BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HOC KINH TE Tp HCM
NGUYEN THUY HANG
XAC LAP MO HINH DU TOAN VA BAO CAO DU TOAN NGAN SACH CHO CAC LOAI HINH DOANH NGHIEP TRONG KHU CONG NGHIEP
BIEN HOA 2
LUAN VAN THAC Si KINH TE
TP Hỗ Chí Minh - Năm 2012
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HOC KINH TE Tp HCM soLice
NGUYEN THUY HANG
XAC LAP MO HINH DU TOAN VA BAO CAO DU TOAN NGAN SACH CHO CAC LOAI HINH DOANH NGHIEP TRONG KHU CONG NGHIEP
BIEN HOA 2
Chuyên ngành: Ké Toan — Kiém Toan
Ma so: 60.34.30
LUAN VAN THAC SI KINH TE
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC PGS.TS PHAM VAN DUOC
TP Hỗ Chí Minh - Năm 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Z5€2&)C&
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Văn Dược
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào
Tác giả luận văn
Trang 4LOI CAM ON
KICBEOCR
Tac gia xin bay to long cam on sau sắc đến PGS.TS.Phạm Văn Dược, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, góp ý, động viên và hỗ trợ tác gia trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh văn phòng ban quản lý các Khu công nghiệp Đống Nai, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả thực hiện khảo sát
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến quý đồng nghiệp, bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Trang 5LOI CAM ON
KICBEOCR
Tac gia xin bay to long cam on sau sắc đến PGS.TS.Phạm Văn Dược, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, góp ý, động viên và hỗ trợ tác gia trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh văn phòng ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả thực hiện khảo sát
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến quý đồng nghiệp, bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Trang 8DANH MUC CAC BANG BIEU
Bang 2.1 Loai hinh hoat dOng cua cac doanh nghiép trong KCN Bién Hoa 2 Bảng 2.2 Chức năng kinh doanh
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảng 2.4 Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp
Bảng 2.5 Kiểm định Cronbach Alpha
Bảng 2.6 Kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập
Bảng 2.7 Hệ số Eigenvalue và phương sai trích Bảng 2.8 Ma trận xoay thành phần Bảng 2.9 Kiểm định Cronbach Alpha của biến phụ thuộc Bảng 2.10 Bang 2.11 Bang 2.12 Bang 2.13 Bang 2.14 Bang 2.15 Bang 2.16 Bang 2.17 Bang 2.18
Kiểm định KMO và Barlett của biến phụ thuộc
Hệ số Eigenvalue và phương sai trích
Hệ số tải nhân tô của biến phụ thuộc
Ma trận hệ số tương quan
Tóm tắt mẫu Anova Hệ số
Tầm quan trọng của các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỎ VÀ ĐỎ THỊ
Z5€2&)C&
e_ Danh mục các sơ đô
Sơ đồ 1.1 Quy trình lập dự toán ngân sách của Stephen Brookson
Sơ đồ 1.2: Trình tự lập dự toán từ trên xuống
Sơ đồ 1.3 Mô hình thông tin phản hồi Sơ đồ 1.4 Trình tự lập dự toán từ dưới lên
Sơ đồ 3.1 Hệ thống dự toán trong doanh nghiệp sản xuất
Sơ đồ 3.2 Hệ thống dự toán trong doanh nghiệp thương mại và dịch vụ
Sơ đồ 3.3 Hệ thống dự toán trong doanh nghiệp dịch vụ e_ Danh mục các đồ thị
Trang 10DANH MUC CAC BANG BIEU
Bang 2.1 Loai hinh hoat dOng cua cac doanh nghiép trong KCN Bién Hoa 2 Bảng 2.2 Chức năng kinh doanh
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảng 2.4 Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp
Bảng 2.5 Kiểm định Cronbach Alpha
Bảng 2.6 Kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập
Bảng 2.7 Hệ số Eigenvalue và phương sai trích Bảng 2.8 Ma trận xoay thành phần Bảng 2.9 Kiểm định Cronbach Alpha của biến phụ thuộc Bảng 2.10 Bang 2.11 Bang 2.12 Bang 2.13 Bang 2.14 Bang 2.15 Bang 2.16 Bang 2.17 Bang 2.18
Kiểm định KMO và Barlett của biến phụ thuộc
Hệ số Eigenvalue và phương sai trích
Hệ số tải nhân tô của biến phụ thuộc
Ma trận hệ số tương quan
Tóm tắt mẫu Anova Hệ số
Tầm quan trọng của các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỎ VÀ ĐỎ THỊ
Z5€2&)C&
e_ Danh mục các sơ đô
Sơ đồ 1.1 Quy trình lập dự toán ngân sách của Stephen Brookson
Sơ đồ 1.2: Trình tự lập dự toán từ trên xuống
Sơ đồ 1.3 Mô hình thông tin phản hồi Sơ đồ 1.4 Trình tự lập dự toán từ dưới lên
Sơ đồ 3.1 Hệ thống dự toán trong doanh nghiệp sản xuất
Sơ đồ 3.2 Hệ thống dự toán trong doanh nghiệp thương mại và dịch vụ
Sơ đồ 3.3 Hệ thống dự toán trong doanh nghiệp dịch vụ e_ Danh mục các đồ thị
Trang 12MỤC LỤC
Lời mở đầẦu s 2° %° %4 0E 791991 eptsee 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về dự toán ngân sách .5 5-5-5 55s =sceese<s<e 3
1.1 Khái niệm và mục tiêu của dự toán - - c1 212211112511 11 11521111115 1xx nghe 3 1.1.1 Khái niệm dự toán - Q2 2222111115211 1 1125111111511 1 11g11 1k kg 1kg 11kg 211kg 3 1.1.2 Mục đích, chức năng và lợi ích của dự toán ngân sách 5 1.1.2.1 Mục đích - Q2 201111121 n n1 kn ng ng kg xxx xen 5
1.1.2.2 Chức năng 2 222122012 1211121110111211121 1111119111511 1111181 ng 5
1.1.2.3 Loi ich cua viéc lập dự toán ngân sách .- ¿52-2 222cc sec 7
1.2 Quy trình lập dự toán ngân sách ngăn hạn - 2252222121111 xe 9 1.2.1 Dự toán ngân sách ngắn hạn - 2-52 2s E1 1E1122112112112.21 01 11t 9 1.2.2 Quy trình lập dự toán ngân sách ngăn hạn . -2- s2 E212 cec 11
1.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị 5 2S S 2121211211112511121 112 1212 xen rớc 12 1.2.2.2 Giai đoạn soạn thảo - c1 1122111112511 1 1115011115 1x E121 11kg xen 13 1.2.2.3 Giai đoạn kiểm soát 5-11 2212112111121 1121 112 12212 xe rà 13
1.3 Cac mô hình dự toán ngân sách - 1 2 2221112111211 12111211 1511111118111 r 13
1.3.1 Mô hình ấn định thông tin tir trén XUGN oo ce cee cee eeeeeeeeeseeeeeseeeeeeeee 14 1.3.2 Mô hình thông tin phản hồi - 222 2S EE11211211211211211 21101111 xe 15
1.3.3 Mô hình thông tin từ dưới lÊn Q2 22212211221 1121 1121112151151 1xx 17
1.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến dự toán ngân sách 2-5222 E212 18
Trang 13Chương 2: Thực trạng công tác dự toán ngần sách tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2 << << G 9 999 99999999999999995556 5566658 23
2.1 Giới thiệu khái quát về Khu công nghiệp Biên Hòa 2 -5 55-2555 23
2.1.1 Giới thiệu chung Khu công nghiệp Biên Hòa 2 2255222552552 23 2.1.2 Đặc điểm chung ST E11212211211 2101010122121 111tr gyêu 24 2.1.3 VỊ trí giao thông - 1 2.102 11121112111 2111211121112 1 011111111101 1 11kg nh rhg 25
2.1.4 Ngành nghề thu hút đầu tư tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2 26
2.1.5 Phân loại doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2 26
2.2 Thực trạng lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp trong Khu công
nghiệp Biên Hòa 2 - LG 201 220122012211220111011101 1101111110111 1191911 91T kg HH 27 2.2.1 Tổng quan về quá trình khảo sắt - 5 22s SEE22E12E12E1211 221211212 te 27
2.2.1.1 Mục tiêu khảo sát - Q11 2222111111121 1 11111115 1xx xxx ng 27
2.2.1.2 Nội dung khảo sáắt - 2 2212 22111211121112111211 121112111111 1 01118 Hy 28
2.2.1.3 Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sắt 5- sccsccecezsszcxe2 28 2.2.1.4 Phương pháp thiết kế bảng câu hỏi 5-5 25s E121 2Eztxe 29
2.2.1.5 Phương pháp phỏng vấn . - 5s sEEEE11212212112EEE re 30 2.2.1.6 Phương pháp xử lý dữ liỆu -.- 0 22212221 22112211 121151111111 30
2.2.2 Thực trạng lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp trong Khu công
013440119)085319i18nLU:VHqaiIiđiiiiiẳiiáả^.5ẢŸỶÝßẢÝỶÝ 31
2.2.2.1 Loại hình hoạt động và chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp
trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2 2 2 222 12221222111211 12111811181 xEe 32 2.2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh và quy mô của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2 2 2 222 12221222111211 12111811181 xEe 33 2.2.2.3 Phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến dự toán ngân sách 34
2.2.2.4 Phân tích thực trạng lập dự toán ngân sách tại các DN trong KCN
150 0 50 2.3 Đánh giá thực trạng lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 2 - L 22010 020111211110111101 1151115111 51119 K 1kg KT TH vn nhe 53
Trang 14;;»:::9 0 aa ai 54
2.3.3 Nguyên nhân - L1 2 2201212111211121112111211121 1121111111111 10111111 HT Hy 55 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan - 2 22212221222 1E2112521E521 15211112 55 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan - S2 222122112211 123 1151115111111 11111811 m2 55 {807109172 2 1Ẽ1Ẽ8 8 S7 Chương 3: Xác lập mồ hình dự toán và báo cáo dự toán ngân sách cho các loại hình doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2 <5 5< 58
3.1 Quan diém hoan thign 0 cccccccceccececcscsseseesessessesseseesevsevssessetsetsessetsevsnsvsevsees 58 3.1.1 Phù hợp với môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong KN Biên Hòa 2 002201 1211121112111211121112111 211111111111 101 101 E 11H Hy 58 3.1.2 Phù hợp với đặc điểm và quy mô của các DN trong KCN Biên Hòa 2 58 3.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoàn thiện . s22 2222221121111 xe 59
3.2.1 Mục tiêu hoàn thiện . 2 2222111112221 1 112111111121 111g kg xài 59
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện . -5- 52 212E121101121122222 2121 ng 59
3.3 Các giải pháp đỀ xuẤt S112 1 n1 1tr 60
3.3.1 Hồn thiện mơ hình dự toán 2222211112221 1 1155211111511 11 ng kh xky 60
3.3.2 Hệ thống báo cáo dự toán áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2 022202 22111211121112111211 151111111101 1 011181 Hy 61
3.3.2.1 Doanh nghiệp sản xuất s52 2122121212222 212gr 62
3.3.2.2 Doanh nghiệp thương mại và dịch vụ . - ¿5+5 +ccsscssss2 62 3.3.2.3 Doanh nghiệp dịch vụ L1 22 2121123211121 1 151118111811 Ekreereg 62
3.3.3 Quy trình dự toán áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2 - Q0 20122201212111121115011 5111511115111 81111811 kg 63
Trang 153.4.2 Đôi với các tô chức nghiên cứu đào tạo, tư vân kê toán 75
3.4.3 Đối với các doanh nghiệp - 2 522222211 2110112112222212121 010g 75
3.4.3.1 Tổ chức nhân sự lập dự toán s 2s 12E22E12E2EErrrrre 75
3.4.3.2 Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tac lập dự toán 76
Kết luận ehrơng 23 sư ư Cư 9g g9 g9 gu 77
KẾT LUẬNN 2 << <9 9 9 9 9 9c cư cư cư gu 78
Trang 16Lời mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán quản trị đã xuất hiện từ rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp của các nước và ngày càng được phát triển ở các loại hình doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp quản lý tốt hơn trong việc điều hành và ra quyết định Trong đó, công tác dự toán ngân sách là một nội dung quan trọng của kế toán quản trị, đóng vai trò quan trọng trong công tác tài chính cũng như sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã có một bước tiến đáng kê Chính vì thế, để có thể đứng vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kế hoạch sản xuất và kế hoạch chỉ tiêu tài chính phù hợp Dự tốn ngân sách là cơng cụ quản lý khoa học nhằm hiểu rõ
ưu và nhược điểm, tăng năng suất, giảm chi phí, tận dụng triệt để và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực sẵn có để nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu cấp thiết Tuy nhiên, theo khảo sát hiện nay không phải doanh nghiệp nào trong Khu Công nghiệp Biên Hòa II cũng sử dụng công cụ này một cách hiệu quả, các số liệu trình bày trong bảng dự tốn thường khơng phản ánh đúng tiềm năng thực tế của các doanh nghiệp Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Xác lập mô hình dự toán và báo cáo dự toán ngần sách cho các loại hình doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2” với mong muốn để xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống dự toán
ngân sách để nó thực sự là công cụ hữu ích cho nhà quản trị, từ đó nâng cao hiệu
quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm:
- _ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự toán ngân sách
- Phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác lập dự tốn ngân sách tại các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Biên Hòa 2
Trang 17Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- _ Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các vấn đề về dự toán ngân sách ngắn han - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp
trong KCN Bién Hoa 2 Phuong phap nghién ciru
- Dé tai thuc hién dua trén cdc phuong pháp:
# Phương pháp tiếp cận: phỏng van sơ bộ qua điện thoại hoặc gặp trực
tiếp làm cơ sở xây dựng thang đo khảo sát
% Phương pháp khảo sát: khảo sát các doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi
Phương pháp phân tích: thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát
x Phương pháp tổng hợp: tổng hợp dữ liệu phân tích và đề xuất các giải pháp
Kết cầu
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dự toán ngân sách
Chương 2: Thực trạng cơng tác dự tốn ngân sách tại các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Biên Hòa 2
Trang 18Chương 1
Cơ sở lý luận về dự toán ngân sách
1.1 Khái niệm và mục tiêu của dự toán 1.1.1 Khái niệm dự toán
Dự toán là quá trình tính toán, dự kiến, phối hợp từ chỉ tiết đến toàn diện
nguồn lực, nhằm huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện một khối lượng công
việc trong một khoảng thời gian nhất định được biểu hiện bằng một hệ thống các
chỉ tiêu về số lượng và giá trị
Theo khái niệm trên, dự toán bao gồm các thành phan chu yếu là sự tính toán, dự kiến; sự phối hợp chi tiết và toàn diện, các nguồn lực, thời gian thực hiện;
hệ thống các chỉ tiêu về lượng và giá trị
a Tinh toán dự kiến hay kế hoạch: Thực chất đây là một sự ước tính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, chỉ rõ những khối
lượng, những công việc cần phải thực hiện Sự ước tính này chịu sự tác động của
những nhân tố sau:
- _ Nhóm nhân tố khách quan, tác động từ bên ngoài và vượt khỏi phạm vi kiểm
soát của doanh nghiệp như điều kiện kinh doanh, chính sách, chế độ, thể lệ
của nhà nước, quy mô các thành phần dân cư, sự biến động của nền kinh
té,
- Nhóm nhân tố chủ quan thuộc phạm vi kiểm soát và tuỳ thuộc vào doanh nghiệp như trình độ sử dụng lao động, trình độ sử dụng yếu tô vật chất của quá trình sản xuất, trình độ nhận thức và vận dụng các nhân tố khách
quan
b Dự toán ngân sách là một sự tính toán, dự kiến hoạt động của doanh nghiệp
Trang 19các công việc cần phải thực hiện mà còn chỉ rõ những ảnh hưởng của các nhân tô
khách quan và chủ quan đến thực hiện công việc đó
c Sự phối hợp chỉ tiết và tồn điện: Dự tốn ngân sách phải được phối hợp
giữa các chi tiết một cách toàn diện, nghĩa là mọi hoạt động giao dịch của doanh
nghiệp cần phải được xem xét Ngân sách được lập cho từng đơn vị, phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp phải nghiên cứu, căn cứ vào thực trạng của các bộ phận và phải lập một cách hài hoà tương đối với nhau Tổng hợp dự toán ngân sách
ở từng bộ phận sẽ hình thành dự toán ngân sách tong thể cho toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp
d Các nguồn lực: Dự toán ngân sách phải chỉ rõ nguồn lực và cách thức huy động các nguồn lực cho các hoạt động Nghĩa là phải lập kế hoạch về các nguồn lực, cách thức sử dụng các nguồn lực như: nguồn tài nguyên, nguồn vốn, nguồn
nhân lực, điều kiện môi trường để phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp
e Thời hạn xác định trong tương lai: Dự toán ngân sách thường găn liền với một thời hạn cụ thể trong tương lai Nếu không có yếu tổ thời gian, dự toán ngân
sách sẽ trở thành vô nghĩa Mỗi một thời điểm, thời kỳ khác nhau, sự tác động của
các nhân tố khách quan, chủ quan, nguồn lực đến hoạt động của doanh nghiệp sẽ khác nhau, nên những phương án, những giải pháp, những dự tính của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau
£ Hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị: Hệ thông các chỉ tiêu cho thấy
dự toán ngân sách phải theo một trình tự và đảm bảo tính logic Các hoạt động và
giao dịch khác nhau được thể hiện bằng các đơn vị đo lường khác nhau, cụ thể như
số lượng nguyên vật liệu, số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng lao động Bên
cạnh sử dụng chỉ tiêu về số lượng để đo lường các số tương đối cần gộp chúng vào
một kế hoạch tong thé, nén phải sử dụng thước đo tiền tệ làm mẫu chung quy đôi cho các đối tượng Như vậy dự toán ngân sách sẽ xác định một cách cụ thể các chỉ
Trang 201.1.2 Mục đích, chức năng và lợi ích của dự toán ngân sách 1.1.2.1 Mục đích
Dự toán ngân sách rât quan trọng và cân thiệt trong việc hô trợ các nhà quản trị quản lý để điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp Dự toán là quá trình tính toán chỉ tiết cho kỳ tới, nhăm huy động và sử dụng các nguồn lực theo các mục tiêu kế hoạch đề ra trong từng thời kỳ cụ thể Dự toán có năm mục đích chủ yếu:
Lập kế hoạch: Dự toán cung cấp cho doanh nghiệp kế hoạch hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định và yêu cầu các hoạt động cần diễn
ra đúng kế hoạch, đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất
Thuận tiện hóa quá trình truyền đạt và phối hợp hoạt động trong tổ chức: Dự toán ngân sách giúp nhà quản trị cụ thể hoá các mục tiêu của doanh nghiệp băng số liệu
Phân bố các nguồn lực: Dự toán ngân sách là căn cứ để khai thác, vận dụng các khả năng tiềm tàng về nguồn lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
Kiểm soát lợi nhuận và các mặt hoạt động: Dự toán ngân sách là căn cứ
để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo đúng tiễn độ
Trang 21trong thực tế dự toán có thể được sử dụng cho kiểm sốt nhưng đơi khi lại không
thế do có những yếu tố khách quan khơng kiểm sốt được Có thể nói dự toán trong những trường hợp nảy chỉ mang tính chất dự báo
b Hoạch định
Chức năng hoạch định khác với chức năng dự báo vẻ tính chủ động Chức
năng này thể hiện ở việc hoạch định cụ thể các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp như: hoạch định về sản lượng tiêu thụ, số lượng sản xuất, chỉ phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng,
chi phi quan lý doanh nghiệp Có thể nói dự toán ngân sách là một công cụ để
lượng hoá các kế hoạch của nhà quản trỊ
e Điêu phối
Chức năng này thể hiện thông qua việc huy động và phân phối các nguồn lực
để thực hiện các mục tiêu của nhà quan tri Nha quan tri két hợp giữa việc hoạch định các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể với việc đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh
của từng bộ phận, từ đó điều phối các nguồn lực của doanh nghiệp sao cho các
nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất
d Thong tin
Chức năng này thể hiện thông qua việc xem dự toán ngân sách là văn bản cụ
thể, súc tích để truyền đạt các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
đến nhà quản lý các bộ phận, phòng ban Thông qua các chỉ tiêu cụ thể trong dự
toán nhà quản trỊ đã truyền đạt thông điệp hoạt động cho các bộ phận Các bộ phận
xem các chỉ tiêu này là kim chỉ nam cho hoạt động hàng ngày của mình e Kiểm soát
Chức năng kiểm sốt thể hiện thơng qua việc xem xét dự toán ngân sách là
cơ sở để so sánh với kết quả thực tế đạt được tại doanh nghiệp Thông qua vai trò kiểm tra, kiểm soát, dự toán ngân sách quan sát việc thực hiện các kế hoạch chiến
Trang 22ƒ Đo lường, dánh gia
Chức năng này thể hiện thông qua việc xem dự toán như là tiêu chuẩn cho
việc thực hiện Tuy nhiên, do sự thiếu cố găng của con người trong việc thực hiện
các mục tiêu cũng như do sự tác động từ bên ngoài nên không phải lúc nào việc
thực hiện cũng đạt được những tiêu chuẩn mà dự toán đưa ra Vì vậy để giảm bớt sự
khác biệt giữa tiêu chuẩn và thực hiện người ta thường dựa vào tình hình thực tế để
dự toán và tính thêm phần trăm (%) mức độ rủi ro khi tính toán các tiêu chuẩn cho
việc dự toán
Trong tất cả các chức năng trên của dự toán, chức năng hoạch định và chức
năng kiểm soát là hai chức năng quan trọng nhất 1.1.2.3 Lợi ích của việc lập dự toán ngân sách
Khi dự toán ngân sách được lập một cách cân thận sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạch định và kiểm soát tốt các hoạt động trong tương lai Do đó, việc lập
dự toán sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
- - Cung cấp cho các nhà quản trị phương tiện thông tin một cách có hệ thống
toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp
- Truyén đạt mục tiêu, kế hoạch của nhà quản tri đến tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp - - Dự toán giúp việc quản lý của doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu đã định - _ Khuyến khích việc lập kế hoạch, liên kết, đánh giá kết quả thực hiện Cụ thê như sau:
e Dự toán ngân sách buộc nhà quản trỊ phải nghĩ đến kế hoạch hoạt
động trong tương lai và xem việc lập kế hoạch như là khẩu lệnh đối
với từng cá nhân trong doanh nghiệp nhằm giúp hạn chế bớt những
tình huỗng không mong đợi có thể xảy ra Dự toán thúc ép các nhà
quản lý luôn nhìn về phía trước và xem xét mọi thứ để săn sàng ứng
Trang 23e_ Các chỉ tiêu kết quả trong dự toán được xem là cơ sở cho việc đánh
giá kết quả thực hiện công việc
Dự toán giúp phối hợp hoạt động giữa các đơn vị và bộ phận trong doanh
nghiệp Thơng qua dự tốn, tất cả các yếu tô của sản xuất, của các bộ phận
các phòng ban chức năng sẽ được kết nối và cân đối để đáp ứng các mục tiêu
của doanh nghiệp Ví dụ, bộ phận mua hàng sẽ lập kế hoạch mua hàng dựa trên yêu cầu của bộ phận sản xuất, bộ phận sản xuất sẽ lập kế hoạch sản xuất
và các vấn đề có liên quan dựa trên số lượng hàng hóa, trên kế hoạch của bộ phận kinh doanh Bộ phận kinh doanh sẽ dựa vào các đơn đặt hàng, tình hình kinh doanh và kế hoạch của phòng tiếp thị Cứ như vậy thơng qua dự tốn của các nhà quản lý cấp cao có thể thiết kế một hệ thống mà trong đó tất cả các mối quan hệ trong tô chức là ăn khớp với nhau Chức năng này của dự
toán còn mang lại lợi ích:
e_ Giúp nhà quản trị nhận ra mối liên hệ trong hoạt động giữa cá nhân và doanh nghiệp, buộc nhà quản lý phải điều hành công việc đặt trong
mối liên hệ này
e Giúp hạn chế những nỗ lực tạo dựng lợi ích riêng lẻ Dự toán giúp mở
rộng cách nghĩ của nhà quản trị vượt ra ngoài bộ phận mình đang
quản lý và loại bỏ những thành kiến, những hành động có ý vì lợi ích
riêng của bộ phận
e_ Giúp tìm ra những điểm yếu trong cơ cấu tổ chức, việc dự toán giúp nhận dạng được các vấn để trong truyền thông, mối quan hệ trong công việc, quyên và trách nhiệm được giao
Dự toán giúp cải thiện các mối liên kết và truyền thông Tuy nhiên, điều này có thể dễ dàng nhận thấy trên lý thuyết nhưng trên thực tế thì phải mất rất
nhiều công sức và trí lực mới có thể đạt được
Trang 24nên hiểu điều đó và có những biện pháp hỗ trợ từ mọi khía cạnh để dự toán
đạt hiệu quả cao hơn Quản lý dự tốn khơng phải là một công việc cứng nhắc mà đòi hỏi sự linh hoạt Để dự toán mang lại những lợi ích như mong
đợi, đòi hỏi dự toán phải có sự điều chỉnh khi môi trường hoạt động của dự toán thay đơi Dự tốn cần nhận được sự quan tâm đúng mức và cần được
tôn trọng trong quá trình thực hiện Tuy nhiên, dự toán không ngăn cản các nhà quản lý đi những bước đi thận trọng cũng như tiễn những bước dài mang tính đột phá khi cần thiết Việc lập dự toán cung cấp cho các nhà quản lý
những thông tin về thiếu hụt, khan hiếm, yếu kém trong kế hoạch hoạt động
Có thể nói dự toán đã cung cấp cho nhà quản lý một hệ thống cảnh báo nhằm tu van kip thoi cho nha quản lý những rắc rối tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai và giải quyết nó một cách tự tin, hợp lý
1.2 Quy trình lập dự toán ngân sách ngắn hạn
Dự toán ngân sách được phân chia thành nhiều loại theo các tiêu thức khác
nhau Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu về vẫn để dự toán ngân sách ngắn hạn Do đó, tác giả giới hạn cơ sở luận liên quan đến dự toán ngân sách và chỉ trình bày dự toán ngân sách ngăn hạn
1.2.1 Dự toán ngân sách ngắn hạn
Dự toán ngân sách ngắn hạn còn được gọi là dự toán ngân sách chủ đạo (master budget) hay con gọi là kế hoạch lợi nhuận (profit plan) là một hệ thống dự toán tong thé, tong hợp các dự tốn về tồn bộ quá trình hoạt động trong một thời
kỳ nhất định Đây là dự toán ngân sách thường được lập cho thời kỳ một năm và phải trùng với năm tài chính, được chia ra từng thời kỳ ngăn hơn là từng quý, từng tháng Dự toán ngân sách ngắn hạn là một hệ thống dự toán riêng biệt nhưng có mối
Trang 25lập hằng năm trước khi niên độ kế toán kết thúc để định hướng nguồn tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp trong năm kế hoạch kế tiếp
Hệ thống dự toán ngân sách ngăn hạn gồm các báo cáo dự toán sau:
- - Dự toán tiêu thụ - _ Dự toán sản xuất
- _ Dự toán chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp - _ Dự toán chỉ phí nhân công trực tiếp - _ Dự toán chỉ phí sản xuất chung - Du toan chi phi ban hang
- Du toan chi phi quan lý doanh nghiệp
- Dv toan thu tién
- Dy toan chỉ tiền
- Du toan két qua kinh doanh
- Du todn bang can déi ké toan - Du toan luu chuyén tién tệ
Dự toán tiêu thụ luôn là dự toán chủ đạo, dự toán tiêu thụ phải được lập đầu
tiên Hầu hết tất cả các dự toán ngân sách trong doanh nghiệp đều phụ thuộc vào dự
toán tiêu thụ
Trên cơ sở dự toán tiêu thụ tiễn hành xây dựng dự toán sản xuất hay dự toán
mua hàng và dự toán chỉ phí bán hàng dé đảm bảo lượng hàng hóa và chỉ phí đáp ứng cho nhu cầu, quy trình, quy mô tiêu thụ
Từ dự toán sản xuất, xây dựng dự toán khoản mục chi phí như dự toán nguyên vật liệu trực tiếp và lịch thanh toán tiền, dự toán chỉ phí nhân công trực tiếp,
dự toán chi phí sản xuất chung để đảm bảo các yêu tô về nguyên vật liệu, nhân công, vốn cho nhu cầu sản xuất
Căn cứ vào dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất và dự toán chỉ phí sản xuất, lập
Trang 26Từ các dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí sản xuất,
lập dự toán chỉ phí quản lý và tình hình tiền mặt tại cơng ty lên dự tốn thu chỉ tiền
mat dé dam bảo cân đối tình hình tiền mặt cho các hoạt động
Từ dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí sản xuất, dự toán chỉ phi ban hang, du
toán chỉ phí quản lý doanh nghiệp lên dự toán kết quả kinh doanh
- Cuối cùng tổng hợp từ các dự toán lên dự toán tổng kết, thể hiện tài sản, nguồn vốn đảm bảo và cân đối cho hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ
1.2.2 Quy trình lập dự toán ngân sách ngắn hạn
Kế toán dự toán ngân sách rất quan trọng, do vậy dự tốn phải chính xác,
khơng thé chap nhận một dự toán có nhiều sai sót Vì vậy, để có một dự toán ngân sách tối ưu, bộ phận dự toán cần phải hoạch định cho mình một quy trình dự toán phù hợp mới có thê thực hiện tốt công tác dự toán
Do mỗi doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức quản lý khác nhau nên quy trình dự toán cũng sẽ khác nhau Dưới đây là một quy trình quản lý dự toán ngân sách tiêu biểu được trinh bay trong quyén "Managing budgets" cua tac gia Stephen
Trang 27
Xác định mục tiêu
chung của Công ty
Thu thập thông tin
chuận bị dự thảo ngân y Chuan hoa ngan sach Vv Danh gia hé thong Giai doan chuan bi
Vv sach lan dau tién
Phan tich su khac
nhau giữa kết quả thực Vv
Kiêm tra các con sô dự toán băng cách chât vân và phân tích Vv Lập dự toán tiền mặt để theo dõi dòng tiền | Xem lại quy trình hoạch định ngân sách và chuẩn bị ngân sách tổng thể định Giai đoạn soạn thảo tê và dự toán ` Theo dõi những khác biệt, phân tích các sai số, kiểm tra những điều không ngờ đến \ Dự báo lại và điều chỉnh, xem xét sử dụng những dạng ngân sách khác, rút kinh nghiệm Giai đoạn kiêm soát
Sơ đồ 1.1 Quy trình lập dự toán ngân sách của Stephen Brookson Quy trình lập dự toán ngân sách có thể chia làm 3 giai đoạn:
1.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị
Đây là bước khởi đầu và cũng là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình lập dự toán Trong giai đoạn này cân phải làm rõ mục tiêu cân đạt được của
doanh nghiệp vì tât cả các dự toán ngân sách đêu được xây dựng dựa vào chiên lược
Trang 28sách của tất cả các bộ phận doanh nghiệp và cho phép so sánh, kết nối nội dung một
cách dễ dàng Khi tất cả các công việc cần thiết cho việc lập dự toán đã được chuẩn
bị đầy đủ, chúng ta phải xem xét lại hệ thống thông tin cho chính xác và phù hợp
nhất
1.2.2.2 Giai đoạn soạn thảo
Trong giai đoạn này, những bộ phận cá nhân liên quan đến việc lập dự toán phải tập hợp tồn bộ thơng tin về các nguồn lực có sẵn trong doanh nghiệp, các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp có tác động và ảnh hưởng đến cơng tác dự tốn ngân sách của doanh nghiệp, đồng thời ước tính giá trị thu, chi Trên cơ sở đó,
soạn thảo các báo cáo dự toán có liên quan như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí, dự toán tiền, dự toán bảng cân đối kế toán
1.2.2.3 Giai đoạn kiểm soát
Dự toán ngân sách là một công việc quan trọng được thực hiện từ năm này sang năm khác Vì vậy để dự tốn hồn thiện hơn thì ở mỗi kỳ dự toán cần phải
theo dõi thường xuyên, đánh giá tình hình dự toán để từ đó xem xét lại các thông tin, cơ sở lập dự toán ngân sách và có những điều chỉnh cân thiết, đồng thời rút ra
kinh nghiệm cho lần lập dự toán ngân sách tiếp theo
1.3 Các mơ hình dự tốn ngân sách
Dựa vào đặc điểm, cơ chế hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà dự toán ngân sách có thể được lập theo một trong ba mô hình sau: mô hình ân định thông tin từ
Trang 291.3.1 Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống Quan tri cấp cao Quản trị cấp Quản trị cấp trung gian trung gian — —]
Quan tri Quan tri Quan tri Quan tri cấp cơ Sở cấp cơ Sở cấp cơ Sở cấp cơ Sở
Sơ đô 1.2 Trình tự lập dự toán từ trên xuống Nhận xét:
Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống là mô hình mà các chỉ tiêu dự toán
được định ra từ ban quản lý cấp cao của doanh nghiệp và áp đặt các mục tiêu cho các cấp quản lý trung gian Sau khi cấp quản lý trung gian tiếp nhận sẽ chuyến xuống cho quản lý cấp cơ sở để làm mục tiêu, kế hoạch cho việc tổ chức hoạt động
tại từng bộ phận trong doanh nghiệp Theo cách lập này, các dự toán được lập theo
một chiều mà không có sự phản hồi từ cấp dưới
Phương pháp này có những ưu, khuyết điểm sau:
% Uu điểm:
Vị lãnh đạo cấp cao có khái niệm rõ ràng về các mục tiêu chiến lược của tổ chức, nên việc lập ngân sách theo mô hình này có các lợi ích sau:
- - Các mục tiêu ngân sách đảm bảo chiến lược lớn của tổ chức
- _ Ngăn cản tình trạng nới lỏng ngân sách của các phòng ban
- _ Để ra các mục tiêu cao hơn thách thức sự nỗ lực của nhà quản lý
Trang 30- - Nhà quản trị cấp cao có thể để ra các mục tiêu xa rời với công việc kinh doanh thực tế hay quy trình sản xuất của một bộ phận riêng lẻ Kết quả là mục tiêu họ đưa ra có thể không phù hợp hoặc không thể đạt được
- - Những nhà quản lý cấp trung có thể bị bỏ rơi khỏi quy trình ra quyết định
Không khuyến khích tỉnh thần làm việc của cấp dưới
- - Dự toán từ trên xuống thường không chính xác, những thông tin mà nhà quản trị cao cấp có được thường không đây đủ
>> Khi lập dự toán theo mô hình nảy, đòi hỏi nhà quản lý cấp cao phải có tầm
nhìn tổng quan, toàn diện về mọi mặt của doanh nghiệp, đồng thời phải nắm vững
chỉ tiết hoạt động của từng bộ phận cả về mặt định tính lẫn định lượng Vì vậy,
phương pháp này thích hợp đối với nền kinh tế tập trung, bao cấp hoặc ở những doanh nghiệp nhỏ 1.3.2 Mô hình thông tin phản hồi Quan tri cap cao
Quan tri cap Quan tri cap
trung gian trung gian
` \
Quan tri Quan tri Quan tri Quan tri
cap cap cap cap
CƠ SỞ CƠ SỞ CƠ SỞ CƠ SỞ
Trang 31
Dự toán theo mô hình thông tin phản hồi được thực hiện theo quy trình sau:
-_ Ban đầu ban quản lý cấp cao nhất trong doanh nghiệp sẽ ước tính các chỉ tiêu dự toán Sau đó các chỉ tiêu này sẽ được truyền xuống cho cấp quản lý trung gian Trên cơ sở đó, cấp quản lý trung gian sẽ phân bố các chỉ tiêu này xuống các đơn vị cấp cơ sở, bộ phận quản lý cấp cơ sở sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu ước tính, khả năng
và điều kiện thực tế của mình để xác định các chỉ tiêu dự toán nào có thể thực hiện được và các chỉ tiêu dự toán nào cần giảm bớt hoặc tăng thêm Sau đó bộ phận quản
lý cấp cơ sở sẽ bảo vệ các chỉ tiêu dự toán của mình trước bộ phận quản lý cấp trung gian Bộ phận quản lý cấp trung gian, trên cơ sở tập hợp các chỉ tiêu dự toán của các bộ phận cấp cơ sở, kết hợp với kinh nghiệm và tầm nhìn tổng quát toàn diện
hơn về hoạt động tại các bộ phận cấp cơ sở để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được của bộ phận mình, sau đó tiễn hành trình bày với quản lý cấp cao
hơn
- _ Bộ phận quản lý cấp cao, trên cơ sở tông hợp số liệu dự toán từ các bộ phận quản lý cấp trung gian, kết hợp với tầm nhìn tổng quát, toàn diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp sẽ hướng các bộ phận khác nhau đến mục tiêu chung của doanh nghiệp Bộ phận quản lý cấp cao xét duyệt dự tốn thơng qua các chỉ tiêu dự toán của bộ phận quản lý cấp trung gian, bộ phận quản lý cấp trung gian xét duyệt thông qua các chỉ tiêu dự toán của quản lý cấp cơ sở Dự toán ngân sách sau khi
được xét duyệt sẽ trở thành dự toán ngân sách chính thức và được sử dụng như định
hướng hoạt động trong kỳ kế hoạch của doanh nghiệp Nhận xét:
% Uu điểm:
- _ Dự toán được lập có tính chính xác cao
- _ Các dự toán lập ra dễ áp dụng vì đã có sự thoả thuận và tham khảo ý kiến của
các bộ phận
Trang 32% Nhược điểm:
- _ Nhược điểm của mô hình này là tốn nhiều thời gian, chỉ phí cho cả quá trình dự thảo, phản hồi, phê duyệt và chấp thuận
® Dự tốn theo mơ hình này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận cũng như các thành viên trong từng bộ phận, hơn nữa năng lực và trình độ
của các thành viên cũng ảnh hưởng đáng kế đến cơng tác dự tốn 1.3.3 Mô hình thông tin từ đưới lên Quan tri cap cao 4
Quan tri cap Quan tri cap
trung gian trung gian
Á 4
Quan tri Quan tri Quan tri Quan tri
cap cap cap cap
CƠ SỞ CƠ SỞ CƠ SỞ CƠ SỞ
Sơ đồ 1.4 Trình tự lập dự toán từ dưới lên
Nhận xét:
- _ Mô hình thông tin từ dưới lên được lập từ cấp quản lý thấp nhất đến quản lý
cấp cao nhất, cụ thể như sau:
- Số liệu của dự toán cấp dưới (thường là dự toán tự lập) được trình lên cấp
Trang 33- Thực chất tất cả mọi cấp của doanh nghiệp cùng làm việc thiết lập dự toán,
tuy nhiên quản lý cấp cao thường không quan tâm đến những vẫn đề quá chỉ tiết nên họ phải dựa vào các quản lý cấp dưới để lẫy thông tin chỉ tiết phục vụ cho công
tác lập dự toán Các số liệu dự toán của các bộ phận riêng lẻ trong tô chức (do quản
lý cấp dưới lập) sẽ được quản lý cấp cao kết hợp và lập lại tạo thành một hệ thơng dự tốn tổng thể mang tính thống nhất cao
Trình tự lập dự toán từ dưới lên có những ưu điểm, nhược điểm sau:
% Uu điểm
-_ Mọi bộ phận, mọi cấp trong doanh nghiệp đều được tham gia vao qua trinh xay dung du toan
- Dự toán được lập có khuynh hướng chính xác va dang tin cậy hơn
- Các chỉ tiêu được tự dé đạt nên các nhà quản lý sẽ thực hiện công việc một
cách chủ động và thoải mái hơn, khả năng thành công sẽ cao hơn vì dự toán do chính họ xây dựng nên chứ không phải bị áp đặt từ trên xuống
% Nhược điểm:
Trình tự lập dự toán từ dưới lên mất nhiều thời gian vì dự toán được các cấp
quản lý dưới lập, sau đó được trình lên cấp trên, nhà quản trị cấp trên xem xét và
điều chỉnh cho hợp lý mới đưa xuống cho các bộ phận cấp dưới thực hiện
Nhận xét chung:
Qua 3 mô hình trên, chúng ta thấy mỗi mô hình đều có ưu điểm và nhược
điểm nhất định Vì vay, tuy theo dac điểm của từng doanh nghiệp mà lựa chọn mô
hình dự toán cho thích hợp Trong 3 mô hình trên, dự tốn theo mơ hình thông tin từ
dưới lên hiện đang được các doanh nghiệp chọn lựa và áp dụng
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán ngân sách 1.4.1 Nguồn nhân lực
Trang 34sách nhưng cũng không thể không quan tâm đến nhân tô nhân sự lập dự toán, bởi vì dự toán ngân sách có vai trò động viên và tạo sự phối hợp giữa các bộ phận nhằm hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp
Sự thành công của dự toán ngân sách phụ thuộc vào mức độ chấp nhận của nhà quản trị về dự toán ngân sách và cách họ sử dụng dự toán ngân sách Một dự toán mang lại hiệu quả chỉ khi có sự chấp thuận và ủng hộ của các nhà quản trỊ các
cấp, đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao Nếu các nhà quản trị cấp cao thiếu quan
tâm đến dự toán ngân sách hoặc chỉ xem các dự toán ngân sách là hình thức thì các
nhà quản trị cấp thấp hơn cũng sẽ thiếu nhiệt tình trong việc xây dựng và thực hiện
các dự toán
Trong quá trình xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách, các nhà quản trị khong nén gay áp lực căng thăng đối với các nhân viên, nếu dự toán ngân sách được xây dựng không hợp lý có thể dẫn đến những vẫn đề căng thăng hay chống đối từ
các nhân viên, vì vậy khi thực hiện các bảng kế hoạch, các nhân viên sẽ không nhiệt tình trong công việc Do đó những mục tiêu của doanh nghiệp mà bản kế hoạch đặt ra không thể thực hiện tốt được
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mục tiêu trên dự toán ngân sách phải mang tính hợp lý và phù hợp Điều này tạo động lực cho các nhân viên thực hiện mục tiêu mà dự toán ngân sách đề ra Nếu dự toán ngân sách quá cao, các nhân viên
sẽ buông xuôi khi họ thay rang mục tiêu rất khó thực hiện, ngược lại nếu mục tiêu
quá thấp, các nhân viên sẽ không có động cơ để phân đấu Trên thực tế nhiều doanh
nghiệp để ra mục tiêu và bắt buộc các nhân viên phải thực hiện được, điều này gây áp lực lớn đối với các nhân viên và buộc họ phải thực hiện bằng mọi cách, chính vì thế không tránh khỏi những gian lận và tiêu cực để hoàn thành nhiệm vụ
Nhu vay, để có một dự toán ngân sách có hiệu quả, cần phải có sự tham gia
Trang 35mẫu chốt tạo nên thành công của dự toán và cũng là vẫn dé mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến trong quá trình lập dự toán ngân sách
1.4.2 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đáng kế đến công tác lập dự toán và hiệu quả
báo cáo dự toán tại các doanh nghiệp Cơ sở vật chất như máy móc, trang thiết bị,
phần mềm Khi doanh nghiệp trang bị cho mình trang thiết bị hiện đại thì chúng có thể giúp doanh nghiệp tạo được môi trường làm việc chuyên nghiệp và hỗ trợ nhân viên lập dự toán xử lý công việc nhanh Bên cạnh đó, phương tiện xử lý thông tin nhanh và hiệu quả nhất là những phần mềm kế toán tiên tiến, chúng giúp doanh
nghiệp cập nhật dữ liệu, liên kết dữ liệu, kết xuất dữ liệu và cho ra báo cáo dự toán
hiệu quả trong thời gian sớm nhất 1.4.3 Tổ chức cơng tác kế tốn
Tổ chức cơng tác kế tốn có ảnh hưởng đáng kế đến công tác lập dự toán và
hiệu quả báo cáo dự tốn
Tổ chức cơng tác kế toán là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của báo cáo dự toán Nó giúp doanh nghiệp phát huy được vai trò của nhân viên lập dự
toán, thể hiện trách nhiệm và sự phối hợp thực hiện giữa các nhân viên, giảm thiểu
được những yếu kém của nhân viên, giảm phí, nâng cao chất lượng của báo cáo dự toán
1.4.4 Quy trình dự toán
Quy trình dự toán có ảnh hưởng đáng kể đến công tác lập dự toán và hiệu quả báo cáo dự toán trong các doanh nghiệp
Một quy trình làm việc rõ ràng sẽ giúp nhân viên lập dự toán nam rõ công việc và phối hợp với các thành viên khác, đồng thời giúp nhân viên lập dự toán chủ
động, có kế hoạch làm việc cụ thể, tránh được áp lực công việc hay bị quá tải công việc vào cuối tháng, cuối năm Từ đó, các báo cáo dự toán cũng lập một cách chất
Trang 361.4.5 Chế độ chính sách nhà nước
Chế độ chính sách nhà nước có ảnh hưởng đáng kể đến cơng tác lập dự tốn
vả hiệu quả báo cáo dự toán tại các doanh nghiệp
Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp phải phù hợp với các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
nhất định Chính vì thế, khi có sự thay đối trong chế độ kế toán, chính sách thuế,
Trang 37Kết luận chương 1
Dự toán ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng hoạch định và kiểm soát của doanh nghiệp và nó giữ vai trò quan trọng trong cơng tác kế tốn quản trị của doanh nghiệp
Dự toán ngân sách ngăn hạn là một hệ thống dự toán, bao gồm các báo cáo như dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự
toán chỉ phí nhân công trực tiếp, dự toán chỉ phí sản xuất chung dự toán chỉ phí bán hàng, dự toán chỉ phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán tiền,
dự toán kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán
Dự toán ngân sách phải được lập theo quy trình rõ ràng, nhất quán bắt đầu từ dự toán tiêu thụ đến dự toán báo cáo tài chính Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà
dự toán có thể được lập theo ba mô hình: mô hình ân định thông tin từ trên xuống,
mô hình thông tin phản hồi, mô hình thông tin từ dưới lên
Trang 38Chương 2
Thực trạng cơng tác dự tốn ngân sách tại các doanh nghiệp
trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2
2.1 Giới thiệu khái quát về Khu công nghiệp Biên Hòa 2 2.1.1 Giới thiệu chung Khu công nghiệp Biên Hòa 2
Khu công nghiệp (KN) Biên Hòa 2 được thành lập năm 1995 Day la san phẩm đầu tiên đưa tên tuổi của Công ty Phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa (SonadezI Biên Hòa) trở thành doanh nghiệp Nhà nước thành công trong lĩnh vực đầu tư, phát triển hệ thống các Khu công nghiệp của Việt Nam
KN Biên Hòa 2 tọa lạc trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí thuận lợi như gan quéc lộ, cảng, sân bân, dễ thu hút lao động có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Với phương châm “Phát triển sản xuất kinh doanh phải đi đôi với bảo vệ môi
trường vì mục tiêu phát triển ôn định, bền vững”, nhà máy xử lý nước thải tại KCN
Biên Hòa 2 với công suất 8.000 m”/ngày đêm đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải phát
sinh trong KCN thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường cho cộng đồng
Hiện nay KCN Biên Hòa 2 đã lấp đây toàn bộ diện tích với trên 100 dự án
Trang 39* ` +? ", - ‘ —' 2+ * - et TM: : X hệ uF _ A “a, 7 7 ad — } *“ ` + a "% tra , Tà 2.1.2 Đặc điểm chung
KCN Biên Hòa 2 năm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, với tổng diện tích theo quy hoạch 365 ha, trong đó 100% đất công nghiệp có thể cho thuê đã được lắp đầy Đây là một trong những khu công nghiệp đẹp nhất Việt Nam, được ghi
nhận là KCN điểm của khu vực phía Nam
KCN Bién Hòa 2 là KCN nằm ở vị trí thuận lợi nhất của tỉnh Đồng Nai, một
tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí do tiếp giáp với nhiều tỉnh thành khác như:
Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận Phía đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu
Trang 40Me
“ ` KON BIEN HOA I
TINK DONG NAT THASH PHO Hồ CHUNG ` „7 CANG SALOON SAN BAY CO TH ft > LONG THANT - a WN ¬—NG —_A “apes? _ } a ` đề NF }OÁI ị bs \ A
2.1.3 Vi tri giao thong - Nam trén truc quéc 16 1A
- _ Cách trung tâm thành phố Biên Hòa 05Km - Cách trung tâm TPHCM 25km - Cách Quốc lộ 5l 01km - Cách Thành phố Vũng Tàu 90km - Cách cảng Đồng Nai 02km -_ Cách cảng Phú Mỹ 65km - Cách cảng Sài Gòn 20km -_ Cách Ga Biên Hòa 10km
- Cach Ga Sai Gon 28km
- _ Cách sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 35km - _ Cách sân bay Quốc tế Long Thành 33km