Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu.doc (Trang 68 - 75)

IV Bài học kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu quá trình hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Châu Âu mà một số mô hình mang quốc tịch Châu Âu, chúng ta có thể có được những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng những tập đoàn tài chính - ngân hàng từ các NHTM.

Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ

Thứ nhất, từ thực tiễn của Châu Âu, với chỉ thị thống nhất 2002/87/EC đã

tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho tập đoàn tài chính - ngân hàng ra đời và hoạt động hiệu quả. Do vậy, muốn xây dựng những tập đoàn tài chính - ngân hàng thành công ở Việt Nam cần có một môi trường pháp lý phù hợp, đủ thông thoáng để các tập đoàn được thiết lập và phát triển nhanh và cũng đủ chặt chẽ để các tập đoàn này phát triển bền vững, an toàn.

Thứ hai, những tập đoàn lớn mạnh, đa năng, đa lĩnh vực ở Châu Âu đều là

kết quả của những cuộc sáp nhập, hợp nhất hay tự thiết lập các công ty con độc lập với công ty mẹ. Do đó, sáp nhập, hợp nhất hay tự thiết lập công ty con trong quá trình tập đoàn hóa là một xu thế khách quan. Nhưng những động thái này tất yếu không được tiến hành một cách tùy tiện mà phải tuân thủ một số quy tắc nhất định

- Bên bị sáp nhập không thể tự cứu mình trước ngưỡng cửa suy thoái hoặc phá sản.

- Tất cả các bên sáp nhập hay được thiết lập thành các công ty con độc lập trong tập đoàn đều tìm thấy lợi ích lớn hơn trong một không gian thị trường lớn hơn.

- Lợi thế của mọi cuộc sáp nhập luôn thuộc về bên có quyền chi phối. Vì vậy, một NHTM không nên chỉ mua cổ phần của một định chế tài chính khác ở tỷ lệ quá nhỏ để chấp nhận vị thế không có vai trò gì trong Hội đồng quản trị và càng không nên mua cổ phiếu ưu đãi để đóng vai trò là người hưởng cổ tức thuần túy.

Thứ ba, các tập đoàn tài chính Châu Âu như BNP - Paribas, UnitCredit

Group,… đều là mô hình ngân hàng đa năng. Theo đó, tập đoàn không có tư cách pháp nhân, các công ty thành viên đều là các pháp nhân độc lập. Cơ quan đầu não của tập đoàn là các quan chức cấp cao của các công ty thành viên và hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm. Mô hình này đã tồn tại những hạn chế tương đối so với các mô hình khác. Do vậy, Việt Nam cần lựa chọn một

Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ

mô hình: ngân hàng đa năng (universal banking), quan hệ công ty mẹ - con (parent - subsidiary relationship) hay công ty sở hữu tài chính (financial holding company) phù hợp với thực tế đất nước và định hướng phát triển của từng ngân hàng.

Thứ tư, cần xây dựng ngân hàng mẹ thành hạt nhân mạnh của tập đoàn,

với mô hình tổ chức hoạt động đảm bảo vai trò quản trị điều hành hiệu quả, quản trị tốt rủi ro và hướng tới: khách hàng là trọng tâm phục vụ như một số tập đoàn tài chính - ngân hàng Châu Âu đã làm được.

Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ

Chương III

Những đề xuất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam

I - lựa chọn mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam

Với tình hình phát triển hiện nay của thị trường tài chính nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng, vấn đề xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng cần được xem xét một cách thận trọng và quan trọng hơn cả, là làm sao lựa chọn được một mô hình phù hợp nhất nhằm góp phần tăng sức cạnh tranh và đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam tiến tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Để xác định và lựa chọn ra một mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng phù hợp với Việt Nam hiện nay, chúng ta cần dựa trên các nguyên tắc:

- Phù hợp với Luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm của mô hình tổ chức hoạt động hiện tại.

- Không áp dụng một cách dập khuôn, máy móc mô hình của nước ngoài.

- Vai trò chủ chốt của ngân hàng mẹ trong tập đoàn về chức năng tập trung nguồn vốn và quyền lực quản trị điều hành.

- Không gây xáo trộn lớn tới hoạt động kinh doanh.

- Bộ máy gọn nhẹ, không trùng lặp, chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ.

Trong các mô hình phổ biến đã được phân tích kỹ ở chương I, cùng với sáu nguyên tắc xác định mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, và tham khảo cấu trúc tổ chức của một số tập đoàn tài chính Châu Âu, thiết nghĩ nên lựa chọn mô hình hỗn hợp giữa cấu trúc holding với cấu trúc nhất thể (tập

Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ

trung quyền lực), hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, vừa tập trung vừa phân quyền nhưng hướng tới hiệu quả tổng thể của tập đoàn. Mô hình đó không chỉ phù hợp với tình hình nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nước ta nói riêng, mà còn phù hợp với thực tế các NHTM hàng đầu Việt Nam đều là những ngân hàng hoạt động đa năng.

Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng lựa chọn

HĐQT, Ban Kiểm soỏt, Ban điều hành, Cỏc phũng ban chức năng i h i ng c ng Đạ ộ đồ ổ đụ Ngõn h ngà H QTĐ Ban TGĐ y ban qu n Ủ ả lý r i roủ C c ỏ ph ng ũ ch c ứ n ng h ă ỗ trợ C c chi ỏ nh nh ỏ ngõn h ngà C ng ty conụ

(Cty ch ng kho n, Cty b o ứ ỏ ả

hi m, )ể … C ng ty li n ụ ờ doanh, li n ờ k t ế ... Ban Ki m so tể ỏ

Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ

Trong mô hình này, tập đoàn không phải là một pháp nhân, nhưng ngân hàng mẹ và các công ty con là các pháp nhân độc lập và tự chủ trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Ngân hàng mẹ vừa nằm vốn vừa trực tiếp kinh doanh.

Có 3 cấp quan hệ:

- Cơ quan đầu não của tập đoàn, bao gồm Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc không chỉ tập trung vào việc ra các quyết định điều hành hoạt động kinh doanh của một pháp nhân độc lập là ngân hàng (kinh doanh sản phẩm ngân hàng), mà còn kiêm nhiệm vai trò xây dựng chiến lược, điều phối các hoạt động của tập đoàn. Do vậy, các thành viên này, bên cạnh việc hưởng lương chính của Ngân hàng, còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm do các công ty thành viên của tập đoàn đóng góp.

- Các ban chức năng là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo tập đoàn trong việc xây dựng chiến lược, điều hành tập đoàn, kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty con.

- Các chi nhánh ngân hàng kinh doanh dịch vụ ngân hàng

Các công ty con và chi nhánh của công ty con thực hiện kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng

Tính tập trung của mô hình này, thể hiện ở sự kiểm soát của tập đoàn về: - Quyết định các vấn đề mang tính chiến lược

- Quyết định các chính sách chung và điều hành các giao dịch bên trong tập đoàn

- Tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc cử, đánh giá, giám sát, miễn nhiệm các cán bộ cao cấp của tập đoàn.

Tính chất phân quyền thể hiện: các công ty con, chi nhánh ngân hàng có quyền khá rộng rãi trong việc thực hiện các quyết định đầu tư, kinh doanh và

Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ

tự chủ về tài chính. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên tập đoàn chịu sự giám sát trực tiếp của các ban chức năng của tập đoàn.

Ưu điểm của mô hình:

- Kết hợp được nguyên tắc tập trung và phân quyền theo hướng: các nhà quản lý cấp cao của tập đoàn tập trung vào các quyết định mang tính chiến lược, dài hạn và quan trọng nhằm đảm bảo tối ưu hóa toàn bộ các hoạt động của tập đoàn. Các quyết định điều hành kinh doanh được phân cho cấp dưới thực hiện.

- Nhấn mạnh sự tối ưu hóa toàn bộ hoạt động của tập đoàn và các công ty thành viên thông qua việc huy động các nguồn lực lớn hơn để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả, điều hòa các giao dịch bên trong của tập đoàn.

Quan hệ liên kết giữa ngân hàng mẹ với các công ty con dựa vào liên kết tài chính mà chủ yếu dưới hình thức góp vốn cổ phần. Mọi quan hệ trong tập đoàn được thực hiện theo hợp đồng kinh tế. Nói cách khác, cách thức hoạt động trong tập đoàn dựa trên nền tảng đầu tư tài chính dưới sự điều chỉnh của hợp đồng kinh tế.

Về vấn đề đầu tư chéo trong tập đoàn, theo người viết trong giai đoạn đầu của việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng, Chính phủ không nên cho phép việc đầu tư chéo, mà chỉ nên cho phép khi thị trường tài chính đã thực sự vững mạnh và phát triển cao độ. Một cách cụ thể hơn, các tập đoàn sẽ có cấu trúc sở hữu từ đơn giản cho đến phức tạp, tùy theo từng giai đoạn phát triển của thị trường tài chính trong nước.

Về phương thức hình thành tập đoàn tài chính, xét trên tình hình thực tế hệ thống các ngân hàng nước ta hiện nay, chủ trương đi từ các NHTM NN phát triển lên thành tập đoàn tài chính - ngân hàng có lẽ là phương thức phù hợp nhất nhờ những tiền đề ban đầu của NHTM NN, đặc biệt là ngân hàng

Nh ng ữ đề xu t xây d ngấ mô hình t p o n t i chính - ngân h ng Vi t Namậ đ à à à ở ệ

Ngoại thương Việt Nam - ngân hàng được đánh giá là ngân hàng năng động và nhiều tiềm năng nhất trong toàn hệ thống NHTM NN.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu.doc (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w