(i) Đối với tranh chấp:
LTTTM quy định về hệ quả của việc hủy phán quyết trọng tài tại Khoản 8 Điều 71 theo đó “trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán
quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại tòa án”. Như vậy nếu muốn
tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thì các bên phải có “thỏa thuận lại”. Nếu không có thỏa thuận lại thì không có cơ sở để yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp và một bên đương nhiên được quyền khởi kiện ra tòa án. Có thể nói, quy định của LTTTM không khác PLTTTM về hệ quả của
việc hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, khi LTTTM được ban hành thì khả năng phán quyết của trọng tài bị hủy do vi phạm tố tụng sẽ hiếm xảy ra so với PLTTTM vì LTTTM có quy định cho phép HĐTT khắc phục những sai sót về tố tụng. Tức là, khi có yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu của Tòa án có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho HĐTTkhắc phục sai sót trong tố tụng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài. HĐTTphải thông báo cho Tòa án biết về việc khắc phục sai sót tố tụng. Tuy nhiên, quy định trên chỉ cho phép Tòa án tạm dừng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài để HĐTTkhắc phục sai sót tố tụng và Tòa án chỉ áp dụng điều này khi có yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp. Thực tế có những sai sót tố tụng không thể khắc phục được thì Tòa án không tạm dừng xét đơn yêu cầu.
Trong trường hợp các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án thì vấn đề thời hiệu được tính như thế nào? Trong quá trình tố tụng trọng tài, một bên có thể khiếu nại về thẩm quyền của trọng tài và có thể tòa án ra quyết định dẫn đến đình chỉ tố tụng trọng tài (Khoản 6 Điều 44 LTTTM 2010). Trong trường hợp này, nếu các không có thỏa thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra tòa án. Thời hiệu khởi kiện ra tòa án được xác định theo quy định của pháp luật. Thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại trọng tài đến ngày tào án ra quyết định thụ lí giải quyết vụ tranh chấp không tính vào thời hiệu khởi kiện. Bên cạnh đó, Khoản 9 Điều 71 LTTTM 2010 quy định “trong mọi trường hợp, thời gian giải quyết tranh chấp trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán quyết trọng tài tại tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện”. Như vậy, cho đến kết thúc thủ tục hủy phán quyết trọng tài, thời gian không được tình vào thời hiệu khởi kiện vụ việc ra tòa án.
(ii) Đối với phán quyết trọng tài:
Phán quyết trọng tài bị hủy ở Việt Nam không có nghĩa là không còn hi vọng được thi hành quyết định này. Cụ thể như sau:
Theo Điểm g Khoản 1 Điều 370 Bộ luật tố tụng dân sự thì quyết định của trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam,
nếu tòa án Việt Nam xét thấy quyết định của trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ. Một phán quyết có thể bị hủy ở Việt Nam nhưng vẫn có thể được công nhận và cho thi hành ở những nước khác. Chẳng hạn, một tranh chấp không thể giải quyết bằng phương thức trọng tài ở Việt Nam nên khi có phán quyết trọng tài về vấn đề này thì một bên có thể yêu cầu tòa án hủy. Mặc dù, phán quyết trọng tài bị tòa án ở Việt Nam hủy, một bên có thể đưa phán quyết này sang một nước khác để công nhận và cho thi hành. Khả năng thi hành phán quyết bị hủy ở Việt Nam tại nước khác vẫn có. Do vậy, HĐTTvà các bên nên cân nhắc yếu tố này khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt