1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã đông phong cao phong hoà bình

73 3,9K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN BẢO PHƢƠNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHÈO THEO HƢỚNG TIẾP CẬN ĐA CHIỀU VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI XÃ ĐÔNG PHONG - CAO PHONG - HOÀ BÌNH” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khoá học : 2011 - 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN BẢO PHƢƠNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHÈO THEO HƢỚNG TIẾP CẬN ĐA CHIỀU VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI XÃ ĐÔNG PHONG - CAO PHONG - HOÀ BÌNH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Lớp : 43 - KN Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khoá học : 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.s Nguyễn Mạnh Thắng - Giảng viên khoa Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ, Đảng viên, UBND xã Đông Phong cùng các hộ nông dân xã Đông Phong đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cho nên Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng …năm 2015 Sinh viên Nguyễn Bảo Phƣơng ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) 8 Bảng 3.1: Bảng chỉ số nghèo đa chiều dự kiến 24 Bảng 4.1. Tỷ lệ hộ nghèo ở xã Đông Phong qua 3 năm 2012 - 2014 29 Bảng 4.2. Tỷ lệ hộ nghèo phân bố trên toàn xã giai đoạn 2014 30 Bảng 4.3. Bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình của các hộ điều tra 31 Bảng 4.4. Tình hình giáo dục của các hộ điều tra 33 Bảng 4.5. Tình hình về tiếp cận y tế và bảo hiểm y tế của các hộ điều tra 34 Bảng 4.6. Tình hình về điều kiện sống của các hộ điều tra 35 Bảng 4.7. Tình hình về nhà ở và diện tích của các hộ điều tra 37 Bảng 4.8. Tình hình về tiếp cận thông tin của các hộ điều tra 38 Bảng 4.9. So sánh nghèo đa chiều và nghèo đơn chiều 40 Bảng 4.10. Tổng hợp ngưỡng thiếu hụt qua 5 chiều 42 Bảng 4.11: Tình hình nhân khẩu, lao động và dân tộc của các hộ điều tra 48 Bảng 4.12: So sánh kết quả khảo sát hộ nghèo theo phương pháp đơn và đa chiều 53 Bảng 4.13: So sánh kết quả khảo sát hộ nghèo theo phương pháp đơn và đa chiều 53 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xã Đông Phong (Đơn vị %) 29 Hình 4.2: Biểu đồ tổng hợp tỉ lệ các chiều thiếu hụt qua 5 chiều (Đơn vị %) 42 Hình 4.3: Biểu đồ 3 so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều với nghèo đơn chiều của hai phương án 54 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CC : Cơ cấu CN - XD : Công nghiệp - Xây dựng CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo LĐ : Lao động LĐ - TB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội NN : Nông nghiệp NN&PTNN : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SX : Sản xuất THCS : Trung học cơ sở THPT : Thương mại - Dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo UNDP : Phát triển liên hợp quốc WB : Ngân hàng thế giới HDI : Chỉ số phát triển con người MPI : Chỉ số nghèo đa chiều UN : Liên hiệp quốc ESCA : Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết 1 1.2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Khái niệm nghèo 5 2.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói 7 2.1.3. Khái niệm nghèo đa chiều 9 2.1.4. Đề xuất các phương án xác định chuẩn hộ nghèo tiếp cận đa chiều 13 2.2. Cơ sở thực tiễn 15 2.2.1. Các khía cạnh của nghèo đói 15 2.2.2. Đặc điểm tình trạng nghèo đói của nước ta 16 2.2.3. Ảnh hưởng của đói nghèo đến sự phát triển xã hội và con người 18 2.3. Giảm nghèo bền vững 19 Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 vi 3.1.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu 21 3.1.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu 21 3.1.2.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu 21 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.3. Phương pháp thu thập số liệu 22 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 22 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu 23 3.4. Phương pháp đo lường nghèo đa chiều 24 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều và đơn chiều tại xã Đông Phong - huyện Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình 28 4.1.1. Thực trạng nghèo đơn chiều xã Đông Phong 28 4.1.2. Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ điều tra xã Đông Phong 31 4.1.2.1. Thực trạng nghèo đa chiều - Giáo dục 31 4.1.2.2. Thực trạng nghèo đa chiều - Y tế 33 4.1.2.3. Thực trạng nghèo đa chiều - Điều kiện sống 35 4.1.2.4. Thực trạng nghèo đa chiều - Nhà ở 36 4.1.2.5. Thực trạng nghèo đa chiều - Tiếp cận thông tin 38 4.1.3. So sánh tỷ lệ hộ nghèo đơn chiều và đa chiều 39 4.1.4. Tổng hợp ngưỡng thiếu hụt qua 5 chiều thông qua tiếp cận nghèo đa chiều 41 4.2. Phân tích các nhân tố nghèo ảnh hưởng tới nghèo trong địa bàn xã Đông Phong và nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo. 44 4.2.1. Nhân tố liên quan điều kiện tự nhiên 44 4.2.2. Nhân tố liên quan đến cộng đồng 46 4.2.3. Nhân tố liên quan đến mỗi cá nhân, hộ gia đình 47 4.2.4. Nhân tố liên quan kinh tế và xã hội 49 vii 4.2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng tới nghèo 51 4.3. So sánh được thực trạng nghèo đa chiều theo các phương án được nêu trong đề án giảm nghèo đa chiều của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội 52 4.4. Giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Đông Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình 55 4.4.1. Định hướng giảm nghèo tại xã Đông Phong - Cao Phong - Hoà Bình . 55 4.4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững nâng cao chất lượng đối với các nhóm hộ và các chiều nghèo 56 4.4.2.1. Giải pháp giảm nghèo đối với các nhóm hộ 56 4.4.2.2. Giải pháp giảm nghèo đối với chiều nghèo. 59 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 5.1. Kết luận 62 5.2. Kiến nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt II. Tài liệu Internet 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Ngày nay nhân loài đã bước sang thế kỉ 21 và đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đối mặt với một thực trạng nhức nhối đó là đói nghèo. Đói nghèo xuất hiện và tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia nếu không giải quyết được nạn nghèo đói đất nước sẽ rơi vào cảnh lạc hậu, tụt dần so với các nước trên thế giới. Do đó công cuộc xoá đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết hàng đầu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên những năm qua, nghèo đói tại Việt Nam được đo lường thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo.Với cách xác định hộ nghèo dựa trên thu nhập như hiện nay thì các hộ cận nghèo được xem như thoát nghèo, tuy nhiên, trên thực tế thì các hộ này vẫn còn rất nhiều khó khăn như việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, rủi ro về bệnh tật, tai nạn, thiên tai, mất mùa đa phần họ mới thoát nghèo vẫn chưa thực sự bền vững nên khả năng tái nghèo cao. Thậm chí còn có những người tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại không tiếp cận được một số nhu cầu cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin Một phần vì khoảng cách giữa nghèo và cận nghèo khá mong manh nên thoát nghèo và tái nghèo như một vòng luẩn quẩn. Bên cạnh đó, thì vẫn còn tồn tại một bộ phận người dân có tư tưởng không muốn thoát nghèo trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng, chưa thực sự phấn đấu nỗ lực vươn lên đó là một nghịch lý giảm nghèo. Càng nhiều chính sách hỗ trợ thì tỉ lệ giảm nghèo càng thấp do nhiều chính sách khiến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối [...]... tài: Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Đông Phong - Cao Phong - Hoà Bình 3 1.2 Mục tiêu đề tài nghiên cứu * Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng nghèo tại địa bàn xã Đông Phong, thông qua tiếp cận nghèo đa chiều đưa ra phân tích, đánh giá nghèo một cách chính xác Từ đó rút ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm nghèo bền vững và không... tình trạng tái nghèo tại xã Đông Phong - huyện Cao Phong- tỉnh Hoà Bình * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng nghèo đơn chiều và đa chiều tại xã Đông Phong huyện Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình - Phân tích các nhân tố nghèo ảnh hưởng tới nghèo trong địa bàn xã Đông Phong và nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo - So sánh được thực trạng nghèo đa chiều theo các phương án được nêu trong đề án giảm nghèo đa chiều. .. đánh giá các hộ nghèo cận nghèo đa chiều một cách chính xác hơn 3.2 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều và đơn chiều tại xã Đông Phong huyện Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình 22 - Phân tích các nhân tố nghèo ảnh hưởng tới nghèo trong địa bàn xã Đông Phong và nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo - So sánh được thực trạng nghèo đa chiều theo các phương án được nêu trong đề án giảm nghèo đa chiều. .. sinh viên có cơ hội được thực tế vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này * Ý nghĩa thực tế - Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp một phần vào bản báo cáo đánh giá thực trạng nghèo của địa phương thông qua phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững của xã Đông Phong Ngoài ra, từ những... thực hiện từ ngày 05/01/2015 đến 07/04/2015 3.1.2.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu Chỉ nghiên cứu nghèo đa chiều theo không gian, thời gian và nghiên cứu theo bảng dự kiến của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội gồm 5 chiều giáo dục, y tế, điều kiện sống, tiếp cận thông tin, bảo hiểm , nhà ở và các phương án đã đề xuất chỉ đánh giá nghèo theo hai phương án 1 và phương án 2 không đánh giá theo phương án 3 và. .. khoảng thời gian đề tài nghiên cứu Từ các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành phân tích những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến đói nghèo, để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp giảm nghèo bền vững 24 3.4 Phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều Cách tiếp cận nghèo đa chiều đề xuất áp dụng ở nước ta thời gian tới là cách tiếp cận theo quyền nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con... ra các giải pháp giúp họ được tiếp cận với các với nguồn nước sạch và vệ sinh hợp lý * Tiếp cận thông tin Sử dụng thước đo tiếp cận thông tin nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin truyền thông cho người nghèo rất quan trọng vì tình trạng tiếp cận thông tin của họ rất còn hạn chế và lạc hậu Từ đó đưa ra các phương pháp khắc phục * Nhà ở: Không được sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà bền vững, ... lợi và khó khăn để giúp hộ gia đình thoát nghèo bền vững 23 * Phương pháp điều tra hộ Chọn mẫu điều tra: Toàn xã có 6 xóm, để phản ánh một cách trung thực, chính xác nhất thực trạng nghèo của các hộ tại xã Đông Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình Tôi đã tiến hành điều tra 80 hộ trên 4 xóm đại diện cho xã từ đó có thể suy rộng ra toàn xã, trong đó: - Chọn 1 xóm có tình hình kinh tế phát triển nhất xã. .. tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế - Có được cái nhìn tổng thể về tình trạng nghèo đói của cả nước nói chung và riêng xã Đông Phong trên cơ sở đánh giá các chỉ số nghèo đa chiều 4 - Đây... tự nhiên, vật chất và tài chính của hộ gia đình hoặc cá nhân 10 Theo đó, người nghèo được tiếp cận theo hướng đa chiều, có nghĩa là không chỉ có mức thu nhập bình quân dưới chuẩn nghèo mà còn thiếu hụt ít nhất một trong những nhu cầu xã hội như giáo dục, y tế, an sinh xa hội, nhà ở, dịch vụ cơ bản tại nơi ở, lương thực thực phẩm… Như vậy, khái niệm nghèo đa chiều được hiểu là tình trạng con người không . 4.1. Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều và đơn chiều tại xã Đông Phong - huyện Cao Phong - Tỉnh Hoà Bình 28 4.1.1. Thực trạng nghèo đơn chiều xã Đông Phong 28 4.1.2. Thực trạng nghèo đa chiều. Binh Xã Hội 52 4.4. Giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Đông Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình 55 4.4.1. Định hướng giảm nghèo tại xã Đông Phong - Cao Phong - Hoà Bình . 55 4.4.2. Giải pháp. nghèo bền vững và không còn tình trạng tái nghèo tại xã Đông Phong - huyện Cao Phong- tỉnh Hoà Bình * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng nghèo đơn chiều và đa chiều tại xã Đông Phong - huyện

Ngày đăng: 18/08/2015, 10:02

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN