Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
835,93 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ NGA THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN HỮU CHÍ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN LÊ THỊ NGA MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Bảng ký hiệu các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 6 1.1. Khái niệm và đặc trưng HĐLĐ 6 1.1.1. Khái niệm HĐLĐ 6 1.1.2. Đặc trưng của HĐLĐ 7 1.2. Vai trò của HĐLĐ trong việc điều chỉnh QHLĐ trong DN 10 1.3. Nội dung pháp luật về HĐLĐ 11 1.3.1. Nội dung pháp luật về giao kết HĐLĐ 11 1.3.2. Nội dung pháp luật về thực hiện, sửa đổi HĐLĐ 20 1.3.3. Nội dung pháp luật về tạm hoãn HĐLĐ 23 1.3.4. Nội dung pháp luật về chấm dứt HĐLĐ 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 31 2.1. Giới thiệu về khu KCN và nguồn lao động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 31 2.1.1. Giới thiệu về các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 31 2.1.2. Nguồn lao động sử dụng ở các DN trong KCN 38 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật HĐLĐ tại các DN trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 41 2.2.1. Thực tiễn về giao kết HĐLĐ tại các DN trong KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 43 2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật lao động về việc thực hiện, thay đổi HĐLĐ tại các DN trong KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 50 2.2.3. Thực tiễn áp dụng PLLĐ về tạm hoãn HĐLĐ tại các DN trong KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 59 2.2.4 Thực tiễn áp dụng PLLĐ về chấm dứt HĐLĐ tại các DN trong KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 60 2.3. Đánh giá khái quát việc thực hiện HĐLĐ tại các DN trong KCN ở tỉnh Hưng Yên 69 2.3.1 Những kết quả đã đạt được 69 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 70 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 76 3.1. Hoàn thiện và đảm bảo thực hiện các quy định về HĐLĐ 76 3.2. Bổ sung các quy định mới về HĐLĐ 81 3.3. Một số đề xuất về chính sách, giải pháp nhằm tạo môi trường ổn định cho quan hệ HĐLĐ 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 90 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ATLĐ: An toàn lao động 2. BLLĐ: Bộ luật lao động 3. BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp 4. BHXH: Bảo hiểm xã hội 5. BHYT: Bảo hiểm y tế 6. DN: Doanh nghiệp 7. HĐLĐ: Hợp đồng lao động 8. KCN: Khu công nghiệp 9. LĐTBXH: Lao động thương binh xã hội 10. NLĐ: NLĐ 11. NSDLĐ: NSDLĐ 12. PLLĐ: Pháp luật lao động 13. QHLĐ: Quan hệ lao động 14. TAND: Tòa án nhân dân 15. TCLĐ: Tranh chấp lao động 16. TƯLĐ: Thỏa ước lao động 17. VSLĐ: Vệ sinh lao động 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là nhu cầu, là đặc trưng cho hoạt động sống của con người. Hoạt động lao động giúp con người hoàn thiện bản thân và phát triển xã hội. Khi xã hội đã đạt đến mức độ phát triển nhất định thì sự phân hóa, phân công lao động xã hội diễn ra như một tất yếu và ngày càng sâu sắc. Do vậy, mỗi người không còn có thể tiến hành hoạt động lao động, sinh sống theo lối tự túc, đơn lẻ mà QHLĐ trở thành một quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ đối với mỗi cá nhân mà là sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, của toàn cầu. Vì vậy, cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ này. QHLĐ ngày càng được thiết lập theo nhiều cách thức khác nhau, hiện nay, HĐLĐ đã trở thành cách thức cơ bản, phổ biến nhất để thiết lập QHLĐ trong nền kinh tế thị trường. Chính vì thế, chế định HĐLĐ cũng là tâm điểm của PLLĐ nước ta. Với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ như Việt Nam, vấn đề lao động- việc làm luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong các vấn đề xã hội. Việc các KCN được thành lập ở các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế- xã hội đồng thời, giải quyết được lượng lớn công ăn việc làm cho NLĐ ở các địa phương. Trong một thời gian dài, được làm việc trong các KCN là mong muốn của nhiều NLĐ, đồng thời, nguồn nhân lực giá rẻ cũng là sức hút không nhỏ với các nhà đầu tư vào các KCN. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, quan hệ HĐLĐ tại các DN trong các KCN ở các địa phương trong cả nước đang nổi lên rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo ngại với nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, mâu thuẫn, tranh chấp, bất ổn. Các DN trong các KCN ở Hưng Yên cũng tồn tại những vấn đề đó. Nhiều DN trong các KCN ở Hưng Yên gần đây thiếu lao động trầm trọng 2 trong khi số lao động không có việc làm của tỉnh còn rất nhiều. Ngoài lý do các DN trong KCN đặt ra yêu cầu tương đối cao mà NLĐ không đáp ứng được, phần khác còn bởi các DN trong KCN đã không còn sức hút với NLĐ. Từ thực tiễn đó đòi hỏi PLLĐ cần phải có những thay đổi một cách kịp thời để ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm PLLĐ trong các DN. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 18/6/ 2012, Quốc hội đã thông qua BLLĐ năm 2012 sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 1994 sửa đổi. BLLĐ năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/ 2013 và sau đó Quốc hội ban hành nhiều nghị định hướng dẫn thi hành. BLLĐ năm 2012 được đánh giá là có nhiều tiến bộ so với BLLĐ sửa đổi các lần trước trong đó chương HĐLĐ được sửa đổi nhiều nhất. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể thì BLLĐ 2012 trong đó phần HĐLĐ vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng thực tế vào các DN. Chính vì vậy, tác giả đã chọn “Thực tiễn áp dụng pháp luật HĐLĐ tại các DN trong KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện và đảm bảo thực hiện pháp luật về HĐLĐ. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu chung Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu về HĐLĐ và thực tiễn áp dụng pháp luật HĐLĐ tại các DN trong KCN ở Hưng Yên. Từ thực tiễn áp dụng HĐLĐ tại các DN trong KCN ở Hưng Yên có thể thấy được những hạn chế tồn tại của PLLĐ hiện hành. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu đề tài này nhằm một số mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, Đối chiếu các quy định về phần HĐLĐ của BLLĐ năm 2012 3 với các quy định của BLLĐ năm 1994 sửa đổi nhằm cung cấp thông tin giúp các bên có nhận thức đúng đắn về pháp luật HĐLĐ. Thứ hai, Làm sáng tỏ sự phù hợp và tầm quan trọng của chế định HĐLĐ trong việc điều chỉnh các QHLĐ tại các DN trong KCN ở Hưng Yên cũng như việc thiết lập, duy trì và chấm dứt QHLĐ tại các KCN ở Hưng Yên, những điểm tích cực, hạn chế của một số quy định cơ bản về HĐLĐ nói riêng và PLLĐ nói chung. Thứ ba, Đối chiếu vào thực tiễn áp dụng các quy định này trong mối quan hệ HĐLĐ tại các DN trong KCN ở Hưng Yên để thấy được mức độ tuân thủ hoặc vi phạm pháp luật của các chủ thể, từ đó đánh giá được các kết quả đạt được, những điểm còn tồn tại và nguyên nhân nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc hoàn thiện và đảm bảo thực hiện pháp luật HĐLĐ và các quy định có liên quan cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật HĐLĐ trong các KCN ở Hưng Yên, hạn chế sự vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ cũng như lợi ích chung của xã hội. 3. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về HĐLĐ đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về HĐLĐ như: Luận án tiến sỹ Luật học của PGS. TS Nguyễn Hữu Chí: Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, "Hợp đồng lao động và tình hình thực hiện tại các DN", của tác giả Đặng Kim Chung NXB Lao động và Xã hội; Đề tài cấp cơ sở: “Hợp đồng lao động trong BLLĐ- Thực trạng và giải pháp và giải pháp hoàn thiện” do ThS. Nguyễn Thúy Hà, Phó giám đốc trung tâm Thông tin khoa học thuộc viện Nghiên cứu lập pháp là chủ nhiệm…. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên chủ yếu khai thác khía cạnh lí luận chung về chế định HĐLĐ. Còn luận văn Thực tiễn áp dụng pháp 4 luật HĐLĐ tại các DN trong KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là một đề tài mang tính thực tiễn áp dụng tại một địa điểm cụ thể đó là các DN trong KCN ở tỉnh Hưng Yên. Hơn nữa, tại thời điểm hiện tại khi mà BLLĐ năm 2012 mới được Quốc hội thông qua ngày 18/6/ 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/ 2013 thì việc đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của BLLĐ năm 1994 sửa đổi về phần HĐLĐ từ đó có các giải pháp để hoàn thiện và đảm bảo thực hiện các quy định của BLLĐ năm 2012 về phần HĐLĐ là rất cần thiết. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về giao kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn và chấm dứt HĐLĐ và thực tiễn áp dụng các quy định này trong quan hệ giữa các DN trong KCN ở Hưng Yên với những NLĐ làm việc trong các KCN đó. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được trình bày trên cơ sở của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế đa thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc thù của QHLĐ trong thị trường lao động nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Nội dung của luận văn được nêu và phân tích dựa trên cơ sở các quy định hiện hành về pháp luật HĐLĐ, các tài liệu hội thảo khoa học, báo cáo tổng kết thực tiễn, các bản án lao động và các tài liệu pháp lý khác liên quan. Phương pháp nghiên cứu của luận văn là vận dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin mà chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: lịch sử, phân tích, so sánh, đối chiếu, sử dụng số liệu thống kê, điều tra, khảo sát, tổng hợp 5 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về HĐLĐ Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật HĐLĐ tại các DN trong KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đảm bảo thực hiện pháp luật về HĐLĐ. [...]... động, vi phạm PLLĐ trong tương lai 30 Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 2.1 Giới thiệu về khu KCN và nguồn lao động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 2.1.1 Giới thiệu về các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Sau khi tỉnh tái lập năm 1997, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hưng Yên thời kỳ 1997- 2010,... NSDLĐ khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách DN, hợp tác xã 1 Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách DN, hợp tác xã thì NSDLĐ kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì NSDLĐ kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46... hợp đồng đã giao kết" Còn BLLĐ năm 2012 cụ thể nội dung này trong điều 21, theo đó “ NLĐ có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của NLĐ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.” Quy định này nhằm áp ứng nhu cầu sử dụng lao. .. thương mại khác Vì trong hợp đồng dân sự hay trong hợp đồng thương mại, người ký hợp đồng có thể uỷ quyền hoặc thuê người khác thực hiện, đảm bảo đúng nghĩa vụ hai bên đã thoả thuận Còn trong “QHLĐ theo HĐLĐ, NSDLĐ không chỉ quan tâm đến lao động quá khứ mà còn quan tâm đến lao động sống, tức lao động đang có, lao động đang diễn ra” [20, tr.224] NSDLĐ không chỉ quan tâm đến trình độ chuyên môn của NLĐ... đạo đức xã hội Nguyên tắc trên thể hiện sự tôn trọng của pháp luật với quyền định đoạt của NSDLĐ và NLĐ khi giao kết hợp đồng lao động Không bên nào được ép buộc bên nào, NSDLĐ đại diện cho doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất, kinh doanh phục vụ cho hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, vì vậy có những quyền nhất định cần tuyển lao động nhưng phải áp ứng được các yêu cầu đối với từng công việc cần tuyển,... phần ngăn ngừa, hạn chế những tranh chấp phát sinh trong thực tế 1.3.2 Nội dung pháp luật về thực hiện, sửa đổi HĐLĐ Quá trình thực hiện HĐLĐ là sự hiện thực hóa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong QHLĐ Vậy, thực hiện HĐLĐ là hành vi pháp lí của hai bên nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ cam kết trong HĐLĐ Các quy định về thực hiện, sửa đổi HĐLĐ trong BLLĐ năm 2012 có một số thay đổi so với quy... Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động gồm các trường hợp sau đây: a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động 2 Lý do kinh tế tại Khoản 2 Điều 44 của Bộ luật Lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Khủng hoảng... hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của NSDLĐ và NLĐ: a) NLĐ giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ mà NLĐ và NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì NLĐ và NSDLĐ của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách 18 nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật NSDLĐ của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm... sự đồng ý của NSDLĐ Thứ tư, sự thoả thuận của các bên trong HĐLĐ thường bị khống chế bởi những giới hạn pháp lí nhất định Trong tất cả các quan hệ hợp đồng sự thỏa thuận của các bên phải luôn đảm bảo các nguyên tắc chung đó là bình đẳng, tự do, không trái pháp luật Trong quan hệ HĐLĐ các bên tham gia cũng phải đảm bảo và tuân thủ 9 nguyên tắc chung này Ngoài ra, HĐLĐ còn luôn bị chi phối bởi nguyên... hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật 2 Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của NSDLĐ và NLĐ: a) NLĐ giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ mà NLĐ và NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì NLĐ và NSDLĐ của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế NSDLĐ của các hợp đồng lao động còn . KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 43 2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật lao động về việc thực hiện, thay đổi HĐLĐ tại các DN trong KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 50 2.2.3. Thực tiễn áp dụng. lao động sử dụng ở các DN trong KCN 38 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật HĐLĐ tại các DN trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 41 2.2.1. Thực tiễn về giao kết HĐLĐ tại các DN trong. LUẬT LÊ THỊ NGA THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60