Ví dụ, sẽnhư thế nào nếu xảy ra tình huống các bên chuyển nhượng hối phiếu nghi ngờ về quyền nhận thanh toán của người thụ hưởng hối phiếu vì cho rằng người ký phát hoặc người phát hành
Trang 1Các phương tiện thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng Nó có vai trò hết sức quan trọng trong thanh toán quốc tế Hoàn toàn khác với tiền kim loại đầy
đủ giá trị, các phương tiện lưu thông tín dụng không có giá trị nội tại của nó
mà nó chỉ là dấu hiệu của tiền tệ mà thôi Tiền giấy là ký hiệu của tiền thật
do Nhà nước phát hành, còn phương tiện lưu thông tín dụng phần lớn là do kết quả của hợp đồng mua bán hàng hóa và các nghiệp vụ của ngân hàng tạo
ra Nó thực hiện một số chức năng của tiền như là phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán, tức là nó có thể được chuyển nhượng, mua bán từ tay người này sang tay người khác bằng cách chuyển nhượng cho người thụ hưởng hoặc chuyển giao không cần ký chuyển nhượng
I KHÁI NIỆM CHUNG:
1 Khái niệm thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc têa là quan hệ thanh toán bắng tiền về xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư, vay trả, viện trợ… giữa các nước dưới hình thức chuyển tiền hay thanh toán bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng của các nước hữu quan
2 Khái niệm phương tiện thanh toán:
Phương tiện thanh toán là công cụ tiền tệ tín dụng được sử dụng trong thanh toán quốc tế Có nhiều phương tiện thanh toán như vàng, giấy bạc ngân hàng, séc, hối phiếu… trong đó séc và hối phiếu là những phương tiên được sử dụng rộng rãi nhất trong mậu dịch quốc tế
Có 4 loại phương tiện thanh toán thường dùng:
Hối phiếu (Bill of Exchange hoặc Draft)
Séc (Check)
Kỳ phiếu:
Thẻ thanh toán
II CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
1 Hối phiếu (Bill of exchange, draft)
Hối phiếu đã được biết đến như những văn bản ghi nợ khi các thương giamua chịu hàng hóa
1.1.Khái niệm
* Khái niệm : Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, do
một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu,hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất
Trang 2định cho người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người kháchoặc trả cho người cầm phiếu.
* MỘT SỐ LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU
Để thống nhất việc lưu thông hối phiếu, các nước tư bản đã ban hànhcác luật hối phiếu như:
- Luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA).
- Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 “Uniform
Commercial Codes of 1962” (UCC).
- Đặc biệt là công ước Giơ-ne-vơ (Geneva) được các nước ký kết năm
1930 : Đó là luật điều chỉnh về hối phiếu “Uniform Law for Bills of
exchange” (ULB).
ULB mang tính chất khu vực thuộc Châu Âu Pháp tham gia công ướcGeneva năm 1930, nhưng chính thức áp dụng luật ULB vào năm 1930 ViệtNam là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, nên cũng áp dụng luật này từ năm
1937 cho đến nay Vì vậy ngày nay để giải thích về hối phiếu ở nước ta cũng chỉ nên dựa vào ULB hơn là các văn bản pháp lý khác vì ULB được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Trước thực trạng về khung pháp lý và tình hình sử dụng thương phiếu, séc ở Việt Nam, Chính phủ đã trình Quốc hội xây dựng Luật Hối phiếu nhằm bảo
hộ, khuyến khích việc hình thành, phát triển và sử dụng các loại hối phiếu trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, tạo cơ sở pháp lý phù hợp hơn với thể chế, chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập
Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI, Dự thảo Luật Hối phiếu đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, Ban soạn thảo Luật đã hoàn thành việc chỉnh lý Dự thảo (lần 9) Luật Hối phiếu trình Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội xem xét, chuẩn
bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XI
Theo dự thảo lần 9, Luật Hối phiếu điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hốiphiếu trong việc phát hành, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, cầm cố, thanh toán, truy đòi, khởi kiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam; hối phiếu quy định trong Luật bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc; người ký phát, người phát hành chỉ được phát hành hối phiếu trên cơ sở các quan hệ thương mại, quan hệ tín dụng hoặc quan hệ thanh toán
Trang 3Bình luận về Dự thảo lần 9 Luật Hối phiếu, Dự án STAR-Việt Nam (thuộc Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ nhằm thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ) cho rằng, về cơ bản Dự thảo Luật đã tuân thủ các thông lệ quốc tế, song vẫn còn những điểm cần phải hoàn thiện thêm, trong
đó có một số điểm đáng chú ý, như:
Về tên của Dự thảo Luật: nên xem xét đổi tên thành “Luật Hối phiếu và
Lệnh phiếu” vì hối phiếu nhận nợ nhìn chung được hiểu là một loại công cụ khác với hối phiếu đòi nợ
Về cơ sở phát hành hối phiếu: Việc quy định “người ký phát, người phát
hành chỉ được phát hành hối phiếu trên cơ sở các quan hệ thương mại, quan
hệ tín dụng hoặc quan hệ thanh toán” có vẻ như hạn chế việc sử dụng hối phiếu và sẽ ảnh hưởng đến khả năng chuyển nhượng của hối phiếu Ví dụ, sẽnhư thế nào nếu xảy ra tình huống các bên chuyển nhượng hối phiếu nghi ngờ về quyền nhận thanh toán của người thụ hưởng hối phiếu vì cho rằng người ký phát hoặc người phát hành đầu tiên đã không phát hành hối phiếu này trên cơ sở một trong các mối quan hệ quy định ở trên Theo Star - Việt Nam, từ trước tới nay, bất cứ người nào cũng có thể sử dụng hối phiếu (kể
cả séc), việc hạn chế sử dụng chỉ căn cứ vào các hạn chế thông thường về năng lực tham gia quan hệ pháp luật của người đó (như năng lực tư duy, độ tuổi thích hợp)
Quy định “chữ ký của người đại diện của tổ chức trên hối phiếu phải kèm theo dấu” sẽ khiến các công ty nước ngoài gặp khó khăn
Về các nội dung cần thiết của hối phiếu: nên bỏ quy định phải nêu rõ địa chỉcủa người ký phát, người thụ hưởng, nơi thanh toán (trong hối phiếu đòi nợ)
và địa chỉ của bên phát hành (trong phối phiếu nhận nợ) vì các quy định nàyhơi rườm rà và có vẻ trái với thông lệ quốc tế
1.2.Đặc tính của hối phiếu
- Tính bắt buộc của hối phiếu: Hối phiếu là "tờ mệnh lệnh trả tiền vô
điều kiện" Người trả tiền hối phiếu phải trả theo đúng nội dung ghi trên tờphiếu và không thể viện bất cứ lý do riêng nào của mình để từ chối trả tiềnđối với người ký phát hối phiếu hay người thụ hưởng, trừ trường hợp hốiphiếu được lập ra trái với các đạo luật chi phối nó
- Tính trừu tượng của hối phiếu: Trên hối phiếu không nêu nguyên
nhân phát sinh việc lập hối phiếu, mà chỉ ghi số tiền phải trả và những nội
Trang 4dung liên quan đến việc trả tiền Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không
bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu Nói cách khác,nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng
- Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển
nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó Hối phiếu có tính chất này
vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác, trên hối phiếu cómột giá trị tiền nhất định, thời hạn nhất định tức là nhờ có tính bắt buộc &tính trừu tượng nên hối phiếu có được tính lưu thông
1.3.Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến hối phiếu
-Ban đầu có 3 bên tham gia liên quan trực tiếp đến hối phiếu là người
ký phát, người thanh toán và người thụ hưởng
Trong quá trình tham gia thanh toán hối phiếu, nếu là hối phiếu có kìhạn hối phiếu có thể chuyển nhượng cho người khác, số thành viên tham gia
và liên quan đến hối phiếu sẽ là người chuyển nhượng và người cầm phiếu
1.Người ký phát hối phiếu (DRAWEE) : thường là người xuất khẩu
hành hóa, người cung cấp các dịch vụ có liên quan đến đến xuất khẩu hànghóa
* Trách nhiệm:
- ký phát hối phiếu theo đúng luật
-ký tên vào góc phải phía dưới mặt trước hối phiếu
-nếu hối phiếu khi đã chuyển nhượng mà bị từ chối trả tiền thì người kíphát hối phiếu có trách nhiệm hoàn trả lại tiền cho người hưởng lợi của tờhối phiếu
*Quyền:
- Quyền hưởng lợi số tiền trên hối phiếu
-Quyền chuyển nhượng quyền hưởng lợi đó cho người khác
2 Người thanh toán : Là người được hối phiếu gửi tới – Người có
trách nhiệm trả tiền là người nhập khẩu hàng hóa dịch vụ có liên quan đếnxuất nhập khẩu hàng hóa Khi dùng hối phiếu là phương tiện đòi tiền củaphương thức tín dụng chứng từ, người trả tiền hối phiếu là ngân hàng mở L/
C hay ngân hàng xác nhận L/C Trách nhiệm trả tiền của ngân hàng đối vớihối phiếu chỉ giới hạn trong thời hạn hiệu lực của L/C
*Trách nhiệm:
-Trả tiền hối phiếu theo những quy định đã ghi trên hối phiếu
-Nếu là hối phiếu có kỳ hạn, người trả tiền phải ký chấp nhận hối phiếukhi nhìn thấy hối phiếu Việc chấp nhận này là vô điều kiện
Trang 5-có quyền từ chối trả tiền hối phiếu khi hối phiếu chưa ký chấp nhận.Việc từ chối trả tiền này phải phù hợp với luật ULB
3.Người hưởng lợi hối phiếu: là người có quyền nhận tiền của hối
phiếu, có thể là người ký phát hối phiếu, hoặc có thể là người khác do người
ký phát hối phiếu chỉ định, hoặc do người hưởng lợi chuyển nhượng quyềnhưởng lợi của mình cho người đó bẳng thủ tục hối phiếu
4.Người chuyển nhượng hối phiếu: là người đem quyền hưởng lợi hối
phiếu của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục ký hậu hối phiếu Nhưvậy người chuyển nhượng đầu tiên là người ký phát hối phiếu
5.Người cầm phiếu: Là người có quyền nhận số tiền trên hối phiếu khi
hối phiếu đến hạn thanh toán Người cầm phiếu có thể là:
-Người ký phát hối phiếu, nếu người này không chuyển nhượng quyềnhưởng lợi cho người khác
-Đối với hối phiếu được chuyển nhượng người cầm phiếu là ngườihưởng lợi cuối cùng của hối phiếu
*)Nếu là hối phiếu vô danh, khi hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi trên mặt trước của hối phiếu thì bất cứ ai cầm hối phiếu cũng trở thành người hưởng lợi.
**)Nếu hối phiếu được chuyển nhượng ở mặt sau bằng hình thức kí hậu để trống thì người nào cầm hối phiếu cũng đều trở thành người hưởng lợi
1.4.Hình thức và nội dung hối phiếu
a.Hình thức
-được tạo lập dưới hình thức chứng từ được thiết lập dưới hình thức văn bản ( có thể tự thiết lập hoặc điền vào mẫu in sẵn)
Trang 6-ngôn ngữ tạo lập : ngôn ngữ thống nhất một thứ tiếng, thường là tiếnganh ( không được sử dụng bút dễ phai như bút chì, bút mực đỏ…)
-được thành lập 1 hay nhiều bản, trên mỗi bản phải đánh số thứ tự, cácbản của hối phiếu đều có giá trị như nhau ( khi thực hiện thanh toán ngânhàng sẽ gửi 2 bản liên tiếp đến cho người trả tiền đề phòng sự thất lạc, hốiphiếu chỉ thanh toán 1 bản đến trước, bản nào đến sau sẽ trở thành vô giátrị )
b.Nội dung của hối phiếu:
Theo Luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lýkhi có các nội dung sau:
1 Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange)
2 Ðịa điểm kí phát hối phiếu: Thông thường được chấp nhận là địa
điểm của người ký phát hối phiếu Trong trường hợp hối phiếu không ghiđịa điểm kí phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người kí phát là địa điểm thànhlập hối phiếu
3 Ðịa điểm trả tiền: Địa điểm được ghi trên hối phiếu Nếu trên hối
phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền làđịa điểm trả tiền của hối phiếu
4 Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của … (Pay to the order
of…)
Phải ghi rõ ngày tháng ký phát hối phiếu, điều này có ý nghĩa đặc biệtquan trọng đối với hối phiếu có thời hạn, trong việc xác định kỳ hạn trả tiềncủa hối phiếu Điều này liên quan trực tiếp đến khả năng thanh toán của hốiphiếu
5 Số tiền và loại tiền Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập
quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ
Chú ý: nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào
số tiền ghi bằng chữ.
6 Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:
+ Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất(hai) của hối phiếu này ( At … sight of first (second) Bill of Exchange).+ Trả tiền sau:
- Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khinhìn thấy (At 30 days after sight)
- Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả 30 ngày sau khi kývận đơn (At 30 days after Bill of Lading date)
- Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể
từ ngày kí phát hối phiếu (At.30.days after Bill of Exchange date)
Trang 77 Người hưởng lợi hối phiếu: Người hưởng lợi quy định ở mặt trước
của hối phiếu Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi, trước tiên
là người ký phát hối phiếu, được ghi ở góc phải cuối cùng của trang 1 tờ hốiphiếu, hoặc có thể là người khác do người ký phát chỉ định
8 Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả
tiền của hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu, sau chữ “Gửi”
9 Người ký phát hối phiếu Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở
góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch.Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu… mà không phải viết tayđều không có giá trị pháp lý
Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền Người được uỷquyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ kýcủa mình Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự
uỷ quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng chongười có liên quan đến hối phiếu thấy có sự uỷ quyền về việc thành lập hốiphiếu đó
1.5.Quá trình lưu thông của hối phiếu
1) 2 bên XNK hàng hóa ký kết hợp đồng,đàm phán các điều khoảntrong HĐ
Trang 82) Bên nhà XK xuất hàng cho đối tác là nhà NK
3) Bên nhà XK xuất trình HP đã đc ký phát của mình cho Ngân Hàng
7) Nhà NK thanh toán cho NH đại diện
8) NH bên nhà NK thanh toán tiền cho NH bên nhà XK
1.6.Một số quy định liên quan đến lưu thông hối phiếu
1.6.2.Ký hậu hối phiếu (Endorsement):
-Đây là thủ tục chuyển nhượng hôí phiếu từ người hưởng lợi này sangngười hưởng lợi khác
-Người ký hậu chỉ cần ký vào chỗ quy định để ký hậu và trao hối phiếucho người được chuyển nhượng
-Hình thức ký hậu chuyển nhượng :
+Ký hậu để trống (Blank endorsement) : là việc ký hậu không chỉ địnhngười hưởng lợi hối phiếu.Người ký hậu chỉ ký tên ở mặt sau tờ hối phiếu.+Ký hậu theo lệnh (To order endorsement):là việc ký hậu chỉ định mộtcách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu
+Ký hậu hạn chế(Restrictive endorsement): là việc ký hậu chỉ định đíchdanh người hưởng lợi hối phiếu và chỉ là người này
+Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): là loại ký hậukhi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì người ký hậu hối phiếu được miễn truyđòi
1.6.3.Bảo lãnh hối phiếu (Aval):
-Bảo lãnh là sự cam kết của người thứ 3(thông thường các tổ chức tàichính) nhằm đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi nếu như đến kỳ hạn màngười trả tiền không thanh toán ;thường là một ngân hàng lớn có uy tín
Trang 9-Thủ tục bảo lãnh thực hiện bằng cách ghi “ bảo lãnh (aval)” vào mặttrước hay mặt sau tờ hối phiếu và ký tên.
-Hình thức:Bảo lãnh bí mật hay bảo lãnh công khai
1.6.4.Chiết khấu hối phiếu (Discount):
Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng Trong đó người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu Nếu hai bên đồng ý, người hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng Chênh lệch giữa số tiền ghi trên tờ hối phiếu với số tiền ngân hàng bỏ
ra mua tờ hối phiếu đó gọi là lợi tức chiết khấu
Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ này?
Nhận được tiền trước khi thanh toán dưới phương thức Nhờ thu chứngtừ
Cải thiện dòng vốn của doanh nghiệp
Cho phép doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất ngay lập tức
Những lợi ích khác
Giảm thiểu ảnh hưởng của phương thức Nhờ thu chứng từ xuất khẩu
Doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều lựa chọn thanh toán cho đối tác màkhông bị ảnh hưởng xấu tới dòng vốn của mình
Là hình thức tài trợ được sử dụng nhiều khi Nhờ thu chứng từ được hỗtrợ bởi Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
1.6.5.Kháng nghị(Protest) :là khi hối phiếu bị từ chối trả tiền ,người
hưởng lợi có quyền kháng nghị người trả tiền trước pháp luật Việc từ chốithanh toán của người trả tiền hối phiếu được xác nhận bằng đơn kháng nghịcủa người hưởng lợi hiện hành lập ra trong thời hạn 2 ngày làm việc kế tiếpsau ngày hết hạn hối phiếu Sau khi lập kháng nghị hối phiếu trong vòng 4ngày làm việc, người bị từ chối thanh toán phải báo cho người chuyểnnhượng trực tiếp để đòi tiền, hoặc đòi tiền bất cứ khi nào đã ký hậu chuyểnnhượng hối phiếu, hoặc đòi người ký phát hối phiếu Nếu không có bảnkháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người tham gia chuyểnnhượng được miễn trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát vẫnphải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị
1.7 Phân loại hối phiếu
Chúng ta có thể căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân loại hốiphiếu
Trang 10a.Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu :Chia hối phiếu thành ba
loại:
Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhìn thấy hối này khi
người cầm hối phiếu này xuất trình phải lập tức trả tiền ngay
Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định: thường từ 5 đến 7
ngày, người trả tiền nhìn thấy loại hối phiếu này, ký chấp nhận trả tiền, vàsau đó từ 5 đến 7 ngày tiến hành trả tiền hối phiếu đó
Hối phiếu có kỳ hạn: sau một thời hạn nhất định người trả tiền phải
thanh toán tiền trên hối phiếu cụ thể
- Đến ngày ghi trên hối phiếu
- Tính từ ngày ký phát hối phiếu
- Tính từ ngày chấp nhận hối phiếu
b, Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu :Chia hối phiếu làm hai
loại:
Hối phiếu trơn: là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối
phiếu không kèm theo chứng từ thương mại trong thanh toán quốc tế hốiphiếu này được dùng thu cước phí vận tải, đòi nợ cũ, bảo hiểm…
Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này dược gửi đến cho
người nhập khẩu-người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu kèm theo chứng từthương mại Hối phiếu kèm chứng từ có 2 loại, hối phiếu kèm chứng từ trảtiền ngay và hối phiếu kèm chứng từ chấp nhận
c, Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu : Hối phiếu
được chia làm hai loại:
Hối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi,
loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng bằng nguyên tắc ký hậu
Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của
người hưởng lợi hối phiếu
VD: ghi “sau khi nhìn thấy bản thứ… hối phiếu này, trả theo lệnhcủa ông X số tiền là…” Hối phiếu theo lệnh chuyển nhượng bằng hình thức
ký hậu theo luật định, loại hối phiếu này đang được sử dụng rộng rãi dễ dàngbằng hình thức trao tay trong thanh toán quốc tế
d, Căn cứ vào chủ thể ký phát hối phiếu :Chia làm 2 loại:
Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi
tiền người nhập khẩu, liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuấtkhẩu, hoặc cung ứng dịch vụ
Trang 11 Hối phiếu Ngân Hàng: là hối phiếu do ngân hàng phát hành lệnh
cho ngân hàng đại lý của mình, thanh toán số tiền nhất định cho ngườihưởng lợi được chỉ định trên hối phiếu (loại này không chuyển nhượng)
1.8.Ưu ,nhược điểm của hối phiếu:
a, Ưu điểm :
Có thể kể ra một số lợi ích kinh tế chủ yếu của hối phiếu:
1) nhờ vào tính chất lưu thông, hối phiếu đã trở thành một công cụ lưu
thông tín dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định tiền
tệ,
2) nó còn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ
quyền lợi của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình trạng
nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp
3) hối phiếu là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận chiết
khấu hay nhận cho vay cầm cố Hơn thế nữa, tài sản đảm bảo này lại có tínhthanh khoản cao vì ngân hàng có thể mang đi tái chiết khấu hoặc tái cầm cốtại NHNN để khôi phục nguồn vốn của mình
4) hối phiếu bổ sung hàng hoá cho thị trường mở, tạo điều kiện cho
ngân hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối tiền trong lưuthông
5) trong trường hợp người đi vay vốn ngân hàng nhận nợ bằng hối
phiếu, khi cần thiết, ngân hàng có thể bán khoản nợ này để thu nợ trước hạnbằng cách chuyển nhượng hối phiếu cho ngân hàng khác Đây là một giảipháp chứng khoán hoá các khoản cho vay của ngân hàng
6) thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ hối phiếu, sẽ giúp ngân hàng
tăng thu nhập nhưng không tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh củamình
b, Nhược điểm:
Tuy nhiên, hối phiếu khi vận dụng vào thực tế cũng có những nhượcđiểm nhất định như:
1,Nhược điểm thứ nhất, do tính trừu tượng của hối phiếu, sẽ dẫn đến
tình trạng hai doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra hối phiếu khống (hốiphiếu không phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xinchiết khấu hoặc cầm cố Chính điều này đã làm cho cơ sở đảm bảo của hốiphiếu là tín dụng hàng hoá không thể tồn tại, số tiền cho vay được ngân hàngphát ra không có cơ sở đảm bảo
2,Nhược điểm thứ hai, với những nhược điểm sẳn có của tín dụng
thương mại, khó có thể mở rộng qui mô (khối lượng) và thời gian mua bánchịu hàng hoá trong trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quálâu
Trang 123,Nhược điểm thứ ba, quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh
giữa những doanh nghiệp tín nhiệm, có giao dịch thường xuyên với nhau
Tuy vậy, do tín dụng thương mại tồn tại song song với tín dụng ngân hàng nên những khiếm khuyết nêu trên của tín dụng thương mại và của sự vận dụng thương phiếu sẽ giảm đến mức xem như không đáng kể
1.9.Thực trạng Thanh toán quốc tế ở Việt Nam thông qua hối phiếu
Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 nhưng đến nay, Chính phủ chưa ban hành nghị định thi hành, tuy ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 44/2006/QĐ-NHNN ngày 5/9/2006 quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ, đến nay trên thực tế,hối phiếu chưa được các tổ chức kinh tế sử dụng trong giao dịch thương mại
và chiết khấu tại các NHTM
-Nhờ thu hối phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng
hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (khôngqua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiềntrên cơ sở hối phiếu do mình lập ra
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thươngmại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu
- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ
thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứvào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo vớiđiều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn,thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng
Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền màcòn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá Với cách khống chế nàyquyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn
-Phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó mộtngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho mộtngười thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi
số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợpvới những quy định đề ra trong thư tín dụng
Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phảihình thành một thư tín dụng Đây là một văn bản pháp lý quan trọng củaphương thức thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽkhông giao hàng và như vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ khônghình thành được
Trang 13Tín dụng thư là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở tín dụng thưcam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu như họ xuất trình đầy đủ bộ chứng
từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở
Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức làphải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủtục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng Nhưng sau khi đã được mở, thư tíndụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó Điều đó có nghĩa làkhi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi
2 Lệnh phiếu (Promissory note)
Trong lịch sử, lệnh phiếu đã được sử dụng như một hình thức tiền tệ riêng Lệnh phiếu chính thức được phát hành ở Tây Ban Nha vào năm 1553 Tuy nhiên trong thời gian trước đó lệnh phiếu đã được sử dụng trong giao dịch thương mại ở địa trung hải, các lệnh phiếu đã được sử dụng như một hệthống thô sơ của tiền giấy
1 Khái niệm
2.1 Khái niệm
Lệnh phiếu (promissory note) là một loại chứng từ trong đó người kí phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vô điều kiện vào một ngày nhất định cho người được hưởng lợi đã được chỉ định trên lệnh phiếu,hoặc theo lệnh của người hưởng lợi,trả cho một người khác
( pháp lệnh Thương phiếu 1999)
* MỘT SỐ LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN LỆNH PHIẾU
- Luật tín phiếu của Anh 1882 “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA)
- Luật thương mại thống nhất của Mỹ 1962
“UCC – Uniform commercial code”
- Công ước Geneva 1930 “ULB 1930 Uniform law for Bill of
exchange”
- Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005
2.2 Đặc điểm và đặc trưng của lệnh phiếu
- Tính trừu tượng: trên lệnh phiếu không ghi nội dung quan hệ tín dụng,tức
là nguyên nhân phát sinh ra việc lập lệnh phiếu và có thể được chuyển
nhượng sang người thứ ba
- Tính lưu thông: lệnh phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn lệnh phiếu đó vẫn còn hiệu lực
Trang 142.2.2 Đăc trưng
Theo định nghĩa:”Lệnh phiếu là một loại chứng từ mà người kí cam kết sẽ trả một số tiền nhất định,vào một ngày nhất định cho người thụ hưởng được ghi trên lệnh phiếu nên nó có một số đặc trưng sau đây”
- Kì hạn của lệnh phiếu được quy định rõ trên tờ lệnh
- Một tờ lệnh có thể do một hay nhiều người cùng tham gia kí phát để cam kết trả tiền cho một hay nhiều người cùng hưởng lợi
- Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc công ty tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ lệnh phiếu
- Lệnh phiếu chỉ có một bản duy nhất do con nợ kí phát để chuyển cho ngườihưởng lợi lệnh phiếu đó
2.3 Nội dung lệnh phiếu
- Tiêu đề “lệnh phiếu” ghi ở bề mặt của lệnh phiếu nhằm phân biệt lệnh phiếu với các loại giấy tờ có giá khác lưu thông trên thị trường,nếu không cótiêu đề này thì lệnh phiếu sẽ trở thành vô giá trị trên thị trường
- Một cam kết vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định có nghĩa là người kí phát lệnh phiếu không thể viện bất cứ lí do nào để từ chối việc thanh toán
- Thời hạn trả tiền của lệnh phiếu bao gồm
+ Lệnh phiếu trả tiền ngay
- Địa điểm,ngày kí phát lệnh phiếu
- Chữ kí của người kí phát lệnh phiếu
2.4 Phân loại lệnh phiếu
- Lệnh phiếu cá nhân: được sử dụng để vay giữa các cá nhân (trong gia đình,bạn bè…)
- Lệnh phiếu đầu tư: phát hành cho nhà đầu tư để đổi lấy khoản vay Các nhàđầu tư đảm bảo sẽ nhận được một lợi tức đầu tư của họ trong một khoảng thời gian nhất định
- Lệnh phiếu thương mại: sử dụng khi tiền được vay mượn từ một ngân hànghoặc một tổ chức cho vay khác
- Lệnh phiếu bất động sản: dùng để đảm bảo giao dịch bất động sản và được điều chỉnh bởi luật thương mại
2.5.Một số điểm khác nhau giữa lệnh phiếu và thương phiếu
Trang 15- Hối phiếu do chủ nợ lập,còn lệnh phiếu do người thiếu nợ lập
- Hố i ph iế u th ôn g th ườ ng c ó 3 ng ườ i qu an h ệ v ới nh au :
N gư ời p há t hành hối phiếu (người phát lệnh), người trả tiền theo hối phiếu (người thu lệnh)và người hưởng thụ
- Còn lệnh phiếu thường có 2 người liên hệ: người phát lệnh phiếu vàngười hưởng thụ
- Hối phiếu thường gồm hai bản, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó
- Hối phiếu là quyền nằm trong tương lai, hối phiếu là hối thúc người khác thanh toán nợ trong tương lai Đến hẹn mà không thanh toán thì sẽ chịu phạt bằng lãi suất ngân hàng Hối phiếu là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, Hối phiếu có mệnh giá và có thể chuyền tay nhau cho đến ngày đáo hạnLệnh phiếu là quyền có sẵn ở hiện tại, ra lệnh cho ai đó phải thanh toán tiền cho mình hoặc cho bên thứ ba Thường thì lệnh phiếu được làm với ngân hàng mình có tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng phải thanh toán tiền cho ai đóhoặc cho chính mình hoặc có thể ủy nhiệm
Hiện nay,việc áp dụng lệnh phiếu tại các Ngân hàng TM VN được thể hiện qua việc bảo lãnh phát hành lệnh phiếu,đồng thời các NHTM cũng kí phát lệnh phiếu( còn gọi là kỳ phiếu ngân hàng)
- Các NHTM nhận bảo lãnh cho các lệnh phiếu nhằm bảo đảm khả năng thanh toán cho các lệnh phiếu đó.Việc nhận bảo lãnh này cũng phải tuân theo luật định,các nhà kí phát lệnh phiếu phải đáp ứng được các yêu cầu mà các Ngân hàng đặt ra,giảm thiểu được rủi ro cho các NH trong trường hợp lệnh phiếu đó không có khả năng thanh toán
Một số NHTM nhận bảo lãnh lệnh phiếu hiện nay như NH Công thương VN,NH ngoại thương VN…
- Phát hành kỳ phiếu NH ( giấy nợ ngân hàng) kỳ phiếu là một loại chứng từ
do ngân hàng phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong ngắn hạn (< 1 năm)
Gần đây, nhiều ngân hàng (NH) đã phát hành kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn Vietinbank phát hành 3.000 tỉ đồng kỳ phiếu ghi danh trả lãi sau với các mức lãi suất: kỳ phiếu kỳ hạn 4 tháng là 17,5%/năm, 5 tháng là 17,6%/năm, 6 tháng 17,7%/năm và 7 tháng 17,8%/năm
Hầu hết chương trình phát hành kỳ phiếu của các NH đều có lãi suất cao hơn1-1,5%/năm so với lãi suất của các chương trình tiết kiệm thông thường
Để thu hút người mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các NH cũng đã áp dụngphương thức rút vốn linh hoạt, tái tục kỳ gửi nếu đến hạn nhưng người gửi chưa đến nhận thanh toán tương tự trường hợp gửi tiết kiệm Được biết
Trang 16theo thông lệ, với kỳ phiếu, người gửi không được rút trước hạn hoặc được tái tục khi đáo hạn.
3 Séc (Check)
Séc bắt đầu được sử dụng phổ biến trên thế giới từ thế kỉ thứ 18,khi
mà hệ thống ngân hàng phát triển mạnh dưới dạng tờ Lệnh chi tiền
Năm 1912,cùng với hối phiếu,séc cũng được đem ra thảo luận tại hội nghị quốc tế tại Haag, nhưng do Thế chiến thế giới thứ nhất xảy ra làm gián đoạn sự phê chuẩn luật séc quốc tế
Mãi tới năm 1931,Hội nghị quốc tế về séc tại Geneve đã được 30 nước thông qua luật thống nhất về séc quốc tế (Uniform Law on Cheque – ULC
3.1 Khái niệm
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản) ra lệnhcho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cótên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc
Theo K4Đ4 Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam (Luật CCCN):“Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngânhàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng nhà nướcViệt Nam (NHNNVN) trích một
số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanhtoán cho người thụ hưởng.”
*NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH
- Luật thống nhất về séc (Uniform law for cheques - ULC 1931)
- Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam
3.2 Đặc điểm
Séc thường được ngân hàng in sẵn theo mẫu, có những dòng trống để ngườiký phát điền vào Séc thường được in theo tập, gồm có phầncuống séc để người ký phát lưu những điều cần thiết và phần tách rời để giaocho người thụ hưởng.Séc gồm hai mặt, mặt trước in sẵn tiêu đề để điền các yếu tố bắt buộc của tờ séc, mặt sau dùng để ghi các nội dung về chuyển nhượng
3.3 Tính chất
Tính trừu tượng : k h ô n g c ầ n n ê u n g u y ê n n h â n k ý
p h á t s é c ; k h i c h u y ể n nhượng, thanh toán, những người liên quan chỉ việc quan tâm xem séc có tuân thủtheo quy định của pháp
Trang 17luật hay không; séc có thể phát hành dưới dạng séc khống tức không
có số dư tài khoản tại ngân hàng
Tính bắt buộc: đối tượng chịu tác động của séc là ngân hàng
phải thực thimệnh lệnh chuyển tài khoản cho người thụ hưởng hợp pháp
Tính lưu thông : séc có thể được chuyển giao hoặc chuyển
nhượng nhiều lầntrong thời hạn
3.4.Những người liên quan đến séc:
- Người ký phát séc(drawer): là người mua, người nhập khẩu, người nhận cung ứng dịch vụ… đồng thời là chủ tài khoản ngân hàng, có nghĩa vụ trả tiền bằng cách ký phát séc trả cho người thụ hưởng
- Người thụ hưởng (Benificiary): là người nhận tiền do người ký phát chỉ định hay thông qua chuyển nhượng, thường là người xuất khẩu, người bán, chủ đầu tư,hay người xuất trình séc uỷ quyền cho ngân hàng của mình tiến hành đòi tiền
- Ngân hàng trả tiền ở nước nhập khẩu:có nghĩa vụ kiểm tra tính hợp lệ của séc phát hành, điều kiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài (dựa trên hợp đồng, hoá đơn, B/L) và trích 1 khoản tiền từ tài khoản của người ký phát trả cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đối tác hay ngân hàng đại lý để chuyển vào tài
khoảncủa người thụ hưởng
- Ngân hàng đại lý: thường là ngân hàng bên nước
người thụ hưởng, nhân danh mình với chi phí của người uỷ thác thực hiện hoạt động được uỷ thác
3.5 Nội dung
Những yếu tố bắt buộc phải có trên 1 tờ séc:
- Danh từ “Séc”: Một chứng từ muốn được coi là séc thì phải có tiêu
đề SÉC ghi trên chứng từ đó và phải cùng ngôn ngữ với nội dung tờ séc Trước đây, các tờ séc bằng tiếng Việt dùng danh từ “chi phiếu”, ngàynay người ta dùng từ “séc”, lấy nguồn gốc từ tiếng Anh là “cheque” hay tiếng Anh của người Mỹ là “check”
- Số tiền xác định:Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, ghi bằng số
và bằng chữ,có ký hiệu tiền tệ Séc được coi là một lệnh trả tiền vô điều kiện một số tiền nhấtđịnh, nghĩa là những người liên quan khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình không được đặt ra bất kỳ điều kiện nào Như khi ngân hàng nhận được séc sẽ phảichấpnhận vô điều kiện lệnh này, trả cho người thụ hưởng số tiền ghi trênséc trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không còn tiền hoặc tờ séc không đầy đủ tính chất pháp lý
Trang 18- Người trả tiền: Người trả tiền theo lệnh của tờ séc phải là ngânhàng giữ tài khoản phát hành séc của khách hàng Nếu chỉ định người trả tiền khác, tờ séc khôngcó giá trị.
- Nơi trả tiền: Thường tên, địa chỉ của ngân hàng trả tiền được ghi sẵn, cũng chính là nơi người ký phát mở tài khoản Và dựa vào địa chỉ này, người thụ hưởng có thể tự cầm séc đến để thanh toán hoặc để ngân hàng thu hộ gửi séc Và đây cũng là cơ sở để xác định tòa án địa phương có quyền xét xử tố tụng khi có tranh chấp
- Ngày tháng và nơi phát hành séc: Séc có thời hạn hiệu lực lưu hành nên đâylà một yếu tố để xác định thời hạn xuất trình và thanh toán của tờ séc cũng như làcăn cứ để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra giữa các bên liên quan đến séc
- Chữ ký của người ký phát: Theo quy định, khi cung ứng séc trắng cho khách hàng, ngân hàng phải ghi họ tên, số hiệu tài khoản của chủ tài khoản trên tờ séc nhằm chống lạm dụng khi tờ séc bịthất lạc, trộm cắp cũng như giúp ngân hàng dễ dàng tìm ra người kýphát mà không cần khảo cứu chữ ký Chữ ký phải được thực hiện bằng tay của chính người ký phát đúng với mẫu chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của người đại diện kèm theo dấu của tổ chức đó
3.6 Lưu thông séc: gồm lưu thông séc qua một ngân hàng và
lưu thông séc qua hai ngân hàng
Lưu thông séc qua một ngân hàng: thường sử dụng trong thanh toán nội địa
Lưu thông séc qua hai ngân hàng: phổ biến hơn trong thanh toán quốctế