I Tập đoàn tài chính-ngân hàng
2. Những hạn chế và thách thức
2.3. Nhân lực và cơ cấu tổ chức còn nhiều bất cập
Đây có thể được xem là một điểm yếu lớn nhất của ngân hàng Việt Nam hiện nay. Khắc phục được hạn chế này, ngân hàng đã nắm được chìa khóa để mở cánh cửa thành công của quá trình xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng. Vì vậy, rất cần thiết phải nhận dạng và gọi tên được những bất cập về nhân lực và cơ cấu tổ chức của hệ thống NHTM Việt Nam.
Hầu hết, các nhà quản trị của NHTM Việt Nam chưa được đào tạo nghề quản trị, mà chủ yếu thực hiện chức năng quản trị điều hành theo kinh nghiệm, nên tính chuyên nghiệp còn bất cập và cách quản trị chưa thực sự bài bản và khoa học. Trình độ quản lý kinh doanh và quản trị rủi ro còn non kém, cụ thể như: cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, năng lực thẩm định tín dụng yếu, hiện tượng tiêu cực trong cho vay còn phổ biến, hệ thống phân loại nợ chưa phù hợp, nguyên tắc kiểm tra kiểm soát thiếu chặt chẽ,…
Hơn nữa, các ngân hàng chưa thực sự chú trọng vào các chính sách nhân sự nhằm thu hút và giữ người giỏi một cách hiệu quả. Bởi vì, hầu hết các ngân
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
hàng chỉ nghĩ đến việc dùng tiền để giữ người và lấy người từ các ngân hàng khác. Đây là một sai lầm cơ bản. Vấn đề là ngân hàng phải có một chính sách nhân sự tốt để người lao động cảm thấy ngân hàng là ngôi nhà thứ hai. Như vậy, họ mới đặt trọn niềm tin, làm việc hằng say. Qua đó, niềm tin của nhân viên mới truyền đến khách hàng của ngân hàng.
Về cơ cấu tổ chức, đa số các NHTM Việt Nam có cơ cấu tổ chức theo mô hình truyền thống. Theo đó, việc phân định các phòng ban theo loại hình nghiệp vụ như: phòng tín dụng, phòng kinh doanh ngoại hối, phòng thanh toán quốc tế, phòng kế toán,…Trong khi đó, theo mô hình của các tập đoàn tài chính - ngân hàng trên thế giới, mô hình tổ chức được cấu trúc theo đối tượng khách hàng, nói cách khác là lấy khách hàng làm trung tâm phục vụ. Mô hình tổ chức phân loại phòng ban theo chức năng tỏ ra khá hiệu quả trong điều kiện quy mô hoạt động của các NHTM còn nhỏ bé. Song, trong tình hình hiện nay, các NHTM Việt Nam có quy mô hoạt động ngày càng rộng, khối lượng và tính chất công việc ngày càng phức tạp thì mô hình trên dần biểu hiện những điểm yếu và bất hợp lý như: chưa đem đến cho khách hàng sự hài lòng tối đa, vấn đề kiểm soát nội bộ chưa được chú trọng đúng mức, quản trị rủi ro còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả,…
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng: “Hiện nay có nhiều tổng giám đốc các ngân hàng cũng không nắm được chính xác con số tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mình – chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, là chỉ tiêu thể hiện mức độ an toàn hay rủi ro tín dụng của ngân hàng. Điều này có nguy cơ rủi ro rất cao vì ngay cả chính ngân hàng mình mà cũng không thể kiểm soát nổi tình trạng nợ xấu tới mức nào và đã được cải thiện tới đâu”. Nguyên nhân của sự yếu kém này ngoài do trình độ quản lý hạn chế còn do các ngân hàng chưa thiết lập một hệ thống quản lý rủi ro, mà đảm bảo được cơ chế giám sát rủi ro độc lập, kiểm soát lẫn nhau nhằm cung cấp cho
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
người trực tiếp chịu trách nhiệm quản trị rủi ro những thông tin cập nhật và đầy đủ nhất.
Nhìn chung, mô hình quản trị, điều hành của các NHTM NN còn lạc hậu và có khoảng cách rất lớn so với hệ thống quốc tế. Hơn nữa, với cơ chế điều hành kiểu Tổng công ty thì các NHTM NN sẽ không thể nào vượt ra khỏi những ràng buộc với những cơ chế và chính sách Nhà nước để phát triển được. Để xây dựng thành công mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, các NHTM, nhất là các NHTM NN tất yếu phải thay đổi mô hình tổ chức, dần khắc phục những bất cập này.
III - Tính tất yếu của việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam
Như đã phân tích ở chương 1, việc hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng là xu thế chung và không thể tránh khỏi trong thời kỳ phát triển cao của dịch vụ tài chính ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam trong vị thế là một thành viên mới của tổ chức thương mại thế giới càng không thể đứng ngoài xu thế khách quan ấy. Quá trình tập đoàn hóa các định chế tài chính, nhất là các NHTM NN nói riêng càng trở nên cấp thiết do năm nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất: giúp gia tăng mức độ đóng góp của khu vực tài chính cho nền
kinh tế: Tập đoàn tài chính ngân hàng xuất hiện với doanh thu và lợi nhuận lớn sẽ góp phần chủ yếu làm gia tăng tỷ trọng khu vực tài chính trong GDP một quốc gia. Các quốc gia phát triển thuộc nhóm OECD có tỷ trọng khu vực tài chính trong GDP khá cao (15 - 25%). Riêng ở Trung Quốc tỷ trọng này trong những năm gần đây là 20%. Còn Việt Nam, ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1,81% GDP. Ngành tài chính có vai trò đặc biệt quan trong đối với nền kinh tế, nhất là đối với những nước chưa có kênh phân phối vốn hiệu quả như Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
Sở dĩ như vậy là vì trong nền kinh tế, nếu hệ thống tài chính được vận hành tốt sẽ dẫn đến sự dịch chuyển hiệu quả của luồng vốn tiết kiệm vào đầu tư, đảm bảo khai thác hiệu quả các nguồn lực nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất có thể. Để trở thành một nước công nghiệp hóa, các định chế tài chính phải có quy mô tương xứng mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai: làm đối trọng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài: trước
thực tế từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài chính thức được phép thành lập tại Việt Nam và được đối xử bình đẳng như các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, hệ thống tài chính của nước ta đứng trước thách thức lớn chưa từng có của áp lực cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới. Các ngân hàng nước ngoài được thành lập ở Việt Nam này chủ yếu do các tập đoàn tài chính lớn thành lập nên có nhiều lợi thế về quy mô lớn, trình độ quản lý tốt, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và trình độ cao, cung cấp sản phẩm đa dạng và nhất là những sản phẩm dịch vụ mới, giá dịch vụ thấp hơn, v.v.. sẽ là những đối thủ cạnh tranh “nặng ký” với các ngân hàng Việt Nam. Do vậy, để giải quyết bài toán về vốn, cơ cấu và tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh tài chính, các NHTM tất yếu phải xây dựng lộ trình xây dựng thành lập các tập đoàn tài chính – ngân hàng, nhằm từng bước trở thành đối trọng cạnh tranh ngang bằng với các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.
Thứ ba, đáp ứng nhu cầu được cung cấp trọn gói dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng cả cá nhân và tổ chức. Trong báo cáo cập nhập kinh tế Việt Nam mới được Citigroup công bố, Việt Nam sẽ có thể duy trì mức độ tăng trưởng 8% trong vòng 5 năm tới. Điều này nói lên tiềm năng về một nền kinh tế đang phát triển và mở ra cơ hội ngày càng tăng cao thu nhập cho người dân. Khi đó, nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ trọn gói sẽ tăng lên, nhất là khi dân số Việt Nam hiện đang là dân số trẻ, độ tuổi trung bình là 22, khả
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
năng hấp thu những yếu tố hiện đại cao, trong đó việc sử dụng các dịch vụ tại ngân hàng như một địa chỉ quen thuộc.
Thứ tư, xu hướng sáp nhập và mua lại nhằm tận dụng những lợi thế, khắc
phục các hạn chế, yếu kém của nhau. Thay vì giằng xé những thị phần nhỏ bé của nhau, các định chế tài chính nhỏ lẻ liên kết lại, giúp đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, hình thành nên những tổ chức tài chính lớn với sức cạnh tranh cao hơn.
Như vậy, việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng là một xu thế tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập tài chính Việt Nam với thế giới, không chỉ nhằm bảo vệ sự an toàn cho bản thân các tổ chức tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại, trước sự xâm nhập từ bên ngoài mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế.