II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH, SẢN PHẨM DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ TRUYỀN
8. Giải pháp đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của công ty.
quảng cáo của công ty.
8.1. Sự cần thiết phải đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì giá cả và chất lượng của sản phẩm vẫn là 2 yếu tố đầu tiên để giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường. Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, để có được chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, bên cạnh đó phải đầu tư nâng cao chất lượng tay nghề của người lao động. Cùng với sự hiện đại của công nghệ, năng suất lao động sẽ được nâng cao, thất thoát nguyên vật liệu giảm từ đó sẽ làm hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác để tiêu thụ sản phẩm được tốt thì công ty còn phải chú ý đầu tư cho các hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tiếp thị quảng bá sản phẩm... Nếu các công việc trên được chú ý đầu tư hợp lý thì sản phẩm của công ty sẽ có được thị phần rộng, đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ và khi đó khả năng cạnh tranh của công ty được tăng lên.
Chính vì vậy ta có thể khẳng định rằng: đầu tư chính là tiền đề để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
8.2. Lĩnh vực cần đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của công ty. phẩm dịch vụ quảng cáo của công ty.
8.2.1. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư hợp lý:
Vốn và cơ cấu vốn đầu tư là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động, nếu như thiếu vốn thì không thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhưng ngược lại nếu doanh nghiệp có nhiếu vốn mà không có một cơ cấu vốn phù hợp với thực trạng hoạt động của công ty thì cũng không thể nâng cao được lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động.
Chính vì thế, để có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh thì trước hết đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, và đồng thời phải luôn có một cơ cấu vốn hợp lý.
8.2.2. Đầu tư vào tài sản cố định
Đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bởi hai lý do cơ bản sau:
Thứ nhất: chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư.
Thứ hai: đó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm - hoạt động chính của mỗi doanh nghiệp.
Như vậy, hoạt động đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất nếu không muốn nói là quyết định đối với phần lợi nhuận thu được cũng như khả năng cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Các hãng thường tăng cường thêm tài sản cố định khi họ thấy trước được những cơ hội có lợi để mở rộng sản xuất. Nhưng việc đầu tư quá lớn cho tài sản cố định đồng nghĩa với việc vốn khê đọng lớn. Do vậy, doanh nghiệp cần phải xác định mức hợp lý cho tài sản cố định, phù hợp với khả năng cũng như quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
8.2.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực:
Nếu như tài sản cố định là một bộ phận quan trọng hình thành nên năng lực sản xuất của doanh nghiệp thì có thể coi nguồn nhân lực là bộ phận quyết định đến việc vận hành quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, nhưng không có đội ngũ lao
động có trình độ, thì việc vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả và dẫn đến việc đưa doanh nghiệp thất bại trước các đối thủ cạnh tranh.
Nguồn nhân lực trong cơ chế thị trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, vì thế, trong chiến lược phát triển, doanh nghiệp không thể không đề cập đến vấn đề đầu tư đào tạo cho đội ngũ lao động của mình. Để hoạt động đầu tư có hiệu quả cần phân chi nguồn nhân lực ra thành đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học và đội ngũ công nhân kỹ thuật.
8.2.4. Đầu tư vào tài sản vô hình:
Khác với tài sản hữu hình, tài sản vô hình là các tài sản không có hình thái cụ thể, tuy nhiên nó có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Các tài sản vô hình đó có thể là uy tín của doanh nghiệp, bầu không khí làm việc, sự nổi tiếng của nhãn mác thương hiệu, vị trí thương mại... Các tài sản vô hình không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng nó đã gián tiếp tác động làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn. Đầu tư hợp lý vào tài sản vô hình đồng nghĩa với việc thúc đẩy vị thế, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.