So sánh được thực trạng nghèo đa chiều theo các phương án được nêu trong

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã đông phong cao phong hoà bình (Trang 61)

trong đề án giảm nghèo đa chiều của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

Phƣơng án 1:

Qua bảng 4.12 bên dưới ta thấy số hộ nghèo đa chiều tăng lên 15 hộ so với đơn chiều trong đó có 19 hộ thuộc nghèo đơn chiều,10 hộ thuộc cận

nghèo đơn chiều,6 hộ thuộc hộ trung bình. Hộ cận nghèo đa chiều 14 hộ giảm 6 hộ so với nghèo đơn chiều trong đó 7 hộ thuộc cận nghèo đơn chiều, 5 hộ thuộc trung bình đơn chiều, 2 hộ thuộc giá giàu đơn chiều

Bảng 4.12: So sánh kết quả khảo sát hộ nghèo theo phƣơng pháp đơn và đa chiều

Đa chiều

Đơn chiều Hộ nghèo Cận nghèo Trung bình

Nghèo (n = 20) 19 0 0 Cận nghèo (n = 20) 10 7 3 Trung bình (n = 20) 6 5 9 Giàu và khá (n = 20) 0 2 5 Tổng 35 14 17 So sánh đa chiêu/ đơn chiều

± %

35/20 14/20 17/20

175,00 70,00 85,00

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Phƣơng án 2:

Bảng 4.13: So sánh kết quả khảo sát hộ nghèo theo phƣơng pháp đơn và đa chiều

Đa chiều

Đơn chiều Hộ nghèo Cận nghèo

Nghèo (n = 20) 17 2

Cận nghèo (n = 20) 10 6

Trung bình (n = 20) 8 9

Giàu và khá (n = 20) 1 5

Tổng 37 22

So sánh đa chiêu/ đơn chiều

± %

37/20 22/20

185.00 110.00

Qua bảng trên ta thấy có 37 hộ nghèo đa chiều tăng 17 hộ so với đơn chiều trong đó 17 hộ thuộc nghèo đơn chiều, 10 hộ cận nghèo đơn chiều, 8 hộ trung bình đơn chiều, 1 hộ khá giàu. Hộ cận nghèo 22 hộ tang 2 hộ trong đó nghèo đơn chiều 2 hộ, 6 hộ cận nghèo đơn chiều, 9 hộ trung bình và 5 hộ khá giàu đơn chiều.

35 37 14 22 0 5 10 15 20 25 30 35 40 phương án 1 phương án 2 hộ nghèo hộ cận nghèo sô hộ

Hình 4.3: Biểu đồ 3 so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều với nghèo đơn chiều của hai phƣơng án

Từ bảng và biểu đồ trên ta thấy được sự khác nhau qua 2 phương án. Phương án 1 và phương án 2 thì tỷ lệ hộ nghèo khác nhau vì do cách tính hộ nghèo giữa hai phương án khác nhau. Có tỷ lệ hộ cận nghèo chênh lệch lớn vì hộ cận nghèo vì tính dựa theo điểm có sự khác nhau. Phương án 1 qua điều tra thì ta thấy tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp hơn so với phương án 2

Qua hai phương án trên mỗi một phương án đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau Phương án 1: Khái niệm về hộ nghèo cơ bản không thay đổi, sử dụng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản để xác định, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phù hợp với mặt bằng chính sách giảm

nghèo hiện hành được quy định trong các văn bản pháp luật. Phù hợp với định hướng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và khả năng cân đối. Bên cạnh đó chưa bảo phủ được nhóm đối tượng không nghèo về thu nhập nhưng lại không tiếp cận được một số nhu cầu xã hội cơ bản (thiếu hụt từ 1/3 nhu cầu xã hội cơ bản trở lên).

Phương án 2:Phù hợp với cách tiếp cận đo lường nghèo đa chiều. Không bỏ sót đối tượng. Tuy nhiên không phù hợp với quan điểm nghèo và hệ thống chính sách hiện hành. Khó cho việc xác định đối tượng hỗ trợ và khả năng cân đối ngân sách.

Tuy chuẩn nghèo theo Phương án 2 phản ánh được sát hơn cơ cấu chi tiêu của người nghèo nhưng lại không phù hợp với khả năng cân đối ngân sách. Vì vậy trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp về cách tiếp cận nghèo đa chiều và qua đề án của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội tôi chọn phương án 1 là phương án đánh giá tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã đông phong cao phong hoà bình (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)