1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam

53 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.

  • 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp.

  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TRONG DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH.

  • 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm về lữ hành, kinh doanh lữ hành, kinh doanh lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành.

  • 2.1.1.Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành

  • 2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành.

  • 2.2. Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh lữ hành.

  • 2.2.1.Đặc điểm kinh doanh lữ hành.

  • 2.2.2. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành quốc tế.

  • 2.2.3. Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành lữ hành quốc tế.

  • 2.2.4. Các quan niệm về hiệu quả kinh doanh lữ hành.

  • 2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài các năm trước.

  • 2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế.

  • 2.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế.

  • 2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

  • 2.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM.

  • 3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề.

  • 3.4.2.Hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty TNHH MTV Du lịch Công Đoàn Việt Nam.

  • CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM.

  • 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu.

  • 4.1.1. Những ưu điểm.

  • 4.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

  • 4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du lịch Công Đoàn Việt Nam.

  • 4.2.1. Dự báo triển vọng kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty.

  • 4.2.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty.

  • 4.3. Các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam.

  • 4.3.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam.

  • 4.3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan hữu quan.

    • a) Kiến nghị với Nhà nước.

Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Du lịch là một ngành công nghiệp hàng năm đã đem về cho mỗi quốc gia một khoản tiền khổng lồ. Người ta nói rằng khi chính phủ bỏ ra một đồng để đầu tư vào ngành du lịch thì sẽ thu được một ngàn đồng lợi nhuận. Đó là sự thật bởi lẽ du lịch là một ngành tổng hợp, nó đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế giới và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du lịch được nhìn nhận là một trong số những chỉ tiêu dánh giá mức sống, mức độ phát triển của một quốc gia. Và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Du lịch phát triển tạo nhiều việc làm cho xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, bộ mặt đô thị được đổi mới. Nhờ thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế chính trị ổn định, đường lối ngoại giao mở rộng, tăng cường hợp tác và khuyến khích đầu tư từ nước ngoài nhờ đó những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, tốc độ phát triển nền kinh tế luôn duy trì ở mức cao hàng đầu tại khu vực châu Á. Nền kinh tế đang có những bước chuyển dịch mạnh hướng tới mục tiêu chiến lược đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển. Là một nước giàu tiểm năng du lịch với nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản thế giới và nền chính trị ổn định, Việt Nam đang là sự lựa chọn của nhiều khách du lịch quốc tế song hành với sự gia tăng nhanh chóng của du khách trong nước do đời sống ngày càng cao. Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mở toang cánh cửa hội nhập và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch quốc tế. Trong nhiều năm qua ngành du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể. Khách quốc tế từ 2,14 triệu lượt người năm 2000 đã tăng đến 3,8 triệu lượt người năm 2009, tăng gần 2 lần. Khách du lịch nội địa tăng từ 11 triệu người năm 2000 lên 25 triệu lượt người năm 2009, tăng hơn 2 lần. Thu nhập xã hội từ du lịch năm 2000 đạt gần 18.000 tỷ đồng, đến năm 2009 ước đạt 68.000 - 70.000 tỷ đồng, tăng khoảng 4 lần. Trong 2010 du lịch nước ta tiếp tục đà tăng trưởng ở mức cao: ước tính lượng khách Quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt 4,2 triệu lượt khách và 27-28 triệu lượt khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt 75.000- 78.000 tỷ đồng. Với gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành Công ty TNHH MTV Công Đoàn Việt Nam đã tạo được thương hiệu và đạt đươc những thành công nhất định. Tuy nhiên cũng chính bởi sự phát triển của ngành du lịch và sự ra đời ồ ạt của các doanh nghiệp du lịch nên đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nhgiệp du lịch với nhau. Để đứng vững được trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp lữ hành trong nước và những đối thủ cạnh tranh tiềm năng từ nước ngoài công ty cần có những chính sách và phương hướng phát triển phù hợp. Công ty TNHH 1 MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam đã phải tích cực phấn đấu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu cuối cùng là tạo ra sản phẩm và lấy ý kiến đóng góp từ phía khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhằm tăng cường khả năng thu hút khách, tăng lợi nhuận cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của các hoạt động khác trong chuỗi dịch vụ khép kín của công ty như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển…Tuy nhiên công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Vì những lý trên và cùng với những thông tin về vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp hiện nay, với sự hướng dẫn của PGS – TS Nguyễn Doãn Thị Liễu cùng với sự đồng ý và giúp đỡ của cơ sở thực tập là công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam em đã quyết định chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp nhắm áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn , góp một số kiến nghị để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. Với những kiến thức đã học được tại nhà trường trong những năm qua cùng với việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du lịch Công Đoàn Việt Nam. Em mong muốn phát triển đề tài với mục tiêu: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh lữ hành. Thứ hai, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam. Thứ ba, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong việc kinh doanh lữ hành quốc tế trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế trong công ty TNHH MTV Du lịch Công Đoàn Việt Nam. + Những cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh lữ hành. + Hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du lịch Công Đoàn Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam. Tuy nhiên luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trong giai đoạn 2008 – 2009. 2 - Thời gian nghiên cứu: là thời gian thực tập tại công ty và thời gian hoạt động của công ty trong 2 năm. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp. Kết luận luận văn bao gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành quốc tế và hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế trong doanh nghiệp lữ hành. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam. Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam. 3 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TRONG DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH. 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm về lữ hành, kinh doanh lữ hành, kinh doanh lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành. 2.1.1.Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành  Khái niệm lữ hành. Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu thì việc định nghĩa hoạt động kinh doanh lữ hành là một công việc cần thiết. Để định nghĩa lữ hành có hai cách đề cập sau: Cách tiếp cận theo nghĩa rộng “Lữ hành là sự đi lại di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác”. Theo cách đề cập này thì hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Cách tiếp cận ở phạm vi hẹp. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là đĩnh nghĩa về lữ hành theo Luật du lịch năm 2005 của Việt Nam thì “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.  Khái niệm kinh doanh lữ hành. Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của việc xây dựng, bán, tổ chức một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch để tiêu thụ và cung ứng các sản phẩm dịch vụ này cho khách du lịch nhằm mục đích sinh lợi.  Khái niệm kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch quốc tế, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình hoặc ủy thác cho các hãng, các đại lý lữ hành nhận khách trong và ngoài nước. 2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành. Ở thời kỳ đầu tiên các công ty lữ hành được định nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức đại diện đại lý các nhà sản xuất (như khách sạn, hãng ôtô, tàu biển…) bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng với mục đích thu tiền hoa hồng. Khi đã phát triển ở mức độ cao hơn so công ty lữ hành không chỉ dừng lại ở người bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch (như mua vé máy bay, vé tàu thủy, vé tàu hỏa…). Và ngày nay công ty du lịch không chỉ là người bán, người mua sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vu mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm dịch vụ. Theo luật du lịch năm 2005 thì “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật 4 nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Và “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. Kết hợp hai khái niệm trên ta có thể định nghĩa doanh nghiệp lữ hành như sau: “ Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành cac hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng”. 2.2. Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh lữ hành. 2.2.1.Đặc điểm kinh doanh lữ hành. Kinh doanh lữ hành là một loại hình kinh doanh dịch vụ. Vì vậy hoạt động kinh doanh lữ hành có những đặc trưng cơ bản sau:  Đặc điểm về sản phẩm lữ hành. - Tính tổng hợp: Sản phẩm lữ hành là sản phẩm dịch vụ tổng hợp bao gồm nhiều loại dịch vụ khác nhau như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí,… do nhiều nhà cung cấp khác nhau cung ứng. Các yếu tố cấu thành phổ biến và cơ bản của một sản phẩm lữ hành bao gồm: lộ trình (hành trình), thời gian, các điều kiện đi lại, ăn ở và các loại hoạt động du khách có thể tham gia. - Tính kế hoạch: Đó là những sắp xếp, dự kiến trước các yếu tố vật chất và phi vật chất cho một chuyến đi du lịch để căn cứ vào đó người tổ chức chuyến đi thực hiện, người mua (khách du lịch) biết được giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ mà mình sẽ tiêu dùng. - Tính linh hoạt: Nói chung sản phẩm lữ hành là những thiết kế sẵn được đưa ra chào bán cho một nhóm khách hàng. Tuy nhiên các yếu tố cấu thành của chương trình có thể thay đổi tùy theo sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp hoặc có thể thiết kế ra chương trình mới theo nhu cầu của khách hàng. Giá cả của các sản phẩm lữ hành cũng có tính linh động cao. - Tính đa dạng: Căn cứ vào cách thức thiết kế và tổ chức chương trình, sự phối hợp các yếu tố cấu thành, phạm vi không gian và thời gian…sẽ có nhiều loại sản phẩm lữ hành khác nhau. Và chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau và mỗi khách hàng có cảm nhận khác nhau về sản phẩm dịch vụ. - Không giống như các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không thể dự trữ, lưu kho, bảo quản được.  Đặc điểm về tính thời vụ. 5 Kinh doanh lữ hành mang tính chất thời vụ một cách rõ rệt. Ở những thời điểm khác nhau trong năm thì nhu cầu du lịch của khách cũng khác. Chẳng hạn về mùa hè nhu cầu du lịch nghỉ biển tăng rất cao, nhưng mùa đông thì ngược lại, vào mùa xuân nhu cầu du lịch lễ hội cũng tăng mạnh làm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tính thời vụ. Các nhà quản trị cần nắm bắt được tính thời vụ nhằm đưa ra các biện pháp để kéo dài thời gian chính vụ, rút ngắn thời gian trái vụ, duy trì nhịp độ phát triển đều đặn và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.  Đặc điểm trong mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành. - Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một thời gian. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có sự có mặt của khách trong quá trình phục vụ. Có thể xem khách hàng là “nguyên liệu đầu vào” trong quá trình kinh doanh lữ hành. Vì thế trong kinh doanh lữ hành sản phẩm không thể sản xuất trước. - Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một không gian. Các sản phẩm lữ hành không thể mang đến tận nơi phục vụ cho khách hàng mà khách hàng vừa là người tiêu dùng vừa là người tham gia tạo ra sản phẩm. Như vậy, khách hàng là bộ phận tham gia trực tiếp không thể tách rời trong quá trình sản xuất.  Đặc điểm khác. Kinh doanh lữ hành còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, trình độ dân trí, quỹ thời gian rảnh rỗi, thu nhập của người dân…Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ làm cơ hội đi du lịch của khách tăng và đương nhiên các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng có cơ hội phục vụ khách được tốt hơn. Trình độ dân trí và thu nhập của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trình độ dân trí và thu nhập của người dân cao sẽ thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của du khách. 2.2.2. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành quốc tế là một bộ phận quan trọng trong kinh doanh lữ hành nói chung và chức năng chủ yếu của nó là việc ghép nối cung cầu lữ hành quốc tế một cách có hiệu quả nhất trên phạm vi rộng cả trong nước và quốc tế. Ngoài những đặc điểm trên thì kinh doanh lữ hành quốc tế còn có những đặc điểm riêng sau: - Kinh doanh lữ hành quốc tế phụ thuộc rất lớn vào cung cầu lữ hành quốc tế. + Cung lữ hành quốc tế là tổng hợp toàn bộ hàng hóa dịch vụ cung ứng cho khách quốc tế, đồng thời cũng là cung của từng dịch vụ đơn lẻ. Cung lữ hành quốc tế cũng chính là khả năng cung ứng của các công ty lữ hành thuộc nước sở tại và nước đến du lịch. Sự liên kết giữa các nhà cung ứng hay việc mở các văn phòng đại diện là xu hướng tất yếu để tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế. + Cầu lữ hành quốc tế được hiểu là cầu về một loại hàng hóa hoặc một dịch vụ du lịch đơn lẻ có chất lượng như một phòng nghỉ, một bữa ăn…Đồng thời nó bao hàm tổng 6 hợp các hàng hóa và dịch vụ mà khách quốc tế tiêu dùng trong quá trình di du lịch. Cầu lữ hành quốc tế chịu ảnh hưởng nhiều từ nhân tố xã hội cũng như nhân tố cá nhân. - Thị trường khách quốc tế rất đa dạng và phong phú đó có thể là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch hoặc công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Chính vì vậy nên khách quốc tế thường gặp nhiều trở ngại khi đi du lịch do sự khác nhau về phong tục tập quán hay bất đồng ngôn ngữ, phân biệt chủng tộc…giữa các quốc gia với nhau. - Sản phẩm được tạo ra trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm nhiều dịch vụ đa dạng, chất lượng cao và thường mang sắc thái văn hóa của mỗi quốc gia. Do đó, kinh doanh lữ hành quốc tế đòi hỏi công ty phải có nhiều kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, có mối quan hệ xuyên quốc gia, xuyên lục địa, tạo được sự tin tưởng cho đối tác. 2.2.3. Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành lữ hành quốc tế. Nội dung đặc trưng và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đó chính là kinh doanh các chương trình trọn gói. Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm bốn nội dung sau: a) Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch. Nghiên cứu thị trường thực chất là việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu, quỹ thời gian rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của khách. Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cung về du lịch trên thị trường. Đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách thì phải nghiên cứu hai yếu tố tài nguyên du lịch và khả năng đón tiếp phục vụ khách du lịch. Còn đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế gửi khách thì phải nghiên cứu khả năng cung ứng của các công ty lữ hành nhận khách tại các nước đến du lịch để từ đó lựa chọn đối tác liên kết thích hợp. Ngoài ra cần nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Việc tổ chức sản xuất các chương trình du lịch phải tuân thủ theo quy trình gồm bốn bước sau: Bước 1:Thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm tham quan, giá trị của tuyến điểm đó, phong tục tập quán và các thông tin liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi như: loại hình phương tiện vận chuyển, loại hình cơ sở lưu trú, giá cả các dịch vụ khác như thủ tục hải quan, visa, đổi tiền Bước 2: Sơ đồ hóa tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về các tuyến điểm, độ dài tour, địa điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ ăn nghỉ. Việc thiết kế hành trình du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực địa, hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ. Bước 3: Định giá chương trình du lịch phải căn cứ vào tổng chi phí bao gồm chi phí cố định (giá vận chuyển, quảng cáo, quản lý, hướng dẫn viên) và chi phí biến đổi (ăn 7 uống, ngủ, bảo hiểm, vé tham quan…) và lợi nhuạn dự kiến của doanh nghiệp. Việc tính giá cần đảm bảo tính đúng, tính đủ để có thể trang trải các chi phí bỏ ra cũng như mang lại lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp và có khả năng hấp dẫn du khách. Bước 4: Viết thuyết minh cho chương trình du lịch. Một điểm quan trọng trong bản thuyết minh phải nêu lên giá trị của tuyến, điểm du lịch. Bản thuyết minh phải rõ ràng, chính xác có tính hình tượng, có tính biểu cảm nhằm phản ánh và nâng cao chất lượng và giá trị các điểm đến. b) Quảng cáo và tổ chức bán. Sau khi xây dựng xong các chương trình du lịch, các doanh nghiệp xác định nguồn khách, phải tiến hành quảng cáo và chào bán.Chương trình du lịch không mang tính hiện hữu, khách hàng không có cơ hội kiểm tra, thử trước khi quyết định mua. Do đó quảng cáo có vai trò quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục, giúp khách hàng lựa chọn và thúc đẩy quyết định mua. Các phương tiện quảng cáo du lịch thường được áp dụng bao gồm: quảng cáo bằng in ấn, quảng cáo trên phương tiện đại chúng… Doanh nghiệp tổ chức bán chương trình du lịch thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Trong du lịch quốc tế, kênh phân phối gián tiếp được dùng là chủ yếu. Thông qua các tổ chức trung gian mà phần lớn là dưới hình thức đại lý du lịch. c) Tổ chức thực hiện chương trình du lịch theo hợp đồng đã ký kết. Bao gồm quá trình thực hiện các khâu: tổ chức tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, làm thủ tục hải quan, bố trí ăn ở, đi lại. Trong công đoạn này nhân viên trung tâm để tổ chức các chương trình du lịch là các hướng dẫn viên, họ phải thực hiện nhiều công việc, giải quyết nhiều tình huống một cách độc lập, phải có cách ứng xử sao cho hài lòng tất cả các khách hàng. Vì vậy yêu cầu hướng dẫn viên phải có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có kiến thức hiểu biết sâu rộng và phải thực sự yêu nghề. Để hoạt động tổ chức thực hiện chương trình có hiệu quả cần phải có sự giảm sát, kiểm tra và giúp đỡ từ công ty. d) Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng. Việc thanh toán hợp đồng đòi hỏi sự rõ ràng, minh bạch, lấy chữ tín làm trọng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, an toàn xã hội, giữ trọn lòng tự tôn, tự trọng của dân tộc mình. Không được quá nhân nhượng và ngược lại cũng không được quá lạm dụng lòng tốt của khách. 2.2.4. Các quan niệm về hiệu quả kinh doanh lữ hành. Hiệu quả là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định trong thời kì nhất định của doanh nghiệp so với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Để hoạt động, doanh nghiệp phải có các mục tiêu hành động của mình trong từng thời kỳ, đó có thể là các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và cũng 8 có thể là các mục tiêu xã hội của doanh nghiệp và doanh nghiệp luôn tìm cách để đạt được mục tiêu đó với chi phí thấp nhất đó là hiệu quả. Trong các doanh nghiệp lữ hành thì hiệu quả kinh doanh lữ hành du lịch thể hiện khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng cao trong một thời gian nhất định nhằm áp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường .  Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội. Hay nói một cách cụ thể hơn thì hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế được xác định theo hai cách sau: Thứ nhất, hiệu quả là mối quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Được xác định bằng doanh thu trừ đi chi phí hay chính là lợi nhuận. Với cách hiểu này hiệu quả cho biết mức chênh lệch giữa kết quả và chi phí. Mức chênh lệch càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Hiệu quả = Kết quả – Chi phí + Ưu điểm: Cách tính đơn giản, dễ tính toán. Thông qua cách tính hiệu quả này cho biết khối lượng hiệu quả. + Nhược điểm: • Hiệu quả theo cách này phản ánh khối lượng nhưng không chỉ rõ tính chất, chưa phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình kinh doanh. • Hạn chế sự so sánh giữa các đơn vị. • Dễ đồng nhất phạm trù hiệu quả và kết quả. • Không phán ánh được tiềm lực để nâng cao hiệu quả. Thứ hai, hiệu quả là mối tương quan tối ưu giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả theo nghĩa này được xác định bằng kết quả chia cho chi phí. Hiệu quả = + Ưu điểm: Với cách hiểu này hiệu quả phản ánh đúng bản chất của hoạt động kinh tế, đó là biểu hiện trình độ sử dụng các yếu tố chi phí, nó có thể so sánh giữa các thời kỳ hoặc giữa các đơn vị. Không bị đồng nhất giữa hiệu quả và kết quả. + Nhược điểm: Cách tính phức tạp. Phải có qui định hệ thống lựa chọn các chỉ tiêu đo lường. 9  Hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng một cách kết quả đạt được đến xã hội và môi trường. Là sự tác động tiêu cực hay tích cực của các hoạt động của các con người,trong đó có hoạt động kinh tế đối với xã hội và môi trường. - Ảnh hưởng tích cực: Về mặt xã hội, du lịch làm cho con người được nghỉ ngơi thoải mái, phục hồi sức khỏe, nâng cao hiểu biết về văn hóa xã hội,tạo công ăn việc làm…Và làm cho các dân tộc trên thế giới hiểu biết, xích lại gần nhau hơn, góp phần củng cố tính hữu nghị giữa các nước trên thế giới. - Ảnh hưởng tiêu cực: Điều này xuất phát từ thực tế khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận là trên hết dẫn đến bất chấp hậu quả mà xã hội phải gánh chịu. Ví dụ việc xây dựng các công trình khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,… một cách bừa bãi, không quản lý nghiêm túc không có biện pháp xử lý chất thải hợp lý đã dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ra các tệ nạn xã hội ( tiêm chích ma tuý, cờ bạc, mại dâm, … ). Điều này thể hiện rất rõ ràng trên thực tế của nền kinh tế thị trường hiện nay. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất, chúng có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, hiệu quả xã hội là một đại lượng mang tính trừu tượng còn hiệu quả kinh tế có thể đo lường được bằng một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể. Vì vậy, xác định và đánh giá hiệu quả rất khó khăn. 2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài các năm trước. Chưa có công trình nghiên cứu nào về đề tài này tại trung tâm lữ hành trực thuộc công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam trong 3 năm gần đây. Một số luận văn của các khóa trước: - “Giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần Thương Mại và Du Lịch Tân Thế Giới”- Tác giả: Phạm Hồng Quân, Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Thị Phùng – năm 2009. - “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế đến (khách châu Âu) của công ty cổ phần du lịch Việt Nam tại Hà Nội”- Tác giả: Trần Thị Cúc, Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Đức Minh – năm 2008. - “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của chi nhánh công ty dịch vụ du lịch quốc tế Bà Rịa Vũng Tàu tại Hà Nội”- Tác giả: Lê Minh Phương, Giáo viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Nguyên Hồng, năm 2006. - “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty Vietnam Opentour”- Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hương, Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Phùng- năm 2005. 10 [...]... cụng ty TNHH MTV Du lch Cụng on Vit Nam a) Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin ca cụng ty TNHH MTV Du lch Cụng on Vit Nam Cụng ty TNHH MTV du lch Cụng on Vit Nam ( thuc Tng liờn on lao ng Vit Nam) Ngy 23 thỏng 11 nm 1985, Ban th ký cụng on Vit Nam ó ra quyt nh thnh lp phũng du lch Cụng on trc thuc Ban bo him xó hi Tng cụng on Vit Nam vi nhim v ch yu l nghiờn cu v xõy dng chng trỡnh, tuyn im tham quan du. .. doanh l hnh l lnh vc kinh doanh u tiờn ca cụng ty Sau 20 nm xõy dng v trng thnh hin nay cụng ty ó phỏt trin thnh mt tp on ln mnh vi cỏc thnh viờn v chi nhỏnh Cỏc lnh vc kinh doanh ch yu: - Kinh doanh du lch trong nc v quc t - Kinh doanh khỏch sn, nh hng - Kinh doanh bt ng sn, kiu hi v mt s dch v khỏc b) C cu t chc ca cụng ty TNHH MTV Cụng on Vit Nam 21 22 c) Kt qu kinh doanh ti cụng ty giai on 2008 2009... kớch cu du lch nm 2010 mang tờn Vit Nam im n ca bn kt hp vi chng trỡnh "Duyờn dỏng Vit Nam" v H Ni 1000 nm Thng Long ó v ang to iu kin thun li cho kinh doanh l hnh quc t ca cụng ty - Tớnh thi v du lch: Kinh doanh du lch chu nh hng rt nhiu bi tớnh thi v du lch Cụng ty Du lch Cụng on Vit Nam cng khụng ngoi l Vo thi im chớnh v lng khỏch i du lch rt ụng, nõng cao hiu qu kinh doanh l hnh quc t ca cụng ty Ngc... động là 43.572,86 triệu đồng Trong tng s vn ny cú 11.625,43 triu ng dnh cho phỏt trin hot ng kinh doanh l hnh, trong ú cú 5.382,7 triu ng dnh cho hot ng phỏt trin l hnh quc t Điều này cho thy lợng vốn cho hoạt động kinh doanh lữ hành quc t cũn ớt lm nh hng n vic nõng cao hiu qu kinh doanh l hnh quc t 3.3 Kt qu iu tra trc nghim v hiu qu kinh doanh l hnh quc t ti cụng ty TNHH MTV Du lch Cụng on Vit Nam. .. Phũng hnh chớnh cụng ty TNHH MTV Du lch Cụng on Vit Nam) 23 Nhỡn vo bng 3.1 phõn tớch v kt qu hot ng kinh doanh ca cụng ty trong 2 nm 2008 v 2009, ta thy t sut li nhun ca cụng ty tng 0,19% chng t tỡnh hỡnh kinh doanh ca cụng ty rt n nh Tng doanh thu ca cụng ty nm 2009 so vi 2008 tng rt mnh tng 94006,25 triu ng (tng ng tng 52,86%) ú l do doanh thu ca cỏc lnh vc kinh doanh u tng C th l: Doanh thu l hnh tng... v) v khỏch cú thu nhp trung bỡnh khỏ 28 - Lnh vc kinh doanh ch yu: kinh doanh l hnh trong v ngoi nc, kinh doanh khỏch sn, kinh doanh bt ng sn, kinh doanh kiu hi, kinh doanh vn chuyn - a s cỏn b nhõn viờn c phng vn cha hi lũng v tỡnh hỡnh kinh doanh l hnh quc t ti cụng ty trong 2 nm qua - S cỏn b nhõn viờn c phng vn u cho rng vic nõng cao hiu qu kinh doanh l hnh quc t l rt cn thit (10/10 phiu) Bng 3.3:... trng ngoi ng cha cú chuyờn mụn v du lch, gúp phn nõng cao nng sut lao ng 3.4.2.Hiu qu kinh doanh l hnh quc t ca cụng ty TNHH MTV Du lch Cụng on Vit Nam a) Hiu qu kinh doanh tng hp Bng 3.8: Hiu qu kinh doanh l hnh quc t tng hp ca cụng ty Cỏc ch tiờu 1 .Doanh thu l hnh quc t (D) 2.Chi phớ l hnh quc t (F) 3.Li nhun l hnh quc t (L) 4.T sut li nhun l hnh quc t (L) 5.Hiu qu kinh doanh H = D/F H = L/F n v tớnh... nõng cao hiu qu kinh doanh l hnh quc t ca cụng ty Du Lch Vit Nam ti H Ni- Tỏc gi: Bựi Th Lan Hng, Giỏo viờn hng dn: TS Nguyn Th Nguyờn Hng - nm 2005 - Gii phỏp nõng cao hiu qu kinh doanh l hnh ti trung tõm iu hnh hng dn du lch ca cụng ty du lch H Ni- Tỏc gi: V Th Bớch Ngc, Giỏo viờn hng dn: TS V c Minh nm 2005 2.4 Phõn nh ni dung vn nghiờn cu hiu qu kinh doanh l hnh quc t 2.4.1 S cn thit phi nõng cao. .. cụng ty tng l do tc tng ca li nhun nhanh hn tc tng ca doanh thu Nh vy tỡnh hỡnh kinh doanh ca cụng ty l rt tt Mc dự nm 2009 nc ta cú rt nhiu bin ng v kinh t vn cũn chu nhiu nh hng ca cuc khng hong ti chớnh th gii, thiờn tai l ltó nh hng rt ln n hot ng kinh doanh ca cụng ty, c bit l kinh doanh khỏch sn v l hnh Cụng ty cn c gng phỏt huy t c hiu qu cao hn 3.2.2 nh hng ca mụi trng kinh doanh n hot ng kinh. .. cnh tranh, t ú nõng cao uy tớn v v th ca Cụng ty trờn th trng quc t thỡ ũi hi cỏc nh kinh doanh l hnh du lch phi chỳ ý n vn nõng cao hiu qu kinh doanh l hnh quc t ca doanh nghip Nõng cao hiu qu kinh doanh l hnh quc t cho phộp cỏc doanh nghip l hnh thc hin c tớch lu v tỏi sn xut m rng, t chc c nhiu chng trỡnh mi hp dn khỏch v cú iu kin gii quyt tho ỏng li ớch kinh t gia Nh nc, doanh nghip v ngi lao . đến hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế trong công ty TNHH MTV Du lịch Công Đoàn Việt Nam. + Những cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh lữ hành. + Hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh lữ. hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du lịch Công Đoàn Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt. công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam. Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH MTV Du Lịch Công Đoàn Việt Nam. 3 CHƯƠNG

Ngày đăng: 01/04/2015, 18:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w