* Giáo dục:
Để nâng cao kiến thức, cũng như tay nghề của người lao động cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, địa phương. Sau đây là một số giải pháp:
- Khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đi học tới trường bằng cách giáo dục nhận thức cho cha mẹ chúng về tầm quan trọng của tri thức, rằng đó là một cách nỗ lực để tự thoát nghèo của chính bản thân họ.
- Thực hiện miễn giảm học phí cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con thương binh liệt sỹ, con em gia đình chính sách...
- Cải thiện phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng của học sinh. - Mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn hoặc chung hạn cho người lao động và khuyến khích họ đi học ngay chính tại huyện hoặc xã. Hướng nghiệp cho thanh niên trong độ tuổi lao động có định hướng trước về ngành nghề của mình, để chủ động trong việc rèn luyện và học tập.
- Tuyên truyền các hộ dân thay đổi nhận thức, mạnh dạn làm ăn.
- Khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đầy sản xuất phát triển. Hiện nay còn nhiều hộ dân trong xã chưa biết lập kế hoạch sản xuất cho gia đình mình, thiếu kiến thức trong sản xuất. Cán bộ xã, cùng chính quyền địa phương cần tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý sử dụng vốn nhiều hơn nữa cho người dân.
* Y tế
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tại địa phương nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân.
- Tuyên truyền, vận động người dân tham gia khám sức khỏe định kì và giúp họ thay đổi hận thức về vấn đề sức khỏe là rất quan trọng. Có sức khỏe thì năng suất lao động tang và cuộc sống của người dân mới được cải thiện.
- Nâng cao trang thiết bị y tế để có thể khám chữa bệnh cho người dân được chính xác hơn.
- Tăng cường chất lượng dịch vụ y tế
- Xây dựng mô hình trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại địa phương - Giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe
* Điều kiện sống
- - Tuyên truyền, người dân sử dụng nước tiết kiệm và hợp vệ sinh. - Nhà nước hỗ trợ, chuyển giao khoa học kĩ thuật mới đến người dân, nhằm cho họ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tạo vốn luân chuyển tín dụng là biện pháp cần thiết đối với hộ nghèo bởi họ không thể đầu tư khi họ thiếu ăn.
- Mở lớp tập huấn về sử dụng vốn và kỹ thuật canh tác cho người dân để họ sử dụng vốn đúng mục đích.
- Có thể cấp vốn bằng vật chất như giống, phân bón… để tránh người nghèo sử dụng vốn sai mục đích khi vay. Ngoài ra ta nên gắn việc khuyến nông với việc cho vay vốn bằng nhiều hình thức, hướng dẫn các hộ nông dân áp dụng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh thích hợp thông qua các chương trình (hoặc dự án) tín dụng có mục tiêu.
* Tiếp cận thông tin.
- Khắc phục những hạn chế của công tác khuyến nông và tình trạng thiếu thông tin: phải tạo lập mạng lưới cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó sẽ khai thác nội lực trong nhân dân đảm bảo cho việc phát triển bền vững. Để hộ nông dân giúp đỡ nhau tại chỗ thì việc xóa đói giảm nghèo sẽ tốn chi phí thấp, hiệu quả cao.
- Bổ sung nhân lực về thông tin và truyền thông cơ sở có đầu tư vè chuyên môn.
- Hỗ trợ thiết bị thu tín hiệu, thiết bị nghe - xem các thiết bị phụ trợ. - Nâng cao nhân lực đội ngũ cán bộ dân tộc ở cơ sở.
* Nhà ở
- Thực hiện những chính sách xóa bỏ những ngôi nhà tạm, nhà đơn sơ. Thay thế vào đó là những ngôi nhà tình thương, giúp cho họ có được nơi ở vững chắc.
- Tập trung nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo và hộ chính sách nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các hộ khá giàu và nghèo.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
- Đánh giá được thực trạng nghèo ở xã Đông Phong theo tiếp cận nghèo đơn chiều cho thấy: Tình hình nghèo vẫn còn phổ biến, hộ nghèo tụt hậu khá xa so với mức độ trung bình của toàn xã, thu nhập của hộ nghèo còn bấp bênh
- Đánh giá được thực trạng nghèo thông qua tiếp cận nghèo đa chiều cho thấy: Tiếp cận thông tin có tỉ lệ thiếu hụt cao nhất có tới 76 hộ thiếu hụt về chiều này chiếm (95%) có rất nhiều hộ k có những tài sản để tiếp cận các thông tin họ còn nhiều hạn chế về phần này
- Qua đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều tại xã Đông Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình cho thấy 80 hộ điều tra có 11 hộ nghèo nghiêm trọng, 26 hộ nghèo đa chiều và 22 hộ cận nghèo đa chiều.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nghèo đa chiều của xã Đông Phong và nguyên nhân nghèo.
- So sánh được tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều thông qua phương án 1 và phương án 2 :
Phương án 1 có 35 hộ nghèo ít hơn 2 hộ nghèo so với phương án 2 Phương án 1 có 14 hộ cận nghèo ít hơn 8 hộ so với phương án 2
Qua 2 phương án 1 và 2 thì phương án hai phản ánh được sát hơn cơ cấu chi tiêu người dùng nhưng không phù hợp với khả năng ngân sách và địa bàn nghiên cứu. Vì vậy tôi chọn phương án 1.
- Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo theo từng nhóm hộ và từng chiều thiếu hụt để ta có những giải pháp chính xác hiệu quả hơn giúp họ thoát nghèo.
5.2. Kiến nghị
- Do thời gian và giới hạn của đề tài nên chưa điều tra cụ thể việc tiếp cận các nguồn vốn kinh tế như chi phí, thu nhập, lợi nhuận doanh thu cụ thể cho từng hộ gia đình mà chỉ nêu một cách tổng quát, chủ yếu tập chung vào các chỉ số đánh giá nghèo đa chiều. Cần tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu chi tiết hơn.
- Cần tiến hành thêm nhiều đề tài nghiên cứu chi tiết về nghèo đa chiều cho toàn xã, mở rộng địa bàn nghiên cứu, chú ý đến sức khỏe, giáo dục và nhu cầu sống của người dân, bên cạnh đó kết hợp các chính sách kinh tế, tăng thu nhập cho người dân để giảm nghèo hiệu quả và bền vững.
- Cần nghiên cứu mức độ thiếu hụt các nhu cầu thiết yếu cho từng hộ gia đình cụ thể, từ đó giúp họ định hướng và có cơ sở thoát nghèo bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Các báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Đông Phong, huyện Cao Phong các năm 2011,2012,2013.
2. Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng trong giai đoạn 2016-2020 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
3. Trần Tiến Khai, (2013), “Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam
4. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt
Nam 2012.
5. Từ điển Xã hội học Oxford 2010 (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa dịch), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 370 - 373 6. Nguyễn Vũ Phúc (2012), Nghèo đói ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp, Trường Đại học Thương Mại.
7. Nguyễn Thị Vòng, Vũ Thị Bình, Đỗ Văn Nha (2006), Giáo trình Quy
hoạch phát triển nông thôn, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
II. Tài liệu Internet
8.http://http//giamngheo.molisa.gov.vn/VN/NewsDetail.aspx?ID=70&CateID=75 9.http://www.cantholib.org.vn/DataLibrary/Images/Xac%20dinh%20cac%20c
hi%20bao%20do%20luong%20ngheo.pdf
10.http://www.ou.edu.vn/ncktxh/Documents/Seminars/Khai_bao%20cao%20t om%20luoc_TTKhai%20va%20gop%20y.pdf