TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH, SẢN PHẨM DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010).docx (Trang 48 - 50)

TRANH, SẢN PHẨM DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ TUYỀN THÔNG HÀ THÁI

1. Cạnh tranh:

Theo Mark: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật điều kiện thuận lợi trong sản xuất và mua bán hàng hóa, dịch vụ, để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.

Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, nó cũng như một cao dao hai lưỡi. Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, cạnh tranh sẽ đẩy doanh nghiệp đó đến chỗ phá sản. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nắm bắt tốt, thích nghi nhanh với thị trường thì cạnh tranh lại tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi giúp cho doanh nghiệp, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

2. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái. và Truyền thông Hà Thái.

- Mẫu mã và chất lượng sản phẩm, dịch vụ quảng cáo. - Giá cả

- Hoạt động quảng bá, khuyếch trương.

- Mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ - Uy tín của doanh nghiệp

- Vốn, công nghệ, nhân lực, kỹ thuật, kỹ năng sản xuất, chiến lược, chính sách và kỹ năng quản lý, của doanh nghiệp.

3. Tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh:

Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế được điều tiết chủ yếu bởi các quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, giá cả, quy luật tiền tệ, quy luật cạnh tranh... Trong số các quy luật của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một trong số những quy luật có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết, thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Sự tồn tại của cạnh tranh là tất yếu trong mỗi nền kinh tế.

Cạnh tranh là một sự ganh đua giữa các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Ở đâu có lợi ích kinh tế thì ở đó có sự cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường, là nơi gặp gỡ của các đối thủ cạnh tranh mà kết quả là sẽ có doanh nghiệp bị lật ra khỏi thị trường, có nguy cơ phá sản, song cũng có những doanh nghiệp trụ lại được và ngày càng phát triển.

Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển với quy mô hết sức rộng lớn, nó không chỉ giới hạn ở một quốc gia nào đó, mà đã mở rộng ra phạm vi thế giới. Chính điều này đã làm cho cạnh tranh ngày càng sâu rộng và gay gắt hơn. Nó được xem như một yếu tố tồn tại khách quan của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp dù muốn hay không vẫn phải chấp nhận sự cạnh tranh.

4. Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. nghiệp.

Cạnh tranh có vai trò rất to lớn và quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và với bản thân mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bất kỳ một nền kinh nào cũng cần thiết phải duy trì sự cạnh tranh. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, giá rẻ. Chính vì vậy duy trì sự cạnh tranh là nhằm bảo đảm về lợi ích người tiêu dùng. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ là điều kiện thuận lợi để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên dành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Trên thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, nhằm giành dật người mua, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, tạo ưu thế về mọi mặt cho doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận lớn nhất.

Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng những hàng hóa và dịch vụ mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích, là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra ưu thế về sản phẩm, giá bán và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp muốn tạo ra ưu thế về sản phẩm và giá bán thì phải tăng chất lượng

sản phẩm và giá bán phải rẻ. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bên cạnh đó phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào, của sản xuất để giảm tối đa giá thành sản phẩm. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nào cung cấp hàng hóa dịch vụ với chất lượng tốt mà giá rẻ nhất thì sẽ chiến thắng. Chính vì vậy, cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất kinh doanh và khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có chi phí thấp vươn lên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010).docx (Trang 48 - 50)