Triển đáng ghi nhận

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 81)

TR =

triển đáng ghi nhận

giới. Sự kiện này cùng với việc Việt Nam trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đó và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam, trong đó có du lịch.

Những sự kiện trên đã làm cho ngành du lịch của nhiều nước trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là những quốc gia Châu Á và Việt Nam. Các doanh nghiệp du lịch trong nước đang phải đối mặt với tình trạng các khách hàng huỷ bỏ hợp đồng do họ lo sợ dịch bệnh tương tự dịch SARS vào năm 2002. Do ảnh hưởng của căn bệnh SARS, nhiều quốc gia trên thế giới có những biện pháp kiềm chế, ngăn chặn dịch như Malaysia(có thời gian thực hiện việc ngừng cấp thị thực); Trung quốc, Thái lan, Hồng kông…thực hiện việc kê khai sức khoẻ đối với khách du lịch. Những vấn đề trên đã gây ra sự đình trệ cho hoạt động du lịch ra nước ngoài của công dân Việt Nam. Nhưng nhìn chung, nhu cầu của người Việt Nam đi du lịch nước ngoài nhất là sang Trung quốc, Thái lan, Hàn quốc, Xinh-ga-po, Ma-lay-xia, Pháp, Hà lan…ngày một tăng mạnh (năm 2002 gấp 4-5 lần so với năm 1999). Một phần là do tình

hình kinh tế nước ta khá ổn định, với mức tăng trưởng năm 2002 là 7,04% (đứng thứ hai sau Trung quốc), thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, người dân có xu hướng thích đi du lịch hơn mỗi khi họ có thời gian rỗi.

Chính vì vậy để khai thác có hiệu quả, tận dụng được nguồn lực và những vận hội mới trong bối cảnh hiện tại, công ty cần phải có những giải pháp thiết thực, chiến lược kinh doanh hợp lý, có định hướng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phục vụ khách hàng. Sau đây là một số giải pháp thiết thực nhất mà công ty đã đề ra và đang áp dụng vào hoạt động sản xuất.

3.1. Các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty.

3.1.1. Xác định rõ bối cảnh của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và các đối thủ cạnh tranh, tạo ra sự riêng biệt, phong cách hay thương hiệu uy tín cho công ty.

Ngày 10/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Sự kiện này cùng với việc Việt Nam trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đó và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam, trong đó có du lịch.

Là thành viên WTO, Việt Nam có điều kiện phát huy tiềm năng lợi thế đồng thời, hạn chế những nhược điểm như thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ,… Cầu du lịch sẽ tăng nhanh là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển du lịch. Là thành viên WTO, Việt Nam buộc phải thực hiện những cam kết mở cửa thị trường hơn nữa, phải thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp…theo thể chế thị trường, thông lệ quốc tế. Đây là tiền đề rất quan trọng để chúng ta trở thành “đối tác” của các tập đoàn du lịch quốc tế, là một khâu trong hệ thống du lịch toàn cầu. Là thành viên WTO, Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt đối xử trong việc cung ứng cũng như tiếp nhận các dịch vụ du lịch. Theo nghĩa đó, chúng ta sẽ ngang bằng hơn với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch.

Khi cầu du lịch trên thế giới tăng lên đó cũng chính là cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành du lịch.

Hội nhập khu vực và thế giới, Việt Nam từng bước phải thay đổi môi trường, thể chế. Các chính sách và luật pháp ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Thông tin về Việt Nam sẽ ngày càng đầy đủ hơn, cập nhật tốt hơn...Những điều này làm cho Việt Nam trở nên gần gũi hơn với du khách nước ngoài. Ngoài việc được nâng lên mặt bằng chung, Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh do phát huy các lợi thế riêng. Trước hết, do đa dạng về điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hoá đặc sắc, Việt Nam có thể phát triển nhiều loại hình du lịch. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Đó là môi trường chính trị ổn định và an toàn cho du khách. Một lợi thế khác là người Việt Nam đôn hậu, mến khách và chu đáo.Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia đối phó hiệu quả với các loại dịch bệnh như bệnh SARS, dịch cúm gà....

Những phân tích trên cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế đó đem lại những cơ hội to lớn cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Hội nhập khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Ba thách thức lớn mà Du lịch Việt Nam phải vượt qua là.

Thứ nhất là tư duy kinh doanh: Tư duy trong kinh doanh du lịch vẫn mang đậm dấu ấn của tư duy tiểu nông, bao cấp.

Thứ hai là tổ chức kinh doanh: Việt Nam đang kinh doanh du lịch theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, tức là được tổ chức một cách tự phát. Vì thế, sự hình thành, phát triển của các doanh nghiệp du lịch hầu hết mang tính tự nhiên. Nhà nước chủ yếu “đi sau” chứ chưa thật sự là người dẫn dắt, mở đường cho doanh nghiệp.

Thứ ba là hoạt động điều hành của Chính phủ và ngành Du lịch: Việt Nam là nước đi sau, tiềm lực và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực (trong đó có kinh doanh du lịch) rất hạn chế. Nếu để tự phát, ít có khả năng doanh

nghiệp lữ hành Việt Nam cạnh tranh được với các hãng lữ hành nước ngoài. Chúng ta bị lép vế và phải chịu thua thiệt là điều khó tránh khỏi.

Những phân tích trên cho thấy, Việt Nam trở thành thành viên WTO đó đem lại những cơ hội và thách thức cho phát triển Du lịch Việt Nam đều rất lớn. Tuy nhiên, cơ hội chỉ là tiền đề, vấn đề là ở chỗ chúng ta cần phải làm gỡ để tận dụng được những cơ hội đó. Đồng thời, vượt qua những thách thức trên đây cũng không dễ dàng. Nếu không vượt qua được thách thức thỡ cơ hội cũng trở thành vụ nghĩa. Rõ ràng là, những nỗ lực chủ quan của toàn Đảng, toàn dân, của ngành Du lịch, đặc biệt của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là nhân tố giữ vai trũ quyết định đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới.

Trên thế giới, nguy cơ khủng bố và xung đột giữa các nước gia tăng… Những vấn đề đó đã làm cho lượng khách du lịch toàn cầu giảm. Mặt khác, nền kinh tế thế giới có phần suy yếu, thu nhập bình quân cũng vì thế mà giảm xuống, nhu cầu đi du lịch là rất thấp. Ngoài ra, các công ty Việt Nam còn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt với các công ty du lịch khác ở Thái Lan, Trung Quốc. Do các chương trình du lịch của họ phong phú hơn, giá cả rẻ hơn, chất lượng chương trình cao hơn.

Về cơ cấu doanh nghiệp, trong 5 năm qua cũng chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về tỷ lệ cơ cấu giữa các thành phần doanh nghiệp. Nếu như năm 2001, tỷ lệ các doanh nghiệp lữ hành nhà nước chiếm đại đa số, sau 7 năm, tỷ lệ đó giảm đáng kể và thay vào đó là số lượng lớn doanh nghiệp hữu hạn và cổ phần.

Cơ cấu khách theo phương tiện vận chuyển không có nhiều thay đổi nhưng lượng khách đường bộ và đường thuỷ chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ trong tổng số khách vào Việt Nam.

Về số lượng khách quốc tế đón được của các doanh nghiệp trong giai đoạn này có thể thấy được sự nổi trội rõ ràng của các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội.

Nhìn chung, từ năm 2001 đến nay, các doanh nghiệp LHQT Việt Nam đã phát triển nhanh và có nhiều cố gắng bắt kịp nhu cầu của khách du lịch.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp còn phải cố gắng rất nhiều để tăng khả năng cạnh tranh, dần hoà nhập vào sự phát triển chung của hoạt động lữ hành trên thế giới và khu vực, đặc biệt sau khi Việt Nam đó trở thành thành viên chính thức của WTO.

Sự mở cửa thị trường sau khi gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng cũng có những thách thức không nhỏ. Thách thức lớn nhất đó là có sự tham gia của các công ty lữ hành quốc tế trên thị trường Việt Nam, tạo ra sự cạnh tranh rất lớn. Với sự chuyên nghiệp, hiện đại, kinh nghiêm quốc tế lâu năm và tiềm lực tài chính dồi dào, tuy chỉ có một số lượng ít các công ty quốc tế nhưng cũng đủ gây một áp lực mạnh mẽ lên số lượng lớn các doanh nghiệp Việt Nam hoạt đông với quy mô còn nhỏ, manh mún, không chuyên nghiệp. Từ thực tiễn hoạt động lữ hành cho thấy, đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tê của các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp của các nước Đông Bắc Á và ASEAN. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trong khu vực Đông Nam Á, lĩnh vực lữ hành của Việt Nam đang phải đối diện với áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh từ các đối thủ cạnh tranh chính trong việc thu hút khách quốc tế. Mặc dù tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng năm của Việt Nam luôn cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực nhưng về số tuyệt đối thì vẫn còn khoảng cách xa so với Malaysia, Thái Lan và Singapore.

Việc xác định rõ đối tượng cạnh tranh, công ty dễ dàng hơn và có phương hướng hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Có những bước đi rõ ràng và mang tính chiến lược chứ không tự phát như nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

3.1.2. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và lao động:

Bất cứ một tổ chức kinh doanh nào muốn hoạt động có hiệu quả thì phải thiết lập được một bộ máy hợp lý. Có như vậy mới nâng cao được khả năng cạnh tranh, mức độ thực hiện công việc của tổ chức đó.

Để đạt được các mục tiêu của công ty, ban giám đốc đã có một số thay đổi trong cơ cấu bộ máy:

Hoạt động kinh doanh lữ hành được thực hiện chủ yếu bởi hai phòng: thị trường trong nước (nội địa và Outbound) và thị trường nước ngoài. Hai phòng này hoạt động độc lập trên cơ sở điều lệ công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc.

Với cơ cấu tổ chức hiện nay tính độc lập trong kinh doanh được nâng cao. Mỗi mảng kinh doanh sẽ chủ động hơn trong việc khai thác các nguồn khách. Ban giám đốc công ty chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động trong công ty. Các kế hoạch kinh doanh của các phòng ban đều được ban giám đốc xem xét, quyết định thông qua và ký duyệt.

Theo em, để cho quá trình ra quyết định đảm bảo tính nhanh chóng và kịp thời, nên mở rộng thẩm quyền cho các trưởng phòng trong việc xử lý những thay đổi trong giao dịch, thoả thuận với khách hàng,tránh để họ phải chờ đợi lâu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian tới công ty cần xây dựng nội quy để phân định rõ hơn nhiệm vụ và quyền hạn của từng cá nhân, từng bộ phận. Từ đó, hỗ trợ cho việc quản lý nhân viên, tạo dựng thái độ đúng đắn khi tiếp xúc với khách hàng. Thực hiện được điều này sẽ giúp công ty có được văn hoá riêng, rất cần thiết cho một đơn vị kinh doanh quốc tế. Cần phân bổ công việc một cách khoa học, tránh trường hợp khối lượng công việc đè nặng lên một số người.

Hiện tại, đội ngũ hướng dẫn viên của công ty còn quá ít. Điều này dẫn đến những khó khăn cho công ty vào những tháng cao điểm. Vì vậy, công ty phải có kế hoạch để bổ sung nguồn nhân lực. Vào mùa du lịch, khối lượng công việc cần thực hiên sẽ rất lớn. Với lực lượng lao động hiện có e rằng sẽ gây ra sự quá tải, đặc biệt là đối với lao động hướng dẫn. Để khắc phục vấn đề này, công ty nên sử dụng thêm một số cộng tác viên cho việc hướng dẫn các đoàn khách. Tuy nhiên việc sử dụng đội ngũ này cũng có những mặt lợi hại nhất định. Vì vậy công ty cần hết sức quan tâm tới việc lựa chọn các đối

tượng này.. Công ty cũng nên thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, khuyến khích nhân viên tự đào tạo, tự hoàn thiện và nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn công ty.

Tăng cường phổ biến các kiến thức về du lịch cho nhân viên. Do hầu hết lao động tại công ty được đào tạo các trường Đại học không thuộc chuyên ngành du lịch. Vì thế, việc phổ biến những hiểu biết về du lịch sẽ toạ cho họ ý thức được vai trò của mình trong công việc.

Từ lâu nay, đội ngũ làm du lịch đã trở thành nỗi lo lớn với căn bệnh kinh niên: “thiếu về số lượng và yếu về chất lượng”. Vì vậy, nâng cao chất lượng cán bộ du lịch là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của ngành du lịch nói chung và du lịch lữ hành nói riêng.

Các doanh nghiệp lữ hành phải có cơ chế thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có đạo đức và trình độ chuyên môn phù hợp, có khả năng hoàn thành tốt nhất chức năng, nhiệm vụ được giao phó. Chế độ lương thưởng cũng cần được quan tâm để tạo đòn bẩy vật chất và tinh thần kích thích những cán bộ có năng lực.

Công tác cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và kinh doanh lữ hành, đặc biệt là cán bộ làm công tác thị trường (Marketing) cần được cần tăng cường. Các doanh nghiệp lữ hành nên thường xuyên tổ chức những khoá đào tạo ngắn hạn, hội thảo chuyên đề về nghiệp vụ lữ hành, các phong trào thi đua để khuyến khích cán bộ lữ hành tự nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ.

Công ty cần xây dựng nên đội ngũ nhân viên có chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức chăm sóc khách hàng(thể hiện sự quan tâm giữ mối liên hệ với khách, đặt mình vào vị trí của họ để xử lý công việc) nhằm ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách tại công ty.

3.1.3. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật:

Các trang thiết bị chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu kinh doanh. Trong thời gian tới công ty nên quan tâm tới việc mua sắm các thiết bị mới, để có

thể cập nhật kịp thời những thông tin cần thiết tạo sự thuận tiện trong quá trình giao dịch với khách hàng.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lữ hành:

Nhờ có những thành tựu vượt bậc của tin học, các công việc quản lý hành chính trong kinh doanh lữ hành có thể vi tính hoá và liên kết dễ dàng các phòng ban trong doanh nghiệp cũng như với khách hàng của doanh nghiệp thông qua mạng cục bộ (LAN) và mạng toàn cầu (WWW). Chỉ cần sử dụng những phần mềm được lập trình chuyên dụng cho hoạt động quản lý lữ hành, người quản lý có thể dễ dàng lưu trữ, truy cập và xử lý các thông tin từ yêu cầu (request) đến xác nhận (confirm) theo các nghiệp vụ tiếp thị tour, nhận đặt tour, điều hành tour, quản lý thu chi và lập báo cáo.

Việc ứng dụng phần mềm quản lý lữ hành có thể đem lại rất nhiều ích lợi cho doanh nghiệp lữ hành như:

- Tránh nhầm lẫn trong quá trình gửi phiếu báo.

- Xây dựng nhanh lịch trình cho đoàn từ khi đón khách đến khi tiễn khách, tự động lên các chi tiết công việc điều hành công việc theo đoàn/ ngày.

- Tìm kiếm, xem thông tin, trả lời các yêu cầu của khách nhanh, chính xác. - Chuẩn hoá chu trình làm việc trong doanh nghiệp.

- Chuẩn hoá các phiếu báo và giấy tờ giao dịch.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch; thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 81)