm hiểu đề
- Yêu cầu nội dung: Từ lời phát biểu của Cô-phi An- nan, bàn luận về đại dịch
HIV/AIDS và hành động của chúng ta trước đại dịch này
- Yêu cầu thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
- Phạm vi tư liệu: Kiến thức đã học và thực tế xã hội
Lập dàn ý
a Mở bài: Nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối, trong đó đại dịch
Trang 22HIV/AIDS là một thảm họa kinh hoàng.
- Mặc dù bận trăm công ngàn việc của một tổng thư ký Liên hiệp quốc, ngài an-nan vẫn giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề phòng chống HIV/AIDS
Cô-phi Trong Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003, CôCô-phi phiCô-phi anCô-phi nannhấn mạnh: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”
+ Họ: chỉ những người đang bị căn bệnh AIDS
-> AIDS là đại dịch vô cùng nguy hiểm, là thảm họa của loài người Nếu không tích cực phòng chống, AIDS sẽ gõ của từng nhà và đưa loài người đến chỗ diệt vong.Phân tích, chứng minh:
* AIDS là thế giới khốc liệt
- Thực trạng của bệnh dịch AIDS ở Việt Nam và thế giới: AIDS vẫn không ngừng phát triển và có chiều hướng gia tăng (DC)
- Những hậu quả của căn bệnh AIDS để lại:
+ Tuổi thọ bị giảm sút nghiêm trọng, thiệt hại về tính mạng
+ Thiệt hại về của cải vật chất
+ Băng hoại các giá trị đạo đức
+ Ngăn cản sự phát triển của xã hội
-> AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa đưa loài người đến chỗ diệt vong
* Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ
- Khái niệm chúng ta và họ đó là một thực tế đang xảy ra trong xã hội (Chứng minh)
- Chính thực tế xã hội đã vô tình tạo nên hai thế giới: chúng ta và họ Ý kiến của phi An-nan không chỉ nêu lên thực tế mà là lời cảnh báo, nhắc nhở thái độ sai lầm đó
Cô-* Im lặng đồng nghĩa với cái chết
- Khi mọi người không lên tiếng về đại dịch AIDS thì tốc độ lây lan càng nhanh hơn
Trang 23- Khi mọi người có thái độ kì thị, phân biệt đối xử về đại dịch AIDS sẽ tạo thành hàng rào ngăn cách đối với người nhiễm bệnh.
Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức sự nguy hiểm của đại dịch AIDS trước cuộc sống của nhân loại
- Giải pháp để đẩy lùi đại dịch:
+ Mọi người cần công khai lên tiếng về AIDS
+ Các quốc gia, tổ chức phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị và hành động thực tế
+ Đầu tư ngân sách cho việc phòng chống AIDS
+ Các tổ chức từ gia đình đến các cơ quan, đoàn thể phải giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng
- Trách nhiệm của thanh niên trong việc góp phần đẩy lùi căn bệnh AIDS
+ Luôn tu dưỡng phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh Tham gia các hoạt động xã hội cùng cộng đồng phòng chống căn bệnh AIDS
+ Khoan dung, nhân ái, đối xử tốt với người bị nhiễm HIV/AIDS
c Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của lời nói và ý thức bản thân trước đại dịch khủng khiếp này
Đề số 3:Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau :
Một cậu bé nhìn thấy cái kén cùa con bướm Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả
Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó colại Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó Những chẳng có chuyện gì xảy ra cả
Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơthể sưng phồng Nó không bao giờ bay được
Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải
cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để
nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén
Trang 24(Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123)
* Yêu cầu kỹ năng:Biết cách làm bài nghị luận xã hội Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
* Yêu cầu về kiến thức:Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện những suy nghĩ chân thành làm nổi bật trọng tâm vấn đề
Tìm hiểu đề
- Yêu cầu nội dung:
Từ câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
+ Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình ( ý chính)+ Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ)
- Yêu cầu thao tác lập luận: Giải thích, bình luận, chứng minh
- Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội
Câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
- Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình (ý chính)
- Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ)
Trang 25NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi Ông chìa tay xin tôi
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gìhết Ông vẫn đợi tôi Tôi chẳng biết làm thế nào Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàntay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông
(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22)
Suy nghĩ của anh (chị) khi đọc xong câu chuyện trên
* Yêu cầu kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận xã hội Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
Trang 26* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện những suy nghĩ chân thành làm nổi bật trọng tâm vấn đề
Tìm hiểu đề
- Yêu cầu nội dung: Từ câu chuyện đặt ra vấn đề:
+ Vấn đề "cho" và "nhận" trong cuộc sống
+ Cách ứng xử cao đẹp, giàu lòng nhân ái của con người trong cuộc sống
- Yêu cầu thao tác lập luận: Giải thích, bình luận, chứng minh
- Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội
Lập dàn ý
a Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Giới thiệu câu chuyện “Người ăn xin”
b.Thân bài:
Khái quát nội dung câu chuyện:
- Phân tích hành động, cử chỉ, thái độ, của 2 nhân vật (anh thanh niên, ông già ăn xin)trong truyện
- Truyện “Người ăn xin” kể về việc “cho” và “nhận” của anh thanh niên và người ăn xin
Bàn luận về ý nghĩa của câu chuyện:
* Lưu ý:
- Khi trình bày suy nghĩ về câu chuyện, cần chú ý đến các sự việc trong truyện
- Từ các nhân vật trong truyện mà hiểu ý nghĩa của truyện, từ đó nêu lên những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện
* Cụ thể:
- Ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện: từ hành động cho và nhận của anh thanh niên vàngười ăn xin, truyện đã ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người trong cuộc sống
- Thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người: Câu chuyện “Người ăn xin” là lời khuyên về cách sống, thái độ sống của mỗi con người trong cuộc đời:
Trang 27+ Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá mà ta tặng cho người khác.
+ Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món quà quí giá như vậy
- Bàn luận mở rộng (đặt câu hỏi nêu vấn đề): Câu chuyện gợi suy cho chúng ta suy nghĩ gì về cuộc sống và cách ứng xử của con người trong xã hội hiện tại?
+ Biểu hiện đẹp: Con người biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống (truyền thống tương thân, tương ái, đức hi sinh, biết sống vì người khác, có trách nhiệm…)
+ Bên cạnh đó có một bộ phận cá nhân trong xã hội còn thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, sống hưởng thụ hoặc có thái độ khinh miệt đối với những con người nghèo khổ trong xã hội -> cần lên án loại bỏ những hành động và suy nghĩ đó
- Lời khuyên về cách sống và thái độ sống đối với mọi người:
+ Đồng cảm, sẻ chia, học cách quan tâm và ứng xử tốt đẹp, có văn hoá để cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta
Bài học nhận thức và hành động:
- Truyện gợi cho ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ hành động hoặc việc làm, một lời động viên chân thành nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao… nhưng quan trọng nhất chính là thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hoá
- Liên hệ bản thân: Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm, chia sẻ với mọi người…
c Kết bài:
- Đánh giá nội dung câu chuyện: có ý nghĩa sâu sắc, như một thông điệp về cách ứng
xử của con người trong cuộc sống
- Mở rộng nâng cao vấn đề (nếu có): Câu chuyện là bài học về kĩ năng sống, hàng trang cho mỗi người về cách “cho” và “nhận” (đặc biệt là thế hệ trẻ - qua cách ứng xửcủa anh thanh niên trong câu chuyện)
Trang 28Đề số 5:
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ)
Suy nghĩ của anh ( chị) về vấn đề này?
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích,chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ…để viết bài văn nghị luận xã hội
* Yêu cầu kiến thức:
- Giải thích khái niệm: bên ngoài, bên trong, toàn vẹn…
- Giải thích ý nghĩa của câu nói
- Phủ định lối sống giả dối, chắp vá, mâu thuẫn “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” và khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp cho con người “tôi muốn được là tôi toànvẹn”
Tìm hiểu đề
- Yêu cầu nội dung: Từ câu nói của nhân vật Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương
Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, bàn luận về mối quan hệ hài hòa giữa hồn và xác, giữa thế giới bên trong và biểu hiện bên ngoài con người và khát vọng sống chính đáng của một con người có nhân cách
- Yêu cầu thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
- Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, thực tế đời sống (chủ yêu)
Lập dàn ý
a Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
b Thân bài:
Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định:
- Giới thiệu ngắn gọn xuất xứ câu văn được trích từ vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ và là lời đối thoại của nhân vật Trương Ba với tiên cờ Đế Thích Câu nói trên là lời giải thích của hồn Trương Ba khi từ chối cuộc sống vay mượn trong thân xác người khác Nó thể hiện khát vọng sống chính đáng của một con
Trang 29người có nhân cách.
- Giải thích nội dung cần bàn luận: Bên trong, bên ngoài là những phương diện nào của con người? Thế nào là cuộc sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo? Mong muốn được là tôi toàn vẹn thể hiện khát vọng nào của nhân vật Trương Ba nói riêng
và con người nói chung?
Bàn luận mở rộng ý nghĩa của vấn đề:
- Bi kịch của kiếp sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: bên trong là những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm… của mỗi con người; bên ngoài là lời lẽ, hành động, cách ứng xử với thế giới xung quanh Bên trong còn là linh hồn, tinh thần, bên ngoài
là thể xác… Sự trái ngược giữa bên trong và bên ngoài là bi kịch phải sống giả dối, trái với bản chất của mình Có những nguyên nhân nào xô đẩy con người vào lối sốngchắp vá này? Chú ý cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan
- Khát vọng được là tôi toàn vẹn là mong ước được sống trung thực, được là chính mình, không phải tồn tại trong trạng thái vay mượn, chắp vá không phải sống theo người khác Chỉ khi được sống hài hòa giữa hồn và xác, giữa thế giới bên trong và biểu hiện bên ngoài con người mới có hạnh phúc Theo anh ( chị) cần phải làm gì để tạo nên cuộc sống đó?
Liên hệ với thực tế trải nghiệm của bản thân:
- Anh (chị) đã chứng kiến những hiện tượng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nào? Suy nghĩ của bản thân trước những hiện tượng đó?
- Bản thân anh (chị) đã bao giờ trải qua nỗi khổ “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”? Anh (chị) đã làm gì để có một cuộc sống toàn vẹn, thống nhất?
c Kết bài:
- Nhấn mạnh giá trị nhân văn trong quan niệm sống của Lưu Quang Vũ
- Trách nhiệm của mỗi con người trong việc hình thành, bảo vệ những khát vọng sống chính đáng, đẹp đẽ
Đề 6
Phần cuối câu chuyện kể “Lỗi lầm và sự biết ơn” có viết:
Trang 30“Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá”
Hãy trình bày ý kiến của anh/chị về lời khuyên trên.
DÀN Ý THAM KHẢO
1 Giải thích:
- “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho
những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời
- “Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng là
khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong nhữnghoàn cảnh éo le
2 Phân tích – chứng minh:
Ý 1: Học cách viết nổi đau buồn trên cát
- Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không aimuốn Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặpnhững xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận
- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầmngười khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, vàgây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau
Ý 2: Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người Ghinhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xãhội tốt đẹp
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không
ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)
* Dẫn chứng: - Mối quan hệ Việt – Mĩ sau cuộc chiến tranh Việt Nam – VN
giúp người Mĩ tìm hài cốt lính Mĩ tử trận trong chiến tranh Việt Nam
- Những chương trình “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng và Nhà nước ta sau
chiến tranh…
Trang 313 Đánh giá –mở rộng:
- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại.
Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc
- Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thùhận
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta khôngnên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mớigóp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt
đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.
Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao viết:
“ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm trên.
DÀN Ý THAM KHẢO
1 Giải thích:
- Quan niệm về “ kẻ mạnh”; được diễn đạt qua cách nói hình ảnh :
Trang 32+ không phải là “ giẫm lên vai kẻ khác” : sức mạnh của con người không
chỉ đo bằng sức mạnh cơ bắp, ỷ vào sức mạnh cơ bắp mà lấn ép, chà đạp người khác
+ mà là “ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”: Sức mạnh con người được
đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp của lòng vị tha
- Ý nghĩa câu nói: “ Kẻ mạnh”, theo Nam Cao là người biết giúp đỡ người khác,
nâng đỡ người khác vươn lên, luôn sống vì người khác…Đó là người có nhân cáchđáng quý, đáng được trân trọng
2 Phân tích – Chứng minh
Ý 1: Những biểu hiện của “ kẻ mạnh” trong mối quan hệ với khách quan cuộc sống
- Trong quan hệ gia đình: yêu thương, trách nhiệm, hy sinh.
* Dẫn chứng: Đó là câu chuyện cảm động về người cha Nông Văn Vinh, sinhnăm 1974 (xã Đông Đạt, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) hàng ngày dù nắng haymưa cũng đều đặn cõng con gái là Nông Hoài Hương, sinh năm 1999 đến trường họccái chữ
- Trong quan hệ bạn bè: giúp đỡ cùng tiến bộ, chia sẻ khó khăn, điểm tựa tinhthần
* Dẫn chứng: Câu chuyện và bạn Nguyễn Thị Lân, học sinh lớp 11B8, trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa 9 năm cõng bạn đến trường
(Nguyễn Thị Liên và Lân là một đôi bạn thân từ bé Sau một lần em bịsốt cao, biến chứng thành co rút gân trên các khớp trong cơ thể Liên bị liệt hai chân,mắt phải mờ dần, hai tay cũng teo lại và yếu đi Hoàn cảnh gia đình Liên cũng hếtsức khó khăn Bố Liên qua đời do căn bệnh xơ gan, bản thân mẹ Liên cũng bị cănbệnh tiểu đường dày vò, ăn uống thất thường nên cơ thể suy nhược Cuộc sống tưởngchừng như sụp đổ trước mặt Liên Nhiều lần Liên đã phải nghỉ học vì không có ai
đưa đón 9 năm qua, hàng ngày Lân đã làm đôi chân đồng hành cùng bạn đến trường)
- Trong quan hệ xã hội: bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người hoạn nạn, hành độngnghĩa hiệp chống cái ác…
Trang 33* Dẫn chứng: những Lục Vân Tiên bắt cướp cứu người, những chiến sĩ công
an quên mình vì dân, anh bộ đội cứu hàng chục dân giữa dòng lũ dữ cuối cùng đuốisức bì nước cuốn trôi
Ý 2: Kẻ mạnh trong mối quan hệ chủ quan:
Với bản thân: dám đương đầu với khó khăn, thử thách, vượt lên nghịch cảnh…
* Dẫn chứng: Pa-ven Cooc-sa-ghin (Thép đã tôi thế đấy)
- Phê phán lối sống ích kỉ, giẫm đạp lên cuộc sống người khác để thỏa mãn lòngích kỉ, hiếu thắng của mình
4 Bài học:
* Nhận thức: Biết yêu thương, giúp đỡ, cảm thông mọi người xung quanh; định
hướng cho mình một quan niệm sống tốt đẹp
* Hành động: Có ý thức rèn luyện ý chí, nghị lực, sức mạnh… để bản thân có
thể vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.Từ đó, có thể hoàn thiệnnhân cách, có khả năng giúp đỡ người khác, sẽ được mọi người yêu mến và tôntrọng
Trang 34CÁC BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI MẪU HAY
"Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà chính là nơi không có tình thương"
Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “Người với người sống để yêu nhau” Bạn hãytưởng tượng trái đất này sẽ như thế nào nều không có tình yêu thương của nhân loại?Lúc ấy lòng người sẽ lạnh lẽo và trái tim dương như trở thành băng giá mặc cho dùmặt trời vẫn ngày ngày chiếu sáng ấm áp khắp muôn nơi Thật thấm thía khi ai đó nóirằng: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà chính là nơi không có tình thương”
Bắc Cực là một vùng đất ở cực bắc của trái đất ở nơi âý, khí hậu khắc nghiệt,quanh năm băng giá, mọi sinh vật đều khó tồn tại và phát triển Vì thế mà nó đượccoi là nơi lạnh nhất Nhưng khi đặt trong mối quan hệ với nhu cầu sống của conngười thì Bắc Cực chưa phải là chỗ lạnh nhất nếu so với nơi không có tình thương.Tình thương là một tình cảm thiêng liêng tạo sự gắn bó và ý thức trách nhiệm của conngười với nhau Vì thế mà nơi không có tình thương là nơi con ngươi sống với nhaukhông có sự gắn bó, hòa hợp về tình cảm và không có trách nhiễm xuất phát từ tìnhcảm Từ lạnh ở đây được đặt trong hai vế so sánh nên được hiểu theo hai trườngnghĩa khác nhau Cái lạnh ở Bắc Cực hoàn toàn khắc hẳn với cái lạnh ở nơi không cótình thương Lạnh thực tế là cảm giác của con người khi nhiệt độ thời tiết hạ thấpxuống, nó cũng là cảm nhận của con người khi không tìm được mối liên hệ giữa mình
và mọi người xung quanh Tình thương chính là hơi ấm xua tan giá lạnh, là nghị lựcgiúp con người chống chọi lại mọi điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống, để con ngườikhông chỉ sống mà còn hạnh phúc trong chính cuộc sống đó
Con người luôn có khả năng chống chọi với mọi điều kiện lạnh giá của thời tiết
Vì thế cho nên Bắc Cực vẫn chưa là nơi lạnh nhất Du khó khăn tồn tại và phát triểnnhưng ở đó vẫn có những động vật tồn tại được vì chúng thích nghi với thời tiết nhờlớp mỡ dày, bộ lông dày Còn con người vẫn có thể sống và tồn tại ở những vùng đất
ấy, họ có thể mặc áo lông thú, đốt lửa để sưởi ấm, sống trong nhà băng và bắt cá hồi
Vì thế dù ở nơi nào quanh năm băng tuyết, chỉ cần có thể lực, được rèn luyện sức
Trang 35chịu đựng đồng thời có những phương tiện hỗ trợ do con người tạo nên là sẽ ngănchặn tác động xấu của cái lạnh vào cơ thể Dù phải sống ở những nơi có độ ẩm nhưthế nhưng bên trong con người vẫn cảm nhận được sự ấm áp của lửa cháy và vẫn cốgắng hòa nhập thích ứng với môi trường sống Đó chính là nguyên nhân và cũng làkết quả chứng minh rằng Bắc Cưc chưa phải là nơi lạnh nhất Nhưng không có tìnhthương thì khác Cảm giác lạnh mà nó mang tới không gì chống đỡ được Đã bao giờbạn cảm thấy trống vắng cô đơn? Đã bao giờ bạn cảm thấy lạnh và khát khao tìm mộtnguồn hơi ấm cho tâm hồn? Có lẽ cái mà bạn cần khi ấy không có gì ngoài tình yêuthương Người bố thương con cả cuộc đời buôn tẩu làm ăn lo cho cuộc sống gia đình.Người mẹ thương con nuôi nấng, dạy dỗ con nên người ,hi sinh tất cả vì con Ngườianh thương em qua thái độ nhường cho em mẩu bánh mì ngon Người con thương giađình bằng tất cả tấm lòng hiếu thảo Đôi nam nữ thương nhau trao cho nhau nhữngtình cảm mặn nồng Đó là tình yêu thương mà chúng ta từng bắt gặp trong cuộc sống.Song để tình yêu thương tồn tại bền lâu, mỗi con người không chỉ là con người đượcyêu thương mà còn phải là người biết yêu thương “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêngmình” Cho đi tức là sẽ nhận được bởi những gì cho đi sẽ còn mãi Khi ấy người đượcyêu thương sẽ không thấy cô độc, sợ hãi, sẽ trở nên vững tin và cảm nhận được hạnhphúc khi bản thân mình được yêu thương Khi đem tình yêu thương đến cho ngườikhác một cách thật lòng , ta sẽ trở nên Người hơn, Người với một nghĩa thật sự, trởnên vị tha, độ lượng trong việc làm và suy nghĩ, mang điều tốt đẹp cho người khácmột cách vô tư thoải mái Tình thương từ đó đã trở thành một tình cảm cao cả đem lạihạnh phúc cho cả người cho và người nhận Những điều cho đi sẽ không hề mất, dù
ta xác định rằng chỉ “để gió cuốn đi” như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói thìtrong thực tế gió cũng không thể cuốn đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống của conngười Tình yêu thương đã gắn bó con người với nhau, đã tạo những mối quan hệ tốtđẹp, đem lại cho con người sức mạnh, thậm chí có thể nhân đôi sức mạnh để conngười có thể chống chọi những điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống
Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta đang sống ở những nơi không có tình thương,khi ấy trái tim con người sẽ thành băng tuyết trong cô đơn, cằn cỗi, khô khan, ích kỉ
Vì việc thiếu tình thương sẽ nới lỏng mối quan hệ giữa con người với con người, làm
Trang 36sự sống trở nên mong manh, yếu ớt trước tai họa, trước những điều bất trắc có thểxảy ra Không có tình thương, con người sẽ sống vô tình, thờ ơ trước đau khổ củangười khác, không nhận ra ý nghĩa nhân văn của cuộc sống Nếu như mọi người sốngkhông có tình thương thì người ăn mày sẽ không bao giờ có một chén cơm để ăn khiđói lòng, trẻ mồ côi sẽ không bao giờ được chăm sóc, trẻ em mù sẽ mãi tăm tối,không cảm nhận được hơi ấm của cộng đồng, sẽ không ai rơi nước mắt cho nhữngcuộc đời nhiễm chất độc màu da cam, sẽ không ai bênh vực những con người vô tội.Lúc ấy cuộc đời thật đáng buồn và vô nghĩa Vì thế mà sức mạnh của tình thương sẽsưởi ấm và giúp con người chiến thắng tất cả ngay khi cuộc sống tưởng như khôngthể chịu đựng nổi.
Câu nói trên là một lời khẳng định đúng đắn Nó xuất phát từ hiểu biết đầy đủ vềvai trò và khái niệm của tình thương, từ tiêu chí cuộc sống con người văn minh Conngười văn minh không chỉ được đảm bảo về đời sống vật chất mà còn cần một đờisống tinh thần phong phú, giàu tính nhân văn và điều làm nên cuộc sông nhân vănkhông thể thiếu vai trò của tình thương con người Vì tình thương chân thành giúpcon người có cuộc sống lành mạnh và tích cực Câu nói là một gợi mở về con đườngxây dựng cuộc sống lí tưởng cho con người Nó nhắc nhở ta việc bồi đắp tâm hồn,nâng đỡ tình yêu thương để có thể sẻ chia, cảm thông và sẵn lòng giúp đỡ người kháckhi họ cần đến chúng ta
Nơi nào không có tình thương thì đó là một mảnh đất thật đáng sợ hơn cái lạnhcủa vùng Bắc Cực Vì vậy mỗi con người chúng ta sống luôn luôn cần tình cảm yêuthương, sự vỗ về, an ủi, niềm động viên, khích lệ Như có nhà thơ đã từng kêu gọi
“con người ơi hãy thương lấy con người” , hãy biết yêu thương và tìm cho mình mộttình yêu thương chân thành Điều đó sẽ vun đắp cho chúng ta một cuộc đời tươi đẹp,tràn ngập niềm vui và niềm tin yêu, hy vọng
Trang 37"Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẻ bắn vào anh bằng đại bác"
là hiện thân cho sự hủy hoại đến dã man, tàn bạo đến rợn người, song "đại bác" cònmang tính hủy hoại hơn rất nhiều Vấy bẩn quá khứ hay cũng chính làm vấy bẩntương lai của chính mình Quá khứ cho ta những bài học từ sai lầm hay những kỷniệm khó quên mà không gì có thể mua được, nếu ta không biết nâng niu, trân trọng
nó, thay vào đó là những hành vi quay lưng, phủ nhận, gạt bỏ, cuộc đời sẽ cho tamột tương lai không hề tốt đẹp
2 Phân tích, giải nghĩa câu nói:
a) Tại sao?
- Cuộc đời con người là một cuộc hành trình dài khám phá bản thân mình, trongsuốt cuộc hành trình đó con người không tránh khỏi những sai lầm, thậm chí nhữngsai lầm phải trả giá rất đắt Sai lầm có thể hiện hữu ở mọi lúc, mọi nơi, ở tương lai,hiện tại và đặc biệt là quá khứ Tuy nhiên, những sai lầm từ quá khứ là một bài học
có lẽ không giá trị vật chất nào mua được, bởi vì nó từng là những cú vấp ngã komong muốn trong cuộc đời mà chúng ta sẽ không hề muốn vấp thêm lần nữa Từ đó,gạt bỏ quá khứ cũng chính là gạt bỏ những bài học vô giá từ sai lầm trong quá khứ
Trang 38của chúngchúng ta sẽ sống hời hợt, thiếu kinh nghiệm, và tương lai sẽ lại khiến ta vấpngã những lần tương tự như trong quá khứ
- Ai sống trên đời cũng từng trải qua những kỷ niệm đẹp, những năm tháng takhông thể nào quên, và ta cất gọn chúng trong chiếc hộp quá khứ và ta cất chìa khóatrong trái tim mình Đó có thể là kỷ niệm một thời học trò, một thời sinh viên, haytrong hoàn cảnh đất nước chìm trong khói bom đó là những tháng ngày "Tôi với anhbiết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi." Hơn ai hết, ta cảm nhậnnhững ký ức tươi đẹp đó sâu sắc, mãnh liệt, và ta muốn có lúc nào đó thời gian sẽngừng trôi để ta được sống lại giây phút đó thêm một lần Cuộc sống thiếu đi nhữngmàu sắc kỷ niệm tươi đẹp đó có lẽ sẽ u ám hơn Ta vô tình dẫm đạp lên quá khứ đócũng chính là dẫm đạp lên những bông hoa ký ức tươi đẹp thắp sáng cho tâm hồn tađến tận bây giờ và mai sau Cuộc đời luôn muốn hỏi ta sống được những gì chứkhông hỏi ta sống được bao lâu Và những kỷ niệm trong quá khứ sẽ là câu giải đápcho câu hỏi của cuộc sống đó
- Gạt bỏ, thờ ơ với quá khứ cũng chính là gạt bỏ chính mình Mỗi con người cómặt trên đời không phải từ hiện tại, cũng không phải từ tương lai, mà quá khứ đã đem
ta đến giây phút hiện tại này Quên đi quá khứ cũng chính là quên đi gốc tích, quên đicội nguồn của ta, quên đi người cho ta sự sống Ta được hưởng sự sống này là do ai?
Ta được sống trong đất nước yên bình này là do ai? Bầu trời yên bình Tổ quốc kiachất chứa bao giọt mồ hôi, nước mắt của những người lính đã hy sinh thân mình vìquê hương Ta được đi học, được ăn uống là do ai? Là bố mẹ, là ông bà, hay là tổ tiên
ta bao đời nay, cho ta sự sống và nuôi nấng ta đến bây h
b) Như thế nào?
- Cuộc sống vẫn còn những bông hoa đẹp thể hiện lối sống nâng niu, gìn giữ quákhứ: nhớ ơn Bác Hồ, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày quân đội nhân dân ViệtNam, (dẫn chứng)
- Song vẫn còn những người lấy quá khứ chà đạp lên để sống cho hiện tại Họsống vô ơn, hời hợt, ko coi trọng gốc gác, tổ tiên, đi vào vết xe đổ của những người đitrước, kết cục bị đẩy vào con đường sa đọa, trở thành gánh nặng cho xã hội (dẫnchứng)
Trang 393 Bài học nhận thức:
- Bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, hoàn thiện nhân cách mỗi con người: biếtnâng niu, gìn giữ quá khứ, cuộc sống sẽ mỉm cười với ta hơn Ngược lại, chà đạp, vấybẩn quá khứ để sống sẽ dẫn đến những bài học để đời
- Mở rộng, nâng cao: Nâng niu, trân trọng quá khứ là một lối sống đẹp, thể hiệncon người biết sống Nhưng người sống đẹp còn phải biết chắt lọc bài học từ trongquá khứ, rút ra những j nên làm và không nên làm cho bản thân, ko mù quáng mà níukéo quá khứ mãi mãi để rồi mất đi hiện tại, tương lai, và khi đó, cuộc sống càng trởnên u tối hơn
lí chặt chẽ con em mình, còn thiếu sót trong vấn đề giáo dục con cái Nhà nước vàchính quyền địa phương không quản lí các tiệm Net, để mặc các chủ tiệm mở cửa sátbên trường học và mọc lên ngày càng nhiều
Trang 40Trong xã hội đang phát triển và hội nhập, chúng ta không thể phủ nhận tiện ích
mà Internet mang lại,Internet trở thành từ điển sống của tất cả mọi người NhờInternet, con người có thể tra cứu tài liệu, cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ màkhông mất thời gian, công sức; là công cụ làm việc đối với một số ngành công nghệthông tin; cung cấp các thể loại giải trí như phim, âm nhạc, trò chơi,… Nhưng bêncạnh đó có không ít tác hại do việc quá lạm dụng của các bạn học sinh, thanh niên.Ngoài những thông tin hữu ích, Internet còn chứa rất nhiều những thông tin mangtính chất đồi trụy; các trò chơi giải trí bạo lực khiến nhiều bạn trẻ nghiện bỏ rơi cuộcsống thực tại Từ đó tệ nạn xã hội cũng xảy ra nhiều hơn như giết người, trộm cắp đểthỏa cơn nghiện… Rất nhiều bạn mắc bệnh hoang tưởng từ những trò chơi khiến giađình vô cùng lo lắng, xã hội vô cùng bức xúc Có thể nói Internet cũng là nguyênnhân dẫn đến suy thoái đạo đức con người
Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy biết tự trang bị kiến thức về Internet cho bản thân
để tránh tình trạng nghiện ngập Các bậc phụ huynh, nhà nước, chính quyền, đặc biệt
là trường học phải quan tâm, quản lí, giáo dục các bạn trẻ tránh xa những tư tưởngkhông lành mạnh, giúp đỡ người nghiện ngập quay về thế giới thực, không để họ mãichìm đắm trong cái thế giới hư vô có thể giết người này
Trong mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp củacuộc sống, ai cũng có quyền thả mình vào Internet nhưng đừng lạm dụng nó, phảibiết chắt lọc, biết dừng lại đúng lúc trước khi biến thành con nghiện
“Hãy để chúng ta làm chủ Internet và đừng bao giờ để Internet điều khiển chúngta”
Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội
" Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc côngbằng xã hội"