Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010).docx (Trang 45 - 48)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH, SẢN PHẨM DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG

2. Đánh giá chung:

1.1. Những kết quả đã đạt được:

Công ty đã cố gắng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, công ty đã có những vị trí vững chắc trên thương trường đặc biệt là Hà Nội, lợi thế và khả năng cạnh tranh được nâng cao, kinh doanh đạt hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty được cải thiện, có được kết quả này là do:

- Công ty đã có nhiều lợi thế sẵn có về sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, đã có nhiều uy tín, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, cho các chương trình, sự kiện với chất lượng tốt.

- Khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty nhìn chung là khách hàng trung thành, họ đã có niềm tin vào sản phẩm và dịch vụ của công ty từ đó mà tạo ra được một lượng khách hàng tiềm năng, để công ty có điều kiện khai thác và mở rộng thị trường.

- Bản thân công ty làm công tác nghiên cứu thị trường tương đối thường xuyên, xác định đúng những đối thủ cạnh tranh của mình, phát hiện được những thị trường tiềm ẩn hay chưa được đáp ứng tốt.

- Các hoạt động tiếp thị kết hợp với thông tin quảng bá, nắm các hạng mục đầu tư cơ bản, kịp thời đề ra các chủ trương, biện pháp phù hợp với thực tế từng thời điểm, xử lý kịp thời các cơ chế giá, chi phí và khuyến mại, tạo sự năng động trong kinh doanh.

- Công ty đã khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả hệ thống kho tàng của mình, trong việc duy trì lượng dự trữ phù hợp, với phương thức phân phối ngày càng đa dạng, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu khi cần thiết.

- Trong công ty luôn có sự chỉ đạo thống nhất, đặc biệt là trong công tác tìm kiếm hợp đồng. Công ty có đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh giàu kinh nghiệm, có nghiệp vụ và luôn tận tình với khách hàng.

- Trong chỉ đạo điều hành, công ty luôn bám sát nhiệm vụ kế hoạch với tư tưởng tiến công và tìm mọi biện pháp tích cực, có hiệu quả nhất, phấn đấu thực hiện kế hoạch như triển khai kế hoạch từng tháng, quý cho các đơn vị, luôn gắn mục tiêu chỉ đạo tác nghiệp hàng ngày với mục tiêu chất lượng sản phẩm, đối với từng bộ phận, nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhờ đó đã giảm được chi phí, nâng cao được khả năng cạnh tranh, hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ.

- Từng bước cải tiến các mặt tổ chức quản lý, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành của bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ. Như sắp xếp lại tổ chức các phòng ban, tinh giảm bộ máy gián tiếp, đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cho các cán bộ, công nhân viên…

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được và hoàn thành kế hoạch, thực tế năm sau cao hơn năm trước, song còn chưa tương xứng với khả năng, mối quan hệ và năng lực thực tế của công ty.

- Về giá cả, sự điều hành của công ty tạo ra một sự cứng nhắc thiếu linh hoạt, thậm chí có thể dẫn đến bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

- Cạnh tranh trên thị trường vẫn diễn ra rất gay gắt và quyết liệt, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho công ty trong việc duy trì và giữ vững khả năng cạnh tranh của mình, thực tế việc kiểm soát hay khống chế đối thủ cạnh tranh là không thể thực hiện được.

- Các hoạt động Marketing, như nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại tuy đã được tiến hành, song tính chất chuyên nghiệp chưa cao, dẫn đến hiệu quả của các hoạt động còn hạn chế.

- Hệ thống sản xuất có mức chi phí cao, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm của công ty và hoạt động này chưa hiệu quả trong việc đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu khách hàng. Trên thị trường xuất hiện tư tưởng mua bán chịu, công ty đã có quy định về thời gian giao hàng, luân chuyển chứng từ và ký kết hợp đồng giao dịch chi trả, nhưng việc chấp hành các quy định này chưa nghiêm, dẫn đến tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung.

- Bộ máy quản lý từ công ty tới cơ sở còn cồng kềnh, cán bộ quản lý và lực lượng nhân viên giám tiếp còn chiếm số lượng lớn trong công ty, làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công nhân viên đi công tác xa, tuy đã có nhưng còn rất thiếu và chưa kịp thời. Đặc biệt mọi khoản phí đều phải kèm hoá đơn thì mới được thanh toán sau đợt công tác kết thúc, điều này thường là rất khó thực hiện được đối với đội ngũ công nhân sản xuất, vì thường phải mua những thiết bị, mà khó có thể có hoá đơn.

- Đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật chỉ có 22 người trong khi phải đảm đương một khối lượng công việc rất lớn. Điều này làm tăng thời gian chuẩn bị cho các chương trình lớn, không tạo được sự linh hoạt trong vận hành, cài đặt, cũng như tháo lắp thiết bị.

- Về năng lực cạnh tranh của công ty còn chưa cao, bởi vậy công ty càng cần phải tìm ra những giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của mình.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN PHẨM DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ THÁI (NĂM 2006 - 2010)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010).docx (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w