tiểu luận về hủy phán quyết trọng tài tại việt nam

45 5.3K 50
tiểu luận về hủy phán quyết trọng tài tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA LUẬT  MÔN HỌC: [LUẬT THƯƠNG MẠI 3] PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI: HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ. GVHD : Th.S Nguyễn Ngọc Thứ NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 8 LỚP : K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng Tp.HCM,ngày 02 tháng 11 năm 2014. Trang 2 | 45 [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8 STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Trương Thị Trang Anh K125042018 2 Trịnh Thị Công K125042023 3 Trần Thị Mỹ Duyên K125042029 4 Hoàng Thị Thanh Hiền K125042044 5 Nguyễn Thị Thanh Hiền K125042045 6 Nguyễn Thị Kim Hoa K125042048 7 Trần Thị Phương Hoa K125042049 8 Nguyễn Thị Khánh Huyền K125042055 9 Nguyễn Thị Thu Hương K125042058 10 Nguyễn Phượng Liên K125042064 11 Bùi Thị Thu Sương K125042101 12 Lê Thị Bảo Trâm K125042123 Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Khánh Huyền MSSV: K125042055 SĐT: 01633.842.215 Email: huyenntk12504@st.uel.edu.vn Trang 3 | 45 [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 6 1.1 Đặt vấn đề: 6 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 7 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 7 1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu: 8 1.6 Ý nghĩa và thực tiễn nghiên cứu: 9 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 10 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI: 10 2.1.1 Khái niệm phán quyết trọng tài: 10 2.1.2 Ban hành và yêu cầu đối với phán quyết trọng tài: 11 2.1.2.1 Ban hành phán quyết trọng tài: 11 2.1.2.2. Yêu cầu đối với phán quyết trọng tài: 12 2.1.3 Đăng ký phán quyết trọng tài: 14 2.1.4 Chỉnh sửa, giải thích, bổ sung phán quyết trọng tài: 16 2.1.5 Tính chung thẩm và hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài: 18 2.2 CĂN CỨ, THỦ TỤC VÀ HẬU QUẢ CỦA HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI: 18 2.2.1 Căn cứ hủy phán quyết trọng tài: 18 2.2.1.1 Một số lưu ý về căn cứ hủy phán quyết trọng tài: 19 2.2.1.2 Các căn cứ hủy phán quyết trọng tài: 22 2.2.2 Thủ tục và hậu quả pháp lý của hủy phán quyết trọng tài: 25 2.2.2.1 Thủ tục hủy phán quyết trọng tài: 26 2.2.2.2 Hậu quả pháp lý của hủy phán quyết trọng tài: 29 2.3 THỰC TRẠNG HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP: 31 2.3.1 Thực trạng hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam: 31 Trang 4 | 45 [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng. 2.3.2 Kiến nghị giải pháp nâng cao tính bắt buộc của phán quyết trọng tài tại Việt Nam: 35 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Trang 5 | 45 [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 TTTM Trọng tài thương mại LTTTM Luật trọng tài thương mại năm 2010 PLTTTM Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 TTV Trọng tài viên HĐTT Hội đồng trọng tài PQTT Phán quyết trọng tài VKSND ( VKSNDTC) Viện kiểm soát nhân dân (Viện kiểm sát nhân dân tối cao) Trang 6 | 45 [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề: Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam sau quá trình hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang có chiều hướng tiến triển và phát triển vượt bậc. Chính vì thế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ra đời dẫn đến việc phát sinh tranh chấp, cạnh tranh nhau là điều không thể tránh khỏi. Một trong những công cụ giúp “gỡ bỏ nút thắt” hiệu quả nhất đó là Tòa án. Bên cạnh đó, còn có phương thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM – một công cụ không kém phần tối ưu. Tuy nhiên, thực tế đã được chứng minh qua hai cuộc thống kê sau: Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), trong khi Toà kinh tế Hà Nội trong năm 2007 phải xử gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế và Toà kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại, trong đó có 1.000 vụ án kinh tế, thì VIAC cũng chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ . Tính trung bình mỗi trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0,25 vụ một năm, trong khi mỗi thẩm phán Toà kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xử trên 50 vụ một năm 1 . Theo thống kê năm 2007 về giải quyết các vụ tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động, thì Toà án các tỉnh đã thụ lý 108.060 vụ; đã xử lý được 80.773 vụ. Ngoài ra, có 1.280 vụ được kháng cáo lên Toà án nhân dân tối cao. Những con số này ngoài việc cho thấy sự phổ biến việc xử lý các tranh chấp bằng Toà án còn cho thấy phần nào sự quá tải của hệ thống Toà án 1 Qua đó, các số liệu trên cho thấy việc giải quyết tranh chấp thông qua TTTM không được đề cao mặc dù trong thực tế phương thức giải quyết tranh chấp này có nhiều tính năng ưu việt, bên cạnh Tòa án thì hơn hẳn các phương 1 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của Tòa án, http://luatminhkhue.vn Trang 7 | 45 [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng. thức như thương lượng, trung gian, hòa giải… Hơn thế nữa, đa phần các vụ tranh chấp thường tin cậy giải quyết ở Tòa án hơn là ở TTTM. Vậy nguyên nhân là do đâu? Bởi lẽ, như thực trạng ngày nay, việc hủy phán quyết trọng tài một phần cũng do quá tùy tiện và dễ dàng nên các bên tranh chấp dần mất niềm tin vào phương thức giải quyết này. Với đề tài “ Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” sẽ cho chúng ta một cái nhìn tích cực về việc lựa chọn phương thức giải quyết bằng TTTM và hơn thế là nâng cao uy thế của trọng tài trong những vụ giải quyết tranh chấp bởi những tính năng ưu việt của nó. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: So với phương thức giải quyết bằng Tòa án nhận được nhiều sự ưu tiên lựa chọn từ các bên tranh chấp thì phương thức giải quyết thông qua TTTM dần mất ưu thế. Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu một cách khoa học, phân tích, làm rõ để tìm ra những nguyên nhân, bất cập của Hủy phán quyết trọng tài. Từ đó, đề xuất kiến nghị nâng tầm ưu thế cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về căn cứ, thủ tục, hậu quả của Hủy phán quyết trọng tài và thông qua thực tiễn để nên lên tính ứng dụng hiện nay của phương thức giải quyết tranh chấp này. Phạm vi: Với tầm quan sát và đúc kết thực tiễn còn giới hạn ở vị trí sinh viên, bài tiểu luận chỉ tham khảo và phân tích trong một số tài liệu có liên quan, hơn thế là đối chiếu và so sánh với quy định trong luật của một số quốc gia khác. Từ đó, đưa một số kết luận thông qua thực tiễn để hoàn thiện bài tiểu luận. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu đề tài này là sự kết hợp của hai phương pháp sau: Trang 8 | 45 [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng. - Phương pháp diễn dịch và quy nạp. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. Trên cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên môn,các bài luận nghiên cứu, tạp chí uy tín để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề. Sau đó nhóm thực hiện sử dụng phương pháp diễn dịch và phân tích để hiểu rõ hơn về các khái niệm, nội dung cơ bản trong điều ước quốc tế, trình bày lại theo quan điểm cá nhân dựa trên sự tôn trọng các nghiên cứu đã có. 1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu: Trong bài tiểu luận này, nhóm thực hiện cũng đã có cơ hội tham khảo nhiều những nguồn tài liệu, bài viết có liên quan đến vấn đề này. Nhóm thực hiện xin giới thiệu một số nguồn tâm đắc sau: Thứ nhất, cuốn sách “Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn: Giải quyết tranh chấp thương mại như thế nào?” của Trung tâm thương mại trọng tài quốc tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia phát hành. Đây là cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn khách quan , toàn diện về các vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài. Cuốn sách đã nhấn mạnh được vai trò của trọng tài thương mại và giới thiệu được các hình thức trọng tại thương mại hiện nay tại Việt Nam. Về phần Hủy phán quyết trọng tài, cuốn sách đã có sự đánh giá, so sánh việc hủy trọng tài tại Việt Nam và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, cuốn sách này chưa có sự cập nhật mới các văn bản hướng dẫn thực hiện LTTTM năm 2010. Thứ hai, cuốn sách “Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại” , sách chuyên khảo của TS Đỗ Văn Đại- TS.Trần Hoàng Hải, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách này đã cung cấp những phân tích, so sánh cụ thể những điểm mới giữa PLTTTM năm 2003 và LTTTM năm 2010. Qua đó, giúp người đọc thấy rõ được sự cải cách và thay đổi mạnh mẽ những quy định về Trọng tài thương mại. Đồng thời, các tác giả đã có sự dẫn dắt cụ thể từ thực tế thi hành giúp người đọc liên hệ mật thiết với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, kiến thức được trình bày trong cuốn sách này quá rộng và mang tính chuyên sâu. Trang 9 | 45 [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng. Người đọc phải nắm được các đặc điểm cơ bản của Trọng tài thương mại thì mới có thể hiểu được cách viết của các tác giả. Bên cạnh đó còn nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết mang tính thời sự về vấn đề này được đăng tải trên các trang thông tin uy tín trong và ngoài nước. 1.6 Ý nghĩa và thực tiễn nghiên cứu: Ý nghĩa: Nhóm thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần làm rõ hơn về thực trạng hủy phán quyết trọng tài hiện nay tại Việt Nam. Rõ ràng chúng ta đang tồn tại một nghịc lý: Nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng hội nhập mạnh mẽ, những tranh chấp kinh doanh thương mại diễn ra trong quá trình hội nhập này là không tránh khỏi. Nhưng tại sao, trong khi các chủ thể kinh doanh trên thế giới ưa thích và thường xuyên xử dụng hình thức phán quyết trọng tài thay vì phán quyến của tòa án, còn ở Việt Nam lại không? Đồng thời, khi nghiên cứu đề tài này, nhóm thực hiện cũng có cơ hội tìm hiểu kỹ và sâu sắc hơn về Trọng tài thương mại nói chung và Hủy phán quyết trọng tài thương mại nói riêng. Từ đó trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết trong học tập và công việc sau này. Thực tiễn nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đã gặp nhiều những thuận lợi như: nguồn tài liệu phong phú; sự tích cực của các bạn thành viên và sự hướng dẫn của Giảng viên. Tuy nhiên, vẫn còn gặp những khó khăn về: Số liệu thực tế, xử lý kiến thức còn hạn chế. Do đó, những thiếu sót còn tồn tại trong tiểu luận này là không thể tránh được. Trang 10 | 45 [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI: 2.1.1 Khái niệm phán quyết trọng tài: So với PLTTTM, LTTTM đã sử dụng một thuật ngữ mới là “Phán quyết trọng tài” bên cạnh thuật ngữ “Quyết định trọng tài”. Hai thuật ngữ này tương ứng với hai loại quy phạm điều chỉnh khác nhau nhất là về giá trị pháp lý của chúng. Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 LTTTM, giải thích khái niệm “Phán quyết trọng tài” là: “Phán quyết trọng tài là quyết định của HĐTT giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”. Hiểu một cách cụ thể thì “phán quyết trọng tài” chính là một bản án có giá trị chung thẩm. Phán quyết phải là quyết định của HĐTT giải quyết vụ tranh chấp đó và được đưa ra để giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, điều đó cũng có nghĩa khi Hội đổng trọng tài đưa ra phán quyết thì quá trình tố tụng trọng tài chấm dứt. Nói cách khác, tranh chấp được giải quyết khi có phán quyết trọng tài. Chúng ta cần có một cách hiểu chính xác để tránh nhầm lẫn với khái niệm “quyết định trọng tài”. Theo Khoản 9, Điều 3, LTTTM: “Quyết định trọng tài là quyết định của HĐTT trong quá trình giải quyết tranh chấp”. Chúng ta có thể thấy phán quyết trọng tài hay quyết định trọng tài đều là quyết định của HĐTT nhưng phán quyết trọng tài là cơ sở cho sự chấm dứt quá trình tố tụng trọng tài thông qua việc nội dung vụ tranh chấp được giải quyết hoàn toàn khi có phán quyết trọng tài. Trong khi đó, quyết định trọng tài là cơ sở phát sinh thêm một số quyền và nghĩa vụ cho các đương sự trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, chẳng hạn như HĐTT ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với một bên đương sự khi có yêu cầu của bên đương sự còn lại, trong tình huống này thì quyết định trọng tài như một biện pháp để đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra thuận lợi hơn và cho cả việc thi hành phán quyết sau này. Khi có quyết định trọng tài thì vụ tranh chấp vẫn tiếp tục được giải quyết, chưa chấm dứt. Đồng thời, đối với phán quyết trọng tài, tòa án có thể hủy nếu một bên đưa ra được bằng chứng chứng minh thuộc một trong các trường hợp được hủy. Tuy nhiên, nếu đó chỉ là một quyết định trọng tài thì những quy định về hủy này lại không được áp dụng.Như vậy có thể thấy, giá trị pháp lý của hai quyết định này là khác nhau. [...]... Nguyên tắc ra phán quyết 1 HĐTT ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số 2 Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. ” Về thời hạn ban hành phán quyết trọng tài, sau khi HĐTT đã thống nhất ra phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài phải được ban hành ngay tại phiên họp giải quyết tranh chấp... như phán quyết trọng tài nước ngoài Đây là một biện pháp đảm bảo tính thi hành của phán quyết trọng tài trong thực tế theo quy định tại Khoản 1 điều 61 LTTTM Đối với phán quyết trọng tài của trọng tài vụ việc thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết trọng tài được đăng ký (Khoản 2 điều 66 LTTTM) Phán quyết trọng tài. .. đó; b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 68, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài 2.2.2 Thủ tục và hậu quả pháp lý của hủy phán quyết trọng tài: [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng Trang... ở Việt Nam nên khi có phán quyết trọng tài về vấn đề này thì một bên có thể yêu cầu tòa án hủy Mặc dù, phán quyết trọng tài bị tòa án ở Việt Nam hủy, một bên có thể đưa phán quyết này sang một nước khác để công nhận và cho thi hành Khả năng thi hành phán quyết bị hủy ở Việt Nam tại nước khác vẫn có Do vậy, HĐTTvà các bên nên cân nhắc yếu tố này khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam 2.3... 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam K12504_Luật Tài chính-Ngân hàng Trang 25 | 4 5 Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điểm đ khoản 2 điều 68 LTTTM) Là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam Khi xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án phải xác định được phán quyết. .. Tại Khoản 12 điều 3 LTTTM cũng có quy định về một loại phán quyết khác đó là Phán quyết của trọng tài nước ngoài: là Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.” Trên thực tế có sự khác biệt giữa việc thi hành phán quyết của trọng tài trong nước và phán. .. với phán quyết trọng tài: Phán quyết trọng tài bị hủy ở Việt Nam không có nghĩa là không còn hi vọng được thi hành quyết định này Cụ thể như sau: Theo Điểm g Khoản 1 Điều 370 Bộ luật tố tụng dân sự thì quyết định của trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, [Nhóm 8] Hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam. .. buộc về mặt pháp lý cho các phán quyết trọng tài Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những quy định này: 2.2.1.1 (i) Một số lưu ý về căn cứ hủy phán quyết trọng tài: Danh mục căn cứ hủy phán quyết: Như đã biết phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể tử ngày ban hành tuy nhiên pháp luật còn có quy định thêm về hủy phán quyết của trọng tài dựa trên các căn cứ của Điều 68 – LTTTM khi phán quyết. .. ký phán quyết trọng tài vụ việc, thì Tòa án không có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn yêu cầu đó Trường hợp có căn cứ cho thấy phán quyết trọng tài vụ việc đang được xem xét, giải quyết theo thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án có thẩm quyền thì khi nhận được đơn yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài, Tòa án chưa thụ lý yêu cầu này để đợi kết quả giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng. .. là tại trọng tài hay tòa án Thêm vào đó, việc hủy phán quyết trọng tài là dựa trên cơ sở của Điều 68 LTTTM Việc áp dụng điều 13 vào chế định hủy phán quyết trọng tài để chống lại bên yêu cầu hủy phán quyết? (v) Nghĩa vụ chứng minh: Đây là điểm mới về trách nhiệm chứng minh sự tồn tại của căn cứ hủy phán quyết trọng tài, với quy định nêu trên đã theo hướng đi hợp lý khi yêu cầu người yêu cầu hủy bỏ phán . trọng tài: 29 2.3 THỰC TRẠNG HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP: 31 2.3.1 Thực trạng hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam: 31 Trang 4 | 45 [Nhóm 8] Hủy phán quyết. cứ hủy phán quyết trọng tài: 22 2.2.2 Thủ tục và hậu quả pháp lý của hủy phán quyết trọng tài: 25 2.2.2.1 Thủ tục hủy phán quyết trọng tài: 26 2.2.2.2 Hậu quả pháp lý của hủy phán quyết trọng. VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI: 10 2.1.1 Khái niệm phán quyết trọng tài: 10 2.1.2 Ban hành và yêu cầu đối với phán quyết trọng tài: 11 2.1.2.1 Ban hành phán quyết trọng tài: 11 2.1.2.2.

Ngày đăng: 19/08/2015, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan