Tiếp cận nghèo đa chiều đề xuất áp dụng ở nước ta thời gian tới là cách tiếp cận theo quyền nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Các nhu cầu cơ bản này được coi là quan trọng ngang bằng nhau và con người có quyền được đáp ứng tất cả các nhu cầu này để có thể đảm bảo một cuộc sống.Theo phương pháp này, để đo lường nghèo đa chiều cần xác định được các chiều thiếu hụt, xác định các chỉ số đo lường và ngưỡng thiếu hụt trong từng chiều, xác định cách tính mức độ thiếu hụt và chuẩn nghèo đa chiều.
Qua điều tra thực trạng nghèo đói ta tổng hợp được bảng so sánh các chiều thiếu hụt qua 5 chiều giáo dục, y tế, điều kiện sống, tiếp cận thông tin, nhà ở.
Bảng 4.10. Tổng hợp ngƣỡng thiếu hụt qua 5 chiều Nhóm hộ điều tra Các chiều thiếu hụt Tổng Giáo dục Y tế Điều kiện
sống Tiếp cận thông tin Nhà ở Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Nghèo 11 13,75 3 3,75 20 25,00 20 25,00 11 13,75 65 81,25 Cận nghèo 4 5 1 1,25 18 22,5 20 25,00 7 8,75 50 62,50 Trung bình 9 11,25 0 0 19 23,75 20 25,00 2 3,75 50 62,50 Khá giàu 5 6,25 0 0 14 17,5 16 20,00 0 0 35 27,50 Tổng 29 36,25 4 5 71 88,75 76 95,00 20 25 200 250,00
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng 4.12 ta thấy các nhu cầu cơ bản của con người thông qua 5 chiều vẫn chưa được đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đó mà thậm chí ta thấy thiếu hụt rất nhiều.
Giáo dục tình trạng tiếp cận giáo dục vẫn còn diễn ra chiếm 36,25 % (29 hộ) thiếu hụt về chiều giáo dục này cao nhất vẫn rơi vào nhóm hộ nghèo (11 hộ) chiếm 13,75 % ít nhất rơi vào loại hộ khá và giàu 5 hộ chiếm 6,25%. Ta thấy sự chênh lệch rõ về hai loại hộ khá giàu và nghèo.
Y tế hầu như mọi người đã tham gia bảo hiểm y tế là 100% nhưng bên cạnh đó họ thật sự chưa chú trọng đến tình trạng sức khoẻ không thường xuyên đi khám định kì vì rất nhiều lý do khác nhau. Nhìn chung thì hầu như mọi người k mấy thiếu hụt nhưng vẫn còn hộ cận nghèo và nghèo hiếm 5% (4 hộ) thiếu hụt về y tế.
Điều kiện sống: vấn đề này là vấn đề quan trọng nhất qua điều tra ta thấy 88,75% (71 hộ) bị thiếu hụt về chiều này đây là con số khá báo động. Nhà vệ sinh thì chưa đảm bảo nhiều hộ vẫn sử dụng nhà vệ sinh không tự hoại không đảm bảo tiêu chuẩn sạch vệ sinh. Qua bảng trên ta thấy hộ nghèo thì hộ nào cũng bị thiếu hụt chiều điều kiện sống 25% (20 hộ) hộ khá giàu con số khá cao 14 hộ chiếm 17,5 %. Để khắc phục những tình trạng này cũng là những biện pháp bền vững giảm nghèo.
Tiếp cận thông tin: Đa phần người dân tiếp cận thông tin vẫn còn bị hạn chế bởi điều kiện kinh tế, địa hình đồi núi nhiều chỗ rất khó tiếp cận thông tin có những chỗ không có song điện thoại di động phủ sóng… qua điều tra thu thập ta thấy có đến 76 hộ chưa được tiếp cận thông chiếm 95 % họ chưa có các thiết bị dùng tiếp cận thông tin mua những tài sản đắt tiền như máy tính điều kiện không có nên không đầu tư chi tiêu vào việc này được.
Nhà ở thì nhìn chung những hộ khá giàu đã sống trong ngôi nhà kiên cố vững chắc còn những hộ nghèo sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức họ. Diện tích nhà ở thì đạt chuẩn.
4.2. Phân tích các nhân tố nghèo ảnh hƣởng tới nghèo trong địa bàn xã Đông Phong và nguyên nhân ảnh hƣởng đến nghèo.
Để đánh giá được tình trạng đói nghèo ở xã, trước tiên cần phải tìm hiểu các nhân tố tác động đến vấn đề nghèo đói. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói, nó không chỉ đơn thuần là nhân tố về kinh tế hoặc thiên tai, dịch hoạ gây ra. Mà tình trạng đói nghèo còn có sự đan xen của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, của cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, cả khách quan lẫn chủ quan, cả tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Do đó cần phải đánh giá đúng nguyên nhân, mức độ của từng nguyên nhân dẫn đến nghèo đói đối với từng đối tượng cụ thể.
4.2.1. Nhân tố liên quan điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Đông Phong là một xã miền núi thuộc vùng Tây Bắc có địa hình tương đối phức tạp gồm nhiều đồi gò, thung lũng xen kẽ. Địa hình có cấu trúc thoải. Độ cao trung bình từ 300 - 400m, độ dốc của đồi trung bình từ 18 - 22%, hình thành nhiều đồi bát úp nối tiếp nhau. Nhìn chung vị trí địa lý không thuận lợi ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp miền núi, không có đường giao thông. Đây cũng chính là một nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng và địa phương ở vào vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơi vào thế bị cô lập, tách biệt với bên ngoài, khó tiếp cận được các nguồn lực của phát triển, như tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trường... làm cho cuộc sống của họ lạc hậu, khó phát triển, kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc là những nhân tố khách quan tác động mạnh mẽ đến vấn đề nghèo đói.
* Diện tích đấtvà môi trường:
Trên địa bàn xã chủ yếu là đất đồi núi và đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là 549,42 ha, chiếm tỷ lệ 55,69%.Đất phi nông nghiệp: 130,62 ha, chiếm tỷ lệ 13,24%. Đất chưa sử dụng: 306,50 ha, chiếm tỷ lệ 31,07%. Đây là loại đất có những đặc tính cơ, lý hóa và sinh học phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp và cây lương thực. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, làm cho thu nhập của người nông dân thấp, việc tích luỹ và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc hầu như không có. Theo một số ý kiến người dân thì thiếu đất canh tác hay đất đai khó làm ăn cũng là nguyên nhân đáng kể dẫn đến cảnh túng thiếu, đói ăn, đứt bữa của người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo đói ở vùng núi. Vấn đề thiếu đất sản xuất lương thực ngày càng mang tính trầm trọng. Nguyên nhân này là do dân số trong xã ngày càng đông nhưng đất nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp làm cho rất nhiều hộ nông dân không đủ tiềm lực để phát triển. Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến các hộ nghèo, có thể được coi là một trong những nhân tố cơ bản làm cho những hộ này triền miên bị đói. Nhưng việc xoá đói không phải bằng cách cấp đất sản xuất lương thực mà phải kết hợp nhiều biện pháp khác. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với các cấp lãnh đạo trong việc lựa chọn các giải pháp thích họp giúp họ xoá đói, tức là phải làm gì để giúp họ có thu nhập thì họ mới có khả năng tiếp cận được lương thực, thực phẩm.
Môi trường kinh tế không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp kém nhưng không có thị trường, thị trường hoạt động yếu ớt hay thị trường không đầy đủ cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Mặc dù trong những năm gần đây chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều nơi xa. Đây là những nơi còn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu của đói nghèo lạc hậu. Hệ thống tưới tiêu hầu như không có, việc tiếp
cận với nước sạch (nước máy) gần như không có, ngay cả nước giếng vẫn còn hạn hẹp, rất nhiều hộ còn đang dùng nước sông, suối, nước mưa...
Trong sản xuất trồng trọt, khó khăn lớn nhất là hệ thống kênh mương chưa phát triển nên không đủ nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là cho lúa và hoa mầu. Hiện nay ở nhiều nơi hệ thống kênh mương, cống đập, trạm bơm chủ yếu vẫn còn tạm bợ, chưa kiên cố, có nơi xuống cấp nghiêm trọng tác động trực tiếp đến việc giảm sản lượng năng suất cây trồng.
Về vấn đề cơ sở hạ tầng (như đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, bệnh viện, bưu điện, chợ huyện...), thị trường (lao động, vốn, hàng hoá) vẫn còn kém phát triển. Đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số càng có ít cơ hội tiếp cận với những dịch vụ trên ngân hàng. Điều này có thể thấy rõ ở các vùng không có đường giao thông hoặc giao thông đi lại khó khăn thì hầu như chưa có thị trường hoặc thị trường hoạt động quá yếu ớt. Nó đồng nghĩa với việc họ bị đặt ra ngoài quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Từ những vấn đề trên, ta thấy, những người nghèo muốn vượt thoát khỏi tình trạng nghèo đói trước hết phải được tiếp cận với thị trường, trên cơ sở đó mới có thể tham gia vào sự vận động của kinh tế thị trường. Muốn thị trường phát triển, bên cạnh việc thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế thì việc phát triển giao thông cơ sở hạ tầng có ý nghĩa lớn góp phần nối các thị trường trong nước lại với nhau, thúc đẩy thị trường phát triển tạo điều kiện cho việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
4.2.2. Nhân tố liên quan đến cộng đồng
* An ninh, trật tự:
Môi trường an ninh, trật tự có tác động đáng kể tới các hộ nghèo thực tế cho thấy, tệ nạn xã hội thường đồng hành với nghèo đói. Nếu ở nơi nào tệ nạn xã hội gia tăng, trật tự an ninh xã hội không đảm bảo thì ở đó khó có sự phát triển kinh tế nói chung và của người nghèo nói riêng. Người nghèo nói chung
là nhóm người có mức sống dễ bị tổn thương cao. Họ có thu nhập thấp, tài sản không đáng giá. Nếu bị rủi ro mất cắp vật dụng lao động thì họ rất dễ rơi vào cảnh khốn cùng. Theo nghiên cứu cho thấy, các hộ nghèo khi bị mất tài sản nhất là công cụ lao động, phương tiện kiếm sống của gia đình thì rất lâu sau, vài tháng, một năm, thậm chí nhiều năm sau họ mới có thể phục hồi lại được (trở lại mức khi chưa bị mất cắp). Khi người nghèo bị mất cắp thì cuộc sống của họ vốn nghèo lại càng nghèo hơn, vốn đã khốn cùng lại càng cùng cực hơn. Ngoài nguy cơ dễ bị mất cắp, cuộc sống ở khu vực trật tư, an ninh không đảm bảo cũng là cho người nghèo luôn cảm thấy không yên tâm để sản xuất, lao động, khi mua thêm những tài sản phục vụ cho cuộc sống, họ cũng phải đắn đo rất nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của họ và làm cho những cố gắng không xoá đói giảm nghèo gặp nhiều khó khăn.
* Tập quán:
Về một mặt nào đó, tập quán, lối sống cũng là một trở lực tới sự phát triển của người nghèo. Tập quán du canh du cư của một số đồng bào vùng dân tộc ở xã đã làm cho tình trạng nghèo đói (đói kinh niên, đói gay gắt) về lương thực thực phẩm xảy ra thường xuyên. Chính tập quán này đã đẩy họ rơi vào tình trạng nghèo dai dẳng, nghèo truyền kiếp. Cái vòng luẩn quẩn “nghèo đói phải du canh du cư và vì du canh du cư càng thêm nghèo đói” cộng thêm các hủ tục lạc hậu về văn hoá, lối sống bám chặt vào số phận của một số đồng bào miền núi.
4.2.3. Nhân tố liên quan đến mỗi cá nhân, hộ gia đình
Giới tính của người làm chủ gia đình:
Chính nhân tố giới tính của người làm chủ gia đình cũng quyết định lớn đến mức độ nghèo đói cao của hộ gia đình.
Thông qua điều tra 80 hộ trên địa bàn xã Đông Phong có tổng 334 nhân khẩu, trong đó số người ở độ tuổi lao động chiếm 56,88% tương ứng là 190 người, số người không nằm trong độ tuổi lao động là 154 người chiếm 46,12%.
Bảng 4.11: Tình hình nhân khẩu, lao động và dân tộc của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Số người trong độ tuổi lao động
Trong độ tuổi lao động 190 56,88 Ngoài độ tuổi lao động 154 46,12
Tổng 334 100
Số người trong tuổi lao động theo giới
Nam 97 51,1 Nữ 93 48,9 Tổng 190 100 Tỷ lệ lao động chính Lao động chính 112 58,9 Lao động phụ 78 41,0 Tổng 190 100
Cơ cấu dân tộc
Mường 334 100
Dân tộc khác 0 0
Tổng 334 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua kết quả điều tra ta thấy, trong tổng số 190 lao động chính thì có 97 người là nam giới chiếm 51,1% cao hơn nữ giới là 5 người tương ứng 2,63%. Ta thấy mức chênh lệch người lao động chính giữa nam và nữ không cao. Thường những gia đình mà người phụ nữ làm chủ thì dễ rơi vào cảnh nghèo đói và mức nghèo đói còn trầm trọng hơn so với các hộ khác.Người phụ nữ có đặc điểm là không làm được những công việc nặng nhọc mà nam giới có thể làm, thêm vào đó, họ còn phải chịu nhiều định kiến, sự bất bình đẳng xã hội nên với cùng một công việc họ chỉ nhận được một khoản tiền công ít hơn so với người nam giới. Công việc của người phụ nữ thường là bất ổn định và họ khó kiếm việc hơn nam giới nên thu nhập làm ra thường rất thấp. Bên cạnh đó, người phụ nữ còn phải lo toan công việc gia đình nên không thể dành hết thời gian và công sức cho việc tạo thêm thu nhập. Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các hộ nghèo có người phụ nữ làm chủ có cuộc sống khổ hơn những hộ nghèo có người đàn ông làm chủ.
4.2.4. Nhân tố liên quan kinh tế và xã hội
Người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không có kinh nghiệm làm ăn, cho nên không có được các giải pháp để tự thoát nghèo. Dân trí thấp, tự ti, kém năng động, lại không được hướng dẫn cách thức làm ăn, đây là nguyên nhân làm cho nhiều hộ rơi vào cảnh đói nghèo triền miên.
Yếu tố nghề nghiệp có những ảnh hưởng nhất định tới sự nghèo đói của người dân. Nghề nghiệp là nguồn cung cấp thu thập cho gia đình, vì vậy, tính chất của nghề đó quyết định đến mức thu nhập và tính ổn định của thu nhập thấp, bấp bênh. Thông thường, người dễ rơi vào tình trạng nghèo đói là những người chỉ làm những công việc có thu nhập thấp, tỉnh rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về thu nhập. Thêm vào đó, họ chỉ có một nguồn thu duy nhất đưa vào nghề đó. Nông nghiệp là nghề phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nếu có rủi ro xảy ra (như hạn hán, lũ lụt) thì nguy cơ mất trắng toàn bộ hoa mầu là rất cao. Nếu gia đình chỉ trông chờ vào thu nhập do hoa mầu thì khi xảy ra những sự cố như vậy, nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói của họ sẽ rất cao. Mặt khác, những người nghèo thường ít có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ y tế. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. Tình trạng sức khoẻ kém cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến nghèo đói, nó cũng làm người nghèo khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Thu nhập thấp ăn uống không đầy đủ sức khoẻ kém năng suất lao động thấp làm không đủ ăn thiếu đói vay mượn nợ nần nhiều thu nhập thấp... đó chính là vòng luẩn quẩn mà người nghèo rất dễ mắc phải.
Ngoài ra còn một vấn đề quan trọng đó chính là vốn. Đó là nguyên nhân mà người nghèo cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghèo đói của