Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Nghiên cứu chiến lược
truyền thông quảng bá thương hiệu cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch &
Thương mại TST” do Trần Thị Hà Phương, sinh viên khoá 31, ngành Quản Trị Kinh
Doanh Thương Mại thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
ThS TRẦN ĐÌNH LÝ Giáo viên hướng dẫn (Chữ ký)
Trang 3Tôi xin cảm ơn quý thầy cô, ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm TP HCM, đặc biệt là Khoa Kinh Tế đã truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Trần Đình Lý người luôn quan tâm, động viên tôi trong những lúc khó khăn, vui buồn, người đã giúp tôi định hướng đúng đắn về đề tài, giúp tôi nhận ra những khuyết điểm trong kiến thức và là người đã luôn tạo cho tôi một tâm lý thoải mái, tự tin khi thực hiện đề tài Xin cảm ơn thầy Lê Thành Hưng người đã cho tôi sự nhiệt huyết, năng động trong làm việc và học tập Xin cảm ơn thầy Mai Hoàng Giang - giáo viên chủ nhiệm, người đã hết lòng quan tâm đến hoạt động của lớp DH05TM
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo công ty TST Tourist
và phòng Makerting đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài này, đặc biệt là anh Hà Thái Bình - trưởng phòng Inbound - người đã rất nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty TST Tourist Ở anh tôi đã biết rằng làm việc không chỉ cần có năng lực mà còn phải có “cái tâm”, một điều rất cần nhưng cũng rất hiếm trong xã hội hiện nay
Cảm ơn những người bạn luôn động viên, giúp đỡ, tin tưởng tôi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống
Và cuối cùng cũng cảm ơn những gì mà tôi đã đánh mất và những khó khăn mà tôi đã trải qua - có mất mát, khó khăn tôi mới biết thế nào là hạnh phúc vì thành quả
mà mình đạt được
Xin chân thành cảm ơn vì tất cả!
TP.HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2009
Trần Thị Hà Phương
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ HÀ PHƯƠNG Tháng 7 năm 2009 “Nghiên Cứu Chiến Lược
Truyền Thông Quảng Bá Thương Hiệu Cho Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Du Lịch
& Thương Mại TST”
TRAN THI HA PHUONG July 2009 “Research on The Communication
Strategies of Brand Diffusion of TST Tourist Service & Trading Corporation”
Khóa luận nghiên cứu các mục tiêu sau: Phân tích tình hình ngành du lịch Việt
Nam, phân tích thị trường quảng cáo ngành du lịch Việt Nam, nghiên cứu hoạt động truyền thông của một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty để tìm hiểu những cơ hội
và nguy cơ chính tác động đến công ty Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông và định hướng chiến lược phát triển của công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST để đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của công ty Điều tra thu thập số liệu
từ 100 khách hàng tại khu vực Tp HCM để củng cố thêm cơ sở nhằm đề xuất một số
giải pháp chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho công ty Khóa luận sử dụng công cụ phân tích SWOT để hỗ trợ đề xuất các chiến lược và phương pháp phân tích hồi quy dự báo để dự đoán doanh thu đạt được cho công ty dưới sự tác động của chi phí truyền thông
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Xây dựng thương hiệu là bước đi đúng đắn của
các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh và kinh tế suy thoái như hiện nay Để quá trình xây dựng thương hiệu được thực hiện một cách thành công, trước hết cần đặc biệt quan tâm đến công tác hoạch định thương hiệu bao gồm từ việc phân tích tình hình thị trường du lịch trong nước và quốc tế, xác định khách hàng mục tiêu, xác định cấu trúc nền tảng của thương hiệu, thiết kế thương hiệu đến việc định vị thương hiệu và xác định các phương thức quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả Đây là những yếu tố quan trọng để một thương hiệu có thể tồn tại và phát triển bền vững Khóa luận kiến nghị một bản kế hoạch truyền thông quảng bá thương hiệu cụ thể và dự kiến ngân sách truyền thông cho chương trình phát triển thương hiệu TST Tourist cũng như dự đoán doanh thu đạt được sau khi đã có thông tin từ việc nghiên cứu và phân tích thị trường
Trang 52.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST 4
2.1.1 Khái quát về công ty TST Tourist 4 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 5
2.2 Chức năng cơ bản của từng bộ phận tác nghiệp 8
2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.2.4 Truyền thông – makerting để quảng bá thương hiệu 18
3.2.4.1 Khái niệm quảng bá thương hiệu 18 3.2.4.2 Các công cụ truyền thông – makerting quảng bá TH 18
Trang 63.3 Khái quát về thương mại điện tử 22
3.3.1 Thương mại điện tử là gì? 22 3.3.2 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 22 3.3.3 Mô hình hoạt động của thương mại điện tử 24
3.4.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 24 3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 25
4.1 Phân tích tình hình ngành du lịch Việt Nam 27
4.2 Phân tích tình hình thị trường quảng cáo ngành du lịch Việt Nam 35
4.2.1 Tình hình chung thị trường quảng cáo Việt Nam 35 4.2.2 Tình hình thị trường quảng cáo của ngành du lịch Việt Nam 38
4.3 Nghiên cứu hoạt động truyền thông của một số đối thủ cạnh tranh 43
4.4 Thực trạng hoạt động truyền thông của công ty TST Tourist 48
Trang 74.4.5 Lượng khách, chân dung khách hàng mục tiêu của TST Tourist 51
4.4.5.1 Lượng khách 51 4.4.5.2 Chân dung khách hàng mục tiêu 51 4.4.6 Định hướng chiến lược phát triển của công ty
Cổ phần Dịch vụ Du lịch & thương mại TST 52
4.5 Khảo sát khách hàng về mức độ nhận biết thương hiệu TST Tourist
và phân tích tính khả thi của việc quảng bá qua những kênh, phương
4.5.1 Mức độ nhận biết thương hiệu TST Tourist 53 4.5.2 Tính khả thi của việc quảng bá qua những kênh,
4.5.2.1 Khảo sát kênh báo/ tạp chí 57
4.5.2.3 Khảo sát kênh Internet 60
4.6 Đánh giá hoạt động truyền thông của công ty qua
4.7 Đề xuất một số giải pháp chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST 66
4.7.1 Giải pháp 1: Đẩy mạnh hoạt động quảng bá qua kênh,
4.7.1.1 Các chương trình khuyến mãi 66
4.7.1.3 Kênh quảng cáo – tiếp thị 2009 67 4.7.2 Giải pháp 2: Khai thác các loại hình dịch vụ trực tuyến 77
4.8 Dự kiến ngân sách truyền thông cho chương trình phát triển
thương hiệu TST Tourist và dự đoán doanh thu đạt được 79
4.8.1 Dự kiến ngân sách truyền thông cho chương trình phát triển
4.8.2 Phân tích hồi qui và dự đoán doanh thu đạt được 80
Trang 85.1.1 Kết luận chung 82
PHỤ LỤC
Trang 9
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ad spot Khoảng thời gian Đài truyền hình dành cho phát sóng các phim quảng
cáo (Có các spot sau: spot 5s, spot 15s, spot 30s)
Campaign Chiến dịch quảng cáo, quảng bá
Composition Thành phần
Converage Tỉ lệ khán giả mục tiêu mà mẫu quảng cáo đến được (độ bao phủ)
CPT Cost Per Thousand (chi phí cho mỗi 1.000 người của nhóm mục tiêu
đã từng xem qua mẫu quảng cáo) CPM Cost Per Mille = CPT
CPTT Chi phí truyền thông
FIT Full Individual Travellers (khối khách lẻ)
GIT Group Individual Travellers (khối khách đoàn)
HTV7 Kênh truyền hình HTV7
Medium Phương tiện quảng cáo
Media vehicles Công cụ của phương tiện, tên của từng phương tiện (VD: The Times… ) Multimedia Truyền thông đa phương tiện
NTD Người tiêu dùng
OOH Out Of Home (quảng cáo ngoài trời)
Position Vị trí xuất hiện của mẫu quảng cáo (VD: trang bìa, trang bên phải…) Proposition Thông điệp rõ ràng của mẫu quảng cáo
PR Public Relation (Quan hệ cộng đồng)
MICE Meeting Incentive Conference Event
Tp.Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
VIP Very Important Person
VTV3 Kênh Truyền hình Việt Nam VTV3
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Tổng Doanh Thu Của Công Ty Theo Từng Thị Trường
Bảng 4.2 Chi Phí Các Loại Hình Quảng Cáo Tại Việt Nam 2007 - 2008 35
Bảng 4.3 Thời Lượng Sử Dụng Các Phương Tiện Truyền Thông
Bảng 4.4 Thời Gian Xem Truyền Hình Của Người Dân Qua Các Năm 37
Bảng 4.5 Chi Phí Quảng Cáo Của Ngành Du Lịch Trên Các Phương Tiện
Bảng 4.6 Chi Phí Quảng Cáo Của Saigon Tourist Trên Các Phương Tiện
Bảng 4.7 Chi Phí Quảng Cáo Của Vietravel Trên Các Phương Tiện
Bảng 4.8 Chi Phí Quảng Cáo Của Ben Thanh Tourist Trên
Các Phương Tiện Truyền Thông Từ Năm 2004-2008 46
Bảng 4.9 Chi Phí Quảng Cáo Của Fiditourist Trên Các Phương Tiện
Bảng 4.10 Chi Phí Quảng Cáo Của Singapore Tourism Board Trên
Các Phương Tiện Truyền Thông Từ Năm 2004 - 2008 47
Bảng 4.11 Cơ Cấu Chi Phí Truyền Thông Của TST trong 2 Năm 2007 - 2008 50
Bảng 4.12 So Sánh Tỷ Lệ Sử Dụng Chi Phí Truyền Thông Với Doanh Thu Đạt
Bảng 4.13: Lượng Khách Của Công Ty TST Tourist Qua 2 Năm 2007 - 2008 51
Bảng 4.14 Phân Tích SWOT 64
Bảng 4.15 Dự Kiến Ngân Sách Chương Trình Khuyến Mãi Cho TST Tourist 66
Trang 11Bảng 4.16 Dự Kiến Ngân Sách Tham Dự Hội Chợ - Triển Lãm Cho TST 67 Bảng 4.17 Dự Kiến Ngân Sách Quảng Cáo Trên Báo In Cho TST 68 Bảng 4.18 Biểu Giá Phát Sóng Chương Trình Tự Giới Thiệu Cho TST 69 Bảng 4.19 Dự Trù Chi Phí Quảng Cáo Baner Trên Trang Web Cho TST 72 Bảng 4.20 Dự Trù Chi Phí Quảng Cáo Video Clip, Rich Media Cho TST 73 Bảng 4.21 Dự Trù Chi Phí Quảng Cáo Video Clip Trên Hệ Thống LCD Cho TST 74 Bảng 4.22 Dự Trù Chi Phí Tổ Chức Các Hoạt Động Thực Hiện Thêm Cho TST 76 Bảng 4.23 Bảng Dự Trù Chi Phí Cho Giải Pháp 2 Cho TST 78 Bảng 4.24 Bảng Dự Kiến Ngân Sách Cho Chiến Lược Phát Triển Thương Hiệu
Bảng 4.25 Tỷ Lệ Chi Phí Truyền Thông Của TST Tourist Năm 2008 và
Bảng 4.26 Dự Kiến Chi Phí Truyền Thông và Doanh Thu Đạt Được Của
TST Tourist Trong 5 Năm Tiếp Theo (Theo PTHQ Đơn Biến) 80 Bảng 4.27 Dự Kiến Các Chi Phí Truyền Thông và Doanh Thu Đạt Được Của
TST Tourist Trong 5 Năm Tiếp Theo (Theo PTHQ Đa Biến) 81
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty TST Tourist 8
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Makerting Của Công Ty TST Tourist 10
Hình 3.1 Truyền Thông Tĩnh 17 Hình 3.2 Truyền Thông Động 18
Hình 4.1 Thu Nhập Bình Quân Đầu Người của Việt Nam từ năm 1995 - 2009 27
Hình 4.2 Quyết Định Của Người Tiêu Dùng Về Việc Giảm Chi Tiêu 2009 33
Hình 4.3 Các Kênh Truyền Thông Quảng Bá Hiệu Quả Hiện Nay 35
Hình 4.4 Mức Độ Sử Dụng Các Kênh Truyền Thông Năm 2008 36
Hình 4.5 Chiến Lược Truyền Thông Tổng Thể 37
Hình 4.6 Chi Phí Quảng Cáo Của Ngành Du Lịch 39
Hình 4.7 Quảng Cáo Của Các Thương Hiệu Chính Trong Du Lịch 40
Hình 4.8 Quảng Cáo Của Các Thương Hiệu Chính Trong Du Lịch Theo Medium 40
Hình 4.9 Kênh Truyền Hình Và Đầu Báo Quảng Cáo Sử Dụng Chủ Yếu
Trong Du Lịch 41 Hình 4.10 Chi Phí Quảng Cáo Của Các Thương Hiệu Du Lịch Theo Channel Mix42
Hình 4.11 Chi Phí Quảng Cáo Của Các Thương Hiệu Du Lịch Theo Print Mix 42
Hình 4.12 Saigon Tourist - Chi Phí Quảng Cáo Hàng Năm 44
Hình 4.13 Vietravel - Chi Phí Quảng Cáo Hàng Năm 45
Hình 4.14 Ben Thanh Tourist - Chi Phí Quảng Cáo Hàng Năm 46
Hình 4.15 FIDITOURIST - Chi Phí Quảng Cáo Hàng Năm 46
Hình 4.16 Singapore Tourism Board - Chi Phí Quảng Cáo Hàng Năm 47
Hình 4.17 Chi Phí Quảng Cáo Của TST Tourist Hai Năm 2007-2008 48
Hình 4.18 Chi Phí Quảng Cáo Chi Tiết Của TST Tourist Năm 2008 48
Hình 4.19 Tỷ Lệ Khách Hàng Theo Độ Tuổi Của TST Tourist 51
Hình 4.20 Tỷ Lệ Khách Hàng Theo Giới Tính Của TST Tourist 52
Hình 4.21 Nhận Biết Thương Hiệu TST Tourist 53
Trang 13Hình 4.22 Nguồn Nhận Biết TST Tourist 53
Hình 4.23 Số Đáp Viên Đã Từng Đọc/ Nghe Mẫu Quảng Cáo về TST Tourist 54
Hình 4.24 Tỷ Lệ Đáp Viên Thường Đi Du Lịch 54
Hình 4.25 Phương Tiện Được Sử Dụng Chủ Yếu để Quảng Cáo
Trong Du Lịch 55 Hình 4.26 Ảnh Hưởng Của Quảng Cáo Đến Quyết Định Chọn
Công Ty Du Lịch 55 Hình 4.27 Các Phương Tiện Truyền Thông Được Sử Dụng Chủ Yếu 56
Hình 4.28 Kênh Quảng Cáo Được Đáp Viên Tiếp Nhận Nhất 56
Hình 4.29 Các Đầu Báo-Tạp Chí Đáp Viên Thường Xem 57
Hình 4.30 Các Kênh Truyền Hình Đáp Viên Thường Xem 58
Hình 4.31 Yếu Tố Thuyết Phục Đáp Viên Khi Xem Quảng Cáo Trên Tivi 58
Hình 4.32 Thời Gian Thích Hợp để Xem/ Nghe Quảng Cáo Truyền Hình 59
Hình 4.33 Thời Lượng Thích Hợp để Phát Chương Trình Quảng Cáo 59
Hình 4.34 Tần Suất Xuất Hiện Một Mẫu Quảng Cáo/ Tháng 60
Hình 4.36 Các Website Đáp Viên Thường Truy Cập 62
Trang 14DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Phụ lục 2: Thành Tích Đã Đạt Được Của Công Ty TST Tourist & Chi Phí Quảng Cáo Của
Một Số Đối Thủ Cạnh Tranh
Phụ lục 3: Giá Tour TST TOURIST Và Các Đối Thủ Cạnh Tranh
Phụ lục 4: Số Lượng Khách Từng Thị Trường Của TST Tourist
Phụ lục 5: Phân Tích Hồi Qui
Phụ lục 6: Một Số Sản Phẩm Khuyến Mãi, Quà Tặng, Chăm Sóc KH Của TST Tourist
Phụ lục 7: So Sánh Các Phương Tiện Quảng Cáo
Phụ lục 8: Lý Thuyết Khái Quát Về Du Lịch Lữ Hành
Trang 15Như vậy, thương hiệu là điểm mấu chốt thành công của doanh nghiệp Thương hiệu ban đầu là dấu ấn khác biệt giúp người mua yên tâm hoặc có được sự hài lòng trước khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ Ngày nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ mang những thương hiệu khác nhau nhưng với lợi ích khá giống nhau
Vì thế việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ với những thương hiệu khác nhau là việc làm khá phức tạp mà khách hàng phải đắn đo, suy xét Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu với những đặc tính nổi bật khác biệt so với các thương hiệu cạnh tranh
Chính vì vậy, hoạt động truyền thông – makerting để quảng bá thương hiệu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ý nghĩa rất quan trọng, công tác quản lý thương hiệu đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp
để tiến tới chiếm lĩnh thị trường, tồn tại lâu dài và thành công trên thương trường
Hơn thế, theo D Krukeberg, giáo sư của trường Đại học Tổng Hợp miền Bắc Iowa Hoa kỳ, chuyên gia tư vấn đẳng cấp thế giới về PR còn đưa ra nhận xét: “Khủng hoảng giống như một vở kịch, cốt truyện không có quá nhiều, mọi thứ còn lại chỉ là sửa đổi, bổ sung Luôn luôn có hai yếu tố: cuộc khủng hoảng đụng chạm đến mọi người, còn họ thì thay đổi trình tự ra quyết định đã từng quen thuộc” Ở đây, sự thiếu vắng một chiến lược truyền thông khủng hoảng rõ ràng có một vai trò vô cùng nguy hại đối với sự sống còn của các công ty vì trong thời kỳ này các công ty đã phải đối
Trang 16mặt với sự sụt giảm đáng kể của doanh thu, kéo theo việc cắt giảm nhân viên và thu hẹp quy mô hoạt động truyền thông Tuy nhiên, điều này thực sự không giúp công ty lấy lại đà tăng trưởng, trong lúc khó khăn, truyền thông lại càng phải được ưu tiên quan tâm hàng đầu Càng thu hút được nhiều khách hàng, công ty càng mau chóng và
dễ dàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng vì “không có khách hàng sẽ không có bất cứ công ty nào tồn tại”
Bên cạnh đó, lợi nhuận trong kinh doanh các vấn đề liên quan dến ngành du lịch là rất cao, nó có sức hấp dẫn và thu hút rất nhiều nhà kinh doanh đầu tư vào các lĩnh vực này Kết quả là ngày nay hàng loạt các công ty du lịch đã xuất hiện để chia sẻ lợi nhuận của ngành; các công ty này đã phải cạnh tranh gay gắt với nhau bằng rất nhiều các biện pháp và chính sách để có thể thu hút được nhiều khách hàng về với mình hơn Chính vì những lý do trên, được sự chấp thuận của Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh và công ty TST Tourist tôi đã chọn đề tài
“Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho công ty Cổ Phần Dịch Vụ Du Lịch & Thương Mại TST” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu chung:
Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu của công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST và các nhân tố ảnh hưởng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho công ty
2.1.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình ngành du lịch Việt Nam
- Phân tích tình hình thị trường quảng cáo ngành du lịch Việt Nam
- Nghiên cứu hoạt động truyền thông của một số đối thủ cạnh tranh chính
- Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông và định hướng chiến lược phát triển của công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST
- Điều tra thu thập thông tin từ khách hàng để củng cố thêm cơ sở nhằm đề xuất một số giải pháp chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho công ty
- Đề xuất một số giải pháp chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho
Trang 17công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST
- Dự kiến ngân sách truyền thông cho chương trình phát triển thương hiệu TST
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian: Khóa luận được thực hiện tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST” Ngoài ra, khóa luận còn tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của khách hàng tại Tp HCM
1.3.2 Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20/3/2008 đến 7/7/2008 Số liệu được sử dụng trong khóa luận được thu thập chủ yếu trong 2 năm 2007-2008
1.4 Cấu trúc luận văn
Chương 1 Mở đầu Trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và tóm tắt bố cục khóa luận
Chương 2 Tổng quan Giới thiệu tổng quan về công ty và một số chức năng cơ bản
của các bộ phận chức năng trong công ty Tóm tắt tính hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên quan đến nội dung nghiên cứu của khóa luận
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trình bày một số cơ sở lý luận
được sử dụng trong khóa luận như lý thuyết về truyền thông - marketing, thương mại điện tử, thương hiệu, du lịch và các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích số liệu
Chương 4 Kết quả và thảo luận Phân tích một cách cụ thể các mục tiêu chính của
khóa luận như: Phân tích tình hình ngành du lịch Việt Nam, phân tích tình hình thị trường quảng cáo ngành du lịch Việt Nam, nghiên cứu hoạt động truyền thông của một
số đối thủ cạnh tranh chính, phân tích thực trạng hoạt động truyền thông và định hướng chiến lược phát triển của công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST Điều tra thu thập thông tin từ khách hàng để củng cố thêm cơ sở nhằm đề xuất một số giải pháp chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho công ty Cổ phần Dịch vụ
Du lịch & Thương mại TST Dự kiến ngân sách truyền thông cho chương trình phát triển thương hiệu TST Tourist và sử dụng phương pháp hồi quy dự báo để dự đoán doanh thu đạt được của công ty trong thời gian tới
Chương 5 Kết luận và kiến nghị Tổng kết lại những kết quả đã phân tích, đề cập
các mặt được và hạn chế của khóa luận; đề xuất một số kiến nghị
Trang 18CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST
2.1.1 Khái quát về công ty
Tên doanh nghiệp:
- Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch & Thương mại TST
(Số giấy phép Lữ hành kinh doanh quốc tế: 0805/2008/TCDL - GP LHQT do Tổng Cục Du Lịch cấp thay đổi ngày 02 tháng 05 năm 2008)
- Tiếng Anh: TST Tourist Service & Trading Corporation
(Giấy phép số 309/GP-CBC do Cục Trưởng Cục Báo Chí cấp tại Hà Nội ngày 8/7/08)
2 Tên người đại diện pháp lý: Ông Lại Minh Duy
Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám Đốc
3 Năm thành lập: 1955 (loại hình Doanh Nghiệp Nhà Nước)
Loại hình doanh nghiệp hiện nay: Công ty Cổ phần (cổ phần hóa năm 2002)
4 Mã số thuế: 0302531984 Mã DN: 876
5 Tài khoản số: 431 100 200 007624 tại Ngân hàng Sacombank
6 Giấy CN ĐKKD (*) số: 4103000815
- Ngày cấp: ngày 31 tháng 01 năm 2002
- Nơi cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TPHCM
7 Vốn đăng ký kinh doanh: 6.000.000.000 đồng
8 Vốn điều lệ: 825.000.000 đồng
Trang 199 Ngành nghề kinh doanh chính: Dịch vụ Du lịch Lữ hành Nội địa, Quốc tế, Đại lý Hàng không…
10 Chuyên kinh doanh:
11 Triết lý kinh doanh
“Đặt lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội lên trên lợi ích doanh nghiệp”
người thân cùng chia sẻ những vui buồn trong công việc và cuộc sống Còn Công ty
Du lịch TST Tourist mong được là những người bạn cùng đồng hành với tất cả mọi
người để cuộc sống càng phong phú và thú vị hơn
14 Phương châm
Với phương châm “Luôn Đồng Hành Cùng Bạn”, TST Tourist mong muốn luôn là người bạn thân thiết trong việc tìm kiếm sự mới mẻ, thú vị trong cuộc sống bằng những trải nghiệm được tích lũy và hy vọng sẽ mang đến sự hài lòng cho mọi người trên mỗi bước đồng hành
15 Chính sách chất lượng
TST Tourist không ngừng nâng cao sự thỏa mãn khách hàng trên cơ sở kết hợp lợi ích của công ty, khách hàng và toàn xã hội, bằng cách thường xuyên duy trì, cải tiến hệ thống dịch vụ
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch và Thương Mại TST - TST Tourist Service
& Trading Corporation trước đây là một doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ xã hội mà chủ yếu là dịch vụ du lịch Công ty là đơn vị
Trang 20hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định
Doanh nghiệp được thành lập và bắt đầu phát triển, hoạt động kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của cơ chế thị trường Trong thời gian này, nước ta có nhiều doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và nhiều loại hình doanh nghiệp khác đã làm ăn thua lỗ đi đến giải thể, phá sản
Đại hội Đảng lần thứ VIII với những chính sách đổi mới đã mở ra một thời kỳ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước chủ trương chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh giao lưu văn hóa trong nước
và Quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
Trong hoàn cảnh mới, Công ty Dịch vụ Du lịch và Thương Mại TST với đường lối hợp lý đã tạo mối quan hệ tốt từ trung ương đến địa phương và các cơ quan chủ quản ủng hộ, luôn tạo điều kiện giúp đỡ, bảo đảm cho hoạt động của công ty như về vốn, cho phép mở rộng thêm ngành nghề, tạo điều kiện cho công ty kinh doanh rộng hơn, đa dạng hơn
Đến nay, công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên được tuyển chọn, 80% quân số có trình độ đại học, trên đại học và trung cấp chuyên môn có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt với các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc Thái Lan, Pháp, Singapore, Mỹ, Ý, Đức…Từ đó, công ty thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh: bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, từng bước nâng cao cơ sở vật chất, dần dần nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên
Năm 1995, Ngành Du lịch TPHCM nói riêng và Du lịch Việt Nam nói chung có
sự chuyển biến khá rõ nét Lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông, đồng thời, thu nhập của người dân cũng tăng lên đáng kể tạo đà cho sự phát triển của ngành công nghiệp không khói này Hòa mình trong xu thế chung đó, TST chính thức ra đời, góp mặt cùng ngành du lịch TPHCM trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành
Hơn 10 năm hoạt động, TST Công ty được nhiều người biết đến bởi chất lượng dịch vụ tương đối hoàn thiện Thương hiệu của công ty Du Lịch TST từ lâu đã đi sâu vào lòng khách hàng bởi tính chuyên nghiệp, an toàn, chất lượng sản phẩm và có bản sắc riêng Công ty cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm để có thể giữ vững
Trang 21thương hiệu của mình Sau một thời gian thay đổi trụ sở, đến đầu năm 2002, cùng với
xu hướng hội nhập của đất nước TST trở thành đơn vị kinh doanh độc lập với sự góp vốn của 03 cổ đông, thành lập công ty với tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Dịch vụ
Du lịch và Thương mại TST
Sau hơn 06 năm trở thành đơn vị cổ phần, TST đã gặt hái được một số thành công nhất định trong thị trường du lịch Việt Nam Công ty đã giành được chỗ đứng của mình đối với thị trường kinh doanh du lịch trong và ngoài nước Ngày nay, khi nhắc đến thương hiệu TST, khách hàng nhận diện ngay đó là một đơn vị du lịch đáng tin cậy và rất mạnh trong lĩnh vực kinh doanh nước ngoài (Outbound) đặc biệt là thị trường Châu Âu, Úc, Mỹ
Bên cạnh đó, không những được nhận biết bởi khách hàng và các đối tác trong nước, TST còn nhận sự trọng thị và hỗ trợ mạnh mẽ của lãnh đạo địa phương, các đơn
vị tổ chức, các cơ quan xúc tiến du lịch của các quốc gia có nền du lịch phát triển Minh chứng mạnh mẽ nhất là công ty đã ba năm liền nhận bằng khen danh dự và được công nhận là một trong những đơn vị du lịch thành công nhất với thị trường du lịch Malaysia từ Tổng cục Du lịch Malaysia; đơn vị lữ hành đứng thứ hai tại Việt Nam tổ chức nhiều đoàn khách đến Châu Âu nhất do Hãng hàng không Thụy Sĩ trao tặng Đối
với thị trường trong nước, TST luôn tự hào được người tiêu dùng bình chọn là “Đơn
vị lữ hành được hài lòng năm 2003” do báo Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp với Sở Du
Lịch TP.HCM tổ chức bình chọn
Tháng 3/2008, để minh chứng cho thành công và sự phát triển đáng kể của công
ty, TST đã chính thức khai trương trụ sở làm việc mới tại 389A Điện Biên Phủ - P.4 – Q.3 – Tp.HCM Đây cũng là một nền tảng vững chắc để TST có thể đứng vững và bắt đầu cho một giai đoạn đầy thử thách sắp tới
2.1.3 Phương thức kinh doanh
TST tập trung khai thác vào thị trường bán sỉ cho khách đoàn và bán lẻ cho khách đăng ký riêng lẻ Bên cạnh đó, các hình thức kinh doanh du lịch cũng được công
ty mở rộng đa dạng như: Dịch vụ đặt phòng khách sạn trong và ngoài nước; Bán sỉ và
lẻ vé máy bay trong và ngoài nước; Dịch vụ cho thuê xe vận chuyển; Các tour làm theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các điểm du lịch tại các Châu lục, TST đều có tour đi đến
Trang 22- Từ năm 1995 – 1997, TST bắt đầu khai thác thị trường tour các nước khu vực Đông Nam Á và mở rộng ra thị trường Châu Á với các điểm đến: Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
- Từ 1997, thị trường du lịch Châu Âu được phát triển Các điểm du lịch nổi tiếng tại những quốc gia như Pháp, Đức, Bỉ, Áo, Ý, Hà Lan… được khai thác triệt để
- Du lịch Úc và Mỹ cũng được triển khai, mở rộng vào năm 2000
- Đến năm 2005, các tour đến Châu Phi cũng được chính thức khởi hành
Công ty TST không chủ trương cạnh tranh về giá, dù biết rằng đó là một yếu tố hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp TST theo đuổi cạnh tranh về chất lượng tốt nhưng với một mức giá hợp lý Đó chính là sự khác biệt trong cạnh tranh của TST so với các đơn vị du lịch khác trên thị trường Công ty luôn đánh giá cao vai trò của chất lượng trong sự tồn tại lâu dài và vững chắc của mình trên thị trường Chính vì lẽ đó, khi hỏi ý kiến khách hàng, họ sẵn sàng tách công ty du lịch TST ra khỏi danh sách các công ty có chất lượng dịch vụ kém Đó cũng là thế mạnh và
là niềm tự hào của TST
2.2 Chức năng cơ bản của từng bộ phận tác nghiệp
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty TST Tourist
KHỐI NGHIỆP VỤ
PHÒNG HƯỚNG DẪN
PHÒNG
KỸ THUẬT(IT) PHÒNG
MARKETING
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG HÀNH CHÍNH - NHÂN SỰ
THỊ TRƯỜNG KHÁCH ĐOÀN (GIT)
Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự
Trang 23Phòng kinh doanh nội địa – Inbound
Đây là bộ phận cơ bản và mang tính “truyền thống” khởi nghiệp kinh doanh lữ hành Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho thị trường khách du lịch trong nước hay người nước ngoài Tại Công ty TST hiện có những sản phẩm du lịch nội địa
cơ bản sau: “Đà Lạt – Thành phố ngàn hoa”; “Phan Thiết – Miền biển ấm”; “Hạ Long – Di sản thế giới”,…
Phòng kinh doanh Outbound
Hiện nay, thị trường du lịch Outbound đang là thế mạnh của TST Tourist, do đó phòng kinh doanh Outbound cũng được xem như là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, nâng cao doanh thu cho công ty
Chức năng của bộ phận Outbound bao gồm những điểm cơ bản sau:
- Xác định các điểm đến và tuyến du lịch tại một hay nhiều QG nhận khách
- Tìm kiếm đối tác kinh doanh
- Xây dựng và thiết kế chương trình Tour; tính toán các chi phí và hình thành
giá bán tham khảo cho từng sản phẩm du lịch (tuỳ theo qui mô đoàn)
- Xây dựng và tạo mối quan hệ với các đối tác, nhà cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ cấu thành chương trình Tour tại Việt Nam (hàng không, vận chuyển, các dịch
vụ bổ sung…) và tại các quốc gia nhận khách (cung cấp từng phần hay toàn bộ chương trình du lịch: Land Tour…)
- Tiếp nhận các yêu cầu mua Tour, thiết kế, điều chỉnh chương trình hiện có cho phù hợp yêu cầu của du khách
- Xây dựng các phương án phòng ngừa, phòng bị khi gặp những tình huống bất ngờ, khó khăn xảy ra trong và sau khi thực hiện chương trình Tour
- Phòng kinh doanh Outbound được phân ra theo từng thị trường: Thị trường Châu Á (khối khách lẻ - FIT) cung cấp sản phẩm du lịch đến các nước như Thailand, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, HongKong…; thị trường đường dài (VIP) cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các nước như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…và Thị trường khách đoàn (GIT) cung cấp, xây dựng, thiết kế chương trình Tour theo yêu cầu cho từng nhóm gia đình, từng nhóm khách có nhu cầu tổ chức thành đoàn riêng
Phòng Kỹ thuật (IT)
Kiểm soát mạng internet và các phần mềm sử dụng tại công ty…
Trang 24Phòng Marketing
- Xây dựng các chiến lược, chương trình quảng cáo xúc tiến việc bán hàng
- Thiết kế brochuce, chương trình du lịch…
- Xây dựng, tạo mối quan hệ với các cơ quan truyền thông: đài truyền hình, báo đài…
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Makerting Công ty TST Tourist
- Đại diện cho Công ty tiếp xúc với khách tham gia đoàn, các đối tác cung cấp dịch vụ cho chương trình Tour
Phòng Hướng dẫn
Bộ phận Hướng dẫn thực hiện chức năng hướng dẫn đoàn khách và đảm bảo chương trình được thực hiện theo các lộ trình, thời gian và kế hoạch đã được ấn định
2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty hiện đang có một mối quan hệ hợp tác rộng rãi và chặt chẽ với các đối tác nước ngoài của mình Đó là những công ty du lịch tại các nước, điểm đến du lịch
Giám đốc khối Marketing
Giám đốc
IT - Marketing
viên
Cộng tác viên
Phụ trách thiết kế
V - trip
Biên tập lại sản phẩm
Biên tập web
Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự
Trang 25mà công ty đang khai thác Bên cạnh đó, mối quan hệ hữu hảo với các hãng hàng
không cũng giúp cho TST đứng vững trong thị trường, vì nếu muốn tổ chức cho một
chuyến du lịch nước ngoài, vé nắm vai trò quan trọng nhất Song song đó, kinh doanh
trong ngày hôm nay đòi hỏi phải biết bắt tay nhau và thực hiện phương châm cả hai
bên cùng thắng (Win – Win) TST đã tạo lập cho mình một mạng lưới hợp tác cùng
chia sẻ lợi nhuận với các đơn vị kinh doanh du lịch trong nước
Về nhân sự, mọi khách hàng đều có chung cảm nhận an tâm, thoải mái về thái
độ và chất lượng phục vụ của TST TST luôn hiểu được vai trò của con người trong
kinh doanh dịch vụ và đánh giá rất cao yếu tố này TST không ngừng chú trọng đào
tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhằm tạo cho mình có một chỗ đứng vững
chắc trong nhận thức của khách hàng Trong thế mạnh về vấn đề con người, tiêu biểu
nhất là đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên bán hàng - bộ mặt giao tiếp của công ty
Bảng 2.1 Tổng Doanh Thu Của Công Ty Theo Từng Thị Trường (2006 – 2008)
(Triệu VNĐ)
Năm 2007 (Triệu VNĐ)
Năm 2008 (Triệu VNĐ)
đến 2008, trong đó doanh thu của thị trường ngoài nước chiếm tỉ trọng chủ yếu
Bảng 2.2 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty (2007-2008)
Chỉ tiêu
Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 có sự tăng trưởng đáng
khích lệ: cụ thể doanh thu tăng 108%, tương đương 80.494 triệu đồng; CPTT tăng
189,54%, tương đương 1.457,87 triệu đồng góp phần làm cho tổng chi phí tăng 106%
Trang 26tương đương 78.558 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế tăng 328%, tương đương tăng 1.393,92 triệu đồng Điều này là do năm 2008 công ty đã đầu tư khá mạnh vào hoạt động truyền thông – makerting quảng bá thương hiệu, hoạt động này cung cấp các cơ hội để công ty tiếp cận và truyền đạt những thông điệp của mình đến khách hàng mục tiêu một cách tốt nhất, từ đó nhân rộng hình ảnh của công ty đến khách hàng, tạo quan tâm, mong muốn mua hàng và đưa ra quyết định mua hàng của khách hàng Bên cạnh
đó, công ty còn xây dựng các sản phẩm độc đáo, các tuyến điểm mới lạ cùng với chất lượng dịch vụ tốt nhất đã đem lại cho khách hàng sự hài lòng và ấn tượng thú vị đối với công ty đã làm cho lượng khách sử dụng dịch vụ của công ty ngày càng tăng lên và làm cho lợi nhuận tăng lên
- Các thị trường kinh doanh của công ty
+ Outbound: Đây là thị trường chủ lực của công ty Năm 2008, các thị trường
outbound đông khách nhất của công ty như :
Thị trường Đông Nam Á: số lượng khách tăng cao 8.262 khách, doanh thu 79.125.628.361 đồng
Thị trường Châu Âu - Úc - Mỹ: số lượng khách là 773 khách, với doanh thu 44.664.825.413 đồng
Thị trường Hàn Quốc: số lượng khách 552 khách, với doanh thu: 8.179.513.327 đồng
+ Inbound: Thị trường đông khách nhất là Singapore
+ Lượng khách đi tour Mice
Khách trong nước khoảng : 870 khách
Khách ngoài nước khoảng : 675 khách
Những tour Mice đặc biệt trong năm qua :
CTY Liên Doanh Sơn ICI VIỆT NAM: Phuket – Thái Lan, 220 khách
Vina Capital : Hàn Quốc – 220 khách
Nam Long: Hoa Kỳ - Malaysia – 55 khách
- Chính sách đầu tư xây dựng thương hiệu đã thực hiện
Hình thức xây dựng thương hiệu:QC, PR, hoạt động XH, hỗ trợ cộng đồng
Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Xây dựng website: www.tsttourist.com
Trang 27CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khái niệm về du lịch
3.1.1 Du lịch
‘‘Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định’’ (Nguồn Luật du lịch)
“Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi du lịch và lưu trú ở những nơi bên ngoài môi trường cư trú thường ngày không quá 1 năm liên tục nhằm giải trí, kinh doanh và các mục đích khác” (Nguồn: WTO)
3.1.2 Kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành
- Kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Buisiness) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành
- Doanh nghiệp lữ hành
Là một đơn vị kinh tế được thành lập và hoạt động với mục đích gián tiếp và trực tiếp làm môi giới giữa cung và cầu du lịch trên thị trường trong nước cũng như trên phạm vi quốc tế thông qua việc sản xuất, tiêu thụ các loại dịch vụ của chính doanh nghiệp hoặc của các đối tác bạn hàng khác
- Sản phẩm du lịch lữ hành
Là các chương trình tham quan du lịch (tour) được cấu thành bởi 3 yếu tố chính: địa điểm tham quan (tài nguyên du lịch), nơi lưu trú ăn uống (khách sạn - nhà
Trang 28hàng) và phương tiện vận chuyển (máy bay, xe lửa, ôtô) Ngoài ra, còn có thêm các yếu tố khác như hướng dẫn viên, các thủ tục giấy tờ, bảo hiểm,…
3.1.3 Thị trường khách du lịch
Căn cứ vào việc di chuyển của khách du lịch trong lãnh thổ mỗi quốc gia hay đi
du lịch ra nước ngoài, cũng như mối quan hệ giữa các hãng nhận khách hay gửi khách
mà ta có sự phân loại thị trường khách du lịch thành 3 loại sau đây:
- Thị trường khách nội địa (Domestic)
Là thị trường bao gồm tất cả các khách du lịch trong nước đang cư trú tại quốc gia đó hoặc là người nước ngoài đang cư trú và sử dụng ngôn ngữ của quốc gia này
Số lượng khách du lịch từ thị trường này vẫn chiếm đa số Chi tiêu bình quân trong một ngày của thị trường này thấp, lợi nhuận biên thấp hơn so với Inbound, nhưng cao hơn Outbound
- Thị trường khách trong nước đi du lịch nước ngoài (Outbound)
Bao gồm tất cả du khách có nhu cầu đi du lịch nước ngoài, đối tượng khách có thể là người trong nước đi du lịch nước ngoài hay người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia này đi du lịch sang quốc gia khác (ngoài quốc gia của họ) Mục đích của họ thường là du lịch thuần tuý, thăm thân nhân, thể thao, giải trí, công vụ kết hợp du lịch, ngoại giao…
Hoạt động du lịch này thường liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh, do đó hãng lữ hành gửi khách thường có đối tác tại nước nhận khách
- Thị trường khách nước ngoài (Inbound)
Bao gồm tất cả các du khách nước ngoài đi du lịch đến quốc gia tiếp nhận khách, vì thế hướng dẫn cho thị trường này, ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ thông dụng hay ngôn ngữ của quốc gia gửi khách
Giữa thị trường Inbound và Outbound có mối quan hệ qua lại với nhau: tại nước gửi khách thì hãng lữ hành gọi thị trường này là Outbound, còn tại nước nhận khách thì gọi đây là thị trường Inbound Để phân biệt 2 loại thị trường này, cần xem xét trên góc
độ của quốc gia hay hãng lữ hành Tức là, nếu tổ chức tour cho khách đi du lịch nước ngoài thì gọi đây là thị trường Outbound, và ngược lại nếu nhận khách từ nước ngoài vào thì gọi là thị trường khách Inbound
Trang 293.1.4 Các loại hình du lịch
- Du lịch tham quan (phong cảnh và
công trình văn hoá…)
- Du lịch giải trí (các trò chơi, công
viên…)
- Du lịch nghĩ dưỡng (biển, núi…)
- Du lịch khám phá (mạo hiểm, tìm
hiểu thiên nhiên, văn hoá…)
- Du lịch thể thao (golf, tennis…)
Hiệp Hội Marketing Mỹ AMA đã định nghĩa thương hiệu như sau:
“Thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng, hay một sự kết hợp các phần tử đó nhằm nhận diện các hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay của một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”
- Lợi ích của thương hiệu
+ Lợi ích đối với người tiêu dùng
Thương hiệu giúp người tiêu dùng xác định được chất lượng, đẳng cấp và mức giá sản phẩm, mua đúng hàng đúng giá, để có thể đạt được mức hữu dụng cực đại
Dễ dàng phân biệt sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khác nhau, từ đó có những quyết định phù hợp theo mong muốn của bản thân
Được hưởng các dịch vụ của thương hiệu mình đã lựa chọn, là nơi gửi gắm niềm tin của khách hàng
Rất phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay, giúp khách hàng bớt bối rối hơn trong việc chọn lựa sản phẩm trong thị trường ngày càng có nhiều nhãn hiệu hàng hóa của cùng loại sản phẩm như hiện nay
Tiết kiệm được thời gian chọn lựa sản phẩm
Giúp thể hiện được tính cách cá nhân thông qua sử dụng sản phẩm
+ Lợi ích đối với doanh nghiệp
Trang 30Một thương hiệu mạnh thường đem đến lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, khách hàng sẵn sàng chi trả một mức giá cao hơn cho một thương hiệu nổi tiếng
Tạo sự trung thành đối với sản phẩm, doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có được những khách hàng trung thành
Dễ dàng, và thuận lợi để thực hiện nhượng quyền thương hiệu, đặc biệt là nhượng quyền kinh doanh và nhượng quyền liên kết, mở rộng kênh phân phối
Tạo điều kiện để mở rộng thương hiệu với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, và
có được lượng khách hàng mới
Là vũ khí cạnh tranh và là công cụ bảo hiểm trên thương trường
+ Lợi ích đối với quốc gia
Nâng cao sự nhận biết, hiểu biết của người tiêu dùng đối với quốc gia sở hữu thương hiệu đó Ví dụ như nhắc đến Toyota là chúng ta nghĩ đến đất nước Nhật Bản Đây là điều kiện thuận lợi cho các khu vực, các quốc gia quảng bá hình ảnh của đất nước thông qua thương hiệu mà quốc gia mình đang sở hữu Điều này tạo tiền đề cho
sự phát triển của các ngành kinh doanh khác sau này, đặc biệt là du lịch - một ngành đang phát triển rất mạnh ở các nước Châu Á và có ảnh hưởng đến sự thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên trong và bên ngoài
3.2.2 Truyền thông - marketing
- Khái niệm truyền thông - makerting
Là sự phối hợp các nỗ lực nhằm thiết lập kênh truyền thông và thuyết phục KH
để bán SP, dịch vụ hay cổ động cho các ý tưởng
- Bản chất của truyền thông - marketing
Hoạt động truyền thông - marketing nhằm truyền nhận thông tin từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, tìm các cách phù hợp để thông đạt và thuyết phục thu hút
KH đến với DN thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp, tuyên truyền, quan hệ cộng đồng…Chiêu thị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật đòi hỏi phải có sáng tạo khéo léo nhằm đạt được mục tiêu bán hàng với chi phí thấp nhất
- Vai trò của truyền thông - marketing
+ Là công cụ thực hiện chức năng truyền thông, đáp ứng nhu cầu KH
+ Phối hợp với các công cụ khác trong Marketing - Mix để đạt được mục tiêu Marketing
Trang 31+ Là công cụ cạnh tranh trong kinh doanh: gia tăng giá trị SP, thông tin, xây dựng nhận thức về SP, nâng cao uy tín nhãn hiệu, duy trì niềm tin, thái độ tốt đẹp ở công chúng về công ty…
- Chức năng của truyền thông - marketing
Có thể
+ Thông tin thuyết phục, nhắc nhở SP
+ Thiết lập sự nhận thức và thái độ
thuận lợi đối với SP, công ty
+ Tạo sự ưa thích nhãn hiệu
+ Kích thích tiêu thụ, gia tăng giá trị
+ Củng cố hoạt động phân phối tại
các điểm bán lẻ
+ Thiết lập quan hệ, liên kết các
trung gian và lực lượng bán hàng
+ Động viên lực lượng bán hàng
+ Xây dựng hình ảnh tốt về công ty
- Các hình thức truyền thông - marketing
Trên thực tế doanh nghiệp có nhiều phương thức đa dạng trong việc truyền thông với khách hàng, nhưng vẫn có thể phân biệt được thành hai loại chính:
Truyền thông tĩnh: là một biểu tượng, một hình ảnh của thương hiệu được sử
dụng nhiều lần cho nhiều mục đích khác nhau Thường thấy ở các công văn giấy tờ của công ty, các thư mời, xe chở hàng hay ở các tấm card danh thiếp của các nhân viên công ty…
Hình 3.1 Truyền Thông Tĩnh
Nguồn: Thương hiệu dành cho nhà lãnh đạo-Richard Moore
Truyền thông tĩnh
Trang 32Truyền Thông Động: Tức là chúng ta truyền tải hình ảnh của sản phẩm, của
thương hiệu không nhất thiết phải giống nhau, tùy thuộc vào phương tiện truyền thông
mà công ty sử dụng, ví dụ như giới thiệu thông qua internet (thể hiện qua các trang web), quảng bá trên Tivi, trên các tờ bướm, Áp phích, Pano quảng cáo, hay thông qua bao bì sản phẩm
Hình 3.2 Truyền Thông Động
Nguồn : http://www.marketingchienluoc.com
3.2.4 Truyền thông - marketing để quảng bá thương hiệu
3.2.4.1 Khái niệm quảng bá thương hiệu
Quảng bá thương hiệu hay chiêu thị là chức năng cung cấp thông tin về thương hiệu cho khách hàng mục tiêu và đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thương hiệu đến tay khách hàng
Truyền thông là một phần tất yếu trong xây dựng và quảng bá thương hiệu Công tác truyền thông chính xác và tập trung là yêu cầu quan trọng nhất trong một chiến lược truyền thông
3.2.4.2 Các công cụ truyền thông – makerting để quảng bá thương hiệu
a Quảng cáo
- Khái niệm
Theo Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association ) thì : “Quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ, tư tưởng đến nhóm người mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo”
Truyền thông động
Trang 33Theo Luật thương mại Việt Nam “Quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại (điều 186)”
Tóm lại, quảng cáo là hình thức truyền thông phi cá nhân mà phải trả tiền để thông tin về Công ty, SP, dịch vụ, ý tưởng…
- Các phương tiện quảng cáo
+ Báo chí, tạp chí
+ Truyền thanh, truyền hình
+ Quảng cáo ngoài trời
+ Quảng cáo quá cảnh
+ Quảng cáo qua thư gửi trực tiếp + Quảng cáo qua Internet
+ Quảng cáo trên vật phẩm + Quảng cáo qua những trang vàng
- Mục tiêu của quảng cáo
Bảng 3.1: Mục Tiêu Của Quảng Cáo
Loại mục tiêu Mục tiêu cụ thể
Hướng đến nhu cầu:
- Xây dựng nhận thức của thị trường mục tiêu về nhãn hiệu mới
- Tạo sự quen thuộc cho người tiêu thụ về cửa hàng, cách bàn hàng mới
- Giảm thời gian nhân viên bán hàng giải thích những điều cơ bản cho khách hàng
- Đạt đựơc sự ưa thích nhãn hiệu
- Gia tăng mức dự trữ
- Xây dựng sự trung thành nhãn hiệu
- Ổn định mức bán
- Duy trì sự trung thành nhãn hiệu
- Duy trì sự nhận biết và hình ảnh nhãn hiệu
- Phát triển và duy trì hình ảnh có lợi về các ngành sản xuất
- Tạo nhu cầu gốc
- Phát triển và duy trì hình ảnh tốt đẹp công ty
- Tạo nhu cầu lựa chọn
- Xây dựng và phát triển danh tiếng cho thương hiệu
- Quảng bá thương hiệu
Nguồn: Marketing - Joel R Evan, Barry Berman
Trang 34Hình 3.3 Cơ Chế Tác Động của Quảng Cáo
Nguồn: www.makertingchienluoc.com
b Khuyến mãi (Sales promotion)
Là những kích thích hay giá trị tăng thêm của SP nhắm vào lực lượng bán hàng,
hệ thống phân phối, và NTD cuối cùng để tạo ra sự tiêu thụ nhanh SP
c Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Makerting trực tiếp nối kết người sản xuất với khách hàng bằng giao tiếp hai chiều, sử dụng các phương tiện tiếp cận cá nhân (thư, điện thoại, thương mại điện tử)
Sự tương tác được tổ chức thông qua một cơ sở dữ liệu ghi nhận những chi tiết riêng của khách hàng thực sự và khách hàng triển vọng bao gồm đặc điểm về địa lý – nhân khẩu học, hành vi mua hàng và những phản ứng của họ đối với các phương tiện truyền thông khác nhau
d Chào hàng, bán hàng trực tiếp
Là việc bán hàng hóa và dịch vụ có sự trao đổi trực tiếp giữa người sản xuất và khách hàng mà không sử dụng cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối, nhà bán sỉ hoặc bất cứ hình thức trung gian nào khác (Medlik, 1993)
e Tuyên truyền và quan hệ cộng đồng (PR)
- Khái niệm tuyên truyền (Publicity)
Là tập hợp những hoạt động thông tin về SP, nhân sự với các nhóm công chúng Thông tin sẽ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Tuyên truyền là chiến lược trong thời gian ngắn hạn và là một công cụ để thực hiện giao tế (quan hệ cộng đồng)
Trang 35Tuyên truyền đề cập đến truyền thông phi cá nhân có liên quan đến SP, công ty mà không phải trả tiền mua thời gian và không gian trên các phương tiện truyền thông
- Chủ đề và hình thức của tuyên truyền
Chủ đề tuyên truyền gồm: giới thiệu SP, thay đổi nhân sự, tài chính, sự kiện đặc biệt: đón các vị lãnh đạo, nhận giải thưởng, tổng kết hoạt động, ngày kỷ niệm của CT Hình thức tuyên truyền gồm: bản tin, họp báo, bài giới thiệu về công ty (phóng viên viết bài báo từ 500 - 2500 chữ), ảnh chụp, thư trao đổi, góp ý, mục hỏi đáp…
- Khái niệm quan hệ cộng đồng
Là chức năng quản lý để đánh giá thái độ của công chúng, liên kết chính sách của tổ chức với lợi ích xã hội, thực hiện chương trình hoạt động để đạt được sự hiểu biết và sự chấp nhận của công chúng” Là những hoạt động quan hệ xã hội của doanh nghiệp với các nhóm công chúng, nhằm xây dựng thái độ tốt về doanh nghiệp tốt với công chúng (liên kết hành vi, phúc lợi của Công ty với phúc lợi của cộng đồng xã hội)
- Đối tượng của quan hệ cộng đồng bao gồm:
+ Khách hàng
+ Người trung gian, nhà PP
+ Nhà cung cấp, chính quyền
+ Giới tài chính + Nhân viên công ty + Cộng đồng dân cư
- Hình thức của quan hệ cộng đồng bao gồm:
Thông cáo báo chí (Press release): đưa các thông tin liên quan đến nhân sự, sản
xuất, SP, báo cáo hoạt động năm, kết quả tài chính…
Họp báo (Press conference)
Quảng cáo biện hộ (Advocative Advertising): là hình thức truyền thông mà
doanh nghiệp muốn nói rõ lập trường của mình về một vấn đề nào đó hoặc trả lời lý do một hoạt động nào đó mà doanh nghiệp đã làm
Quảng cáo nhân đạo - tài trợ (Cause-related Ad): là việc doanh nghiệp chi một
khoản ngân sách cho các tổ chức nhân đạo, phi lợi nhuận như hình thức tài trợ để xây dựng hình ảnh công ty
Tham gia cộng đồng (Community Involvement): đóng góp cho các hoạt động
cứu trợ, cứu tế để thực hiện trách nhiệm, xã hội và tăng cường hình ảnh công ty (đóng góp quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ khuyến học, quỹ khuyến khích trẻ em nghèo hiếu học, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp người neo đơn…), tham gia quản lý điều hành các
Trang 36tổ chức phi lợi nhuận, đoàn thể, bệnh viện (hội bảo trợ bệnh nhân nghèo) hay tổ chức tài trợ giáo dục…
Dàn dựng SP (Product placement): doanh nghiệp trả một khoản tiền hay cung
cấp SP miễn phí để dàn xếp cho SP của mình được xuất hiện trong chương trình truyền hình, phim, ca nhạc, băng đĩa nhạc…Có thể thông qua việc tài trợ, trả chi phí cho đoàn làm phim để dàn xếp cho nhân vật trong phim sử dụng SP của công ty
Quảng cáo mục đích phục vụ (Public service announcement): tuyên truyền giá
trị đạo đức như tính trung thực, lòng biết ơn, kính trên nhường dưới, tuyên truyền cho hành động đúng như đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, giáo dục nha học đường của P/S, Elisa,…
Ngoài ra, công ty còn có thể tổ chức phòng trưng bày, triển lãm và hội chợ thương mại, các chuyến tham quan sản phẩm, gửi thư cảm ơn, thiệp chúc Tết…
- Những hoạt động PR hiện nay:
+ Quan hệ truyền thông
+ Tổ chức sự kiện, tài trợ
+ Tham gia hội chợ triển lãm
+ Quản lý khủng hoảng + Quan hệ cộng đồng + Giao tế, đối ngoại
3.3 Khái quát về thương mại điện tử
3.3.1 Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (Electronic Commerce-TMĐT) là việc sử dụng các phương pháp điện tử để tiến hành quá trình làm thương mại; hay chính xác hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch Bất cứ thời điểm nào cũng có thể cung cấp cho người sử dụng internet mọi thông tin đầy đủ, cập nhật nhất
3.3.2 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử:
- Thanh toán điện tử (Electronic Payment)
Thanh toán điện tử (TTĐT) là quá trình thanh toán dựa trên quá trình thanh toán tài chính tự động mà ở đó diễn ra sự trao đổi các thông điệp điện tử với chức năng là tiền tệ, thể hiện giá trị của một cuộc giao dịch Thể hiện ở một số hình thức sau:
Trang 37+ Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI): Chuyên phục vụ cho TTĐT giữa các công ty giao dịch với nhau bằng
điện tử
+ Tiền mặt Internet (Internet Carh): Tiền mặt được mua từ nơi phát hành (ngân
hàng hoặc một tổ chức tín dụng) sau đó được chuyển tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, sử dụng trên phạm vi toàn thế giới và tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá Hơn nữa, nó có thể dùng để thanh toán những món hàng rất nhỏ,
do chi phí giao dịch mua hàng và chi phí chuyển tiền rất thấp, nó không đòi hỏi một quy chế được thoả thuận từ trước, có thể tiến hành giữa hai người, hai công ty bất kỳ hoặc các thanh toán vô danh
x Thẻ thông minh (Smart Card) là loại thẻ giống như thẻ tín dụng, tuy nhiên mặt sau của thẻ là một loại chíp máy tính điện tử có bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hoá, tiền
ấy chỉ được chi trả khi người sử dụng và thông điệp được xác định là đúng
x Giao dịch ngân hàng số hoá (Digital Banking) và giao dịch chứng khoán số
hoá (Digital Securities Trading) Hệ thống TTĐT của ngân hàng là một đại hệ thống,
gồm nhiều tiểu hệ thống:
Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng (Qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kiot, giao dịch cá nhân tại các nhà giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, vấn tin…)
Thanh toán giữa ngân hàng với đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị)
Thanh toán trong nội bộ hệ thống ngân hàng
Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác (thanh toán liên ngân hàng)
- Bán lẻ hàng hoá hữu hình (E-retail)
Bán lẻ hàng hoá hữu hình trên mạng Internet là việc bán tất cả các sản phẩm mà một công ty có thể thông qua mạng Internet Để làm được việc này, cần phải xây dựng một mạng các cửa hàng ảo (Virtual Shop) nhằm mục đích tạo một kênh bán hàng trực tuyến để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu nhất Bên cạnh
đó công ty cần phải xây dựng cho mình một hạ tầng cơ sở đủ mạnh như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống đặt hàng trực tuyến, hệ thống hỗ trợ khách hàng trực tuyến, hệ thống bảo mật…hàng hoá trên Internet phải được số hoá, nghĩa là phải được mô tả
Trang 38cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về hàng hoá, giúp cho người mua xác nhận kiểm tra được tính hiện hữu về hàng hoá, về chất lượng, số lượng…cửa hàng điện tử (Store -Front, Store - Building) là những phần mềm được ứng dụng trong việc xây dựng một trang Web của công ty ở trên mạng có tính năng là một cửa hàng ở trên mạng
Những cửa hàng như vậy, giao tiếp trực tuyến thoải mái với cửa hàng và hàng hoá người mua có thể tự do lựa chọn hàng hoá như vào siêu thị bình thường, với sự trợ giúp của những phần mềm: “Xe mua hàng” (Shopping Card, Shopping Trolley) hay giỏ mua hàng (Shopping Basket, Shopping Bag)…Tất cả những công việc mua sắm chỉ còn là vấn đề ấn nút và điền các thông số thẻ tín dụng
Sau khi giao dịch được tiến hành xong, giao gửi hàng hoá sẽ được tiến hành bằng việc giao gửi bằng hiện vật giống như hình thức phân phối hàng hoá truyền thống
3.3.3 Mô hình hoạt động thương mại điện tử
- Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp( Bussiness To Business hay B2B)
- Giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Bussiness To Customer hay B2C)
Hoạt động TMĐT diễn ra giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng trong việc tập trung vào các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ văn phòng, du lịch, chăm sóc sức khoẻ, tư vấn pháp luật hay giải trí… Người tiêu dùng ở đây có thể mua hàng trực tiếp (mua hàng tại nhà-home shopping) mà không phải đến cửa hàng
- Giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng (Customer To Customer hay C2C)
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
- Dữ liệu thứ cấp
+ Thu thập số liệu thứ cấp về kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Dịch vụ
Du lịch & Thương mại TST; chi phí cho hoạt động quảng bá thương hiệu được thu
thập, tổng hợp chủ yếu từ Phòng Makerting của công ty TST Tourist
+ Đề tài cũng sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ các kênh thông tin bên ngoài như: các sách, báo, tạp chí, internet, tivi, website và các phương tiện thông tin khác,…khi nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô bên ngoài
- Dữ liệu sơ cấp
+ Do giới hạn về thời gian, kinh phí và nguồn nhân lực để thực hiện nghiên cứu thị trường nên tôi chỉ điều tra ở kích cỡ mẫu nhỏ, mang tính chất thăm dò khách hàng
Trang 39nhằm tìm hiểu sự nhận biết thương hiệu TST Tourist ở tại Tp.HCM, nghiên cứu những kênh truyền thông có thể tiếp cận đến đối tượng khách hàng của TST Tourist
Bằng cách lựa chọn:
x Đối tượng điều tra: Cuộc điều tra chỉ tập trung vào những đối tượng có khả năng chi tiêu và quyết định chọn tour du lịch có độ tuổi từ 18 đến 70 trên địa bàn Tp
Hồ Chí Minh
x Kích cỡ mẫu: phát mẫu điều tra cho 100 khách hàng
x Cách điều tra: phát bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng tại Hội chợ du lịch tổ chức tại Đầm Sen, Q.11, Tp.HCM; tại các công ty trên địa bàn Tp HCM và một số khách hàng ở Q1, Tp.HCM
x Dữ liệu sơ cấp thu thập từ điều tra được mã hóa và xử lý bằng phần mềm Excel, và SPSS12
+ Ngoài ra, đề tài còn khảo sát thực tế hoạt động truyền thông - Makerting của một số công ty du lịch tại TP.HCM để nắm bắt hiện trạng thực hiện truyền thông - Makerting của ngành
+ Thực hiện phỏng vấn chuyên gia trong ngành, là những người có nhiều kinh nghiệm thực tế, có tầm nhìn bao quát có thể cho những nhận định khá chính xác về thị trường
và đưa ra những dự báo, xu hướng trong tương lai
3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp phân tích
+ Đề tài sử dụng phương pháp so sánh chênh lệch để so sánh các chỉ tiêu của kỳ phân tích so với kỳ gốc; phương pháp thống kê mô tả để mô tả kết quả khảo sát điều tra thực tế
+ Sử dụng phương pháp hồi quy đơn và hồi quy bội để dự báo doanh thu tiêu thụ thông qua tác động của chi phí truyền thông:
x Mô hình hồi quy đơn: Y = a + bX + ei
Với Y là Doanh thu, a là tung độ gốc, b là hệ số gốc, và X: Chi phí truyền thông trong phương trình hồi quy, ei: Sai số của phương trình hồi quy tuyến tính
x Mô hình hồi quy bội: Y = β0 + β 1X1 + β 2X2 + β 3X3 + εi
Với Y là Doanh thu, β0 là tung độ gốc, β 1 ,β 2 ,β 3 là các hệ số gốc, và X1,X2,X3:
là các loại chi phí truyền thông như: chi phí quảng cáo, chi phí PR, và chi phí xây
Trang 40dựng Website trong phương trình hồi quy, εi là sai số của phương trình hồi quy tuyến tính
- Phương pháp phân tích SWOT
Ma trận SWOT được sử dụng để liệt kê các cơ hội và các nguy cơ của môi trường bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp; các điểm mạnh và các điểm yếu trong nội bộ của doanh nghiệp Căn cứ vào mối quan hệ giữa các yếu tố, sẽ tiến hành lựa chọn những giải pháp chiến lược phù hợp thông qua những kết hợp điểm mạnh/cơ hội (S/O), điểm mạnh/nguy cơ (S/T), điểm yếu/cơ hội (W/O), điểm yếu/nguy
cơ (W/T)
SWOT O: Liệt kê những cơ hội chủ yếu T: Liệt kê những đe doạ chủ yếu S: Liệt kê những
điểm mạnh chủ yếu
S/O: Tận dụng điểm mạnh trong nội
bộ để khai thác các cơ hội bên ngoài
S/T: Tận dụng điểm mạnh trong nội
bộ để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài
W: Liệt kê những
điểm yếu chủ yếu
W/O: Giảm điểm yếu trong nội bộ để tranh thủ các cơ hội bên ngoài
W/T: Giảm điểm yếu trong nội bộ
để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài
S: Strengths ( các điểm mạnh), W: Weaknesses (các điểm yếu)
O: Opportunities (các cơ hội), T: Threats (các nguy cơ)
Như vậy, mục đích của việc sử dụng ma trận SWOT để phân tích các yếu tố môi trường là nhằm tạo ra được những cách phối hợp giữa các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố môi trường bên ngoài tương ứng và đề xuất những giải pháp phản ứng mang tính định hướng, có tính khoa học, tính thực tế, tính khả thi,…Đây là một trong những cơ sở quan trọng giúp các nhà quản trị lựa chọn được các chiến lược có hiệu quả