Thủ tục hủy phán quyết trọng tài:

Một phần của tài liệu tiểu luận về hủy phán quyết trọng tài tại việt nam (Trang 26)

Theo khoản 1, Ðiều 68 Luật TTTM quy định về Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài thì Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Do đó, nếu một trong các bên không nộp đơn yêu cầu thì Tòa án không được xem xét để hủy phán quyết đó.

(i) Thủ tục hủy phán quyết trọng tài: bao gồm những bước được

quy định tại điều 71, Luật TTTM. Cụ thể như sau:

Bước 1: Theo khoản 1, Ðiều 68 Luật TTTM 2010, các bên có quyền nộp

đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại tòa án có thẩm quyền.

 Theo Điều 69 quy định về Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thì Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng HĐTT đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

 Về tòa án có thẩm quyền: Theo quy định tại điều 7, Luật TTTM và được quy định rõ hơn trong điều 5 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP thì:

- Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được các bên lựa chọn.(theo khoản 1, điều 7 LTTTM và các khoản 1; 2 Điều 5 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP)

- Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi HĐTTđã tuyên phán quyết trọng tài (theo điểm g, khoản 2, điều 7 LTTTM và các khoản 3;4;5 điều 5 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP).

Bước 2: Nếu đơn yêu cầu hợp lệ thì Tòa án tiến hành thụ lý đơn. Sau khi thụ lý đơn, Toà án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của HĐTT vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án. Khi chỉ định Thẩm phán tham gia Hội đồng xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Chánh án Tòa án không chỉ định Thẩm phán đã ra quyết định chỉ định hoặc thay đổi Trọng tài viên, Thẩm phán đã giải quyết

khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài( Khoản 1 điều 15, NQ 01/2014/HĐTP)

Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.

Bước 5: Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.

Bước 6: Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát.

Bước 7: Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.

Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà cần kiểm tra phán quyết trọng tài có thuộc một trong các trường hợp quy định về căn cứ để hủy phán quyết tại khoản 2 điều 68 Luật TTTM hay không.

Nếu xét thấy phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM và HĐTT không khắc phục hoặc không thể khắc phục được theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật TTTM, thì Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào điểm tương ứng tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM để ra quyết định huỷ phán quyết trọng tài

Nếu xét thấy phán quyết trọng tài không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM, thì Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định không huỷ phán quyết trọng tài.

Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài. Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

Bước 8: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp.

Không xét lại nhưng xem lại. Tại khoản 4, điều 71, Luật TTTM : “ không

xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà HĐTTđã giải quyết”. Như vậy, khi giải quyết yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, tòa án không có quyền can thiệp vào nội dung xét xử của HĐTT, tòa án không được “xét xử lại nôi dung vụ tranh chấp”. Nhưng điều đó không có nghĩa là tòa án không được xem lại vụ việc, bởi lẽ phải đánh giá được những gì đã xảy ra thì tòa án mới biết được phán quyết trọng tài có thuộc trường hợp bị hủy hay không.

Việc hủy phán quyết của HĐTT được thực hiện theo thủ tục riêng theo quy định của LTTTM.

Cấp tòa án có thẩm quyền xét đơn là tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo khoản 3, điều 7, Luật TTTM)

Cơ sở để xét đơn yêu cầu: Tòa án căn cứ vào các quy định tại điều 68 của

Luật TTTM để xem xét và quyết định.

(iii) Điểm khác biệt về thủ tục của Pháp lệnh và Luật TTTM:

So với PLTTTM thì LTTTM đã có những thay đổi đáng kể trong thủ tục hủy phán quyết trọng tài. Một số điểm khác biệt nổi bật cụ thể:

Thứ nhất, khác với PLTTTM, thủ tục tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán

quyết trọng tài trong LTTTM chỉ có một cấp và có giá trị chung thẩm.

Thứ hai , về vấn đề phúc thẩm quyết định của Tòa án đối với việc hủy

phán quyết của HĐTT. Theo PLTTTM quy định các bên có quyền kháng cáo, VKSND cùng cấp hoặc VKSNDTC có quyền kháng nghị. Trong khi đó, LTTTM thì các bên không có quyền kháng cáo, VKSND cũng không được kháng nghị. Nhà làm luật quy định như vậy có lẽ họ cho rằng: cấp sơ thẩm đã có 3 thẩm phán xử rồi nên cũng không cần thiết phải lên thủ tục phúc thẩm; hơn nữa khi làm như vậy sẽ làm cho việc giải quyết bằng trọng tài sẽ nhanh hơn.

Thứ ba , về vấn đề quy định thủ tục giám đốc thẩm quyết định của Tòa án

đối với việc hủy phán quyết của HĐTT. Trong Luật TTTM không có quy định đối với việc giám đốc thẩm quyết định của Tòa án về phán quyết trọng tài. Một trong những lí do của việc không có quy định này là do các nhà làm luật cho rằng: tố tụng trọng tài cần nhanh gọn, mau lẹ, có lợi cho các bên ,tạo ra hiệu lực của phán quyết trọng tài. Tuy nhiên chúng ta cần bàn thêm ở đây một vấn đề rằng: trên thực tế cũng có nhiều bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn có những sai lầm huống chi là các quyết định hủy phán quyết của Tòa án. Do đó, để khắc phục sửa chữa những sai lầm, thiếu sót và nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự mà BLTTDS đã quy định thủ tục giám đốc thẩm đối với những phán quyết này. Vì vậy, các nhà nghiên cứu lập

pháp cho rằng việc quy định thủ tục giám đốc thẩm đối với các quyết định hủy phán quyết của tòa án là rất hữu ích, đảm bảo sự thống nhất của pháp luật.

Thứ tư , về nghĩa vụ chứng minh. Điểm khác biệt so với PLTTTM là

LTTTM đã phân chia nghĩa vụ chứng minh về căn cứ hủy thành 2 trường hợp. Đối với các căn cứ tại khoản a, b, c, d bên yêu cầu hủy có nghĩa vụ chứng minh. Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.

Một phần của tài liệu tiểu luận về hủy phán quyết trọng tài tại việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)