Cấu trúc tổ chức phức tạp

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu.doc (Trang 34 - 38)

I Tập đoàn tài chính-ngân hàng

4. Đặc điểm tập đoàn tài chính-ngân hàng

4.2. Cấu trúc tổ chức phức tạp

Tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng có cơ cấu tổ chức rất đa dạng, bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều mô hình khác nhau. Theo Bank of Japan (2005), tập đoàn tài chính - ngân hàng có thể được tổ chức theo 3 mô hình:

+ Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking)

+ Mô hình công ty mẹ - con (parent - subsidiary relationship) + Mô hình công ty sở hữu tài chính (financial holding company)

Loại hình Ngân hàng đa năng Quan hệ công ty mẹ- con Công ty sở hữu tài chính Mô hình Sự chi phối của cổ đông công ty đứng đầu

Các cổ đông của ngân hàng chi phối tất cả hoạt động kinh doanh (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm)

Cổ đông ngân hàng

- Trực tiếp chi phối ngân hàng

- Gián tiếp chi phối các công ty chứng khoán và bảo hiểm

Cổ đông công ty mẹ gián tiếp chi phối tất cả các công ty con trong cả ba lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Vai trò của Ban quản trị công ty đứng đầu

Trực tiếp điều hành các hoạt động của mỗi công ty con.

- Trực tiếp điều hành hoạt động ngân hàng.

- Thực hiện quyền nắm giữ cổ phần tại công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm.

Ban quản trị công ty mẹ có quyền nắm giữ cổ phần ở tất cả các công ty con. Quan hệ vốn giữa các lĩnh vực kinh doanh Không có sự tách biệt vốn chính thức giữa các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, song vẫn có thể có sự phân phối vốn cho mục đích quản trị nội bộ trong mỗi lĩnh vực.

Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nắm giữ vốn của chính mình.

Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nắm giữ vốn của chính mình.

Việc cách ly rủi ro

Rất khó để ngăn ngừa rủi ro giữa các hoạt động kinh doanh.

Có thể cách ly rủi ro ở một mức nhất định. Tương đối dễ dàng cách ly các rủi ro. C ôngổ đ Ngân h ngà Công ty ch ng ứ khoán Công ty b o hi mả ể Công ty mẹ C ôngổ đ Ngân h ngà Công ty ch ng ứ khoán Công ty b o hi mả ể C ôngổ đ Ngõn h ngà Kinh doanh ngõn h ngà Kinh doanh ch ngứ kho nỏ Kinh doanh b o hi mả ể

(Nguồn : The expansion of Corporate Groups in the Financial Services Industry: Trends in Financial Conglomeration in Major Industrial Country - Bank of Japan)

Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ

Trong mỗi mô hình có một cấu trúc tổ chức khác nhau. Khác nhau giữa các cấu trúc tổ chức chủ yếu về quyền chi phối của cổ đông công ty đứng đầu với các công ty con, quyền điều hành của ban quản trị công ty đứng đầu trong mọi hoạt động của các công ty con. Mối quan hệ vốn giữa công ty đứng đầu với các công ty thành viên khác và giữa các công ty thành viên khác với nhau tác động lớn đến mức độ lây truyền rủi ro cũng như tính an toàn của một đơn vị trong tập đoàn đến các đơn vị còn lại.

Tuy nhiên, cả 3 mô hình đều có điểm chung lớn nhất, đó là vai trò hạt nhân của ngân hàng, sở dĩ như vậy là vì ngân hàng có những đặc trưng lợi thế hơn hẳn các công ty khác về các mặt: chức năng hoạt động ngân hàng đảm bảo tốt hơn cho quá trình quản trị tài chính, quy mô và phạm vi hoạt động rộng hơn trong lĩnh vực tài chính và mức độ quan hệ với các chủ thể trên thị trường, đội ngũ cán bộ mang tính chuyên nghiệp hơn,…

Vì vậy, hiện nay, các tập đoàn tài chính - ngân hàng chủ yếu do các ngân hàng cỡ lớn đứng đầu. Vị thế của ngân hàng này trước hết biểu hiện ở biểu tượng (logo) của tập đoàn và ở khả năng chi phối hướng phát triển của các công ty con trong tập đoàn. Các ngân hàng lớn thường là những chủ thể chủ động mua các tổ chức tài chính khác. Sau quá trình sáp nhập, công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, tên và logo sẽ được thay thế bằng tên và logo của tập đoàn (thực chất là của ngân hàng nhận sáp nhập).

Trong 2 mô hình: mô hình quan hệ công ty mẹ - công ty con và mô hình công ty sở hữu tài chính, quyền quản lý cả tập đoàn thuộc về công ty đứng đầu thông qua mối quan hệ về vốn. Công ty mẹ trong mô hình công ty sở hữu tài chính không nhất thiết phải tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh riêng nào đó mà tập trung vào quản lý chung các vấn đề của cả tập đoàn. Việc quản lý tập trung trong mô hình công ty sở hữu tài chính mang lại hiệu quả cao hơn nên hiện nay, mô hình này được sử dụng phổ biến trên thế giới.

Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ

Tất cả các bộ phận trong tập đoàn được quản trị thống nhất và tập trung theo ngành dọc, bao gồm: Hội đồng quản trị, Hội đồng điều hành, Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban quản lý rủi ro và các uỷ ban khác. Hội đồng quản trị tập đoàn chỉ kiểm soát về mặt tài chính, chiến lược đầu tư thông qua các đòn bẩy kinh tế. Các công ty thành viên hoàn toàn chủ động trong việc quyết định hoạt động kinh doanh của mình. Các công ty thành viên có ban quản trị và ban giám đốc riêng để lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động riêng của công ty đó theo định hướng và chiến lược chung của cả tập đoàn. Các thành viên trong Hội đồng quản trị và các uỷ ban chức năng hoạt động theo tôn chỉ và mục đích chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm. Chính nhờ mô hình chặt chẽ và rõ ràng như vậy, do đó, dù có cơ cấu phức tạp đến đâu và dù có thay đổi nào (sáp nhập, hợp nhất, chia, tách), tập đoàn vẫn duy trì hoạt động ổn định và giữ chân được khách hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu.doc (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w