Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ quảng cáo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010).docx (Trang 26 - 29)

5.1. Thị phần của sản phẩm:

Có thể xem xét trên hai góc độ thị phần tưong đối và thị phần tuyệt đối.

+ Thị phần tuyệt đối: là thị phần của sản phẩm của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường. Đây là một thước đo quan trọng biểu hiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Một sản phẩm có khả năng cạnh tranh càng lớn sẽ góp phần làm tăng thị phần của doanh nghiệp đó. Thông thường thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp được so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Công thức tính: Thị phần tuyệt đối của doanh

nghiệp (%)

= Sản lượng sản phẩm của DN trên thị trường * 100 Tổng sản lượng cung ứng trên thị trường

+ Thị phần tương đối: Bên cạnh thị phần tuyệt đối, chỉ tiêu thị phần tương đối cũng được sử dụng để so sánh khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh ngiệp đối với các doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu.

Công thức tính:

Thị phần tương đối của doanh

nghiệp (%)

=

Sản lượng sản phẩm của DN trên thị trường

* 100

Sản lượng cung ứng trên thị trường của đối thủ cạnh tranh

Trong một số trường hợp, thị phần lớn chưa chắc đã có thể kết luận rằng doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác. Thị phần cao nhiều khi là do những thành quả đã đạt được trong quá khứ đem lại (Ví dụ: như hiệu quả của hoạt động quảng cáo). Để phản ánh được sức mạnh cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp, người ta sử dụng chỉ tiêu “mức biến động thị phần”, chỉ tiêu này cho thấy rõ hơn khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, vì thời điểm ra nhập thị trường cũng như quy mô khởi điểm của các doanh nghiệp là rất khác nhau.

Mức biến động thị phần = Thị phần thời kỳ (t) - Thị phần thời kỳ (t-1)

Mức biến động thị phần tăng là kết quả phản ánh khả năng cạnh tranh cao của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác cùng ngành và ngược lại.

5.3. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu:

Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu (%) = Lợi nhuận ròng * 100 Doanh thu tiêu thụ

Tăng doanh thu là tiền đề để doanh nghiệp phát triển và nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp doanh thu tăng, không những không làm lợi nhuận tăng, mà thậm chí lại giảm đi do chi phí cận biên gia tăng cao hơn thu nhập cận biên. Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, khả năng cạnh tranh tốt sẽ duy trì được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ổn định và cao hơn các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Tuy nhiên, thước đo này chỉ được sử dụng để so sánh cho các doanh nghiệp cùng một ngành. Nếu so sánh các doanh nghiệp của 2 ngành khác nhau, sẽ trở nên không phù hợp do điều kiện và đặc điểm từng ngành khác nhau.

5.4. Tỷ lệ giữa chi phí Marketing / Tổng doanh thu:

Tỷ lệ chi phí Marketing

/ tổng doanh thu =

Chi phí Marketing

* 100 Tổng doanh thu

Hiện nay chỉ tiêu này đang được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ tiêu này cần phải thận trọng. Chỉ tiêu này cao, thể hiện doanh nghiệp chi phí lớn cho hoạt động Marketing trong kỳ. Nhưng

thường ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo tiếp thị, có thể phải đợi đến những giai đoạn tiếp sau mới phát huy tác dụng. Chỉ tiêu này thấp, một mặt cho thấy hoạt động Marketing của doanh nghiệp rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy bán hàng, nhưng mặt khác chi phí Marketing quá thấp có thể có ảnh hưởng xấu đến doanh thu của các kỳ sau.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO

VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ THÁI

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010).docx (Trang 26 - 29)