Thanh toán séc du lịch

Một phần của tài liệu Các phương tiện thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng (Trang 32)

III. VÍ DỤ VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2. Dịch vụ séc nước ngoài.

2.4. Thanh toán séc du lịch

VCB làm đại lý thanh toán séc du lịch cho các ngân hàng đại lý.

Khách hàng của dịch vụ này là các doanh nghiệp có nhu cầu đổi séc du lịch thành tiền.

Với hệ thống chi nhánh ngân hàng rộng khắp trên Việt Nam, VCB đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng. Trường hợp séc du lịch không đủ điều kiện để thanh toán ngay, VCB chấp nhận nhờ thu.

VCB có chương trình theo dõi liên tục séc du lịch bị mất cắp hay thất lạc. Tùy theo thỏa thuận quan hệ đại lý, VCB cung cấp dịch vụ bồi hoàn cho khách hàng bị mất cắp hay thất lạc séc du lịch.

*Phân tích và đánh giá kết quả công tác thanh toán thẻ tại Vietcombank

Cho tới thời điểm này, VCB là ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam và là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay.

Năm 1990, hoạt động thanh toán được triển khai bước đầu và đến năm 1991 hoạt động này bắt đầu đi vào nề nếp. Hoạt động thanh toán thẻ có phần sôi hơn, phát triển hơn.

Bảng tổng kết tình hình thanh toán thẻ tại Vietcombank Đơn vị: 1000USD

Thẻ Năm

Visa card Mastercard Amex JCB Tổng cộng

1991 6.558 1.0 - 100 7.858 1992 11.012 4.031 - 500 15.543 1993 18.686 8.368 - 847 27.901 1994 39.287 17.444 19.438 1.715 77.884 1995 55.761 24.321 38.921 3.265 122.268 1996 55.299 26.204 41.000 4.000 126.803 1997 38.402 19.114 35.944 2.589 96.155 1998 33.500 16.200 29.500 1.700 80.900 1999 34.000 15.000 24.500 1.100 74.600 2000 37.00 15.700 17.000 1.50 71.000 2001 37.992 15.521 18.013 1.241 72.767 2002 61.817 24.162 28.820 1.365 116.164

( Nguồn: phòng kinh doanh thẻ Vietcombank – năm 2002)

Nhìn vào bảng tổng kết, ta có thể thấy rằng trong năm 1991 doanh số thanh toán là 7,858 triệu USD, nhưng chỉ sau 1 năm con số này đã tăng lên gấp đôi. Năm 1992 doanh số là 15,543 triệu USD. Trong những năm tiếp theo từ 1993 đến 1995 doanh số luôn tăng với tốc độ đáng kể khoảng 200%. Năm 1994 với việc triển khai thanh toán thêm thẻ Amex doanh số tăng lên với tốc độ kỷ lục nhất khoảng 2,4 lần từ 27,901 triệu USD năm 1993 lên 77,884 triệu USD. Tuy nhiên năm 1995 mới là năm có doanh số thanh toán tăng nhiều nhất với lượng tăng là 44 triệu USD. Sau năm 1995 tốc độ tăng doanh số có phần chững lại. So với năm 1995, doanh số thanh toán của ngân hàng trong năm 1996 chỉ tăng được hơn 4 triệu USD. Tuy vậy đây cũng là những năm đỉnh cao trong gần 10 năm thực hiện hoạt động thanh toán thẻ của Vietcombank. Năm 1997, cùng với nhiều hoạt động khác của ngân hàng, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng sút giảm một cách đáng kể. Từ chỗ

doanh số đạt 126,503 triệu USD năm 1996, thì năm 1997 chỉ còn 96,115 triệu USD. Tình trạng này nằm trong xu thế chung của thị trường thẻ Việt Nam.

Năm 1998,1999 vẫn chưa phải là một năm khả quan của công tác thanh toán thẻ tại Vietcombank. Cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt mà ngược lại đang tiếp tục lan rộng. Lượng khách nước ngoài tiếp tục giảm, do đó doanh số thanh toán cũng giảm theo. Cả năm 1999, tổng doanh số thanh toán chỉ đạt khoảng 71 triệu USD. Ngoài nguyên nhân như số khách nước ngoài vào giảm, tình hình kinh doanh trong lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn có sự chậm lại, giá cả hàng hoá khác trong nước nói chung có xu hướng giảm, có một nguyên nhân quan trọng khác là sự cạnh tranh của các ngân hàng khác làm cho thị phần thanh toán của Vietcombank nhỏ đi đáng kể. Đặc biệt năm 1999, JCB, vốn chỉ do

Vietcombank làm đại lý thanh toán độc quyền tại Việt Nam, đã ký hợp đồng thanh toán với ngân hàng khác nên doanh số thanh toán thẻ JCB giảm đáng kể, khoảng gần 56% so với năm 1998 làm tổng số thanh toán cũng giảm theo.

Sang đến năm 2000, hoạt động thanh toán thẻ không khởi sắc. Tuy nhiên có tăng chút ít so với năm 1999, đạt doanh số tương đương là 71,06 triệu USD. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do năm 2000 là năm cuối cùng để bước vào thiên niên kỷ mới, lượng khách du lịch tăng nên các dịch vụ thẻ cũng tăng theo. Riêng thẻ Amex bị giảm từ 151 nghìn USD năm 1999 xuống còn 110,738 nghìn USD 2000, giảm 26,7% vì tổ chức thẻ Amex đã ký thêm hợp đồng thanh toán với các ngân hàng UOB, nên việc phân chia thị phần và doanh số là không thể tránh khỏi. Nhìn chung doanh số thẻ thu được nhiều hầu hết là ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…

Sang năm 2001, hoạt động thanh toán thẻ tại Vietcombank lại có phần khởi sắc hơn. Trong năm 2001, doanh số thanh toán 4 loại thẻ đạt 72.767 triệu USD. Đây là một dấu hiệu khả quan cho hoạt động thanh toán thẻ tại Vietcombank, đồng thời nó cũng bẻ ngoặt xu hướng giảm liên hoàn của doanh số thẻ trong 5 năm qua. Nguồn thu chủ yếu của Vietcombank từ hoạt động thanh toán là khoản phí mà các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc các điểm ứng tiền mặt trả cho Ngân hàng thanh toán tính trên tỷ lệ % giá trị giao dịch. Khoản phí này ngân hàng thanh toán sẽ nhận được từ ngân hàng phát hành sau khi trừ đi giá trị giao dịch mà Vietcombank ứng trước cho đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt. Là một ngân hàng thanh toán lớn, Vietcombank có nguồn thu rất lớn từ khoản phí này. Tỷ lệ phí quy định cho từng loại thẻ khác nhau tuỳ thuộc và ngân hàng thanh toán. Trước khi hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ ra đời, một số ngân hàng nước ngoài thường cố tình hạ thấp mức phí nhằm tăng tính cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường gây ra nhiều

khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam. Sau khi ra đời, để giải quyết vấn đề trên, hiệp hội đã quy định giới hạn cho tỷ lệ phí này. Tỷ lệ phí giao động trong khoảng 2,5- 3,0%/1 giao dịch, riêng thẻ Amex quy định mức phí cao nhất là 3,6% cho một giao dịch. Nhưng để làm được đại lý thanh toán, Vietcombank cũng phải nộp một số khoản nhất định cho các tổ chức thẻ quốc tế hoặc tổ chức phát hành thẻ. Nguồn thu phí của Vietcombank biến động thường xuyên tuỳ thuộc vào doanh số thanh toán thẻ và chính sách phát triển của từng ngân hàng trong từng thời kỳ.

Số phí thu được tăng giảm theo doanh số thanh toán thẻ của ngân hàng. Cụ thể, số phí thu được qua các năm như sau: năm 1996 đạt 1179 nghìn USD, tăng 12 % so với năm 1995. Nhưng từ năm 1997 đến năm 1999 thì số phí thu được lại tiếp tục giảm, chỉ đến năm 2000, phí thu được của Vietcombank mới có phần khởi sắc và sang đến năm 2001 thì tăng vọt lên một lượng lớn là 44% so với năm 2000, đạt 1183 nghìn USD. Số phí thu được trong năm 2001 và 2002 tăng lên lớn hơn cả doanh số thu phí tăng cao nhất từ trứơc đến nay vào năm 1996. Đây là một thành công vượt bậc của Vietcombank trong thời kỳ phát triển của đất nước. Từ 1991 đến 1996, doanh số thanh toán và số phí thu được tăng lên đều là do Vietcombank lúc này chưa có đối thủ cạnh tranh trong công tác thanh toán thẻ, nên lượng khách sử dụng thẻ tăng dần lên. Tuy nhiên năm 1997, doanh số thanh toán thẻ và số phí ngân hàng thu được lại giảm nhiều (doanh số giảm 24%, phí giảm 25%). Nguyên nhân chủ yếu là do Vietcombank đã phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số ngân hàng như: UOB, ANZ, ACB, HSBC và còn có thêm 2 thành viên mới là Eximbank và Sài Gòn Bank. Doanh số thanh toán thẻ chủ yếu từ thẻ của doanh nhân và khách du lịch nước ngoài sử dụng ở Việt Nam. Trong khi đó tốc độ đầu tư nước ngoài và du lịch vào Việt Nam đang chững lại và có xu hướng giảm. Trong những năm tiếp theo (từ 1998- 2000), doanh số thanh toán tuy giảm nhưng số phí ngân hàng thu được lại tăng lên đáng kể, cao nhất là năm 1998 là 1167 nghìn USD. Điều này chứng tỏ trong những năm qua, hoạt động thanh toán thẻ của Vietcombank đã có những bước phát triển theo chiều sâu. Vietcombank trong năm 1998 đã trang bị thêm cho các đơn vị chấp nhận thẻ gần 200 máy thanh toán tự động. Hơn nữa ta thấy cơ cấu thanh toán thẻ đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là tỷ trọng thanh toán thẻ Amex, loại thẻ có số phí thu được cao, tăng mạnh qua các năm. Tuy được đưa vào thanh toán muộn hơn so với các loại thẻ khách nhưng số phí do Amex đem lại luôn tăng cho dù doanh số thanhh toán có giảm. Đây là một sự chuyển biến tích cực trong hoạt động thanh toán thẻ tại Vietcombank. Từ năm 1991 đến năm 2000, số đơn vị chấp nhận thẻ tăng lên rõ rệt với số lượng tăng lên liên tục qua các năm. Trong hơn 10 năm thực hiện thanh toán, số cơ sở chấp nhận thẻ từ 105 đơn vị (1991) đã tăng đến

2510 đơn vị (2000), tăng 2405 đơn vị. Số đơn vị chấp nhận thẻ tăng lên là một điều quan trọng để tăng doanh số thanh toán trong thời gian tới, nhất là khi tình hình thế giới và trong nước khả quan hơn và là tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công tác phát hành thẻ của Vietcombank phục vụ tiêu dùng trong nước trong thời gian sắp tới.

Một công việc quan trọng có liên quan đến việc thanh toán thẻ là việc phòng chống rủi ro. Cho đến nay, thất thoát của ngân hàng trong công tác thanh toán lên đến hàng trăm nghìn đô la, riêng năm 1998, thất thoát khoảng 83.000 USD (theo số liệu báo cáo của phòng quản lý thẻ của Vietcombank trung ương). Như vậy, khoản thất thoát trung bình hàng năm (trừ năm 1998) xấp xỉ 2000 USD. Nguyên nhân chính của tổn thất này là do Vietcombank là ngân hàng đại lý thanh toán chưa đáp ứng được nhu cầu về công nghệ cao cho đơn vị chấp nhận thẻ, trình độ hiểu biết của đội ngũ nhân viên về công nghệ còn thấp nên Vietcombank phòng chống rủi ro trong thanh toán vẫn chỉ ở mức hướng dẫn cho các chi nhánh và các đơn vị chấp nhận thẻ chấp hành tốt quy trình thanh toán thẻ mà chưa có biện pháp phòng chống thẻ giả, hơn nữa kinh nghiệm về phòng chống rủi ro của ngân hàng còn chưa nhiều. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Vietcombank còn là một nghiệp vụ nhỏ trong hoạt động của toàn ngân hàng. Lợi nhuận thu được từ dịch vụ này chưa được thống kê chính xác bởi một số chi phí của nó chưa được hạch toán riêng vẫn còn nằm trong chi phí của hoạt động thanh toán quốc tế. Vì vậy hiện nay ta chỉ đánh giá được chính xác hiệu quả của hoạt động này thông qua số phí thu được và doanh số thanh toán và phát hành. Hiện nay, hầu hết số phí thu được đều sử dụng để tái đầu tư cho hoạt động thẻ. Do vậy, có thể nói hoạt động phát hành và thanh toán thẻ chưa đóng góp gì được vào tổng lợi nhuận của toàn ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này đem lại nhiều lợi ích cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Những lợi ích này hoàn toàn chưa thể đo đếm bằng những con số cụ thể mà chỉ mới đánh giáđược một cách định tính.

IV. KẾT LUẬN

Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang từng bước đa dạng hóa các loại phương tiện thanh toán, cung cấp cho người dùng ngày một nhiều các tiện ích trong thanh toán quốc tế cũng như nội địa. Loại hình thanh toán được ưa dùng ở các doanh nghiệp hiện nay là Hối phiếu và Séc, bên cạnh đó thị trường phát hành thẻ thu hút người dùng cá nhân. Năm 2011, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống còn 14% và dự báo tới năm 2015 chỉ còn dưới 11%. Các ngân hàng hiện nay cần nâng cấp, đa dạng hóa hệ thống các phương tiện thanh toán và khai thác tối đa hiệu quả của các phương tiền thanh toán đó. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước và các tổ chức có liên

quan cần áp dụng các chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, hiện đại hóa hệ thống phương tiện thanh toán.

Trên đây là bài tiểu luận của nhóm 2 – lớp Thanh toán quốc tế 6 về Các phương tiện thanh toán phổ biến trong ngân hàng thương mại Việt Nam.

Các ý kiến đóng góp và sửa chữa cho bài tiểu luận xin các bạn và thầy cô gửi về email: thanhtoanquocte6.b302@gmail.com.

Một phần của tài liệu Các phương tiện thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w