Thị trường Việt Nam đang biến đổi từng bước từ ăn mặc đơn giản chuyển qua thời trang và tiếp tục phát triển về tốc độ tăng trưởng và quy mô, hứa hẹn nhiều tiềm năng to lớn cho nhiều chủng loại sản phẩm mới và thị trường mới. Mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các thương hiệu thời trang công sở hiện hữu và mới xâm nhập từ trong và ngoài nước, thúc đẩy sự hình thành các phân đoạn thị trường khác nhau với mức thu nhập và phong cách tiêu dùng khác nhau. Điều quan trọng là hầu hết các thương hiệu thời trang công sở của Việt Nam hiện nay chưa thật sự nổi bật ở tính cách thương hiệu và chưa quan tâm nhiều đến sức mạnh của truyền thông trong quảng bá thương hiệu, Việt Tiến có cơ hội tốt để tiếp tục dẫn đầu thị trường thông qua chiến lược định vị thương hiệu và truyền thông khác biệt, cũng như phát triển thêm các thương hiệu sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của phân đoạn có thu nhập cao hơn. Ngân sách cho hoạt động truyền thông tăng dần qua các năm, chứng tỏ TCT đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, TCT cần quan tâm khai thác các phương tiện truyền thông mới, có tính phổ biến hơn để NTD dễ dàng tiếp cận các thông tin của TCT.
Trang 1NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ
THƯƠNG HIỆU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY VIỆT TIẾN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình x
Danh mục phụ lục xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.Cấu trúc của luận văn 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 4
2.2 Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến 5
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5
2.2.2 Giới thiệu về Tổng công ty 6
2.2.3 Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty 7
2.2.4 Lĩnh vực và qui mô hoạt động 7
2.2.5 Hoạt động sản xuất kinh doanh 9
2.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 9
2.3.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến 9
2.3.2 Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh nội địa 9
2.3.3 Tình hình nhân sự 10
2.4 Định hướng phát triển của Tổng công ty 12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Nội dung nghiên cứu 13
3.1.1 Khái quát về thương hiệu 13
3.1.2 Khái niệm quảng bá thương hiệu 15
3.1.3 Các công cụ quảng bá thương hiệu 17
3.1.4 Bảo vệ thương hiệu 22
Trang 33.2 Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Dữ liệu thứ cấp 22
3.2.2 Dữ liệu sơ cấp 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Phân tích tình hình thị trường ngành dệt may VN 24
4.1.1 Đặc điểm tình hình 25
4.1.2 Những kết quả đạt được năm 2007 25
4.1.3 Một số chương trình lớn đã thực hiện trong năm 2007 26
4.1.4 Mục tiêu năm 2008 27
4.1.5 Giải pháp năm 2008 27
4.2 Phân tích hành vi người tiêu dùng và nhu cầu thời trang hàng thời trang công sở 28
4.2.1 Hành vi người tiêu dùng 28
4.2.2 Nhu cầu hàng thời trang công sở 31
4.3 Phân tích cấu trúc thương hiệu của Tổng công ty Cồ phần May Việt Tiến 33 4.3.1 Thương Hiệu Mẹ 33
4.3.2 Thương Hiệu Con 33
4.4 Công tác xây dựng thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến 36
4.4.1 Giá trị cốt lõi của thương hiệu 36
4.4.2 Tầm nhìn thương hiệu 36
4.5 Công tác bảo vệ thương hiệu 38
4.5.1 Bảo hộ các tài sản trí tuệ liên quan đến thương hiệu 38
4.5.2 Các biện pháp bảo vệ thương hiệu khác 39
4.6 Chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu Tổng công ty đã thực hiện 40
4.6.1 Xây dựng thương hiệu nội bộ 40
4.6.2 Nội dung tiếp thị, truyền thông thương hiệu ra bên ngoài đến các nhóm đối tượng hữu quan 42
4.6.3 Các phương tiện truyền thông quảng bá thương hiệu của Tổng công ty 42
4.7 Ngân sách cho truyền thông quảng bá thương hiệu 51
4.8 Kết quả đạt được 53
v
Trang 44.8.1 Thị phần của thương hiệu Việt Tiến 53
4.8.2 Các thành tích nổi bật của Tổng công ty 55
4.9 Các giải pháp hoàn thiện chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu .55 4.9.1 Nhận xét ưu - nhược điểm của thương hiệu Việt Tiến 55
4.9.2 Cơ sở đề ra giải pháp 56
4.9.3 Giải pháp quảng bá trên các phương tiện truyền thông 60
4.9.4 Giải pháp khác 67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
5.1 Kết luận 69
5.2 Đề nghị 69
5.2.1 Đối với Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến 69
5.2.2 Đối với Nhà nước 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC
vi
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ Cấu Nhân Sự Tổng Công Ty 10
Bảng 2.2 Nguồn Nhân Lực Bộ Phận Kinh Doanh Thời Trang Từ 2007 - 2010 11
Bảng 3.1 Phân Biệt Nhãn Hiệu và Thương Hiệu 14
Bảng 3.2 So Sánh Các Kênh Quảng Cáo 18
Bảng 4.1 Phân Bố Tầng Lớp Kinh Tế Theo Khu Vực TP.HCM và Hà Nội .28
Bảng 4.2 Các Chương Trình Công Ty Tài Trợ Năm 2007 45
Bảng 4.3 Các Chưong Trình Hội Chợ Triễn Lãm Công Ty Tham Gia Năm 2007 46
Bảng 4.4 Các Hoạt Động Cộng Đồng 47
Bảng 4.5 So Sánh Tỷ Lệ Sử Dụng Chi Phí Chiêu Thị Với Doanh Thu Đạt Được 51
Bảng 4.6 Cơ Cấu Chi Phí Truyền Thông Quảng Bá Thương Hiệu Năm 2007 51
Bảng 4.7 Xếp Hạng Các DN Ngành May Mặc Thuộc Danh Sách VNR500 – 500 DN Lớn Nhất Việt Nam 55
Bảng 4.8 Các Giải Thưởng Về Thương Hiệu Tổng Công Ty Đạt Được Năm 2007 55
Bảng 4.9 Kết Cấu Mẫu Điều Tra 56
Bảng 4.10 Nguồn Thông Tin Về Thương Hiệu Việt Tiến 58
Bảng 4.11 Các Chương Trình Truyền Hình Đáp Viên Xem Thường Xuyên 61
viii
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cơ Cấu Phòng Kinh Doanh Nội Địa 10
Hình 3.1 Truyền Thông Tĩnh 16
Hình 3.2 Truyền Thông Động 16
Hình 4.1 Tỷ Lệ Người Tiêu Dùng Tham Khảo Các Nguồn Thông Tin 30
Hình 4.2 Website Tổng Công Ty 44
Hình 4.3 Tỷ Lệ Các Chi Phí Quảng Bá Thương Hiệu 52
Hình 4.4 Thị Phần của Thương Hiệu Việt Tiến 54
Hình 4.5 Kênh Mua Sắm Hàng Thời Trang 57
Hình 4.6 Kênh Tham Khảo Thông Tin 57
Hình 4.7 Nguồn Thông Tin Thương Hiệu Việt Tiến 59
Hình 4.8 Chỉ Số Đáp Viên Xem Các Kênh Truyền Hình 60
Hình 4.9 Các Tờ Báo Đáp Viên Thường Đọc 63
Hình 4.10 Các Tạp Chí Đáp Viên Thường Đọc 63
ix
Trang 8DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Đăng ký nhãn hiệu
Phụ lục 2 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến
Phụ lục 3 Hình ảnh cửa hàng Việt Tiến, cửa hàng SanSciaro - Manhattan
Phụ lục 4 Panô, áp phích trưng bày
Phụ lục 5 Hướng dẫn phân biệt sản phẩm Việt Tiến trên website www.viettien.com.vnPhụ lục 6 Mẫu thông báo hướng dẫn người tiêu dùng của Tổng công ty Cổ phần May
Việt Tiến đăng trên các báo, đài truyền hình địa phương
Phụ lục 7 Bảng câu hỏi điều tra
x
Trang 9vì vậy mà nguy cơ đánh mất thị phần nội địa của các doanh nghiệp (DN) VN cũng caohơn
Theo kết quả điều tra NTD của báo Sài Gòn Tiếp Thị năm 2008 hàng dệt vàmay mặc của các DN trong nước còn yếu ở khâu phân phối và tiếp thị, chỉ hơn 2%NTD nhận biết những thương hiệu may qua tiếp thị; hệ thống phân phối cũng chiếm tỷ
lệ khá khiếm tốn: 10% Đây là tỷ lệ của 2 trong 5 yếu tố chọn mua hàng dệt may củaNTD, bao gồm thương hiệu, phân phối, giá, mẫu mã và tiếp thị
Một thương hiệu không thể phát triển nếu nó không được quảng bá Thông quatuyên truyền, quảng bá thương hiệu, NTD có cơ hội để nhận biết về thương hiệu và từ
đó đi đến chấp nhận và yêu thích thương hiệu đó Vì thế, quảng bá thương hiệu đóngvai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển thương hiệu Và một trong những giải pháp
để thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu là sử dụng lợi thế của truyền thông Bởihình ảnh thương hiệu là một thông điệp, thông điệp đó được chuyển tải dưới nhiềuhình thức, qua các kênh khác nhau, trong đó không thể phủ nhận tính hiệu quả qua cácphương tiện truyền thông đại chúng
Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến là một trong những DN có doanh thuđứng đầu ngành may mặc trong nước với thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến đãđược NTD biết đến bấy lâu nay Tuy nhiên, Tổng công ty đang đối mặt với sự cạnhtranh ngày càng gay gắt do các DN ngành dệt may VN đã dần nhận thức được tầm
Trang 10quan trọng của thương hiệu, một số DN đã có chiến lược xây dựng, quảng bá thươnghiệu một cách bài bản, bên cạnh đó Tổng công ty còn phải đối mặt với vấn nạn hànghóa bị làm nhái, giả đang được bày bán tràn lan trên thị trường làm ảnh hưởng đếnhình ảnh thương hiệu Vì vậy, để gia tăng khả năng cạnh tranh trong ngành, nâng cao
vị thế của DN và hạn chế nạn hàng nhái- giả thì Tổng công ty cần phải tận dụng lợi thếsẵn có của mình là uy tín thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến, tăng cường quảng
bá, củng cố hình ảnh thương hiệu trong lòng NTD
Xuất phát từ thực tế nêu trên, được sự cho phép của khoa Kinh tế trường Đạihọc Nông Lâm TP.HCM và Ban Giám Đốc Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiếncùng sự hướng dẫn tận tình của thầy Mai Hoàng Giang, tôi quyết định thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu của Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến” Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và hạn chế về mặt thời
gian, kinh phí, nguồn nhân lực nên còn nhiều sai sót, rất mong nhận được sự góp ý củacác thầy cô và các anh chị phòng Kinh doanh nội địa của Tổng công ty Cổ phần MayViệt Tiến
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu của
Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến” tìm hiểu các hoạt động truyền thông quảng
bá thương hiệu Tổng công ty (TCT) đang thực hiện, từ đó đưa ra những giải pháp đểcác hoạt động đó đạt được hiệu quả cao hơn
Từ mục tiêu chung trên, khóa luận tiến hành tìm hiểu và phân tích các mục tiêu
cụ thể sau:
o Nghiên cứu giá trị thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến
o Tìm hiểu công tác xây dựng thương hiệu Việt Tiến
o Tìm hiểu các thông điệp truyền thông và các phương tiện truyền thông TCT đã
sử dụng
o Phân tích hiệu quả của chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu của TCT
o Đưa ra những ý kiến và một số phương tiện truyền thông nhằm hoàn thiện hơnhoạt động quảng bá thương hiệu của TCT
2
Trang 111.3 Phạm vi nghiên cứu
Từ những mục tiêu cần đạt được thì phạm vi nghiên cứu được giới hạn trongcác hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến
Số liệu và thông tin:
- Dữ liệu sơ cấp được thu tập và tính toán tổng hợp thông qua bảng câu hỏi
- Dữ liệu thứ cấp: tài liệu về hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu,bảng tổng hợp chi phí quảng bá thương hiệu của Tổng công ty Bên cạnh đó
là tài liệu thu thập, tổng hợp qua sách báo, tạp chí, internet
Địa điểm nghiên cứu: việc nghiên cứu được thực hiện tại khu vực TP.HCM,TCT CP May Việt Tiến và các cửa hàng, đại lý trực thuộc Tổng công ty và tại Hội chợHVNCLC năm 2008
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 24 tháng 3 đến 7 tháng 6 năm 2008
1.4.Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương với những nội dung sau:
Mở đầu là Chương 1 với việc giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu và lí do chọn lựa
đề tài về chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu tại TCT CP May Việt Tiến.Những mục tiêu mà đề tài cần nghiên cứu gồm việc tìm hiểu các hoạt động xây dựng,phát triển thương hiệu TCT đã thực hiện, mức độ nhận biết thương hiệu của NTD,đánh giá của họ về các hoạt động truyền thông của TCT Từ những mục tiêu cầnnghiên cứu Chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan tài liệu tham khảo về công tác xây dựng
và phát triển thương hiệu ngành dệt may VN, đồng thời giới thiệu tổng quát về TCT.Chương 3 sẽ đưa những khái niệm về thương hiệu, lợi ích thương hiệu và các công cụquảng bá thương hiệu Từ đó nêu ra những phương pháp thu thập và xử lí số liệu Dựavào những dữ liệu đã thu thập được, Chương 4 sẽ tìm hiểu về thương hiệu thời trangcông sở Việt Tiến, phân tích các hoạt động truyền thông trong xây dựng, phát triển vàbảo vệ thương hiệu TCT đã thực hiện, phân tích kết quả khảo sát một số kênh truyềnthông để quảng cáo SP, hình ảnh TCT Từ đó nêu ra những giải pháp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động quảng cáo tiếp thị của Công ty Cuối cùng, chương 5 sẽ nêu lên kếtluận về kết quả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị đối với TCT và nhà nước
3
Trang 12CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Theo tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu (Vũ Chí Lộc và Lê Thị Thu
Hà, 2007), qua khảo sát các DN trong ngành may mặc và giày dép, có thể thấy đa sốcác DN xuất khẩu VN trong lĩnh vực này đều tiến hành gia công cho nước ngoài, vìthế SP đều mang thương hiệu của người đặt gia công hoặc của nhà trung gian thươngmại Thậm chí có DN may trong 3 năm liền đã sản xuất hàng hóa mang 15 thươnghiệu khác nhau nhưng hoàn toàn là thương hiệu của đối tác nước ngoài Rõ ràng vớinhững nhóm hàng này, khả năng tự tiếp cận thị trường với thương hiệu hàng hóa củariêng mình là rất khó khăn, thậm chí đó chỉ là thương hiệu chung của DN Mặc dù đãrất cố gắng, nhưng cho đến nay, mặt hàng may mặc của VN thâm nhập thị trường chủyếu vẫn dựa trên thương hiệu của các công ty nước ngoài nhờ cơ chế phân bổ hạnnghạch và sự đặt hàng từ họ Ngay cả những hàng hóa được sản xuất tại các DN vớithương hiệu nổi tiếng tại VN như May 10, Việt Tiến, Thăng Long,… thì trong rấtnhiều hợp đồng xuất khẩu, SP vẫn phải mang những thương hiệu nước ngoài
Theo kết quả điều tra “Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và công tác xây dựng, phát triển thương hiệu”, trong thời gian gần đây, các DN VN cũng bắt đầu quan
tâm đến việc đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu cho DN mình Hầu hết các DNđược hỏi đều đã có kế hoạch phát triển thương hiệu của mình Tuy nhiên đầu tư chothương hiệu của các DN nhìn chung vẫn còn rất thấp
Vấn đề thương hiệu mới được quan tâm chỉ trong vòng 7 năm trở lại đây trongcác doanh nghiệp VN nói chung và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói riêng.Nhiều doanh nghiệp đã có nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm
và thương hiệu doanh nghiệp - một hoạt động hết sức quan trọng đối với một ngànhsản xuất hàng tiêu dùng thời trang như ngành dệt may
Tuy nhiên, ngoại trừ một vài doanh nghiệp, hầu hết đều chưa có sự đầu tưtương xứng cho hoạt động này, thể hiện qua ngân sách chi cho hoạt động còn quá thấp
Trang 13và đặc biệt là chưa có một chiến lược dài hạn trong xây dựng thương hiệu Qua khảosát trên 40 doanh nghiệp đã có tiếng tại Việt Nam, nhóm khảo sát nhận thấy chỉ có 3đơn vị là đã hình thành chiến lược xây dựng thương hiệu dài hạn, còn lại đa số cácdoanh nghiệp chỉ có những hoạt động quảng bá trước mắt Đơn vị sử dụng nguồn lựcxây dựng thương hiệu cao nhất chiếm tỉ trọng 4% trên doanh thu, còn lại hầu hết chỉdành nguồn lực từ 0,1 đến 1% trên doanh thu hàng năm Theo kinh nghiệm đối vớingành hàng thời trang trên thế giới thì thông thường nguồn lực quảng bá xây dựng vàphát triển thương hiệu phải chiếm ít nhất 10% doanh thu.
Về nhân lực, chỉ có 26% DN được hỏi có bộ phận tiếp thị chuyên trách, 80%
DN không có chức danh quản lý nhãn hiệu
2.2 Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân Công ty là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệCông ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise Xí nghiệp (XN) này được 8 cổ đông gópvốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc XN hoạt độngtrên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóarồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý( nay là Bộ Công Nghiệp)
Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là XN quốc doanh và đổi tênthành Xí Nghiệp May Việt Tiến
Ngày 13/11/1979, XN bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn Tuy thế, được sự trợgiúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với XN , toàn thể công nhân
và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định
vị trí của mình trên thương trường
Nhờ vào nỗ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, XN được
Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến Sau đó, lại được
Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đốingoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt làVTEC( theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991)
Vào ngày 24/03/1993, Công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lậpdoanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ
Trang 14Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp Căn
cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chínhphủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May
VN tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lậpTổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ quyếtđịnh : Thành lập Tổng Công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May ViệtTiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty connằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Căn cứ Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về việcchuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần
Căn cứ Quyết định số 2576/QĐ-BCN ngày 26 tháng 7 năm 2007 của Bộ Côngnghiệp về việc xác định giá trị TCT May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam
để cổn phần hóa.Căn cứ Quyết định số 0408/QĐ-BCT ngày 30/08/2007 của Bộ CôngThương về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển TCT may Việt Tiếnthành TCT cổ phần May Việt Tiến
2.2.2 Giới thiệu về Tổng công ty
Tên tiếng Việt : TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN;
Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT JOINT STOCK CORPORATION
Tên viết tắt : VTEC
Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình
Trang 152.2.3 Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty
Tổng công ty May Việt Tiến (TCT) chuyên sản xuất và may gia công mặt hàngmay mặc bằng các loại vải trong nước và nhập khẩu gồm: áo sơ mi các loại, quần Âu,Jacket, quần áo thể thao, áo len…cho các khách hàng trong và ngoài nước
Ngoài ra TCT còn sản xuất một số phụ kiện ngành may phục vụ cho nhu cầutrong nước và xuất khẩu như: mex đựng, cúc áo, SP thêu, xơ gòn…
TCT được quyền xuất khẩu trực tiếp các SP may mặc
Bên cạnh đó TCT còn đầu tư liên doanh khoảng 27 tỷ đồng Các đơn vị liêndoanh này sản xuất kinh doanh các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng may công nghiệp,dịch vụ vận tải…
Trang bị và đổi mới trang thiết bị, đầu tư xây dựng-nâng cao cung cấp cơ sở hạtầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời tạo ra môi trường làm việcthuận lợi cho cán bộ công nhân viên của Công ty
Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ chotoàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty
Thực hiện bảo vệ Công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự
an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng mà nhà nước đã giao
2.2.4 Lĩnh vực và qui mô hoạt động
Trang 16Tổng Công ty May Việt Tiến chuyên gia công các mặt hàng may mặc từ cácloại vải và nguyên phụ liệu trong nước và nhập khẩu như: áo sơ mi các loại, áo jacket,quần Jeans, quần tây, quần áo trẻ em, đồ bảo hộ lao động, đồ thun…
SP may mặc của Công ty xuất đi các nước: Châu Âu, Canada, Mỹ, Hong Kong,Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khối Asian
Liên doanh với các nước HongKong, Đài Loan sản xuất các nguyên phụ liệudùng trong công nghiệp may mặc như: Tấm bông PE (liên doanh với Hà Nội-EVE),mex dựng…
Kinh doanh các thiết bị phụ tùng, máy móc phục vụ cho ngành may, các thiết bịđiện dân dụng, nhận uỷ thác các dịch vụ xuất khẩu, cung cấp các dịch vụ giao nhận,vận chuyển, cho thuê kho bãi
TCT hiện bao gồm 29 công ty và xí nghiệp, với tổng số nhân viên hơn 21.000lao động (bao gồm công ty mẹ - công ty con):
Năng lực sản xuất:
Áo jacket, áo khoác, đồ thể thao: 2.200.000 SP/năm
Trang 172.2.5 Hoạt động sản xuất kinh doanh
TCT nhận nguyên phụ liệu và thiết kế từ phía khách hàng để may thành phẩm,giá thanh toán trên hoá đơn là giá gia công và thuế gia tăng (10% nếu gia công chokhách hàng trong nước và 0% nếu gia công cho khách hàng ngoài nước)
Gia công có 2 loại: gia công 100% và gia công từng phần
- Gia công 100% có nghĩa là TCT và khách hàng ký kết hợp đồng gia công thoảthuận: khách hàng sẽ cung cấp 100% kể cả bao bì, TCT chỉ thực hiện gia công
- Gia công từng phần: cũng có nghĩa như vậy nhưng TCT sẽ cung cấp một sốnguyên liệu như: chỉ, nút, bao bì… do đó ngoài giá trị gia công khách hàng còn phảitrả cho TCT phần giá trị phụ liệu đó
Hàng thời trang là hàng mang lại cho TCT nhiều lợi nhuận nhất, là loại hàngtrực tiếp sản xuất kinh doanh, SP mang nhãn hiệu của TCT, đây là loại hàng mà TCTmay mặc đang tập trung sức lực để chiếm lĩnh thị trường trong nước
2.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
2.3.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến
(xem phụ lục)
2.3.2 Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh nội địa
Trang 18Hình 2.1 Cơ Cấu Phòng Kinh Doanh Nội Địa
Nguồn: Phòng Kinh doanh nội địaPhòng kinh doanh nội địa có chức năng tìm hiểu nhu cầu thị trường nội địa, tìmkiếm nguồn nguyên vật liệu, thiết kế, sản xuất và xây dựng hệ thống phân phối SPtrong thị trường nội địa
Bộ phận quản trị thương hiệu, hội chợ, quảng cáo chịu sự chỉ đạo trực tiếp từBan Giám đốc Tổng Công ty
2.3.3 Tình hình nhân sự
TCT luôn chú trọng và có kế hoạch chăm lo đội ngũ lao động, coi việc phát huynhân tố con người là yếu tố quyết định sự phát triển thành công của TCT, mức thunhập bình quân của người lao động năm 2006 là 2.389.405 đồng/ người, cao hơn sovới mức lương năm 2005 là 1.974.406 đồng/ người, tăng 21%
Phó trưởng phòng
Kế hoạch Sản xuất -
tiêu thụ
Bộ phận theo dõi sản xuất Bộ phận tiêu thụ nội địa
Phó trưởng phòng
Bộ phận quản trị kênh phân phối
Bộ phận quản trị thương hiệu, hội chợ, quảng cáo
Thiết kế
may mẫu
Trang 19Bảng 2.2 Nguồn Nhân Lực Bộ Phận Kinh Doanh Thời Trang Từ 2007 - 2010
- Tạo ra môi trường làm việc thoải mái, khuyến khích tinh thần đồng đội để mọingười gắn bó, làm việc, chia sẻ trong công việc và cuộc sống
- Thường xuyên tổ chức những cuộc thi kiến thức, nghiệp vụ, tay nghề chuyênmôn để phân loại và lựa chọn, nâng cấp vị trí, sắp xếp nhân sự
- Tổ chức các chương trình hội thảo chuyên đề nội bộ và hệ thống thông tin đểkhuyến khích chia sẻ kiến thức, thông tin, chia sẽ tinh thần thương hiệu và định hướngphát triển TCT
- Mở các lớp đào tạo và huấn luyện tại TCT hay gửi đào tạo các lớp bậc trung
do các trường đào tạo theo chương trình cụ thể gắn với các lĩnh vực hoạt động củaTổng công ty và yêu cầu của từng đơn vị, phòng ban
- Mời giảng viên và các chuyên gia giỏi về TCT giảng dạy các chương trình,nghị sự theo xu hướng hiện nay để đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ lãnhđạo nắm bắt kịp thời những kiến thức đổi mới nhằm phát triển DN theo từng thời điểmcho hợp lý
Trang 202.4 Định hướng phát triển của Tổng công ty
Kiện toàn tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty contheo hình thức đa sở hữu, đa ngành nghề với công nghệ quản lý, thiết bị và côngnghệ thông tin hiện đại
Giữ vững vị thế DN dệt may tiêu biểu nhất ngành dệt may VN
Mục tiêu chiến lược của đơn vị kinh doanh (SBU) hàng thời trang(không kể hoạt động gia công và hàng FOB xuất khẩu)
Xây dựng và phát triển các thương hiệu mạnh cho các SP thời trang ởthị trường nội địa và xuất khẩu (đa dạng hóa SP và thương hiệu)
Củng cố, mở rộng thị trường, phát triển kênh phân phối trong nước
và quốc tế
Nâng cao năng lực quản lý toàn diện và hiệu quả sản xuất-kinh doanh
Cải thiện môi trường làm việc và phát triển nguồn nhân lực
Đối với thị trường nội địa:
Mở rộng thêm các kênh phân phối tại các địa phương có tiềmnăng như khu vực phía Bắc, khu vực miền trung, đồng bằng sông Cửu Long,Tây Nguyên, xây dựng chính sách riêng cho từng khu vực
Đẩy mạnh công tác truyền thông, tăng cường công tác hướng dẫnthị trường và NTD
Nâng cao tỷ trọng SP tiêu thụ nội địa trong tổng doanh thu bánhàng
Phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành các biện pháp triệt
để nhằm chống nạn hàng nhái, hàng giả
Trang 21CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Khái quát về thương hiệu
Hiệp Hội Marketing Mỹ AMA đã định nghĩa thương hiệu như sau:
“Thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng, hay một sựkết hợp các phần tử đó nhằm nhận diện các hàng hóa hay dịch vụ của một người bánhay của một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa và dịch vụ của đốithủ cạnh tranh”
Lợi ích đối với người tiêu dùng
Thương hiệu giúp người tiêu dùng xác định được chất lượng, đẳng cấp và mứcgiá sản phẩm, mua đúng hàng đúng giá, để có thể đạt được mức hữu dụng cực đại
Dễ dàng phân biệt sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khác nhau, từ đó có nhữngquyết định phù hợp theo mong muốn của bản thân
Được hưởng các dịch vụ của thương hiệu mình đã lựa chọn, là nơi gửi gắmniềm tin của khách hàng
Rất phù hợp với xu hướng tiêu dùng thương hiệu hiện nay: khách hàng bớt bốirối hơn trong việc chọn lựa sản phẩm, đặc biệt là có càng ngày càng nhiều nhãn hiệuhàng hóa của cùng loại sản phẩm hiện nay
Tiết kiệm được thời gian chọn lựa sản phẩm
Giúp thể hiện được tính cách cá nhân thông qua sử dụng sản phẩm
Lợi ích đối với doanh nghiệp
Một thương hiệu mạnh thường đem đến lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp,khách hàng sẵn sàng chi trả một mức giá cao hơn cho một thương hiệu nổi tiếng
Trang 22Tạo sự trung thành đối với sản phẩm, doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp cóđược những khách hàng trung thành.
Dễ dàng, và thuận lợi để thực hiện nhượng quyền thương hiệu, đặc biệt lànhượng quyền kinh doanh và nhượng quyền liên kết., mở rộng kênh phân phối
Tạo điều kiện để mở rộng thương hiệu với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, và
có được lượng khách hàng mới
Là vũ khí cạnh tranh và là công cụ bảo hiểm trên thương trường
Lợi ích đối với quốc gia
Nâng cao sự nhận biết, hiểu biết của người tiêu dùng đối với quốc gia sở hữuthương hiệu đó Ví dụ như nhắc đến Toyota là chúng ta nghĩ đến đất nước Nhật Bản.Đây là điều kiện thuận lợi cho các khu vực, các quốc gia quảng bá hình ảnh của đấtnước thông qua thương hiệu mà quốc gia mình đang sở hữu, tạo tiền đề cho sự pháttriển của các ngành kinh doanh khác sau này, đặc biệt là du lịch, một ngành đang pháttriển rất mạnh ở các nước Châu Á, và có ảnh hưởng đến sự thu hút các nguồn vốn đầu
tư từ bên trong và bên ngoài
Bảng 3.1 Phân Biệt Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Là phần xác của doanh nghiệp
Thể hiện cảm giác phù hợp của
Là phần hồn của doanh nghiệp
Thể hiện cảm giác trân trọng của khách hàng
Trang 23Nhãn hiệu Thương hiệu
Về
mặt
pháp
lý
Nhãn hiệu là tên và biểu tượng hiện
diện trên văn bản pháp lý, xây dựng
trên hệ thống pháp luật quốc gia được
doanh nghiệp đăng ký và cơ quan
chức năng bảo hộ
Do doanh nghiệp xây dựng trên hệ
thống luật pháp quốc gia
Thương hiệu không hiện diện trêncác văn bản pháp lý, nó nói lên chấtlượng sản phẩm, uy tín và sự tin cậycủa khách hàng dành cho sản phẩmtrong tâm trí người tiêu dùng
Thương hiệu được xây dựng trên
hệ thống tổ chức của công ty
Về
mặt
quản
lý
Do luật sư bảo vệ
Phải đăng ký với cơ quan chức
năng, để bảo vệ quyền sử dụng và
khởi kiện vi phạm
Do bộ phận chức năng phụ trách (bộ phận Marketing, thương hiệu)
Phải xây dựng chiến lược marketing và quảng bá
Nguồn: Thương hiệu dành cho nhà lãnh đạo – Richard More
3.1.2 Khái niệm quảng bá thương hiệu
Quảng bá thương hiệu hay chiêu thị là chức năng cung cấp thông tin về thươnghiệu cho khách hàng mục tiêu và đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thương hiệuđến tay khách hàng
Truyền thông là một phần tất yếu trong xây dựng và quảng bá thương hiệu.Công tác truyền thông chính xác và tập trung là yêu cầu quan trọng nhất trong mộtchiến lược truyền thông
Truyền thông tĩnh: là một biểu tượng, một hình ảnh của thương hiệu được sử
dụng nhiều lần cho nhiều mục đích khác nhau Thường thấy ở các công văn giấy tờ
Trang 24của công ty, các thư mời, xe chở hàng hay ở các tấm card danh thiếp của các nhân viêncông ty…
Hình 3.1 Truyền Thông Tĩnh
Nguồn: Thương hiệu dành cho nhà lãnh đạo-Richard Moore
Truyền thông động: Tức là chúng ta truyền tải hình ảnh của sản phẩm, của
thương hiệu không nhất thiết phải giống nhau, tùy thuộc vào phương tiện truyền thông
mà công ty sử dụng, ví dụ như giới thiệu thông qua internet (thể hiện qua các trangweb), quảng bá trên Tivi, trên các tờ bướm, Áp phích, Pano quảng cáo, hay thông quabao bì sản phẩm
Hình 3.2 Truyền Thông Động
Nguồn: Thương hiệu dành cho nhà lãnh đạo-Richard Moore
Truyền thông động Truyền thông tĩnh
Trang 253.1.3 Các công cụ quảng bá thương hiệu
a) Quảng cáo
Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động quảng báthương hiệu Quảng cáo chuyển các thông tin có sức thuyết phục đến các khách hàngmục tiêu của Công ty
Khái niệm
Quảng cáo tuyên truyền là cách sử dụng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh SP mẫu đểtrình bày thông báo cho NTD SP của người bán với mục đích thu hút sự chú ý và lôikéo hành vi mua SP của NTD Là dạng thông tin những ý tưởng, thương hiệu tới thịtrường mục tiêu thông qua một kênh trung gian nhằm:
Tạo sự nhận biết nhãn hiệu và làm cho NTD quen thuộc nhãn hiệu
Truyền đạt hình ảnh, tính cách và định vị của nhãn hiệu đối với NTD
Khuyến khích khách hàng tiềm năng dùng thử SP
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng và tăng cường tính cạnhtranh của nhãn hiệu
Các phương tiện truyền thông quảng cáo
Phương tiện truyền thông quảng cáo là một phương tiện truyền đạt để mở rộng
và kéo dài thông tin Tác dụng của nó là truyền đạt một cách hiệu quả thông tin quảngcáo đến NTD Phương tiện truyền thông, thông tin quảng cáo và đặc biệt là ý tưởngquyết định đến hiệu quả của quảng cáo
Quảng cáo được thể hiện dưới nhiều hình thức: quảng cáo truyền hình, trênsóng radio, trên báo và tạp chí, trên tờ rơi, pano, áp phích ngoài trời, tại các điểm côngcộng Mỗi phương tiện quảng cáo khác nhau sẽ mang lại hiệu quả cao thấp khác nhauvới những chi phí khác nhau Tuỳ từng loại hàng hóa và điều kiện cụ thể của DN mà
có thể áp dụng linh hoạt các phương tiện quảng cáo
Trong số các phương tiện quảng cáo, truyền hình là phương tiện hữu hiệu nhất
do phạm vi ảnh hưởng rất rộng, có sự kết hợp sinh động giữa hình ảnh và âm thanh.Tuy nhiên đây lại là phương tiện quảng cáo đòi hỏi chi phí rất cao, thường gấp đến 10lần (thậm chí 100 lần) so với các phương tiện quảng cáo khác
Quảng cáo trên báo và tạp chí ít tốn kém hơn nhiều so với quảng cáo trêntruyền hình, nhưng phạm vi ảnh hưởng lại hạn chế hơn Tuy nhiên, quảng cáo trên báo
Trang 26và tạp chí sẽ chọn lọc đối tượng tiếp nhận thông tin hơn, vì thế đây được coi là phươngtiện khá tốt cho các DN quảng bá thương hiệu của mình, nhất là với những DN cònhạn chế về mặt tài chính.
Bảng 3.2 So Sánh Các Kênh Quảng Cáo
Đối tượng người lớn có chọn lọc Trung bình Rất tốt Khá tốt
Khả năng chuyển tải chi tiết SP Trung bình Rất tốt Rất tốt
Nguồn: Báo Kinh Tế Sài Gòn 641, trang 14
Để chiến lược quảng cáo thượng hiệu có hiệu quả cao nhất, điều tất yếu là phảinghiên cứu tâm lý đặc tính của nhóm khách hàng mục tiêu, các phương tiện truyềnthông hỗ trợ, chính sách của đối thủ cạnh tranh, trong đó có việc hiểu biết quy trìnhnhận thức thương hiệu của một khách hàng là yếu tố tiên quyết
b) Xây dựng một trang web tốt
Trước đây, hình thức phổ biến nhất mà các DN tiến hành quảng bá thương hiệu
là quảng cáo Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cácphương tiện truyền thông hiện đại, Internet đang trở thành một phần không thể thiếutrong hoạt động DN Khách hàng hiện nay đang có xu hướng chuyển sang sử dụngInternet mỗi khi cần tìm kiếm các nhà cung cấp hay cần tìm thông tin để so sánh đặctính và giá cả SP
Thế giới đã thống kê được khoảng 80-90% lượng truy cập trên mạng là bắtnguồn từ các bộ máy tìm kiếm chính vì vậy nếu một trang web nằm trong nhóm 10trang web đầu tiên ở google hay yahoo với một từ khóa liên quan đến lãnh vực kinhdoanh của DN thì vô cùng quan trọng
Công ty thương hiệu LANTABRAND đã phát triển ra một ứng dụng mới là Đolường website với các thông tin cung cấp như sau:
Trang 27- Thứ vị của một trang web trên google ứng với một từ khóa nhất định Nếu thứ
vị của trang web nằm ở vị trí từ 1-30 ứng với một từ khóa liên quan đến lĩnh vực đangkinh doanh thì rất tốt Trong trường hợp mà website có thứ hạng lớn hơn 30 trêngoogle đối với tất cả các từ khóa liên quan thì hầu như trang web sẽ không thể tìm thấybởi những người quan tâm
- Số lượng trang web tìm thấy với từ khóa đó Thông tin số trang web tìm thấy
sẽ giúp cho DN xác định nên sử dụng từ khóa nào là phù hợp nhất với dịch vụ kinhdoanh của mình cũng như khả năng nâng cao vị thứ ở google là có thể thực hiện được
- Xếp hạng của website này trên thế giới (theo xếp hạng của Alexa) Thông tinnày giúp cho người chủ trang web đo lường được mức độ truy cập hiện tại và sau khicải tiến thứ vị của google Thứ vị càng nhỏ thì càng có nhiều người truy cập
c) Quan hệ công chúng
Khái niệm và vai trò của PR
Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) là một công cụ xúc tiến thươngmại nhằm cung cấp kiến thức cho công chúng, trong đó bao hàm mục đích thay đổinhận thức của công chúng đối với một tổ chức hay DN PR là một công cụ quan trọngtrong tiếp thị và phát triển thương hiệu, nhằm trực tiếp vào đối tượng mục tiêu khôngchỉ là khách hàng tiềm năng mà còn nhằm thiết lập và khai thác quan hệ với các tổchức xã hội, giới truyền thông, chính quyền, tài chính, địa phương, người trung gian,nhà phân phối, nhà cung cấp, cộng đồng… để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu.Thông qua PR, các DN cung cấp cho giới truyền thông các thông tin, dữ liệu về DN và
SP của DN, trả lời những câu hỏi của NTD, đảm bảo cho Nhà nước thấy rằng ảnhhưởng của DN đối với Xã hội là tốt Bên cạnh đó DN còn phải có những hoạt độngđóng góp vào sự phát triển của cộng đồng
Các công cụ của hoạt động PR
Truyền thông: là một công cụ quan trọng nhất trong hoạt động PR Truyềnthông bao gồm các hoạt động chính sau đây:
Họp báo
Thông cáo báo chí
Viết bài báo đăng trên các báo, tạp chí
Phỏng vấn với giới báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh
Trang 28 Ấn phẩm:
Bản tin DN: trước đây bản tin DN thường được lưu hành nội bộ trong DNnhằm tạo kênh thông tin chính thức từ ban giám đốc đến nhân viên, giúp mọingười trong DN biết phương hướng phát triển của DN, tạo ra sự hiểu biếtgiữa các thành viên trong DN Bản tin có thể dùng để truyền đạt thông tinđến các đối tượng công chúng như khách hàng, các đại lý, chuyên gia ngành
và các đối tác của DN Các thông tin đăng trên bản tin có thể là: DN thắngthầu dự án, lắp đặt dây chuyền mới, hoạt động đào tạo nhân viên… Các bảntin này có thể được trình bày trên bảng tin của DN hay các tờ tạp chí nội bộ,tập san, báo tường, trang web…
Brochure, áp phích, tờ rơi, catalogue: đây là những tài liệu giới thiệu vàquảng bá về DN như: ngày, tháng, năm thành lập, tôn chỉ hoạt động, nguồnlực, thành công, giới thiệu SP mới, tính năng, hướng dẩn sử dụng, hay cáchoạt động xã hội, các chương trình từ thiện mà DN đang thực hiện…Brochure hoặc tờ rơi có thể được gửi kèm với thông cáo báo chí hoặc phânphát cho các đối tượng tham gia họp báo hoặc tham gia sự kiện như một tàiliệu tham khảo để giúp họ hiểu hơn về DN Cataloge có thể được gửi đến cácđối tác, khách hàng tiềm năng hay phân phát trong hội nghị khách hàng Các
áp phích có thể được dán, trưng bày ở những tòa nhà có nhiều người đi lại,
dễ dàng đập vào mắt công chúng, khiến công chúng biết đến và làm quenvới hình ảnh DN một cách dễ dàng hơn
Phim tự giới thiệu: Một cuốn phim tự giới thiệu về DN là một công cụlàm PR hữu hiệu được sử dụng trong hội nghị khách hàng, giới thiệu SPmới, buổi hướng dẫn, đón tiếp những nhân vật quan trọng đến tham quanDN…Những thước phim này thường ngắn gọn, kéo dài trong 5 – 7 phút, hấpdẫn người xem, khai thác thế mạnh hình ảnh để chuyển tải thông điệp đếnngười xem
Tài trợ: DN có thể thu hút sự chú ý của công chúng qua việc tổ chức hoặc tàitrợ cho các sự kiện văn hóa, thể thao, các chương trình từ thiện …Đây là những hoạtđộng có sự tham gia cổ vũ của đông đảo công chúng, là dịp để DN lấy được thiện cảm
Trang 29và sự ủng hộ từ phía công chúng, gây chú ý và tạo ra uy tín cho DN cũng như SP của
DN đến với khách hàng tiềm năng
Tổ chức sự kiện: đây là một công cụ PR nhằm thu hút sự chú ý của côngchúng dành cho DN Các sự kiện quan trọng diễn ra trong DN có thể là: lễ ra mắt SPmới, lễ chứng nhận chứng chỉ ISO…Để tạo được ấn tượng sâu đậm đối với ngườitham dự, khách hàng và giới báo chí, truyền thông, những sự kiện này cần được các
DN chuẩn bị kỹ càng và sáng tạo Các DN có thể thuê một công ty chuyên tổ chức sựkiện để thiết kế một chương trình ấn tượng đặc sắc cho mình Bản thân sự kiện vànhững thông tin phản ánh sự kiện này trên hệ thống truyền thông sẽ giúp DN tiếp cậnvới khách hàng, thuyết phục khách hàng tiềm năng tin tưởng về danh tiếng cũng nhưchất lượng SP của DN Một khi những thông tin về DN được công chúng thừa nhận thì
nó có sức lan tỏa lớn và có thể được truyền miệng rộng rãi từ người này sang ngườikhác và năng lực cạnh tranh của DN sẽ ngày càng được củng cố và nâng cao
Tổ chức hội thảo và hội nghị khách hàng: giúp làm tăng uy tín của DN và SPcủa DN, giúp khách hàng có được đầy đủ thông tin về SP của DN, trực tiếp giải đápthắc mắc cũng như kiến nghị của khách hàng với DN Do đó hội thảo và hội nghịkhách hàng là dịp tốt để tăng cường lôi kéo sự quan tâm của công chúng đối với SPcủa DN
Hợp tác với các nhân vật nổi tiếng (ngôi sao điện ảnh, ca sĩ, cầu thủ…)việc
áp dụng công cụ PR theo kiểu này sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo khàchhàng tiềm năng, nhất là đối với các fan hâm mộ những nhân vật nổi tiếng đó
Ngoài các công cụ PR kể trên, quan hệ công chúng còn bao gồm một số công cụkhác như biểu tượng, logo, đồng phục…Những công cụ này đều mang những đặctrưng của DN , giúp công chúng dễ dàng nhận ra SP của DN khi bắt gặp Ngoài ra còn
có một số hoạt động khác như triển lãm trưng bày SP ở trong nước và quốc tế, xâydựng thư viện ảnh của DN, mời các đối tác, khách nước ngoài về tham công ty
d) Marketing sự kiện và tài trợ
Là khai thác các sự kiện văn hóa, âm nhạc, thể thao, xã hội ,… để phổ biếnthương hiệu dưới dạng trực tiếp tham gia hoặc tài trợ cho đối tượng tham gia Hìnhthức này đặc biệt hiệu quả do có ảnh hưởng mạnh tới đám đông và trạng thái xúc cảmcủa người xem, vì thế sẽ rất thuận lợi cho việc chấp nhận thương hiệu
Trang 30e) Các hoạt động cộng đồng
Đây là những hoạt động rất đa dạng từ tham gia các hoạt động cứu trợ, chămsóc cộng đồng đến các hoạt động từ thiện khác Hoạt động này thường mang đếnnhững lợi ích thiết thực cho cộng đồng và vì thế ấn tượng về thương hiệu sẽ được lưugiữ khá sâu đậm trong trí nhớ NTD
f) Tham gia hội chợ triển lãm
Là hoạt động khá phổ biến hiện nay Gian hàng tại hội chợ sẽ tạo một giao diệnthương hiệu thân thiện về hình ảnh công ty Hội chợ là cơ hội để gặp gỡ các đối tácđang có nhu cầu tìm kiếm cơ hội, đồng thời có thể nhận biết các đối thủ cạnh tranh vàhọc hỏi về thiết kế các SP mang đặc tính mới Các khách tham quan các gian hàng tạihội chợ sẽ chỉ bị thu hút nếu thiết kế gian hàng tạo dựng được sự lôi cuốn hoàn hảo
3.1.4 Bảo vệ thương hiệu
Thương hiệu luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh của DN Vì thế sau khithương hiệu đã được đăng ký bảo hộ, DN vẫn phải nỗ lực triển khai sử dụng thươnghiệu của mình Một DN muốn bảo vệ được các thương hiệu của mình thì điều đầu tiên
là phải tìm mọi cách ngăn chặn tất cả các xâm phạm từ bên ngoài (như sự xâm phạmcủa hàng giả, hàng nhái, tạo nhầm lẫn cố tình, gây khó hiểu của các thương hiệu gầngiống) và sự sa sút từ ngay bên trong thương hiệu (giảm uy tín do chất lượng hàng hóasuy giảm, không duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng, làm giảm lòng tin củakhách hàng với hàng hóa và DN)
Các biện pháp bảo vệ thương hiệu:
Không ngừng nâng cao chất lượng SP và quảng bá thương hiệu
Tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu
Rà soát thị trường để phát hiện hàng nhái hàng giả
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Dữ liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp về kết quả kinh doanh mặt hàng thời trang của TCT,chi phí cho hoạt động quảng bá thương hiệu được thu thập, tổng hợp chủ yếu từ PhòngKinh doanh nội địa của TCT
Sử dụng nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí, internet
Trang 313.2.2 Dữ liệu sơ cấp
Do giới hạn về thời gian, kinh phí và nguồn nhân lực để thực hiện nghiên cứuthị trường nên tôi chỉ điều tra ở kích cỡ mẫu nhỏ, mang tính chất thăm dò xem sự nhậnbiết thương hiệu Việt Tiến ở tại Tp.HCM, nghiên cứu những kênh truyền thông có thểtiếp cận đến đối tượng khách hàng của Việt Tiến.Bằng cách:
- Chia đối tượng điều tra theo giới tính: nam là đối tượng khách hàng chính,trực tiếp sử dụng SP, nữ là đối tượng có tác động đến quyết định lựa chọn nhãn hiệucủa nam
- Kích cỡ mẫu:
nam 62 người, độ tuổi từ 22 – 45 tuổi, nghề nghiệp chủyếu là nhân viên văn phòng, giáo viên,… thuộc đối tượngkhách hàng của Việt Tiến
nữ 38 người, độ tuổi từ 25 – 45 tuổi, nghề nghiệp chủ yếu
là nhân viên văn phòng, giáo viên, nội trợ
- Cách điều tra: phát bảng câu hỏi cho họ và yêu cầu họ giúp trả lời dựa vàobảng câu hỏi đã soạn sẵn, tại trường Trung tâm đào tạo Anh ngữ ILA Vietnam, mộtvài công ty và tại Hội chợ HVNCLC 2008
Dữ liệu sơ cấp thu thập từ điều tra được mã hóa bằng phần mềm Excel
Trang 32CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích tình hình thị trường ngành dệt may VN
Theo kết quả điều tra HVNCLC 2008 của báo SGTT, có 328 DN được NTD
“nêu tên” trong ngành dệt và may cho thấy mức độ cạnh tranh cao trong nhóm ngànhnày, chưa kể những SP may mặc mà NTD không nhớ hoặc không biết tên
Mặc dù là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn, nhưng NTD VN vẫn chọn sửdụng hàng nhập khá cao, 9,4% so 90,6% hàng sản xuất trong nước Phân tích trongtừng nhóm SP của ngành may thêu, tỷ lệ sử dụng giữa hàng sản xuất trong nước vàhàng nhập có sự khác biệt Hàng sản xuất trong nước có ưu thế ở nhóm SP quần áo trẻ
em, quần tây, áo sơ mi, với mức độ sử dụng lần lượt là 97,7%, 96,2% và 97,5% Trongkhi đó, nhóm hàng có tỷ lệ sử dụng hàng nhập cao là đồ jean, lên đến 17,4%, kế đến là
đồ thun 11,9%, quần áo thời trang cũng có tỷ lệ sử dụng hàng nhập khá cao là 10,4%
Ở những nhóm SP này, chất lượng hàng nhập cũng được NTD đánh giá có chênh lệchkhá cao so với hàng sản xuất trong nước, cao nhất là nhóm SP quần áo thời trang, vớiđiểm bình quân của hàng nhập lên đến 4,2 so với 3,4 của hàng nội (trên thang điểm từ
1 – 5, với 5 là rất tốt, 1 là bình thường) Trong số gần 2000 DN dệt may, đã có khoảng
100 DN có thương hiệu được NTD trong cả nước biết đến với những mức độ khácnhau Các thương hiệu như sơ mi Việt Tiến, sơ mi May 10, veston Nhà Bè, áo thunThành Công, áo thu đông Đông Xuân, vải KT Việt Thắng, vải gấm Thái Tuấn, PhướcThịnh, đồ lót Vera, áo thun Hoàng Tấn, Ninomax, PT2000, tơ tằm Khaisilk.v.v đãđược biết rộng rãi trong cả nước và liên tục được NTD bình chọn danh hiệu Hàng ViệtNam chất lượng cao
Trang 334.1.1 Đặc điểm tình hình
Sau khi gia nhập WTO, đầu tư tăng trưởng mạnh với làn sóng FDI vào dệt maytại VN tiếp tục tăng, môi trường đầu tư và kinh doanh tại VN đang từng bước được cảithiện; cơ hội kinh doanh cho các DN dệt may ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực Hàng dệt may VN không bị phân biệt đối xử như trước đây, không còn rào cản,xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Hoa Kỳ không phải chịu hạn ngạch, tạochủ động cho DN Hiện nay VN đã lọt vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩuhàng may mặc lớn nhất thế giới
Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt với các cường quốc dệt may trên thế giớinhư Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh… đặc biệt là Trung Quốc trên cả thị trường xuấtkhẩu và nội địa
Mọi hoạt động đầu tư của DN đều là vay thương mại, theo quan hệ thị trường
4.1.2 Những kết quả đạt được năm 2007
Năm 2007 là năm đánh dấu mức tăng trưởng cao của ngành Dệt May, với con
số 34.5%, đạt kim ngạch XK 7,78 tỷ USD, tiếp tục là mặt hàng XK lớn nhất VN cùngvới dầu thô Trong đó, Tập đoàn Dệt-May VN có một bước chuyển quan trọng từ tăng
về lượng sang hiệu quả kinh tế, tổng doanh thu đạt hơn 22.348 tỷ đồng, kim ngạchxuất khẩu đạt 1,452 tỷ USD, lợi nhuận đạt 556 tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt15.6% so với mức trung bình từ 10-12% trong nhiều năm trước Đây là thành quảbước đầu của quá trình chuyển đổi mô hình quản lý DN (chuyển từ DN nhà nước sangcông ty cổ phần)
Trang 34Các đơn vị đạt được mức tăng trưởng cao: TCT Phong Phú, TCT CP May ViệtTiến, TCT CP dệt may Hoà Thọ, Công ty CP Dệt Việt Thắng, Công ty CP may HưngYên, Công ty CP may Đức Giang, Công ty CP may Hồ Gươm, Công ty CP mayPhương Đông; Công ty CP may Nhà Bè, Công ty CP SXXNK Dệt May, Công ty CPThương mại Dệt may TpHCM,…
Bước đầu các ngành kinh doanh mới như Khu công nghiệp, Bất động sản, kinhdoanh hệ thống bán lẻ… đã thu được những tín hiệu tích cực
4.1.3 Một số chương trình lớn đã thực hiện trong năm 2007
Phát huy lợi thế của việc VN trở thành thành viên của WTO, thị trường xuấtkhẩu mở rộng, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn và thuận lợi hơn Tập đoàn dệtmay VN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện một số giải pháp chính như sau:
Đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất và đầu tư chiều sâu cho việcnâng cao giá trị các SP dệt may VN Trong đó tập trung kêu gọi đầu tư và hợptác quốc tế trong các lĩnh vực VN còn nhiều hạn chế như vải dệt thoi, nhuộmhoàn tất
Xúc tiến mạnh chương trình trồng bông để tự chủ một phần nguồnnguyên liệu xơ phục vụ sản xuất
Triển khai chương trình thời trang hoá ngành dệt may VN, với rất nhiềuhoạt động như:
Tổ chức thành công các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành; Hộichợ thời trang Việt Nam VFF 2007 và Hội chợ thời trang tháng 12
Tổ chức cuộc thi thiết kế thời trang: "Vietnam Collection Grand Prix2007”
Tổ chức các tuần lễ thời trang Xuân-Hè 2007 và 2008
Đẩy mạnh chiến lược xây dựng thương hiệu chủ lực cho các DN vớinhiều thương hiệu bước đầu đã được định vị như Vee Seendy, TT-up của ViệtTiến, F-house của Phương Đông, khăn của Phong Phú…
Xúc tiến các hoạt động truyền thông như chương trình “Từ ý tưởng đếnhiện thực” Xây dựng công ty cổ phần truyền thông, công ty kinh doanh hàngdệt may qua mạng.v.v
Trang 35 Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu phục vụ cho chiến lược phát triểnlâu dài của ngành dệt may như chương trình đo thông số người VN (sẽ hoànthành trong năm 2008) Lần đầu tiên chúng ta sẽ có bộ cỡ số quần áo của riêngngười Việt, phục vụ cho chiến lược phục vụ thị trường nội địa Nghiên cứu các
SP sinh thái, SP vật liệu mới…
Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ quản lý (Tập đoàn và DN), cán bộ kỹthuật sợi, dệt, nhuộm, may và đặc biệt là đội ngũ thiết kế thời trang
Hoàn thành cổ phần hoá và đồi mới tổ chức bộ máy, góp phần quantrọng vào việc nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả SX – KD
4.1.4 Mục tiêu năm 2008
Các chỉ tiêu về doanh thu, giá trị SXCN và kim ngạch xuất khẩu phấn đấu tăng
từ 17% trở lên
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 16%
Tổ chức thực hiện 3 chương trình chiến lược về sản xuất vải, trồng bông và đàotạo nguồn nhân lực
Hoàn thành cơ bản việc CPH tập đoàn
4.1.5 Giải pháp năm 2008
Về đầu tư: tiếp tục đầu tư cho các dự án chiến lược, chủ yếu tập trung vào đầu
tư chiều sâu, nâng cao GTGT của hàng dệt may VN Trong đó đặc biệt là dự án đầu tưnhà máy sản xuất xơ PE đầu tiên của VN, liên doanh với tập đoàn dầu khí, dự kiếntổng mức đầu tư khoảng 3000 tỷ đồng
Về đào tạo nguồn nhân lực: lấy năm 2008 là năm đột phá về đào tạo NNL, với
3 hình thức đào tạo chính là đào tạo lại, đào tạo bổ sung, nâng cao, đào tạo dài hạn tạonguồn
Về công tác truyền thông, quảng bá: thành lập Công ty cổ phần truyền thông,thực hiện các hoạt động quảng bá, truyền thông cho SP và thương hiệu Dệt may ViệtNam một cách chuyên nghiệp
Xây dựng trang web về thời trang Việt www.vif.com (vinatex fashion)
Tiếp tục nâng cao chất lượng của chương trình “Từ Ý tưởng đến hiện thực” trênVTV1
Trang 36Tổ chức hội chợ thời trang thu đông 2008 tại Hà nội – từ 26/4 đến 1/5-2008,Xuân hè 2009 – từ 30/7 đến 4/8/2008 tại TP Hồ Chí Minh và nghiên cứu 2 hội chợvùng tại miền Trung và Tây Nam bộ.
Tổ chức lễ hội áo dài tại Huế - tháng 6/08
Tổ chức cuộc thi thiết kế thời trang 2008 với ban Giám khảo là các chuyên gianước ngoài
Tổ chức các ngày hội văn hoá Việt - Mỹ, Việt - Nhật, Việt – Pháp
Nghiên cứu khả thi dự án kênh truyền hình thời trang (fashion TV channel)
4.2 Phân tích hành vi người tiêu dùng và nhu cầu thời trang hàng thời trang công sở
4.2.1 Hành vi người tiêu dùng
a) Phân bố tầng lớp kinh tế theo khu vực Hà Nội và TP.HCM
Theo nghiên cứu của Công ty ACNielsen, các tầng lớp kinh tế VN được phân
Trang 37Cuộc nghiên cứu thói quen người VN (VietCycle) của Công ty nghiên cứu thịtrường TNS - Việt Nam cũng cho thấy tầng lớp trung lưu đã tăng từ 30% năm 1999lên 55% vào cuối năm 2006 Tầng lớp này tiếp tục nâng cấp điều kiện sống, sẵn sàngchi tiêu để có được một cuộc sống tốt hơn Chi tiêu của các hộ gia đình đang tăng lêncùng với thu nhập của họ trong khi tỉ lệ tiết kiệm đang giảm xuống Nghiên cứuVietCycle của TNS cho thấy tài khoản tiết kiệm chỉ còn 12% trong năm 2006 so với17% năm 1999 Năm 2008 NTD sẽ tiêu dùng cao hơn, chi tiêu nhiều hơn Mongmuốn của NTD là hiểu giá trị của đồng tiền, đồng thời thể hiện sự thành đạt của mình.
b) Tiêu chí lựa chọn sản phẩm
Theo một điều tra của Câu lạc bộ HVNCLC năm 2006, thương hiệu đang trở
thành mối quan tâm hàng đầu của NTD, xếp ở vị trí thứ nhất - chiếm 56%, tăng hơngấp đôi năm ngoái (25%) Trong hầu hết các ngành hàng, thương hiệu đóng vai trònhư là yếu tố đảm bảo chất lượng NTD lý giải họ chọn mua SP của những thươnghiệu nổi tiếng vì nhận thức: SP có thương hiệu nổi tiếng là SP đã được thị trường kiểmnghiệm, giúp tránh được rủi ro chọn nhầm SP kém chất lượng
Đã xuất hiện một bộ phận NTD nhận thức rằng sử dụng SP của thương hiệu nổitiếng để thể hiện đẳng cấp, địa vị xã hội Lớp NTD trẻ coi đó như là cơ sở tạo ra sựsành điệu, thời trang… Thương hiệu dưới mắt NTD đã chứa đựng những giá trị đặcbiệt cả về lý tính và cảm tính
Kết quả điều tra cho thấy đối với NTD có mức chi tiêu dưới 0,5 triệuđồng/người/tháng thì giá cả là yếu tố chọn mua hàng đầu Còn ở phân khúc NTD cómức chi tiêu cao hơn 0,5 triệu đồng/người/tháng thì thương hiệu là yếu tố chọn muahàng đầu Đặc điểm này cũng cho thấy người khá giả có tâm lý muốn khẳng định vị trícủa mình qua tiêu dùng
Ngoài ra, đối với những NTD có mức chi tiêu thấp, yếu tố tiếp thị (các hìnhthức khuyến mãi, quà tặng, giảm giá…) cũng có tác dụng nhiều hơn NTD có mức chitiêu cao (9,3% so với 7,6%)
c) Kênh tham khảo thông tin
Các kênh thông tin cơ bản mà NTD thường tham khảo thông tin về SP là truyềnhình, báo chí, người bán, người thân/bạn bè, internet Tuy nhiên, kênh thông tin quan
Trang 38trọng nhất lại là kinh nghiệm tiêu dùng của chính bản thân Thực tế này khẳng địnhNTD đã trở nên tự tin hơn vào kiến thức tiêu dùng của chính mình.
Kinh nghiệm bản thân, một kiểm nghiệm thực tế qua tiêu dùng là nguồn thôngtin quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua SP của NTD Nếu kinh nghiệm này
là tích cực thì quyết định mua lại SP trong tương lai sẽ nhanh và đơn giản hơn, đồngthời sự hài lòng về SP sẽ được truyền đạt cho người thân/bạn bè Ngược lại, khi khônghài lòng với SP thì cũng là cơ sở tạo ra rào cản người thân/bạn bè tiếp cận và muadùng SP
Hai nguồn thông tin này được chủ thể tiêu dùng tạo nên mối tương tác qua lại
Và rồi chính mối tương tác ấy nâng tầm quan trọng tới mức NTD hiếm khi bỏ qua khimua SP, nhất là khi mua những SP càng có giá trị cao càng thể hiện rõ nét tầm quantrọng của hai nguồn thông tin này đối với quyết định mua dùng SP
Vì vậy, việc tạo dựng uy tín của doanh nghiệp bằng chất lượng SP, chăm sóc tốtkhách hàng là phương thức quảng cáo hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp
Đặc biệt nguồn thông tin tham khảo từ người bán có tỷ lệ giảm 5% (từ 20,4%năm 2007 xuống còn 15,3% năm 2008) Đây là điều đáng lưu ý: trình độ tiếp thị, giớithiệu và tư vấn về SP của đội ngũ nhân viên bán hàng chưa được các doanh nghiệpquan tâm đầu tư đào tạo đúng mức Đây chính là khâu doanh nghiệp cần đột phá trongnhững năm tới, để có thể chinh phục khách hàng một cách hiệu quả hơn
Hình 4.1 Tỷ Lệ Người Tiêu Dùng Tham Khảo Các Nguồn Thông Tin
Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp ThịNgoài ra, với phí hòa mạng và phí thuê bao hàng tháng thấp, dịch vụ internetADSL và truyền hình cáp đang trở thành một sự chọn lựa cho các gia đình VN Trongnăm 2007, tỉ lệ đăng ký internet tại các gia đình VN ở mức 21% (theo số liệu của TNSGTI 2007) và tỉ lệ đăng ký sử dụng truyền hình cáp đã vượt qua 13,2% dân số (TNS
60.60% 25.60%
Trang 39Media) và còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới NTD VN ngày càng truy cậpinternet nhiều hơn để thu thập thông tin về SP mà họ quan tâm Bên cạnh đó, sự cạnhtranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp mạng điện thoại di dộng (ĐTDĐ) và giữa cácnhà sản xuất ĐTDĐ có tầm giá thấp nhất trong năm 2007 Rõ ràng, thế giới đa phươngtiện và thông tin liên lạc sẽ thay đổi các mà mọi người quan sát và đánh giá SP và dịch
Trong khi đó, các kênh quảng cáo hiện đại như ý kiến khách hàng trên mạng(58%), email quảng cáo (38%), công cụ tìm kiếm trên mạng (52%) chiếm niềm tin củaNTD thấp hơn Đây cũng là tình hình chung của thị trường quảng cáo trên thế giới
4.2.2 Nhu cầu hàng thời trang công sở
Tại diễn đàn doanh nhân và thương hiệu (BBF) vào tháng 7/2007, Công tynghiên cứu thị trường FTA công bố kết quả khảo sát về hành vi của NTD và nhu cầuthời trang tại thị trường nội địa
Cuộc khảo sát được tiến hành qua phỏng vấn hai giám đốc DN thuộc Hiệp hộiDệt may TP HCM và 300 NTD là nhân viên văn phòng, thường xuyên sử dụng các sảnphẩm may sẵn ở Hà Nội và TP HCM Nhóm đối tượng nghiên cứu này có mức thunhập trung bình 2,5-4,4 triệu đồng/tháng
Ở thị trường trang phục công sở, Việt Tiến là thương hiệu được nhận biết nhiềunhất Tại TP HCM, ngoài Việt Tiến còn có An Phước, Foci, Nhà Bè, Xinh và NEM;trong khi tại Hà Nội, các thương hiệu phổ biến sau Việt Tiến là Foci, NEM, An Phước,Nhà Bè và May 10
Truyền hình và báo chí chưa được các nhà sản xuất khai thác mạnh để quảng báthương hiệu đến NTD NTD nhận biết nhãn hiệu trang phục công sở thông qua hệthống các cửa hàng trên đường, qua bạn bè và người thân
Trang 40Nhìn chung, NTD ở phân khúc thị trường trang phục công sở tỏ ra trungthành với nhãn hiệu đang sử dụng, bằng chứng là 60% số người được hỏi cho biếtkhông có ý định sử dụng nhãn hiệu mới trong tương lai
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa NTD Hà Nội và TP HCM về mức độ trungthành với nhãn hiệu đang sử dụng: 82% NTD ở TP HCM cho biết không dự định đổinhãn hiệu sử dụng trong tương lai, trong khi ở Hà Nội tỷ lệ này là 39%
Tỷ lệ NTD sử dụng thử các nhãn hiệu không cao (cao nhất là Việt Tiến với55%) Điều này có thể do sự hiện diện của các cửa hàng phân phối chưa nhiều nênNTD ít có cơ hội dùng thử; mức độ trung thành với thương hiệu đang sử dụng cao, doliên quan đến gu ăn mặc của NTD
Mức giá trung bình cho một bộ trang phục công sở khoảng 350.000 đồng/bộ.Tuy nhiên, mức giá trung bình hợp lý đối với NTD là khoảng 300.000 đồng/bộ Mức
độ nhạy cảm về giá của NTD Hà Nội cao hơn ở TP HCM: giá mua trung bình cho một
bộ trang phục ở cả hai nơi khoảng 350.000 đồng, nhưng người Hà Nội vẫn thích mua
rẻ hơn khoảng 30.000 đồng/bộ so với TP HCM
Nhìn chung, NTD đang có xu hướng chuyển sang sử dụng những thương hiệuđắt tiền NEM là thương hiệu được dùng thử nhiều nhất vì được cho là nhãn hiệu nổitiếng, mẫu đẹp và chất liệu vải tốt Pierre Cardin cũng được chọn vì những lý do trên.Trong khi đó, An Phước được chọn sử dụng thử vì có nhiều người nhận xét tốt; cònFoci được chọn vì giá hợp lý và Jojo thì được đánh giá là có kiểu dáng đẹp
Khi nêu ra các lý do chọn lựa và sử dụng một thương hiệu thời trang, NTDthường đề cập đến các yếu tố như phù hợp với vóc người, tạo sự tự tin, hợp thời Tuy
nhiên, vẫn có sự khác biệt khá lớn giữa NTD Hà Nội và TP HCM về các tiêu chí kể trên
Chẳng hạn, NTD TP HCM chuộng ăn mặc đẹp nhưng không quá khác người;trong khi người Hà Nội lại chú trọng đến sự khác biệt, cá tính trong lối ăn mặc
Khác biệt giới tính cũng dẫn đến những quan điểm khác nhau về thời trang.Nam giới cho rằng thời trang cần phải "bắt kịp thời đại, tạo sự tự tin, phù hợp với vócngười và điều kiện làm việc" Với phụ nữ, ngoài những yếu tố kể động lớn bởi yếu tốthời trang theo mùa (84%)