I Tập đoàn tài chính-ngân hàng
5. Vai trò của tập đoàn tài chính-ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và
chung và thị trường tài chính nói riêng
Tập đoàn tài chính là một thành phần không thể thiếu, là đặc trưng cơ bản ở những nền kinh tế có thị trường tài chính phát triển. Nếu như ở những nước công nghiệp phát triển, tập đoàn tài chính đã hình thành từ cuối thế kỷ 20 và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay, thì ở các nước mới công nghiệp hoá, loại hình kinh tế này đang dần khẳng định vai trò quan trọng.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế tài chính sâu sắc, ở những nền kinh tế mới nổi, xây dựng tập đoàn tài chính là giải pháp để bảo vệ ngành tài chính trong nước, cạnh tranh với các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới, có mạng lưới hoạt động rộng khắp. Hơn nữa, trong những điều kiện cụ thể, dưới sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, định hướng chiến lược đúng đắn, các tập đoàn tài chính ở các thị trường mới còn có thể vươn ra khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Tập đoàn hoá các tổ chức tài chính sẽ giúp tăng cường sức mạnh kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên trong tập đoàn. Việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng cho phép phát huy lợi thế kinh tế theo quy mô, khai thác triệt để sức mạnh thương hiệu. Các công ty thành viên trong tập đoàn sẽ có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện hoạt động kinh doanh theo phương hướng và chiến lược thống nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra, sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau và cùng chia sẻ các nguồn lực giữa các tổ chức tài chính thành viên không những giúp tăng cường
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
sức mạnh mà còn tận dụng tổng lực của tập đoàn, nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.
Hình thành tập đoàn tài chính là một đòi hỏi thực tế khách quan của sự hạn chế về vốn của các công ty cá biệt thông qua cơ chế tập trung và phân phối vốn. Vốn của tập đoàn được huy động từ các công ty thành viên, từ đó tập trung đầu tư vào các dự án lớn và hiệu quả nhất của tập đoàn. Khi một công ty con nào đó trong tập đoàn gặp khó khăn về vốn, sẽ nhận được sự trợ giúp từ việc phân phối nguồn vốn của công ty mẹ hoặc từ các công ty con khác có tiềm lực tài chính mạnh. Nhờ vậy, các thành viên trong tập đoàn tài chính liên kết với nhau chặt chẽ hơn và phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn.
Hình thành tập đoàn tài chính còn là giải pháp hữu hiệu, tích cực đẩy nhanh việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào hoạt động của các công ty thành viên, mà nếu như đứng một mình, các công ty riêng biệt sẽ khó có khả năng thực hiện được.
Cuối cùng, việc hình thành tập đoàn còn có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý, đồng thời kết hợp được giữa ưu thế của sự chuyên môn hoá trong từng thực thể thành viên với các hoạt động kinh doanh đa dạng trên quy mô tập đoàn.
Tựu chung, các tập đoàn tài chính - ngân hàng là một phần không thể thiếu, và có vai trò ý nghĩa quan trọng trong toàn hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung ở mỗi một quốc gia. Việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn mạnh luôn là mục tiêu chiến lược của các định chế tài chính, nhất là các ngân hàng nhằm tăng sức mạnh nội lực, nâng cao sức cạnh tranh, để sống sót và phát triển trong một thị trường tài chính đầy biến động.
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
Chương II
triển vọng xây dựng mô hình
tập đoàn tc - nh và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu
i - Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam
Ngành ngân hàng nước ta ra đời cách đây hơn 50 năm trong cơ chế kế hoạch hoá, chỉ giữ vai trò thứ yếu, hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác và là công cụ để thực hiện các chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1998 về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là “khúc dạo đầu” cho việc hình thành ngân hàng 2 cấp - một mốc son trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đó, NHNN có chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng; các TCTD trực tiếp thực hiện các hoạt động huy động vốn, cung ứng tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
Ngày 2/12/1997, Quốc hội khoá X thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng (hai Luật này lần lượt đã được sửa đổi bổ sung vào ngày 17/6/2003 và 15/6/2004), đã tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ nhất từ trước tới này cho hoạt động ngân hàng. Theo đó, hàng loạt các cơ chế, chính sách mới đã được ban hành, đảm bảo cho việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ đạt hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD kinh doanh theo cơ chế thị trường và theo thông lệ quốc tế.
Năm 2000, Chính phủ quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội, cùng với Quỹ Hỗ trợ Phát triển (sau này là Ngân hàng Phát triển Việt Nam), đã giúp tách chức năng cho vay chính sách ra khỏi NHTM NN, nhờ đó, các NHTM này có điều kiện tập trung vào các hoạt động kinh doanh ngân hàng theo cơ chế thị trường.
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004 đã chọn 2 NHTM NN thí điểm cổ phần hoá vào 2007 là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Vừa qua, ngày 26/9/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, và ngân hàng này đã trở thành NHTM NN đầu tiên được cổ phần hóa.
Cho đến nay, nước ta đã thiết lập được hệ thống các TCTD khá lớn mạnh về quy mô và đa dạng về sở hữu, trong đó các NHTM giữ vai trò chủ chốt trong toàn hệ thống với 5 NHTM NN, 35 NHTM CP trong đó có 31 NHTM CP đô thị và 4 NHTM CP nông thôn, bên cạnh là 1 Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội, 1 Quỹ tín dụng Trung Ương, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 9 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính và 50 VPĐD ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. ii - thực trạng hệ thống nhtm Việt Nam
1. Những thành tựu đạt được1.1. NHTM NN 1.1. NHTM NN
Nhìn chung, ở một mức độ nhất định, đã có một số dấu hiệu và đặc điểm cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng hội tụ trong các NHTM Việt Nam, mà đặc biệt là ở các NHTM NN. Đó là những dấu hiệu, đặc điểm liên quan đến năng lực tài chính, mạng lưới hoạt động và nhất là xu hướng mở rộng các hoạt động ra khỏi phạm vi kinh doanh của ngân hàng, để thực hiện các dịch vụ tài chính phi ngân hàng như chứng khoán, bảo hiểm.
a. Năng lực tài chính
Các NHTM Việt Nam có tổng tài sản tăng liên tục với tốc độ nhanh trong những năm gần đây, đồng thời các NHTM NN tiếp tục khẳng định vị
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
thế chủ lực của mình trong toàn hệ thống. Cuối năm 2006, tổng tài sản của 4 NHTM NN lớn nhất đạt hơn 720 nghìn tỷ đồng (tương đương 47 tỷ USD), tăng 162% so với năm 2001
Bảng 4: Tổng tài sản 4 NHTM lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 BIDV 59.949 70.802 85.851 99.660 121.403 161.600 VIETCOMBANK 76.861 81.495 97.653 121.200 136.720 169.459 AGRIBANK 80.423 97.234 136.746 161.757 201.918 252.110 INCOMBANK 58.336 67.980 80.887 93.271 116.373 137.853 Tổng 275.569 317.511 401.137 475.888 576.414 721.022
(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của 4 ngân hàng BIDV, Vietcombank, Agribank, Incombank) Biểu 1: Tổng tài sản 4 NHTM NN giai đoạn 2001-2006 (nghìn tỷ đồng) 275.569 317.511 401.137 475.888 576.414 721.022 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Vị trí hàng đầu của các NHTM NN còn được thể hiện trên phương diện thị phần huy động và cho vay. Vào cuối năm 2006, dư nợ cho vay cũng như vốn huy động được của các NHTM NN vẫn chiếm khoảng 70% của toàn hệ thống ngân hàng, các NHTM CP và các ngân hàng nước ngoài cùng chiếm khoảng trên dưới 10% thị phần.
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh, 4 NHTM NN vẫn dẫn đầu về hiệu quả hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống. Năm 2006, theo báo cáo tài chính của 4 NHTM NN, lợi nhuận trước thuế cao nhất thuộc về Vietcombank với 3.894 tỷ đồng, thứ hai thuộc về Agribank 1.710 tỷ đồng, thứ ba là BIDV với 1.206 tỷ đồng, thứ tư là Incombank. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của các NHTM CP lớn và bậc trung tại thời điểm cuối năm 2006 là từ 100 đến 600 tỷ đồng, trong đó cao nhất là NHTM CP á Châu với mức lợi nhuận là 687 tỷ đồng.
Trong năm 2005, các NHTM NN đã được Nhà nước bổ sung thêm 12.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng này. Trong năm 2006, Nhà nước cho phép mở thêm các đợt phát hành trái phiếu tăng vốn cho các NHTM NN, điều đó cải thiện chỉ số an toàn vốn tiến gần tới thông lệ quốc tế (8%) như BIDV với 2 đợt phát hành trái phiếu dài hạn đạt tổng giá trị trái phiếu phát hành hơn 3.100 tỷ đồng, Agribank với 3.000 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn. 9 tháng đầu năm 2007, 2 ngân hàng là Vietcombank và MHB tiếp tục có hệ số an toàn vốn đạt trên 8%, lần lượt là 8,5% và 9,02% và có thêm Incombank với CAR là 11%. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã cho phép thực hiện cổ phần hoá tất cả 5 NHTM NN.
Những kết quả hoạt động kinh doanh khả quan này khiến cho NHTM NN trở thành đối tượng có triển vọng nhất để xây dựng thành những tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam.
b. Mạng lưới hoạt động rộng khắp nước
Với thế mạnh về vốn sở hữu lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, các NHTM NN không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động trải khắp nước với rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch phục vụ mọi loại hình kinh doanh của nền kinh tế, mọi tầng lớp dân cư từ người nông dân đến các doanh nhân thành đạt. Mạng lưới kinh doanh rộng là điểm mạnh lớn nhất của các ngân hàng nội địa
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
so với các chi nhánh NHNNg, ngân hàng con 100% vốn nước ngoài sắp hiện diện tại Việt Nam
Bảng 5: Mạng lưới hoạt động của 4 NHTM NN Ngân hàng Mạng lưới hoạt động
BIDV 103 chi nhánh cấp I, 400 điểm giao dịch.
VIETCOMBANK 26 chi nhánh cấp I, 43 chi nhánh cấp II, 47 phòng giao dịch. INCOMBANK 2 sở giao dịch, 130 chi nhánh, hơn 700 điểm giao dịch.
AGRIBANK 2000 chi nhánh (bình quân 5-6 xã/ chi nhánh), 800 ôtô ngân hàng lưu động hoạt động ở vùng nông thôn.
(Nguồn:các website của các ngân hàng, 2007)
Đó là lợi thế của NHTM NN trong việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng. Mà chính các chi nhánh ngân hàng là đơn vị trực tiếp giao dịch, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. (Điều này được phân tích rõ trong phần I.Chương III)
c. Mở rộng cung ứng các dịch vụ phi ngân hàng
Các NHTM NN thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực tài chính phi ngân hàng và do đó, trở thành nhóm ngân hàng Việt Nam có nhiều công ty con nhất, hoạt động trong nhiều lĩnh vực cả tài chính và phi tài chính.
Tính đến cuối năm 2006, tổng cộng 4 NHTM NN lớn nhất đã thành lập được 22 công ty con trong lĩnh vực tài chính phi ngân hàng (5 công ty chứng khoán, 4 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, 6 công ty cho thuê tài chính, 4 công ty tài chính, 2 công ty bảo hiểm và 1 công ty tài chính hoạt động ở HongKong). Trong khi đó, 4 NHTM CP hàng đầu là ACB, Sacombank, EAB và Southern Bank thì có tổng cộng 11 công ty con thuộc các lĩnh vực tài chính phi ngân hàng.
Việc mở rộng hoạt động sang các dịch vụ tài chính phi ngân hàng của các NHTM NN cũng như của một số NHTM CP lớn nằm trong chiến lược phát triển của ngành ngân hàng, không những cung cấp trọn gói cho khách hàng, đồng thời góp phần tăng thu nhập của toàn ngân hàng.
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
Chiến lược bành trướng sự hiện diện của ngân hàng ở các lĩnh vực tài chính khác là một trong những tiền đề, phương án nhằm hình thành những tập đoàn tài chính - ngân hàng trong tương lai, mà đã được một số ngân hàng hàng đầu tính tới như BIDV, Vietcombank,…
1.2. NHTM CP
Trong vài năm trở lại đây, các NHTM CP đã có những thành tích tăng trưởng vượt bậc và được đánh giá là những chủ thể năng động nhất trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam. Sự tăng trưởng nóng này thúc đẩy quá trình xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng thông qua hình thức sáp nhập và mua lại, tự thiết lập các công ty con, được dự báo là sẽ bùng phát trong tương lai gần.
a. Vốn điều lệ không ngừng tăng trưởng
Cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ được khởi động vào cuối năm 2003 và đến nửa đầu năm 2004 bắt đầu bùng phát với việc hầu hết các NHTM CP đều tuyên bố tăng vốn điều lệ. Từ 2004 đến 2006, các NHTM CP đã có tốc độ tăng vốn điều lệ rất nhanh, trong 5 NHTM CP được khảo sát (ACB, Sacombank, EAB, VIB, Southern Bank). Southern Bank có tốc độ tăng cao nhất với 303% và thấp nhất là ACB với 130%. Thời điểm cuối năm 2006, Sacombank đứng đầu khối NHTM CP về vốn điều lệ với 2.089 tỷ đồng.
Biểu 2: Vốn điều lệ các NHTM CP giai đoạn 2004-2006
480 9501100 7401250 2089 320580 1290 250510 1000 350510 1000 0 500 1000 1500 2000 2500 tỷ đồng ACB SACOMBANKSOUTHERN BANK VIB EAB 2004 2005 2006
Tuy nhiên, Ngân hàng An Bình là ngân hàng có tốc độ tăng vốn điều lệ nhanh nhất trong năm 2006, khi mà vào đầu năm chỉ có 165 tỷ đồng đã tăng lên 1.132 tỷ đồng vào cuối năm 2006, đến tháng 9/2007, vốn điều lệ đã đạt
Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ ự mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ
2.300 tỷ đồng. Vừa qua, sau đợt phát hành cổ phiếu, từ ngày 25/5/2007, vốn điều lệ của ACB đã tăng lên đạt mức 2.530 tỷ đồng, vượt qua Sacombank và trở thành NHTM CP lớn nhất.
Vốn điều lệ tăng lên, nhờ đó tính an toàn trong hoạt động của các ngân hàng cũng được nâng cao, thể hiện qua hệ số an toàn vốn ngày được tăng lên. Hầu như tất cả các NHTM CP đều đạt hoặc cao hơn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế (8%).