Trọng tài là một thiết chế giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhất là trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Trọng tài lại càng trở nên hấp dẫn trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay khi mà tầm hoạt động của các doanh nghiệp, thương nhân ngày nay có xu thế vượt ra ngoài lãnh thổ một quốc gia. Tại Việt Nam, các nhà làm luật cũng đã và đang cố gắng xây dựng một hệ thống luật hoàn chỉnh và thống nhất nhằm thúc đẩy phát triển về trọng tài.Theo thống kê cho thấy thời gian qua, việc thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết của trọng tài trong nước cũng như yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại các tòa án Việt Nam đã tăng rõ rệt. Số trường hợp tòa hủy phán quyết của trọng tài trong nước cũng như không công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài cũng tăng lên rõ rệt.
Đây là một nghịch lý bởi LTTTM năm 2010 đã có những điểm mới hoàn thiện hơn so với PLTTTM năm 2003 nhằm bảo đảm cho phán quyết của trọng tài trong nước được thi hành trong thực tế và loại bỏ bớt một số trường hợp tòa phải hủy phán quyết của trọng tài2. Chúng ta có thể tìm hiểu qua một số thực trạng được đề cập đến dưới đây:
2
Bài viết Doanh nghiệp thờ ơ với trọng tài, đăng trên Wepsite Người đưa tin, ngày 02/11/2013 http://www.nguoiduatin.vn/doanh-nghiep-tho-o-voi-trong-tai-a112212.html
(i) Hủy quyết định tùy tiện:
Mới đây, tại một hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về thực trạng phán quyết của trọng tài trong nước bị tòa hủy khá tùy tiện. Có đại biểu dẫn chứng về vụ tranh chấp giữa một số cổ đông với Công ty Hồng Loan, theo Trọng tài thương mại Cần Thơ, Công ty Hồng Loan phải tổ chức đại hội cổ đông. Phán quyết này sau đó đã bị tòa hủy vì yêu cầu tổ chức đại hội cổ đông là vượt quá yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, tòa lại không cho biết, không giải thích vì sao lại “vượt quá yêu cầu khởi kiện”. Trường hợp khác, có vụ HĐTT gửi thông báo mời các bên đến dự phiên họp giải quyết tranh chấp, nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức phiên họp, được gửi hợp lệ đến các bên tranh chấp và các bên đã có mặt đầy đủ. Nhưng sau đó tòa lại tuyên hủy phán quyết trọng tài với lý do… thông báo của HĐTT không ghi chữ “triệu tập” mà chỉ ghi là “mời”.
(ii) Áp dụng luật chưa đúng, thiếu quy định:
Nhiều thẩm phán chuyên xử án kinh tế cho biết có tình trạng hủy phán quyết trọng tài ngày càng gia tăng nêu trên một phần cũng do các thẩm phán nhìn nhận khác nhau về các vấn đề luật định. Chẳng hạn, về mặt tố tụng, có thẩm phán quan niệm là các thông báo của trọng tài phải gửi cho các bên theo đúng quy trình tố tụng dân sự mà tòa vẫn vận dụng. Trong khi đó, trọng tài giải quyết tranh chấp theo trình tự tố tụng riêng, khác với quy trình tố tụng của tòa. Cụ thể, khoản 2 Điều 12 LTTTM quy định các thông báo, tài liệu mà trung tâm trọng tài hoặc HĐTT gửi cho các bên được gửi đến địa chỉ của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉ do các bên thông báo. Điều này khác rất lớn với tố tụng dân sự là cán bộ tòa phải tống đạt trực tiếp và phải có xác nhận của người, đơn vị nhận. Về mặt nội dung, thế nào là phán quyết của trọng tài trái với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam thì thẩm phán hiểu khác, luật sư hiểu khác và đến nay cũng chưa có hướng dẫn nên nhiều trường hợp hủy hoặc không công nhận quyết định của trọng tài gây tranh cãi.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia Công ước New York từ năm 1995. Công ước có quy định bên phản đối việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài phải chứng minh với tòa án có thẩm quyền rằng quyết định của trọng tài thuộc vào một trong các trường hợp không được công nhận bởi tòa án. Tuy nhiên, khi xây dựng BLTTDS năm 2004, các nhà làm luật lại không quy định nghĩa vụ chứng minh các trường hợp không công nhận quyết định của trọng tài
nước ngoài thuộc về bên phản đối thi hành như Công ước New York. Bởi thiếu sót này mà một số thẩm phán cho rằng bên yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài có nghĩa vụ phải chứng minh quyết định đó không rơi vào các trường hợp không được công nhận theo BLTTDS. Nếu họ không chứng minh được thì tòa bác yêu cầu. Xuất phát từ cách hiểu đó mà một số quyết định của trọng tài nước ngoài đã bị từ chối công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
(iii) Có phán quyết trọng tài vẫn không giải quyết được tranh chấp:
Hiện Việt Nam có 7 trung tâm trọng tài, trong đó lớn nhất là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VICA). Tuy nhiên, theo nhiều thống kê, số vụ việc mà các trung tâm trọng tài giải quyết chỉ chiếm chưa đến 1% so với tòa án. Anh Quách Thành Hưng, giám đốc một công ty có trụ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, anh đã từng tìm đến giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại, nhưng bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành. Vì thế hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài, bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo quy định. Anh lại phải làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phán quyết trọng tài. Dù đã có phán quyết của trọng tài nhưng vụ việc vẫn phải lòng vòng mà vẫn chưa đến đâu cả.
LS. Nguyễn Văn Tú - giám đốc Công ty Luật TNHH Fanci nhận định, việc giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài đã bàn đến rất nhiều về mặt lý thuyết nhưng thực tế các trung tâm trọng tài vẫn vắng khách. Có nhiều nguyên nhân thuộc về kinh tế và xã hội chứ không phải các doanh nghiệp e ngại. Có 2 nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất , người dân vẫn tin tưởng vào hệ thống tòa án
bởi tính quyền lực toàn diện của nó. Ở Việt Nam, chỉ có tòa án mới đầy đủ thẩm quyền nhân danh Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Mặc dù giải quyết tranh chấp thì không nhất thiết phải nhân danh Nhà nước đầy đủ như vậy nhưng nếu là phán quyết mà được nhân danh toàn diện thì người ta vẫn thích thú và yên tâm hơn; Thứ hai, khi giải quyết tranh chấp thì cần phải thu thập chứng cứ, mà công việc thu thập chứng cứ ở Việt Nam luôn khó khăn, bắt nguồn từ chính thói quen, văn hóa của người Việt Nam không chú trọng đến hồ sơ, giấy tờ, thậm chí giấy tờ còn được thiết kế không hoàn toàn đúng thực tế giao dịch dân sự nên việc thu thập chứng cứ rất khó khăn. Khi tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước
đi thu thập chứng cứ thì dễ dàng hơn nhiều so với các đương sự tự mình thu thập chứng cứ.3
(iv) Không có giám sát dễ bị lạm dụng:
LS.Vũ ánh Dương - tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết: "Việt Nam là "siêu vô địch" về hủy phán quyết trọng tài. Trong giai đoạn 2003 - 2010, số vụ tranh chấp có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chiếm 12% (trong số đó 34% bị hủy). Khi LTTTM có hiệu lực từ 1/1/2011 đến nay, có tới 36% số phán quyết trọng tài bị hủy. Bên cạnh đó, LS. Nguyễn Văn Tú- giám đốc Công ty Luật TNHH Fanci cho rằng, việc án dân sự mà tòa cấp dưới xử bị tòa cấp trên sửa hoặc hủy cũng khá nhiều. Thậm chí, qua 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì tòa án tối cao hủy cũng không ít. Nhiều ý kiến còn cho rằng, nếu giữ đúng mực thước thì hệ thống án dân sự bị hủy hoặc sửa còn cao hơn thực tế nhiều lần. Do vậy, việc hủy ở cả hệ thống tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài cũng chưa nói lên hệ thống xét xử nào hơn. Nguyên nhân bị hủy ở cả hai hệ thống phần lớn vẫn là do chứng cứ vốn dĩ không được thu thập đầy đủ, toàn diện và nhận thức pháp lý, nhận thức bản chất của giao dịch dân sự - kinh tế không đúng đắn.
Nhận định về sự bất cập liên quan đến phán quyết việc hủy phán quyết trọng tài, các chuyên gia trong lĩnh vực này cho hay, có tới gần 100% các vụ án ở trọng tài là không đủ thời gian, đa số khi giải quyết đều phải có thời gian trên 1 năm; về việc gửi thông báo, quyết định của tòa án thì gần 100% trọng tài không nhận được hủy phán quyết của tòa án; việc áp dụng pháp luật có sự áp dụng khác nhau về cùng một vấn đề giữa hội đồng xét đơn trong cùng một tòa án và giữa các tòa án... Điều này vi phạm nghiêm trọng quy định về tố tụng dân sự cũng như pháp luật trong tài. Theo chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong, một trong các lý do khiến các doanh nghiệp ít tìm đến trọng tài vì các quyết định của toà án có tính pháp lý cao hơn, cho nên các doanh nghiệp muốn có tính phán quyết cao này. Điều thứ hai, việc đưa ra toà hay qua trọng tài thương mại còn tuỳ thuộc vào điều khoản hợp đồng. Nếu hợp đồng ghi xử tại toà hoặc trọng tài thì sẽ giải quyết tại nơi ghi trong hợp đồng. Thứ ba, thực trạng
3
Bài viết Hủy phán quyết trọng tài: Áp dụng thiếu thống nhất, đăng trên Wepsite Đầu tư chứng khoán ngày 23/10/2013 http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-luat/huy-phan-quyet-ap-dung-luat- thieu-thong-nhat-11235.html
trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay trình độ, sự quảng bá uy tín nghiệp vụ không cao lắm nên doanh nghiệp vừa ít biết, vừa chưa đủ độ tin cậy. Hơn nữa, hiệu lực pháp lý của phán quyết trọng tài lại không cao nên các doanh nghiệp ít tìm đến trọng tài thương mại là điều dễ hiểu.
2.3.2 Kiến nghị giải pháp nâng cao tính bắt buộc của phán quyết trọng tài tại Việt Nam:
Với những quy đinh mới trong LTTTM 2010 nhằm khắc phục hạn chế của PLTTTM như: Thẩm quyền của trọng tài; Thoả thuận trọng tài; Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; Trọng tài viên và Trung tâm trọng tài; Phán quyết trọng tài, LTTTM 2010 đã mở rộng khả năng được yêu cầu trọng tài của nhiều chủ thể, do vậy các vụ tranh chấp được giải quyết tại trọng tài sẽ tăng lên. Với quy định rõ ràng hơn, sẽ làm giảm phán quyết có nguy cơ bị hủy; làm tăng số lượng trung tâm trọng tài được thành lập, tăng lựa chọn cho bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp, tạo sự cạnh tranh và do đó, tăng chất lượng dịch vụ của các trung tâm trọng tài ở Việt nam và có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, LTTTM 2010 vẫn bộc lộ nhiều bất cập, theo đó: giai đoạn 2003 -2013, số vụ tranh chấp có đơn yêu cầu hủy là 12%, số phán quyết trọng tài bị hủy là 34% (giai đoạn chưa có LTTTM 2010), số phán quyết bị hủy chỉ có 25%, nhưng khi bắt đầu áp dụng LTTTM 2010 thì con số này lên tới 36%. 4Phải chăng do Luật được ban hành chưa đáp ứng được đúng và đầy đủ nhu cầu cần thiết của xã hội? .... Để hạn chế được những bất cập này, đồng thời xây dựng hoàn thiện hơn pháp luật quy định về Trọng tài thương mại, nhóm xin được đề xuất các ý kiến như sau:
(i) Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn trong thực tiễn hiện nay:
Thứ nhất, hiện nay theo quy định của pháp luật thì điều kiện để trở thành
trọng tài viên được quy định tại khoản 1 điều 20 LTTTM 2010 đã có quy định, và theo thống kê trên trang web chính thức của Bộ Tư pháp thì gần như toàn bộ các trọng tài viên đều xuất thân từ nghề luật sư, họ có kinh nghiệm lâu năm và có uy tín nhất định trong giới, tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ để kết luận rằng những luật sư này sẽ làm tốt nhiệm vụ của một trọng tài viên.
Vì vậy, cần phải mở lớp đào tạo và xây dựng một đội ngũ trọng tài đáp ứng được yêu cầu của thị trường kinh tế đa dạng và nhu cầu hội nhập hiện nay.
4
Trọng tài viên cần phải được xem như một nghề độc lập và cần sự đào tạo chuyên nghiệp bài bản như các quốc gia lớn trên thế giới hiện nay. Sự đóng góp của các trọng tài viên có năng lực, đa dạng về chuyên môn và đông đủ về số lượng sẽ là một trong những nhân tố làm tăng lên sức hấp dẫn của trọng tài thương mại .
Thứ hai, nâng cao năng lực của các thẩm phán tại Tòa án, tạo mối quan
hệ gần gũi giữa Tòa án, trọng tài và doanh nghiệp.
Mặc dù hình thức giải quyết tranh chấp này đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 60 của thế kỷ XX. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không mặn mà với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài. Các doanh nghiệp lựa chọn trọng tài, tham gia tranh tụng và nếu không thỏa mãn được yêu cầu của mình, vẫn tìm kiếm sự can thiệp từ lãnh đạo, từ các cơ quan nhà nước có quyền lực.
Chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động như: Mở các buổi hội thảo tuyên truyển, phổ biến pháp luật trọng tài với sự tham gia của các trọng tài viên có kinh nghiệm cho các doanh nghiệp, tổ chức những buổi lắng nghe ý kiến, phổ biến và bồi dưỡng kiến thức về trọng tài trong cộng đồng doanh nghiệp để họ hiểu biết tầm quan trọng của phương thức giải quyết tranh chấp này, lắng nguyện vọng của các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ),…để các doanh nghiệp, doanh nhân cần quen dần với những luật chơi dân chủ phổ biến trên thế giới, khi mà với xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, các tranh chấp thương mại được dự đoán sẽ gia tăng về số lượng, phức tạp về mức độ, nội dung tranh chấp và phạm vi tranh chấp không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế.
Thứ ba, với dân số hơn tám mươi triệu dân cả nước nhưng cho đến thời
điểm hiện nay trên cả nước chỉ mới tổ chức được 7 trung tâm trọng tài với tổng số trọng tài viên chưa chỉ đạt 288 trọng tài viên5. Đây là một hạn chế rất lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của phương thức trọng tài.
Cho nên, cần phải mở rộng quy mô và số lượng các trung tâm trọng tài, trọng tài viên, theo đó chia rõ từng trung tâm thương mại theo từng lĩnh vực, ví dụ như về lĩnh vực đầu tư, đất nước ta luôn thu hút một số lượng rất lớn các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hàng năm, mặt trái chính
5
là dẫn đến rất nhiều bất cập, tranh chấp, tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn chưa có trung tâm trọng tài giải quyết các vấn đề đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao cần có bộ phận theo dõi việc hủy phán quyết trọng tài để từ đó có sự áp dụng thống nhất trong Tòa án trên toàn quốc. Các Tòa án địa phương cũng cần phải có thẩm phán chuyên sâu giải quyết các vấn đề liên quan đến trọng tài.
(ii) Một số kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định