1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp

83 502 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 795,5 KB

Nội dung

Bước sang thế kỷ 21, với những thành tựu đã đạt được tạo nên nền móng vững chắc để đưa Việt Nam có thể thành một trong những con rồng châu Á. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần của nước ta đang dần hoàn thiện và phát triển thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ ra đời.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ



ơCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đề tài:

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TẠI CÔNG

TY TNHH PHÁT TRIỂN THẾ KỶ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH;

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VIẾT PHÚ

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Giáo viên hướng dẫn : THS NGUYỄN THỊ THANH HÀ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan mọi vấn đề mà em viết trong báo cáo chuyên đề nàyhoàn toàn do bản thân em tự tổng hợp và phân tích dưới sự hướng dẫn củaTHS Nguyễn Thị Thanh Hà và sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong công

ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch Mọi tài liệu mà em sửdụng không có sự sao chép từ bất kỳ nguồn nào, các tài liệu trong bài viết chỉmang tính chất tham khảo và đã được liệt kê đầy đủ trong danh mục tài liệutham khảo Các số liệu được sử dụng là trung thực và đều có trích dẫn nguồn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Kết cấu của chuyên đề: 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ 5

1.1 Các khái niệm và sự ra đời của hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. 5

1.1.1 Dịch vụ lữ hành quốc tế và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 5

1.1.1.1.Khái niệm 5

1.1.1.2.Đặc điểm 8

1.1.1.3.Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế 9

1.1.2 Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế 10

1.1.2.1.Giai đoạn 1: Thiết kế chương trình 11

1.1.2.2.Xác định chi phí, giá thành của tour 14

1.1.2.3.Giai đoạn 3 : Tổ chức xúc tiến thực hiện tour 15

1.1.2.4.Giai đoạn 4: Tổ chức các kênh tiêu thụ tour 16

1.1.2.5.Tổ chức thực hiện tour 18

1.1.3 Sự ra đời của hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 20

1.1.3.2 Vài nét về sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành tại Việt Nam 21 1.2 Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. 23

1.2.1 Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 23

1.2.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 24

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của doanh nghiệp. 24

1.3.1 Các chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ lữ hành của công ty 24

1.3.1.1.Tổng doanh thu kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 24

1.3.1.4.Chỉ tiêu tổng số ngày khách thực hiện 26

1.3.1.5.Chỉ tiêu tổng số lượt khách 26

Trang 4

1.3.2 Các chỉ tiêu tương đối để đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ lữ hành của

công ty 26

1.3.2.1.Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát 27

1.3.2.2.Chỉ tiêu doanh lợi 27

1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế : 28

1.1.4.1.Ý nghĩa tích cực: 28

1.1.4.2.Ý nghĩa tiêu cực: 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 29

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Phát triển Thương mại và Du lịch 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 29

2.1.1.1 Những thông tin chung về công ty 29

2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty 30

2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 34

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 35

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh DVLHQT của công ty. 38

2.2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh DVLHQT của công ty 38

2.2.1.1 Các sản phẩm DVLHQT chính của công ty 38

2.2.1.2 Các thị trường LHQT chính của công ty 41

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh DVLHQT của công ty 45

2.2.2.1 Các yếu tố chủ quan 45

2.2.2.2 Các yếu tố khách quan 47

2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh DVLHQT của công ty. 51

2.3.1 Những mặt đạt được 51

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 52

2.3.2.1 Những mặt còn tồn tại và hạn chế 52

2.3.2.1 Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế 53

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THẾ KỶ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 56

3.1 Các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty.58

Trang 5

3.1.1 Xác định rõ bối cảnh của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và các đối thủ

cạnh tranh, tạo ra sự riêng biệt, phong cách hay thương hiệu uy tín cho công ty 58

3.1.2 Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và lao động: 61

3.1.3 Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật: 63

3.1.4 Công tác thị trường: 64

3.1.5 Công tác xây dựng các chương trình du lịch: 66

3.1.6 Hoạt động quảng cáo và bán chương trình du lịch: 67

3.1.7 Công tác tổ chức thực hiện chương trình du lịch: 67

3.1.8 Hoàn thiện khả năng thanh toán: 68

3.2 Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước. 68

3.2.1 Đối với chính phủ 68

3.2.2 Đối với Tổng cục du lịch 69

3.2.3 Đối với Tổng cục hải quan, bộ công an, bộ ngoại giao 71

3.2.4 Đối với Bộ giao thông vận tải 71

3.2.5 Đối với Cục hàng không dân dụng Việt Nam 71

KẾT LUẬN 72

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : Association of South-East Asian Nations

( Hiệp hội các nước Đông Nam Á)DVLHQT : Dịch vụ lữ hành quốc tế

LHQT : Lữ hành quốc tế

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TOUR : Chương trình du lịch

UNWTO : United National World Tourist Organization

( Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc)WTO : World Trade Organization ( Tổ chức thương mại thế giới)

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1 : Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế 11

Sơ đồ 2: Hệ thống kênh tiêu thụ chương trình du lịch 17

Bảng 1 : Tỷ trọng doanh thu các lĩnh vực kinh doanh của công ty 31

Bảng 2: Bảng các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch trong giai đoạn 2005-2008 33

Sơ đồ 3 : Bộ máy quản lý của công ty 34

Bảng 3: Bảng các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch trong giai đoạn 2005-2008 37

Bảng 4: Thống kê doanh thu , tăng trưởng và tỷ trọng các lĩnh vực kinh doanh của công ty giai đoạn 2005-2008 38

Bảng 5: Thống kê Tổng lượt khách quốc tế vào Việt Nam từ năm 2005-2008 và mức tăng trưởng 39

Bảng 6: Bảng tổng hợp lượt khách theo từng khu vực thị trường 41

chính của công ty 41

Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường của công ty 2002-2004 43

Biểu đồ2 : Cơ cấu khu vực thị trường của công ty 2005-2008 44

Bảng 7 : Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cuối 2008 46

Bảng 8 : Thống kê đội xe của Công ty cuối năm 2008 47

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Trang 9

Bước sang thế kỷ 21, với những thành tựu đã đạt được tạo nên nềnmóng vững chắc để đưa Việt Nam có thể thành một trong những con rồngchâu Á Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần của nước tađang dần hoàn thiện và phát triển thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanhdịch vụ ra đời Nhờ thế mà các doanh nghiệp có điều kiện phát triển ưu điểmcủa mình để lớn mạnh dần lên.

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà tăng trưởng, đời sống củanhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng

có xu hướng tăng lên Đó là một trong những lý do để giải thích tại sao trongnhững năm gần đây người Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch ngày càngnhiều Mặt khác, hình ảnh thiên nhiên thơ mộng với nhiều danh lam thắngcảnh và nét văn hóa đậm chất phương Đông cùng với một lịch sử hào hùngđược bạn bè quốc tế công nhận đã thu hút rất nhiều lượt khách quốc tế đến ViệtNam tham quan du lịch và tìm hiểu về đất nước, con người và văn hóa Việt Đâychính là cơ hội mà các doanh nghiệp lữ hành quốc tế cần phải nắm lấy

Trang 10

Trong những năm vừa qua, nhờ thành quả của công việc đổi mới vàtrong bối cảnh tình hình đất nước ổn định, phát triển, du lịch Việt Nam đãkhông ngừng phát triển đúng hướng và tương đối có hiệu quả Mặt khác, đượcNhà nước tạo điều kiện thuận lợi, với cơ chế chính sách thông thoáng, ngành

du lịch nước ta đã có những bước phát triển đáng ghi nhận Theo số liệu từTổng cục Du lịch Việt Nam, tính đến cuối năm 2008 tổng cộng lượng kháchquốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.253.740 lượt tăng 0,6% so với năm 2007.Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam đã bước đầu làm ăn có hiệuquả và tạo được hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam trongcon mắt bạn bè quốc tế Không chỉ là cầu nối liên kết, phối hợp các đơn vịcung cấp dịch vụ du lịch đơn lẻ như nhà hàng, khách sạn, vận tải…, cácdoanh nghiệp lữ hành còn là đầu mối thu hút hàng triệu khách du lịch quốc tếđến Việt Nam hàng năm cũng như tổ chức những chuyến du lịch trong vàngoài nước cho hàng chục triệu lượt khách du lịch nội địa Hoạt động kinhdoanh du lịch lữ hành đã đem lại nguồn thu lớn về ngoại tệ cho đất nước đồngthời kích thích sự phát triển chung của cả ngành du lịch cùng các ngành kinh

tế có liên quan như giao thông, viễn thông, thương mại, dịch vụ… Các doanhnghiệp lữ hành còn đóng góp đáng kể vào công tác giải quyết công ăn việclàm cho hàng nghìn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp

Việc gia nhập WTO là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam,

là cột mốc đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của đất nước chúng ta vào nền kinh

tế toàn cầu Sau khi gia nhập WTO Việt Nam đứng trước những thách thức vàthuận lợi khi trở thành thành viên Một trong những thách thức lớn nhất là cácdoanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh quốc tế Đứng trướcnhững thách thức như vậy các doanh nghiệp đều phải tìm ra biện pháp để kinhdoanh đạt hiệu quả cao nhất Công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại

và Du lịch hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh lữ hànhquốc tế là một cá thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế của cả nước nêncũng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn Việc hoàn thiện và phát triển

Trang 11

hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty góp phần vào công cuộcxây dựng và đổi mới cơ cấu kinh tế của cả nước, tăng khả năng cạnh tranh vớicác doanh nghiệp trong nước và các đối thủ quốc tế.

Trong thời gian vừa qua thực tập tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷThương mại và Du lịch em có cơ hội tiếp cận với những công việc thực tiễngiúp em nắm vững hơn các nghiệp vụ trong qui trình xây dựng và thực hiệnhoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty, nhận thấy tầm quan trọngcủa hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trong các doanh nghiệp kinh doanhtrong lĩnh vực du lịch Vì vậy công tác hoàn thiện và phát triển xây dựng vàthực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế có một vai trò quan trọngtrong sự phát triển của bất kỳ công ty du lịch Viêc nghiên cứu thực trạng vàcác giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế có vai trò rấtquan trọng để công ty hoạt động kinh doanh thuận lợi và đạt được các mụctiêu phát triển đã đề ra Chính vì vậy em lựa chọn đề tài nghiên cứu thực tập :

“ Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp”.

Đề tài này tổng hợp lại những mặt đã đạt được và những tồn tại cũngnhư nguyên nhân giúp công ty tham khảo và đánh giá được kết quả hoạt độngcủa mình nhằm giúp công ty thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tếngày càng hoàn thiện hơn Bên cạnh đó việc thực hiện đề tài này cũng giúp

em củng cố và kiểm nghiệm kiến thức đã được học tại khoa Thương mại vàKinh tế Quốc tế vào các công việc thực tế của công ty

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Mục tiêu:

Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc tổchức xây dựng và thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công tyTNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch

- Nhiệm vụ:

Trang 12

Tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề về lữ hành quốc

tế và công tác tổ chức, xây dựng và thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hànhquốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch Bêncạnh đó tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý thực hiện hoạt động kinhdoanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và

Du lịch Từ đó phân tích những hạn chế và kết quả đạt được để đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thực hiện hoạt động kinh doanh

lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu :

Nghiên cứu về hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty TNHHPhát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch

4 Kết cấu của chuyên đề:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được chia thành 3 chương:Chương 1 : Lý luận chung về dịch vụ lữ hành quốc tế và kinh doanh dịch vụ

lữ hành quốc tế

Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty TNHH Pháttriển Thế kỷ Thương mại và Du lịch

Trang 13

Chương 3 : Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt độngkinh doanh lữ hành quốc tế của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại

và Du lịch

Trang 14

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ VÀ

KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ.

1.1 Các khái niệm và sự ra đời của hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

1.1.1 Dịch vụ lữ hành quốc tế và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

1.1.1.1 Khái niệm.

Hoạt động lữ hành là một thành tố chủ yếu của hoạt động du lịch, đóng vaitrò trung tâm liên kết các hoạt động du lịch cụ thể riêng lẻ lại với nhau Du lịch vềbản chất là một hoạt động phức tạp mang tính tổng hợp nhiều loại hình hoạt độngkhác như vận chuyển, ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, lữ hành v.v

“Lữ hành” theo nghĩa đen là một từ Hán – Việt có nghĩa “Đi đến một

vùng đất xa” Do đó, hoạt động lữ hành liên quan đến một hành trình cụ thể từnơi du khách sinh sống đến các địa điểm du lịch hơn là các hoạt động du lịchcủa du khách tại những địa điểm đó

Theo nghĩa thường hiểu thì “Lữ hành” là thực hiện việc di chuyển từ

nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương tiện gì, với bất kỳ lý do nào, bất kỳthời gian nào, có hay không trở về nơi xuất phát lúc đầu Hay căn cứ vào Luật

số: 44/2005/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 14/06/2005 thì “Lữ hành” là

việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình

du lịch cho khách du lịch Trong thực tế để tiện lợi, dễ dàng trong công tácquản lý và phân biệt kinh doanh lữ hành với các lĩnh vực kinh doanh kháctrong du lịch thì người ta định nghĩa kinh doanh lữ hành là kinh doanhchương trình du lịch

Hoạt động lữ hành có phạm vi rất rộng từ những dịch vụ thường đượccung ứng riêng lẻ như vận chuyển hành khách, cho đến các dịch vụ lưu trú, ănuống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí tại địa điểm du lịch, nhưng chủ yếu lànhững hoạt động môi giới như tư vấn thông tin, đặt chỗ khách sạn, nhà hàng,

Trang 15

phương tiện đi lại, hay hướng dẫn tham quan Hoạt động lữ hành có thể chỉgồm một số dịch vụ cụ thể liên quan tới hành trình du lịch của du khách (nhưđặt vé máy bay, làm visa…) nhưng cũng có thể là tổ chức một chuyến du lịchhoàn chỉnh gồm đẩy đủ các công đoạn từ lúc du khách xuất phát đến các địađiểm du lịch cho tới khi quay về Công việc này có thể do chính du khách tựthực hiện hoặc thông qua một cá nhân có kinh nghiệm hoặc thậm chí một tổchức chuyên cung ứng các dịch vụ liên quan tới một hành trình du lịch cụ thể.

Do tính chất đa dạng và tổng hợp, hoạt động lữ hành thực sự đóng vai trò chủyếu trong hoạt động du lịch

Do nhu cầu du lịch không chỉ hạn chế trong phạm vi biên giới của mộtquốc gia mà có sự giao thông giữa các vùng quốc gia, lãnh thổ khác nhau nênhoạt động lữ hành được chia làm hai loại căn cứ theo phạm vi di chuyển của

khách du lịch đó là “lữ hành nội địa” và “lữ hành quốc tế” “Lữ hành quốc tế” là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương

trình du lịch vượt qua phạm vi biên giới một quốc gia cho khách du lịch quốc

tế hoặc khách nội địa ra nước ngoài

Cuộc sống con người vốn không thể tách rời nhu cầu đi lại, tới thăm vàkhám phá những vùng đất mới, những nền văn hoá và những phong tục tậpquán khác trên thế giới nhằm mục đích thoả mãn trí tò mò, lòng ham hiểubiết, trao đổi buôn bán hay đơn thuần chỉ là vui chơi giải trí Có cầu tất cócung, tại những địa điểm thu hút nhiều du khách tới thăm, những dịch vụ xuấthiện như lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí nhằm thoả mãn tối đa du khách vàlưu giữ họ ở lại càng lâu càng tốt

Tuy nhiên, hoạt động du lịch có đặc điểm: Du khách thường ở rất xacác địa điểm du lịch, và vì vậy thiếu những thông tin cần thiết để chuẩn bị, tổchức và thực hiện chuyến đi du lịch của mình Đó là những thông tin về cơ sởlưu trú (nhà nghỉ, khách sạn), về khí hậu, địa lý, sinh thái của địa điểm dulịch, thông tin về phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật của cộng đồng dân

cư ở đó Mặt khác, du khách có thể không có đủ điều kiện để tự thu xếp việc

Trang 16

di chuyển đến địa điểm du lịch hoặc không đủ thông tin về các dịch vụ vận tảihành khách Tất cả những điều này dẫn đến sự có mặt tất yếu và không thể

thiếu của hoạt động lữ hành Chính vì vậy, hoạt động “kinh doanh lữ hành”

ra đời với vai trò trung gian đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch

Hoạt động du lịch lữ hành được tiến hành theo nhiều cách ở quy mônhỏ, công việc đó có thể do một cá nhân tiến hành Cá nhân này thường làđích thân du khách hoặc trưởng đoàn nếu khách đi du lịch theo đoàn Cáchthức như trên khá phổ biến ở nước ta trong loại hình du lịch lữ hành nội địakhi người dân có thói quen tự tổ chức lấy chuyến đi của mình mà không thôngqua một tổ chức du lịch lữ hành chuyên nghiệp nào Những người đứng ra tổchức những tour du lịch như thế này thường là những người có nhiều quan hệkinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là việc đặt phòng khách sạn, nhàhàng ăn uống, ví dụ chuyến đi của tập thể giáo viên học sinh các trường họcthường do giáo viên hoặc tổ chức công đoàn đứng ra lo liệu Ưu thế của loạihình này là các thành viên trong đoàn có tâm lý tin cậy, tự chủ vào người tổchức cũng như hành trình du lịch của mình hơn so với tham gia tour bán sẵn

Tuy nhiên, khi nhu cầu du lịch phát triển hơn nữa về quy mô cũng nhưphạm vi địa lý của tour du lịch thì cách thức trên không thể đáp ứng được Vìvậy xuất hiện những đơn vị chuyên kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách

thường xuyên tiến hành các hoạt động “kinh doanh lữ hành” Với kiến thức

chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành, những đơn vị này có ưuthế hơn hẳn so với kiểu tổ chức tour du lịch nghiệp dư, tự phát như đã nóitrên Nên đảm bảo cung ứng đồng bộ các tour du lịch chất lượng dịch vụ caohơn, hạn chế được nhiều rủi ro bất ngờ có thể phát sinh trong một hành trình

du lịch

Ở Việt Nam trong các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước

về du lịch người ta định nghĩa “kinh doanh lữ hành” như sau:

“Kinh doanh lữ hành” là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các

chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi

Trang 17

Hoạt động lữ hành căn cứ theo phạm vi lãnh thổ hoạt động thì gồm có

“lữ hành nội địa” và “lữ hành quốc tế”, chính vì vậy hoạt động kinh doanh

lữ hành còn bao gồm cả các hoạt động kinh doanh lữ hành có phạm vi quốc

tế, vượt qua biên giới của một quốc gia, vùng lãnh thổ Như vậy:

“ Kinh doanh lữ hành quốc tế” là việc kinh doanh một phần hoặc trọn

gói các chương trình du lịch vượt qua phạm vi biên giới một quốc gia chokhách du lịch quốc tế và nội địa ra nước ngoài du lịch

1.1.1.2 Đặc điểm.

Hoạt động kinh doanh lữ hành về bản chất mang tính môi giới trunggian rõ rệt, chính là cầu nối giữa hai lực lượng cung và cầu trên thị trường dulịch Cung về du lịch là các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi ăn uống, đilại v.v (tức là bao gồm cả những loại hình du lịch khác như lưu trú, vận tải).Cầu về du lịch là những người có nhu cầu đi du lịch Hoạt động kinh doanh lữhành kết nối nhu cầu du lịch của khách với những dịch vụ riêng lẻ sẵn có(trong đó có lưu trú và vận tải…) tạo thành một chuyến đi du lịch hoàn chỉnh

Đặc tính môi giới của hoạt động kinh doanh lữ hành còn được thể hiện

rõ hơn nữa thông qua những hoạt động như tư vấn cho khách hàng nhữngthông tin về các hành trình du lịch, những địa điểm du lịch, hay các dịch vụlàm visa, đặt trước vé máy bay, tàu hoả, phòng khách sạn, nhà hàng ở đây,các dịch vụ này dường như do chính người hoạt động du lịch lữ hành cungứng và thực hiện, nhưng thực chất vẫn là hoạt động trung gian Ví dụ như trongtrường hợp dịch vụ làm visa cho du khách, người hoạt động kinh doanh lữ hànhchỉ là môi giới trung gian giữa khách du lịch và cơ quan xuất nhập cảnh

Hoạt động kinh doanh lữ hành phân biệt với các hình thức kinh doanh dulịch khác như vận tải hành khách, ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí… cũng ởđiểm này Trong khi các hoạt động du lịch khác tập trung vào việc thoả mãnnhững nhu cầu của khách du lịch nảy sinh tức thời trong hành trình du lịch thìkinh doanh lữ hành liên kết các dịch vụ du lịch riêng lẻ nhằm tạo ra một hànhtrình du lịch hoàn chỉnh

Trang 18

1.1.1.3 Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế cũng như bất kỳ hình thức kinhdoanh nào khác cũng có hai mặt: Sản xuất và Kinh doanh thương mại

Khía cạnh “sản xuất“ trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

Giống như các ngành kinh tế khác, ngành du lịch, lữ hành cũng có sảnphẩm Tuy nhiên đây là một sản phẩm riêng độc đáo chỉ có ở hoạt động du

lịch lữ hành: tour du lịch quốc tế.

Tour du lịch quốc tế là sự tổng hợp các dịch vụ có sẵn tạo thành mộthành trình du lịch hoàn chỉnh nhằm phục vụ nhu cầu du lịch quốc tế củakhách hàng Cần chú ý rằng, hoạt động “sản xuất“ (từ “sản xuất“ ở đây phảiđặt trong ngoặc kép) không giống như hoạt động sản xuất bình thường sửdụng máy móc thiết bị và sức lao động biến đổi nguyên vật liệu tạo ra sảnphẩm Kinh doanh lữ hành sử dụng các dịch vụ có sẵn của các hoạt động kinhdoanh khác để tạo ra sản phẩm của mình nhưng không sử dụng một cách máymóc mà có sự phân tích tổng hợp dựa trên nhiều yếu tố cung - cầu trên thịtrường du lịch để tạo ra được một dịch vụ mới là cả một hành trình du lịchhay tour

Hoạt động này cũng mang dáng dấp của một quá trình sản xuất, trải quacác giai đoạn: trước hết là nghiên cứu khảo sát các tuyến du lịch, các điểm dulịch mới hoặc nội dung mới cho các tour đã có Tiếp theo là tiến hành thiết kếcác ý tưởng mới đó trên thực địa và thử nghiệm trên những tập khách hàng cụthể Khi việc thử nghiệm hoàn tất và các tour du lịch mới tỏ ra có tính khả thi,tiếp tục tổ chức thực hiện các tour đó trên quy mô lớn hơn và cuối cùng làphân phối, tiêu thụ rộng rãi ra thị trường

Mặt khác, hoạt động “sản xuất” này cũng mang đặc trưng của hoạtđộng du lịch lữ hành là tính chất môi giới trung gian Việc tổ chức thiết kếtour du lịch quốc suy cho cùng cũng vẫn là tạo ra cầu nối liên kết du kháchtrong nước và quốc tế, những người có nhu cầu đi du lịch, với các doanhnghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch riêng lẻ ở các quốc gia khác nhau

Trang 19

Khía cạnh thương mại trong kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế.

Ngoài việc thiết kế tổ chức thực hiện các tour du lịch, hoạt động kinhdoanh lữ hành quốc tế còn bao hàm cả khía cạnh thương mại quốc tế thuầntuý Điều này thể hiện ở chỗ người kinh doanh du lịch lữ hành thường cungcấp cho du khách nhiều loại dịch vụ đa dạng như tư vấn cho khách hàngnhững thông tin về các chương trình du lịch quốc tế hiện có, thông tin về cácđịa điểm du lịch, thông tin về các điểm lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trítrong và ngoài nước

Nếu du khách có nhu cầu, hãng kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế còn

có thể cung ứng các dịch vụ bổ trợ như làm visa xuất nhập cảnh, đổi tiền, đặt

vé trên các phương tiện giao thông (tàu, xe), cử hướng dẫn viên đi kèm đoàn

du khách tới các địa điểm du lịch Trong lĩnh vực hoạt động này, các hãngkinh doanh lữ hành quốc tế chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ đã sẵn có chứkhông phải tạo ra sản phẩm dịch vụ mới

Mặt khác, các dịch vụ này thường do các đơn vị kinh tế khác tạo ra vàhãng lữ hành quốc tế chỉ đóng vai trò người trung gian làm đại lý bán trựctiếp cho khách hàng và hưởng hoa hồng cho các sản phẩm dịch vụ bán được

từ những nhà cung cấp thực sự của các dịch vụ đó Với nội dung như vậy,hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế hoàn toàn thuần tuý mang tính chất môigiới trung gian, và thể hiện rõ rệt nhất bản chất của hoạt động lữ hành là cầunối giữa các lực lượng cung – cầu trên thị trường du lịch

1.1.2 Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

Quá trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói gồm 5 giai đoạn sau đây:Giai đoạn 1: Thiết kế chương trình

Giai đoạn 2: Xác định giá thành và giá bán của chương trình

Giai đoạn 3: Tổ chức quảng cáo và xúc tiến các chương trình

Giai đoạn 4: Tổ chức kênh tiêu thụ (phân phối) các chương trình

Giai đoạn 5: Tổ chức thực hiện các chương trình

Các hoạt động hỗ trợ sau khi thực hiện xong các chương trình du lịch

Trang 20

Sơ đồ 1 : Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

Nguồn: CT TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch

1.1.2.1 Giai đoạn 1: Thiết kế chương trình.

 Nghiên cứu thị trường

Một công ty lữ hành muốn bán được sản phẩm của mình thì sản phẩm

đó phải đáp ứng những nhu cầu mong muốn của khách hàng mục tiêu và phảiphù hợp với đặc điểm tiêu dùng của họ Vì vậy, khi bắt tay vào việc xây dựngmột chương trình du lịch, ta phải thiết lập được mối quan hệ giữa nội dung cơbản của chuyến với đặc điểm của thị trường khách mà ta hướng đến, cụ thể cónăm mối quan hệ sau:

+ Quan hệ 1: Các tuyến điểm có trong chương trình phải nhằm phục vụcho mục đích đi du lịch của khách

- Xác định giá thành.

- Xác định giá bán.

- Xác định điểm hòa vốn.

Tổchứcxúc tiến

- Tuyên truyền

- Quảng cáo

- Kích thích người tiêu dùng.

- Kích thích người tiêu thụ

Tổchứckênh tiêuthụ

- Liên kết các điểm đầu mối

lữ hành

- Lựa chọn các kênh tiêu thụ.

- Quản lý các kênh tiêu thụ.

Tổ chứcthực hiện

- Thỏa thuận

- Chuẩn

bị thực hiện

- Thực hiện

- Kết thuc

Trang 21

+ Quan hệ 2: Độ dài chương trình du lịch phải phù hợp với thời gian rỗigiành cho du lịch

+ Quan hệ 3 : Thời điểm bắt đầu nghỉ ngơi của khách sẽ có ảnh hưởngđến quyết định tổ chức chuyến đi vào thời gian nào của nhà thiết kế Tuynhiên, quyết định này không nhất thiết phải sau thời điểm mà có thể trướcnhưng không quá lâu

+ Quan hệ 4: Mức giá của chương trình phải làm sao phù hợp với thunhập và khả năng chi tiêu cho các nhu cầu vui chơi, giải trí, đi du lịch của

đa số khách

+ Quan hệ 5: Cơ cấu, số lượng, chủng loại các dịch vụ lưu trú, vậnchuyển, ăn uống được lựa chọn phải phù hợp đặc điểm tập quán tiêu dùngcủa từng loại khách

 Nghiên cứu khả năng đáp ứng

Khả năng đáp ứng thường thể hiện ở hai yếu tố cơ bản là: tài nguyên dulịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch Vì vậy, nghiên cứukhả năng đáp ứng chính là việc xem xét hai vấn đề sau:

+ Nghiên cứu các tài nguyên du lịch

Để lựa chọn được chính xác, ta phải căn cứ vào giá trị đích thực của tàinguyên gồm:

- Uy tín và sự nổi tiếng của tài nguyên

- Giá trị văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ mà tài nguyên đó có thể đem lạicho khách du lịch

- Điều kiện giao thông, an ninh trật tự và môi trượng tự nhiên ở nơi cótài nguyên du lịch

- Tài nguyên được lựa chọn phải phù hợp với mục đích và ý tưởng củachương trình du lịch

+ Nghiên cứu các nhà cung ứng dịch vụ cho chuyến:

Thông qua việc xem xét đánh giá trên các mặt uy tín, chất lượng, giá cảcủa từng loại dịch vụ và mối quan hệ với chính công ty lữ hành, xác định khả

Trang 22

năng và vị trí của công ty Sau khi đã nghiên cứu cung và cầu trên thị trường

du lịch, công ty phải xác định khả năng kết hợp hai nhân tố trên như thế nào

để có thể xây dựng một chuyến du lịch đạt hiệu quả cao nhất căn cứ vào vốn(chi phí), cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân viên

+ Xác định giới hạn của giá và thời gian: Sau khi thực hiện các bước 1,

2, 3; phải đưa ra được khoảng giá thành và giá bán cho phép cũng như khoảngthời gian hợp lý để thực hiện một chuyến du lịch Đây là căn cứ để qua đó,lựa chọn các phương án về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan

+ Xây dựng tuyến hành trình cơ bản: Sau khi đã qua 5 bước khái quátnêu trên, ta bắt đầu đi vào xây dựng một lộ trình, lịch trình với không gian vàthời gian cụ thể Không gian và thời gian này phải nốivới nhau theo một tuyếnhành trình nhất định tạo thành bộ khung trong đó đã được cài đặt các dịch vụ

+ Xây dựng phương án vận chuyển: Phải tính được số km di chuyển,địa hình phải đi qua Từ đó lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp chomỗi chặng Người xây dựng chương trình du lịch phải lưu ý đến khoảng cáchgiữa các điểm du lịch có trong chương trình, xác định được nơi dừng chân ởđâu, trong thời gian bao lâu Ngoài ra cần lưu ý đến tốc độ, sự an toàn, tiệnlợi và mức giá của các phương tiện vận chuyển lựa chọn Bên cạnh đó, trongmột số trường hợp, giới hạn về quỹ thời gian là yếu tố quyết định phương ánvận chuyển

+ Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống: Việc quyết định lựa chọnkhách sạn và nhà hàng phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu: vị trí và thứ hạng

Trang 23

của cơ sở, mức giá, chất lượng phục vụ, số lượng dịch vụ và mối quan hệ của

cơ sở lưu trú và ăn uống đó với chính bản thân doanh nghiệp lữ hành

Mặt khác, một yếu tố quan trọng nữa là sự thuận tiện: Khách sạn và nhàhàng phải ở gần điểm du lịch chứ không thể sắp xếp cho khách du lịch đi Hoa

Lư nhưng lại tố chức ăn trưa ở nhà hàng Hoa Sữa ở Hà Nội

Sau khi đã hoàn tất việc lựa chọn những dịch vụ chủ yếu, phải bổ sungthêm các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm và các dịch vụ khác nhằm tạonên sự phong phú hấp dẫn của chương trình; chi tiết hóa lịch trình theo từngbuổi, từng ngày

1.1.2.2 Xác định chi phí, giá thành của tour.

Xác định chi phí.

Chi phí để thực hiện chương trình của chuyến đi được chia làm hai loại:

- Chi phí biến đổi: là các chi phí gắn trực tiếp với sự tiêu dùng riêngbiệt và có thể tính riêng cho từng khách gồm: chi phí buồng ngủ, vé thamquan …

- Chi phí cố định: Bao gồm tổng chi phí và các dịch vụ mà mọi thànhviên trong đoàn tiêu dùng chung, không bóc tách cho từng khách riêng lẻ

Công thức tính giá thành:

 Cho cả đoàn khách:

Z = NCv + Fc

Trong đó:

Z : Giá thành của chương trình du lịch

Cv : Chi phí biến đổi trên một khách

Fc : Chi phí cố định của chương trình

N : Số lượng khách tham quan chương tình du lịch

 Cho một khách:

Trang 24

Trong đó:

Zk : Giá thành của chương trình trên một khách

Cv : Chi phí biến đổi trên một khách

Fc : Chi phí cố định của chương trình

N : Số lượng khách tham gia chương trình du lịch

Xác định giá bán của tour.

Giá bán chương trình du lịch của chuyến đi được cấu thành bởi các yếu

tố, thành phần như: giá thành, chi phí khách, chi phí bán, lợi nhuận và thuếVAT …

Giá bán được thể hiện bằng công thức sau:

G = Z + Ck + Cb + P +T

Trong đó:

G : Giá bán chương trình du lịch của chuyến đi tính cho một khách

Z : Giá thành chương trình du lịch của chuyến đI tính cho một khách

Ck : Chi phí khác (khấu hao tài sản, quản lý, xây dựng chương trình, …)

Cb : Chi phí bán

P : Lợi nhuận

T : Thuế VAT

1.1.2.3 Giai đoạn 3 : Tổ chức xúc tiến thực hiện tour.

Bản chất của hoạt động xúc tiến chính là truyền tin về chương trình dulịch trọn gói của kinh doanh và thuyết phục kháhc mua chương trình du lịchtrọn gói Để truyền tin và thuyết phục khách mua chương trình du lịch trọngói, doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức hỗn hợp các hoạt động sau đây:

Trang 25

Do đặc tính của chương trình du lịch nhà kinh doanh lữ hành cần tậptrung nguồn lực vào việc sử dụng phối hợp các hình thức quảng cáo bằng in

ấn, tham gia các hội trợ triển lãm, vừa sử dụng chiến lược đẩy (tức là mở cácđợt kích thích người tiêu dùng), vừa sử dụng chiến lược kéo (tức là mở cácđợt kích thích khách du lịch).Các chương trình du lịch cần được quảng cáobằng in ấn trên các tập gấp (brochure) một cách kịp thời cho các thị trườngmục tiêu trước khi chương trình du lịch được thực hiện từ 3 đến 4 tháng

1.1.2.4 Giai đoạn 4: Tổ chức các kênh tiêu thụ tour.

Đây là một trong những giai đoạn cơ bản nhất và đóng vai trò quyếtđịnh để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành, do đó cầnlựa chọn được các phương pháp và phương tiện tốt nhất có thể nhằm tiêu thụđược khối lượng sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu Giai đoạn này bao gồmcác công việc chíng như là lựa chọn kênh tiêu thụ và quản lý các kênh tiêu thụchương trình du lịch Khác với hàng hoá thông thường, hàng trao đổi giữa haibên cung và cầu trong du lịch không phải là vật thể mà phần lớn là dịch vụ.Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ không làm thay đổi quyền

sở hữu và cũng không xảy ra sự dịch chuyển sản phẩm Người tiêu dùng(khách du lịch) có quyền sử dụng trong cùng một không gian và thời giannhất dịnh cùng một sản phẩm du lịch vẫn bán được nhiều lần cho nhiều lượtngười tiêu dùng chỉ khác nhau về thời điểm diễn ra sự sản xuất và tiêu dùng.Sản phẩm du lịch chỉ tạm thời chuyển dịch quyền sử dụng, còn quyền sở hữutrước sau cần vận động trong tay nhà kinh doanh du lịch sự vận động bìnhthường của hoạt động kinh tế du lịch không chỉ được quyết định bởi công việcmua của người tiêu dùng du lịch và việc tiêu thụ của người cung ứng mà cònđược quyết định bởi hoạt động tổ hợp nhằm kết nối cung cầu du lịch của hoạtđộng trung gian Nhà kinh doanh lữ hành trở thành trung gian của trung gian,sau đó bán nhiều lần, từ đó làm cho việc mua và bán sản phẩm du lịch táchthành hai khâu tương đối độc lập với nhau

Trang 26

Chương trình du lịch với ý nghĩa là sản phẩm hoàn chỉnh do nhà kinhdoanh lữ hành sản xuất ra và được chuyển đến khách du lịch thông qua cácđại lý du lịch Như vậy trong trường hợp này các công ty lữ hành vừa đóngvai là người mua sản phẩm của nhà sản xuất du lịch đơn lẻ, vừa là người sảnxuất ra chương trình du lịch cho khách du lịch thông quan đại lý của mìnhhoặc có quan hệ làm ăn một mình Căn cứ vào mối quan hệ với du lịch màcác kênh tiêu thụ được phân thành 2 loại: Kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp vàkênh tiêu thụ sản phẩm giám tiếp Tuỳ thuộc vào đặc điểm nguồn khách củadoanh nghiệp mà lựa chọn kênh tiêu thụ thích hợp Doanh nghiệp kinh doanh

lữ hành có thể lựa chọn các kênh tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với từng thịtrường mục tiêu

Sơ đồ 2: Hệ thống kênh tiêu thụ chương trình du lịch.

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) (6)

ch ương ng trình du

l ch ịch

Chi nhánh, văn phòng đại diện

i Đại

lý du

l ch ịch bán lẻ

Đại lý du lịch bán

buô

Công

ty gửi khách

Trang 27

 Kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp: Kênh (1), (2)

Doanh nghiệp lữ hành giao dịch trực tiếp với khách thông qua bất cứmột trung gian nào Sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp đến chào và bánhàng trực tiếp cho khách du lịch, hoặc trực tiếp sử dụng văn phòng làm cơ sởbán chương trình du lịch sử dụng hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là hệthống nối mạng tổ chức bán chương trình du lịch cho du khách tại nhà(thương mại điện tử)

 Kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp: Kênh (3), (4), (5), (6)

Đặc biệt của loại kênh này là quá trình mua bán sản phẩm của doanhnghiệp lữ hành được uỷ nhiệm cho các doanh nghiệp lữ hành độc lập kháclàm đại lý tiêu thụ hoặc với tư cách là doanh nghiệp lữ hành gửi khách.Doanh nghiệp sản xuất chương trình du lịch sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm vềsản phẩm mà mình uỷ thác, về chất lượng các dịch vụ có trong chương trình

sẽ bán cho khách

Bên cạnh việc tổ chức các kênh tiêu thụ, doanh nghiệp còn phải đẩymạnh các hoạt động tuyên truyền để hỗ trợ thêm cho quá trình bán hàng nhưtuyên truyền trên báo chí, báo nói, báo viết về các điểm du lịch mới, cácchương trình du lịch mới

Đối với kênh tiêu thụ gián tiếp hoạt động với tư cách là người mua chokhách hàng của họ Họ là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập, họ có quyềnhạn và chiếm lược kinh doanh riêng, trong nhiều trường hợp quan điểm của cácdoanh nghiệp lữ hành gửi khách, các đại lý lữ hành rất khác với quan điểm củadoanh nghiệp lữ hàng nhận khách muốn tiêu thụ được nhiều chương trình du lịchtrọn gói thì doanh nghiệp lữ hàng nhận khách cần dành nhiều ưu đãi cho doanhnghiệp lữ hành gửi khách, các đại lý tức là thực hiện chiến lược đẩy

1.1.2.5 Tổ chức thực hiện tour.

Thỏa thuận với khách hàng hoặc công ty gửi khách.

Mục đích của giai đoạn này là phải đạt được sự thống nhất về nội dungchương trình của chuyến đi là giá cả với khách du lịch Trong trường hợp

Trang 28

công ty lữ hành quan hệ với công ty gửi khách hoặc đại lý bán thì phải nhậnđược "thông báo khách" gồm các thông tin về danh sách các đoàn khách, sốlượng khách, số visa, hộ chiếu, thời gian, địa điểm xuất và nhập cảnh, tuyếnthăm quan, yêu cầu về dịch vụ hướng dẫn, xe, khách sạn, hình thức thanh toán

và các yêu cầu đặc biệt khác như đón tiếp quà tặng, tiệc chia tay

Chuẩn bị nội dung, lập hồ sơ đoàn giao cho hướng dẫn.

Bao gồm các công việc sau:

+ Xây dựng lịch trình, lộ trình chi tiết cụ thể với đầy đủ hoạt động, thờigian và đặc điểm tiến hành

+ Chuẩn bị các dịch vụ như: Đặt chỗ ngủ, đặt ăn với các nhà cung cấpdịch vụ lưu trú và ăn uống Khi tiến hành cần nêu rõ các yêu cầu về số lượngkhách, thời gian lưu trú ở khách sạn, số lương phòng ngủ theo từng loại …chuẩn bị các phương án để giải quyết các cấn đề có thể phát sinh trong quátrình thực hiện chương trình du lịch Bên cạnh đó, có thể phải thực hiệnnhững công việc sau theo yêu cầu của khách, đặt chỗ, mua vé máy bay chokhách, đặt chỗ, mua vé tàu hoả

Điều động và giao nhiệm vụ cho hướng dẫn: Bàn giao hồ sơ đoàn gồmcác giấy tờ cần thiết, các loại vé, hồi phiếu, tiền mặt tạm ứng … đảm bảo yêucầu giao nhiệm vụ rõ ràng trên sổ sách

Triển khai thực hiện tour.

Công việc chủ yếu của giai đoạn này do hướng dẫn viên và các nhàcung cấp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với phòng điều hành bao gồm:

- Đón tiếp khách: Đối với những đoàn khách quan trọng (VIP) thì bêncạnh hướng dẫn còn có nhân viên phòng điều hành Các yêu cầu đặt ra là:Nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự, gây được ấn tượng ban đầu cho khách

- Hướng dẫn thăm quan: Theo đúng lịch trình đã quy định, nếu cónhững tình huống bất thường xảy ra như chậm máy bay, khách ốm, tai nạn ….Hướng dẫn viên phải nhanh chóng xử lý theo các phương án có sẵn và báocáo về phòng điều hành

Trang 29

- Tiễn khách: Trưng cầu ý kiến của khách du lịch thông qua các nhậnxét Nếu điều kiện cho phép, có thể tặng mỗi du khách một món quà nhỏ cóbiểu tượng và địa chỉ của công ty.

Kết thúc tour.

Bao gồm:

+ Hướng dẫn viên làm báo cáo tổng hợp và thanh toán

+ Giải quyết những phàn nàn, những kiến nghị của khách (nếu có)

+ Thanh toán với Công ty gửi khách và các nhà cung cấp

+ Hạch toán chuyến đi của chương trình du lịch

1.1.3 Sự ra đời của hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

1.1.3.1 Sự ra đời và phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành trên thế giới.

Hoạt động lữ hành đã xuất hiện từ lâu và có một quá trình phát triển lâudài hình thành từ thời kỳ cổ đại và phát triển qua những giai đoạn lịch sử khácnhau, hoạt động lữ hành đã có những hình thức biểu hiện và đặc trưng khácnhau Trong thời kỳ cổ đại, khi con người đang sống theo xu hướng bầy đànthì hoạt động lữ hành đã ra đời do nhu cầu tìm kiếm thức ăn và di chuyển theo

sự thích nghi với thời tiết, khí hậu cũng như các nguồn tài nguyên thô sơ khácnhau Khi các nền văn minh cổ đại xuất hiện và có sự giao thoa giữa các nềnvăn minh này, hoạt động lữ hành còn là hoạt động mở rộng, trao đổi và lấnchiếm lãnh thổ

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người hoạt động lữ hành cũngphát triển phong phú và đa dạng hơn với phạm vi, mục đích và phương tiệnkhác nhau Khi loài người bắt đầu hình thành các mối quan hệ trao đổi, thôngthương mua bán, khám phá và lấn chiếm lãnh thổ với các mức độ khác nhauthì cũng kéo theo sự phát triển của hoạt động lữ hành.Phương tiện thực hiệnhoạt động lữ hành có một tác động rất lớn đến sự phát triển của hoạt độngnày Phạm vi, sự tiện lợi và nhanh chóng của hoạt động lữ hành ngày càngcao khi các phương tiện di chuyển ngày càng hiện đại

Trang 30

Cách đây gần 2 thế kỷ, Thomas Cook, một nhà du lịch và nhà kinh tếAnh đã sớm nhìn ra yêu cầu cần có các tổ chức du lịch Năm 1841 ông đã tổchức một chuyến tham quan đặc biệt trên tàu hoả Leicester đến Lafburroy(dài 12 dặm) cho 570 khách đi dự hội nghị Giá dịch vụ vận chuyển là1Sterling một hành khách Chuyến đi rất thành công đã mở ra dịch vụ tổ chứccác chuyến lữ hành cho du khách Năm 1942, Thomas Cook tổ chức vănphòng du lịch đầu tiên có tính chuyên nghiệp ở Anh (và cũng là văn phòngđầu tiên có tính chuyên nghiệp trên thế giới) với chức năng tổ chức cho côngdân Anh đi du lịch khắp nơi Đây là một mốc quan trọng đánh dấu sự hìnhthành một loại tổ chức kinh doanh du lịch rất quan trọng, các hãng du lịch haycòn gọi là các hãng lữ hành (Travel Agency) làm cầu nối giữa khách du lịch

và bộ phận phục vụ du lịch để hoạt động du lịch thuận lợi và nhịp nhàng.Cũng từ đây ngành công nghiệp lữ hành(Travel Industy) bắt đầu hình thành

Hoạt động lữ hành tuy đã phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XX với tư cách

là một ngành non trẻ, nhưng nó phát triển rất mạnh mẽ trong nền kinh tế thếgiới sau chiến tranh thế giới lần II, đặc biệt là từ những năm 60 của thế kỷ XXtrở lại đây Theo thống kê của tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp QuốcUNWTO, vào những năm cuối của thế kỷ XX, hoạt động du lịch được xã hộihoá cao độ, hàng năm thu hút trên một nửa tỷ người tham gia các hành trình

du lịch quốc tế (bình quân cứ 10 người dân có 1 lượt người đi du lịch quốctế), đã kéo theo rất nhiều loại doanh nghiệp khác nhau hướng hoạt động củamình vào dòng khách du lịch khổng lồ Các doanh nghiệp du lịch ngày nay đãtrở nên đa dạng về loại hình, đông về số lượng, quy mô cũng rất khác nhau.Hiện nay, hoạt động lữ hành là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và

sự phát triển của xã hội loài người

1.1.3.2 Vài nét về sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành tại Việt Nam.

Ngày 09/07/1960 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/CPthành lập công ty du lịch Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của Ngành Du LịchViệt Nam, du lịch Việt Nam đã phát triển qua các thời kỳ sau đây:

Trang 31

- Từ năm 1960 đến 1975: Là giai đoạn đất nước còn trong chiến tranhkhốc liệt, du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách củaĐảng và Nhà Nước, khách du lịch vào nước ta chủ yếu là du khách trong cácnước XHCN, theo các Nghị định thư

- Từ năm 1975 đến 1990: Ngành du lịch hoạt động trong điều kiện đấtnước vừa trải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, phải tập trungsức lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và phá thế bao vâycấm vận của Mỹ, đồng thời lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ biên cươngphía Bắc và Tây Nam Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểmcủa Đảng và Nhà Nước ta, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trongcộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển

- Từ 1990 đến nay - Thời kỳ đổi mới và hội nhập: Sau 2 năm sáp nhậpvào Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Thương mại, tháng 11 năm 1992 Tổng cục

Du lịch được thành lập lại trực thuộc Chính Phủ Ngày 31 tháng 07 năm 2007,Quốc hội khóa 12 ra nghị quyết quyết định thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục, Thể thao và Tổng cục Du lịch.Trong những năm gần đây, khách du lịch quốc tế đến luôn tăng trưởng caotrung bình mỗi năm hai con số Từ 250.000 lượt khách quốc tế (1990), đếnnay (2008) là 4.253.740 triệu lượt khách Khách du lịch nội địa từ 1 triệukhách vào năm 1990, đạt 21,2 triệu khách năm 2008 Du lịch Việt Nam đạtmức tăng trưởng tốt nhất trong khu vực

Hoạt động du lịch khởi sắc đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hànghoá và dịch vụ sản xuất trong nước, thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất vàdịch vụ phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân Theotạp chí Thời báo Kinh tế Việt Nam 31/12/2008, tính đến hết năm 2008: Cảnước đã có gần 9.000 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 180.057 buồng phòng,một nửa trong số này đạt tiêu chuẩn 5 sao, 256 khách sạn từ 3-5 sao, 605doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa

Trang 32

Đến nay, du lịch đă tạo ra hơn 1 triệu việc làm, 300.000 lao động trực tiếptrong các đơn vị kinh doanh du lịch

Trong bối cảnh đất nước ổn định, có vị thế và uy tín ngày càng cao trêntrường quốc tế, ngành du lịch Việt Nam đang từng bước phát triển trở thànhmột ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của đất nước

1.2 Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

1.2.1 Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày 24-12-2001 của Tổng cục Du lịch phân loại kinh doanh lữ hành thành 2 loại chính, đó là:

+ Kinh doanh lữ hành nội địa.

+ Kinh doanh lữ hành quốc tế.

Kinh doanh lữ hành nội địa: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực

hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa

Kinh doanh lữ hành quốc tế: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực

hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế

Căn cứ vào phạm vi và tính chất hoạt động của kinh doanh lữ hành quốc

tế, lữ hành quốc tế gồm 3 loại hình kinh doanh cơ bản sau:

- Kinh doanh lữ hành gửi khách quốc tế:

Tổ chức ở những nơi có nguồn khách lớn hay ở những nơi phát sinhnguồn khách, chức năng là thu hút khách, bán và tiêu thụ sản phẩm lữ hànhquốc tế gồm: Tổ chức tour đi du lịch nước ngoài cho khách nội địa và các tourđón khách quốc tế vào du lịch Việt Nam và khu vực

- Kinh doanh lữ hành nhận khách quốc tế:

Tổ chức ở những nơi có nhiều giá trị tài nguyên du lịch, các điểm dulịch hấp dẫn trong và ngoài nước, thực hiện hóa các sản phẩm lữ hành chokhách nội địa và khách quốc tế

- Kinh doanh lữ hành quốc tế kết hợp:

Thực hiện tất cả các công việc từ việc xây dựng thiết kế các sản phẩm

lữ hành cho đến việc bán và tiêu thụ sản phẩm lữ hành Vì thế cần phải xây

Trang 33

dựng nhiều chi nhánh và đại diện tại những nơi phát sinh nguồn khách hoặcnơi có giá trị tài nguyên du lịch lớn.

1.2.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày 24-12-2001 của Tổng cục Du lịch quy định điều kiện kinh doanh lữ hành như sau:

 Đối với kinh doanh lữ hành nội địa cần:

- Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;

- Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa: có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;

- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành;

- Lập hồ sơ theo quy định gửi Sở Du lịch quản lý Doanh nghiệp

- Nộp tiền ký quỹ: 50.000.000 VND

 Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế cần:

- Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về dulịch ở trung ương cấp

- Có phương án kinh doanh lữ hành: có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế

- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất 04 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành

- Có ít nhất 03 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế;

- Nộp tiền ký quỹ : 250.000.000 VND

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc

tế của doanh nghiệp.

1.3.1 Các chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ lữ hành

của công ty.

1.3.1.1.Tổng doanh thu kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Trang 34

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và kết quả kinh doanh lữ hành của doanhnghiệp Nó không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp

mà còn dùng để xem xét từng loại hình kinh doanh lữ hành của doanh nghiệpđang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó Mặt khác làm cơ sở để tínhtoán chỉ tiêu lợi nhuận thuần và các chỉ tiêu tương đối để đánh giá vị thế, hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp

Công thức tính tổng doanh thu kinh doanh lữ hành trong kỳ phân tích:

TR =

n i

PiQi

1

TR : tổng doanh thu từ các chuyến du lịch được thực hiện trong kỳphân tích

Pi : giá bán cho một khách của chuyến du lịch thứ i

Qi : số lượng khách trong chuyến du lịch thứ i

1.3.1.2 Tổng chi phí kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các phí tổn để thực hiện kinh doanh cáctour lữ hành trong kỳ phân tích

Công thức tính tổng chi phí kinh doanh tour lữ hành trong kỳ phân tích:

TC = 

n i

Ci

1

TC : tăng chi phí kinh doanh các chuyến du lịch trong kỳ phân tích

Ci : chi phí chuyến du lịch thứ i

1.3.1.3 Chỉ tiêu lợi nhuận thuần của công ty.

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng tour lữ hành thôngqua các chuyến du lịch trong kỳ phân tích của doanh nghiệp

Công thức lợi nhuận kinh doanh tour lữ hành trong kỳ phân tích:

= tr – tc

 : lợi nhuận trong kỳ phân tích

1.3.1.4.Chỉ tiêu tổng số ngày khách thực hiện.

Trang 35

Chỉ tiêu tổng số ngày khách thực hiện phản ánh số lượng sản phẩm tiêuthụ của doanh nghiệp thông qua số lượng ngày khách.

Công thức tổng số ngày khách thực hiện trong kỳ phân tích:

tnk = 

n i

tiQi

1

tnk : Tổng số ngày khách thực hiện trong kỳ phân tích (đơn vị tính ngày

khách)

ti : Độ dài của tour thứ i

Qi : Số lượng khách tham gia chuyến du lịch thứ i

1.3.1.5.Chỉ tiêu tổng số lượt khách.

Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng khách tham gia mua tour trong kỳ

phân tích Công thức tính tổng số lượt khách thực hiện trong kỳ phân tích:

tlk =

n i

1.3.2.1.Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát.

Trang 36

Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ

ra, hoặc đơn vị tiền tệ vốn bỏ ra cho việc kinh doanh tour thì thu vào đượcbao nhiêu đơn vị tiền tệ Do vậy, hệ số phải lớn hơn 1 thì kinh doanh tour mới

có hiệu quả và hệ số càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp càng cao bấy nhiêu và ngược lại

Công thức tính hiệu quả tổng quát:

1.3.2.2 Chỉ tiêu doanh lợi.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra hoặc 1 đơn vịtiền tệ vốn cho kinh doanh chuyến du lịch thì đem lại bao nhiêu phần trăm lợinhuận Nếu chỉ tính chỉ tiêu doanh lợi bằng lợi nhuận trên chi phí thì chưaphản ánh đầy đủ các chi phí có liên quan đến kinh doanh tour mà chưa đượctính đến, với chi phí cho kinh doanh luôn nhỏ hơn vốn đầu tư cho kinh doanhtour Vì vậy, để đánh giá chính xác khả năng sinh lợi của vốn đầu tư cho kinhdoanh tour cần phải tính chỉ tiêu này bằng lợi nhuận trên vốn (bao gồm cả vốn

cố định và vốn lưu động)

Công thức tính doanh lợi:

P = tc x 100 hoặc P = tv x 100 hoặc P = tr x 100

P : Tỷ suất lợi nhuận trong kỳ phân tích (đơn vị tính %)

 : Lợi nhuận thuần trong kỳ phân tích

Tc : Tổng chi phí kinh doanh tour

Tv : Tổng vốn đầu tư kinh doanh tour

Tr : Tổng doanh thu từ kinh doanh tour trong kỳ phân tích

1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế :

Trang 37

- Có thể coi đây là lĩnh vực nhập khẩu tại chỗ, dẫn đến hiện tượng ngoại

tệ “chảy” ra nước ngoài

- Khi người dân đi ra nước ngoài du lịch họ có thể tiếp nhận những thôngtin không có lợi, không phù hợp với văn hoá truyền thống dân tộc

- Sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG

TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH.

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Phát triển Thương mại và Du lịch.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

2.1.1.1 Những thông tin chung về công ty.

Công ty được thành lập theo giấy phép 0102005913 do sở Kế hoạch vàĐầu tư Hà Nội cấp ngày 22 tháng 6 năm 2002 và giấy phép lữ hành quốc tế0315/2004/TCDL-GPLHQT do Tổng cục Du lịch Việt Nam cấp

- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Thế kỷ Thươngmại và Du lịch

- Tên viết tắt : DCTour Co.,Ltd

- Tên giao dịch tiếng Anh: Development Century Trade & TourCompany

 Vốn điều lệ: 1.500.000.000 ( Một tỉ năm trăm triệu đồng )

 Ngân hàng cung cấp tín dụng: Vietcombank

 Số tài khoản : 0021000510784 ngân hàng Vietcombank

Điện thoại: 04 9287873/ 0913560079 Fax: 04 – 9287875

Webside: www.dctvietnam.com Email: dctoursco@hotmail.com

- Các chi nhánh:

Hiện nay, công ty có 3 chi nhánh phân bổ tại ba miền Bắc, Trung, Nam

và một chi nhánh tại nước ngoài với sự liên kết hợp tác chặt chẽ với nhiều đối

Trang 39

tác có uy tín tại nước ngoài nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt nhất cho Quýkhách hàng.

2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty.

Công ty được thành lập theo giấy phép 0102005913 do sở Kế hoạch vàĐầu tư Hà Nội cấp ngày 22 tháng 6 năm 2002 và giấy phép lữ hành quốc tế0315/2004/TCDL-GPLHQT do tổng cục du lịch Việt Nam cấp

Hoạt động kinh doanh của công ty được chia ra 2 giai đoạn chính theoquy mô và các lĩnh vực kinh doanh

Giai đoạn mới thành lập và đi vào kinh doanh 2002-2004

Giai đoạn này công ty mới thành lập và đi vào kinh doanh Do kinhnghiệm, nguồn nhân lực và số vốn còn hạn chế nên công ty tập trung khaithác thị trường nội địa, cung cấp các dịch vụ du lịch ( lữ hành và khách sạn)nội địa

Các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty gồm :

Tổ chức các chương trình thăm quan du lịch trong nước, lữ hành nội địa.

- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói trong nước

- Tư vấn, thiết kế và cung cấp các tuyến điểm thăm quan mới lạ

- Các chương trình du lịch cuối tuần ngắn ngày, tour về nguồn, hànhtrình di sản, khám phá dã ngoại, thể thao mạo hiểm

- Dịch vụ trung gian gửi khách và nhận khách du lịch

Trang 40

Các dịch vụ khác:

- Đặt giữ chỗ vé máy bay trong nước và quốc tế với tất cả các hành trình

- Tư vấn đường bay toàn cầu, tiết kiệm nhất về tiền bạc và thời gian

- Đặt vé tàu hoả tất cả các hành trình trong nước và tàu liên vận

- Đặt phòng khách sạn trong nước và quốc tế

- Cho thuê xe ô tô đời mới, sang trọng từ 4- 45 chỗ

- Làm mới hoặc gia hạn Visa các nước, duyệt Visa nhân sự cho ngườinước ngoài vào Việt Nam du lịch hoặc thương mại

- Tư vấn, thiết kế in ấn quảng cáo

Giai đoạn này, trọng tâm của hoạt động kinh doanh của công ty tập trungvào lĩnh vực du lịch, lữ hành nội địa, làm đầu mối trung gian cho các hãng lữhành lớn trong nước Sản phẩm chủ yếu của công ty là các chương trình dulịch trọn gói và ngắn ngày Đây là sản phẩm mang lại nguồn doanh thu chínhcho công ty, chiếm 63% tổng doanh thu của công ty trong 3 năm đầu tiên đivào hoạt động kinh doanh Dựa theo báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm đầutiên này ta có bảng tổng hợp sau: ( Tác giả tự tổng hợp)

Bảng 1 : Tỷ trọng doanh thu các lĩnh vực kinh doanh của công ty.

Ngày đăng: 19/07/2013, 11:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Nguyễn Văn Đính và ThS. Phạm Hồng Chương (2002), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Đính và ThS. Phạm Hồng Chương
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
2. PGS.TS Nguyễn Văn Đính và ThS. Phạm Hồng Chương (2001), Giáo trình Hướng dẫn du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hướng dẫn du lịch
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Đính và ThS. Phạm Hồng Chương
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
1. Nguyễn Văn Mạnh – Luận án Tiến sỹ (2007), Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh – Luận án Tiến sỹ
Năm: 2007
3. Nghị định 27/2001/NĐ-CP ngày 05-6-2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch Khác
4. Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày 24-12-2001 của Tổng cụ du lịch, hướng dẫn thực hiện nghị định số 27/ 2001/NĐ-CP Khác
5. Tạp chí Du lịch Việt Nam, các số năm 2008.II. Tài liệu công ty – Luận văn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1 : Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. - Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 1 Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế (Trang 18)
Sơ đồ 2: Hệ thống kênh tiêu thụ chương trình du lịch. - Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2 Hệ thống kênh tiêu thụ chương trình du lịch (Trang 24)
Sơ đồ 3 : Bộ máy quản lý của công ty. - Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 3 Bộ máy quản lý của công ty (Trang 41)
Bảng 3: Bảng các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch  trong giai đoạn 2005-2008. - Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Bảng các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch trong giai đoạn 2005-2008 (Trang 44)
Bảng 3: Bảng các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ  Thương mại và Du lịch  trong giai đoạn 2005-2008. - Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Bảng các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch trong giai đoạn 2005-2008 (Trang 44)
Dịch vụ LHQT gồm 3 loại hình chính đó là: - Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp
ch vụ LHQT gồm 3 loại hình chính đó là: (Trang 45)
Bảng 6: Bảng tổng hợp lượt khách theo từng khu vực thị trường  chính của công ty. - Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp
Bảng 6 Bảng tổng hợp lượt khách theo từng khu vực thị trường chính của công ty (Trang 48)
Bảng 6: Bảng tổng hợp lượt khách theo từng khu vực thị trường  chính của công ty. - Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp
Bảng 6 Bảng tổng hợp lượt khách theo từng khu vực thị trường chính của công ty (Trang 48)
Bảng 7 : Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cuối 2008 - Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp
Bảng 7 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cuối 2008 (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w